Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vàng Mã Cúng Thần Tài Gồm Những Gì Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Lễ Cúng Thần Tài Ngày 10 Tháng Giêng Gồm Những Gì? Vàng Mã, Gạo, Đèn D

Khác với cúng tổ tiên và cúng Thổ công, cúng Thần Tài được thực hiện cả những ngày thông thường, tuy nhiên, không phải ai cũng biết Lễ cúng Thần Tài gồm những gì? Và cách cúng ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ điều đó. Chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ với các lễ vật theo yêu cầu sẽ giúp gia chủ đạt được những mong muốn về tài lộc trong năm mới. Khi đã sắm sửa đầy đủ các lễ vật, các gia chủ sẽ thực hiện các nghi lễ thỉnh rước Thần Tài và Ông Địa về, giúp cho công việc buôn bán, kinh doanh của chủ nhân sẽ phát tài, phát lộc

Bài viết liên quan

13 Ghi chú thờ cúng Thần Tài – Ông Địa giúp làm ăn phát đạt 2 bài văn khấn Thần Tài – Ông Địa phổ biến nhất

Ngoài việc chuẩn bị bàn thờ, văn khấn thần tài … , bạn đọc có thể tham khảo lễ cúng thần tài dưới đây.

– Các loại trái cây (Tối thiểu 5 loại – Đặt bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào)– Cây nhang/hương (5 nén hương)– Chum/chén/cốc rượu nhỏ (5 chum)– 1 chén/cốc nước– Đèn cầy (2 đèn)– Thuốc lá: Thông thường người dân thường để cả bao thuốc và có 2 điếu thuốc thò đầu ra– Gạo 1 đĩa– Muối hột 1 đĩa– 1 bộ giấy tiền vàng mã, các bạn ra tiệm bán đồ vàng mã hỏi mua vàng tiền cúng thần tài– Hoa (Có thể là hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền – Đặt bên phải bàn thờ, nhìn từ ngoài vào)– Bộ tam sên đều đã luộc gồm: Một miếng thịt ba rọi, một hột vịt, một con tôm hoặc cua, miền Nam thì thường có thêm 1 con cá lóc nướng.

Để chuẩn bị Lễ cúng THẦN TÀI, ÔNG ĐỊA tốt nhất cần lưu ý sau:

Chú ý khi cúng vía thần tài – Với người buôn bán, kinh doanh: Bàn thờ thần tài được đặt ở nơi kinh doanh.– Với người không buôn bán, kinh doanh thì đặt ở đình hoặc chùa cũng được.– Về thời gian: Nên cúng thần tài vào cuổi chiều.– Chọn quả: Nên chọn quả tươi, ngon, không bị dập nát, các loại quả thường dùng như: Lê, táo, chuối, cam, quýt…– Chọn Hoa: Hoa tươi, có nụ, có mùi thơm cắm vào bình sứ, thủy tinh đều được.– Chén nước cần sạch sẽ.– Hàng ngày nên đốt thắp hương mỗi sáng từ 6h đến 7h và chiều tối từ 18h – 19h, mỗi lần đốt thắp 5 cây hương.– Khi đốt thắp hương nên thay nước trong lọ hoa và bày nải chuối chín vàng có hương thơm.

Đối với những ai đã thường xuyên cúng Thần Tài chắc không còn xa lạ gì với nghi lễ cúng Thần Tài, tuy nhiên, đối với những người mới ra ở riêng hoặc mới mở cửa hàng để kinh doanh, buôn bán thì một việc chuẩn bị cách cúng vía thần tài mồng 10 tháng giêng như nào thế nào thì còn khá mới mẻ, đơn giản như Lễ cúng Thần Tài gồm những gì không phải ai cũng biết. Chuẩn bị được các nghi lễ cúng Thần Tài đúng cách mới thể hiện được sự thành kính, thành tâm của gia chủ để thần linh có thể che chở và phù hợp cho gia đình đó một năm mới làm ăn phát đạt.

Trước khi chuẩn bị các đồ cúng lễ thần tài, bạn cần chọn hướng ngày thần tài thật tốt, hướng bàn thờ thần tài có tốt mới mang lại may mắn cho gia đình, công việc, buôn bán của bạn.

Lễ cúng Thần Tài gồm những gì?

1. Chuẩn bị bàn thờ Thần TàiKhâu chuẩn bị bàn thờ Thần Tài là một trong những khâu quan trọng, cụ thể, bạn sẽ phải chuẩn bị một số vật dụng và đồ cúng như sau:– Tượng ông Thần Tài: Bạn có thể mua tượng Thần Tài ở ngoài cửa hàng, bao bọc cẩn thận và đưa về nhà của mình, nên đặt tượng ông Thần Tài ở bên trái, Ông Địa ở bên phải.– Chuẩn bị một bát hương đặt ở giữa bàn thờ.– Chuẩn bị một lọ hoa tươi, lọ hoa sẽ được đặt ở phía tay phải, bạn có thể sử dụng các loại hoa có bông và nhiều búp nhỏ.– Chuẩn bị một đĩa quả tươi (nên chọn số lẻ), chọn quả không bầm dập, tươi ngon, nguyên trái đặt ở phía bên tai phải. Tốt nhất bạn nên chọn 5 loại quả khác nhau.– Trên bàn thờ cần có chén nước. Bạn nên rửa chén sạch sẽ trước khi đổ nước vào, không nên đổ đầy chén.– Chuẩn bị đèn dầu hoặc nến.– Vàng mã, hương.

2. Văn khấn cúng Thần Tài

Tham khảo

Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.Con kính lạy Thần tài vị tiền.Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.Tín chủ con là………………………………………………………….Ngụ tại…………………………………………………………………..Hôm nay là ngày mùng 10 tháng Giêng năm Kỷ Hợi.Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!

Các gia chủ khi khấn Thần Tài sẽ thể hiện được mong muốn một năm nhiều tài lộc sẽ vào nhà, giúp gia đình làm ăn phát đạt và có được tiền bạc, giữ được của. Trong bài văn khấn thần tài cần nói rõ họ tên, tuổi, địa chỉ của người khấn để thần linh có thể nghe được và phù hộ cho người đó.

3. Những điều cần lưu ý khi thờ cúng Thần Tài – Ông Địa

– Nên chuẩn bị đồ lễ đơn giản, gọn gàng, hoa quả cần tươi, nước phải sạch.– Nên rót 5 chén nước.– Gạo muối sau khi cúng xong, bạn sẽ bỏ vào trong lọ và để ở trong nhà, không nên đổ đi.– Không nên để các con vật trong nhà quấy phá bàn thờ Thần Tài.– Nên lau chùi bàn thờ Thần Tài thường xuyên bằng nước hoa bưởi.– Nên thay luôn hoa quả khi héo.

4. Một số mâm cúng Thần Tài đẹp

Các bạn có thể tham khảo một số mâm cúng Thần Tài khá đẹp mắt dưới đây

Mâm cúng Thần Tài với cá lóc, thịt luộc, trứng hay Xôi và Gà luộc

Bàn thờ vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng với thịt, cá lóc, trứng và tôm hay gà luộc, thịt, cua, bánh bao

Mâm cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng với cá lóc

Bày biện mâm cúng Thần Tài với trứng luộc và thịt luộc

Cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng với trứng luộc, tôm và thịt

Bày bàn thờ Thần tài đẹp mắt

Mâm cúng Thần Tài

Cúng Thần Tài 2019

Cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Hoa quả cúng Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài đẹp Kỷ Hợi

Ngoài ra, trong ngày vía thần tài, mọi người thường mua vàng để lấy may trong cả năm, đây là tục lệ có từ lâu, người dân tin rằng trong đầu năm mới, việc mua vàng sẽ mang lại may mắn, tài lộc rủng rỉnh cho cả năm, chính vì thế vào ngày này giá vàng thường tăng so với ngày thường.

Như vậy, Taimienphi.vn đã giải đáp giúp bạn Lễ cúng Thần Tài gồm những gì để các bạn có thể nắm bắt và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đặt một bàn thờ Thần Tài ngay trong gia đình mình. Lễ cúng Thần Tài phải được chăm chút thì mới có hiệu quả tốt, vì vậy, bạn đừng bỏ qua những gợi ý trên để giúp bạn có thể đạt được những mong ước tài lộc của mình trong năm mới.

https://thuthuat.taimienphi.vn/le-cung-than-tai-gom-nhung-gi-21822n.aspx

Bài viết liên quan

Vàng Mã Cúng Rằm Tháng Giêng Gồm Những Gì?

Đồ vàng mã cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì? là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, theo quan niệm thì cúng ngày Rằm tháng Giêng chính là ngày Tết Nguyên Tiêu, Tết lại giúp cho con cháu thể hiện được lòng biết ơn, thành kính với thần linh và gia tiên, cầu mong một năm gia đình sẽ bình an, may mắn.

Theo phong tục tập quán có từ lâu đời của người dân Việt Nam thì vào ngày Rằm tháng Giêng, mọi gia đình lại chuẩn bị lễ cúng để cúng tổ tiên, thần linh giúp thể hiện lòng thành và biết ơn. Trong việc chuẩn bị mâm cơm cúng thì chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng Giêng cũng rất quan trọng, bạn cần chú ý.

Rằm tháng Giêng được bắt nguồn từ Trung Hoa, được dịch theo tiếng Hán thì đêm là tiêu. Trăng vào tối ngày Rằm tháng Giêng rất tròn và là ngày đầu của năm mới nên có tên gọi khác là Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Xuân Đăng.

Theo quan niệm, cúng Rằm tháng Giêng là một trong lễ cúng rất quan trọng nên cứ vào ngày này thì mọi gia đình Việt chuẩn bị lễ vật, văn khấn, vàng mã cúng Rằm tháng Giêng chu đáo và tươm tất.

Tuy tùy thuộc vào điều kiện tài chính, phong tục các vùng miền mà cách chuẩn bị lễ vật dâng lên cúng ngày Rằm tháng Giêng là khác nhau nhưng trong lễ vật vẫn cần có một số thứ bắt buộc có.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường gồm có lễ cúng Phật là mâm lễ chay và lễ cúng Gia tiên là lễ cúng mặn.

Lễ cúng Phật thường đặt ở trong bát vừa hoặc nhỏ gồm có:

– Bánh trôi

– Hoa quả

– Xôi trè

– Các món xào

Còn đối với mâm cúng Gia tiên thì có phần phức tạp hơn trong cách bày biện và các món ăn như:

– 4 bát gồm có bát canh miếng, canh bóng, canh mọc hay là canh ninh mặng.

– 6 đĩa gồm có đĩa bánh chưng, đĩa thịt gà, đĩa gia vị, đĩa giò dưa hành (xôi có thể thay thế cho đĩa bánh chưng, thịt lợn có thể thay thế cho đĩa gà)

Vàng mã cúng Rằm tháng Giêng

Đối với lễ cúng thì không thể thiếu được vàng mã, loại tiền âm phủ. Tùy vào mỗi gia đình mà số lượng vàng mã và tiền âm phủ khác nhau.

Khi cúng ngày Rằm tháng Giêng, bạn cần làm lễ đúng vào 12h trưa (giờ chính Ngọ) sau khi thắp hương thì bạn đọc văn khấn Rằm tháng Giêng để cầu khấn gia tiên, thần linh phù hộ.

https://thuthuat.taimienphi.vn/vang-ma-cung-ram-thang-gieng-gom-nhung-gi-44295n.aspx Ngày Rằm tháng Giêng là một ngày lễ cúng lớn trong năm nên khi mọi gia đình đều quan tâm và chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng Giêng và văn khấn để có cách cúng Rằm tháng Giêng đúng chuẩn, phù hợp nhất.

Chuẩn Bị Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7, Gồm Những Gì?

Việc chuẩn bị vàng mã cúng rằm tháng 7 là điều cần thiết và quan trọng, diễn ra hàng năm, nhưng với những người trẻ lần đầu cúng rằm chưa biết nên sắm vàng mã như thế nào. Khi sắm vàng mã đầy đủ và làm lễ cúng đúng cách để cúng tổ tiên, thần linh, phát lộc cho các vong hồn sẽ giúp bạn và gia đình tránh được những xui xẻo trong tháng 7 cô hồn này.

Rằm tháng 7 là dịp lễ quan trọng mà các gia đình Việt Nam đều chuẩn bị mâm cỗ cúng để thể hiện lòng tưởng nhớ, báo hiếu đến các vị tổ tiên cũng như cúng cho các vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa. Mâm cỗ cúng thường là lễ mặn kèm theo vàng mã, tiền vàng được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất để gửi xuống cho người âm.

Chuẩn bị vàng mã cúng rằm tháng 7, gồm những gì sẽ tùy thuộc vào mâm cỗ cúng. Đối với mâm cỗ cúng thần linh, gia tiên sẽ chuẩn bị khác so với mâm cỗ cúng chúng sinh. Các bạn cần lưu ý để tham khảo chuẩn bị vàng mã, đồ lễ cho đầy đủ nhất.

1. Các loại vàng mã cúng thần linh, gia tiên rằm tháng 7

Trước kia, khi cúng cô hồn rằm tháng 7, các gia đình thường sắm các lễ gồm có tiền vàng, tiền giấy, đồ trang sức, mũ, hài, nhà ở, ô tô vàng mã … Còn hiện nay, đồ vàng mã trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc dùng giấy tiền mô phỏng các vật dụng hiện đại như ô tô, nhà cửa, xe máy … làm mất đi sự thiêng liêng khi cúng rằm, đốt giấy tiền. Vì thế, các gia đình chỉ cần mua số lượng vừa đủ giấy tiền, tránh mua quá nhiều gây ra sự lãng phí, ưu tiên vàng mã có kinh văn siêu độ vong linh.

Nhìn chung, mâm cúng rằm tháng 7 cần tối thiểu các thứ sau đây:

– Tiền cúng chúng sinh, tiền lẻ

– Bỏng ngô, ngô luộc, sắn luộc và khoai luộc

– Mía chặt thành từng khúc nhỏ

– Tô cháo trắng, mâm gạo muối (mỗi mâm có 5 bát, 5 đôi đũa)

– Rượu, nước trắng (mỗi thứ là 3 chén nhỏ)

Bên cạnh đó, bạn có thể sắm thêm các vật dụng như khăn tay, lược, gương, đồ trang sức …

– Mâm cỗ cúng thần linh rằm tháng 7: Theo đúng phong tục lâu đời của dân tộc ta thì mâm cỗ cúng thần linh sẽ không thể thiếu gà trống nguyên con và xôi. Ngoài ra lễ vật còn có thêm rượu, hoa quả và lọ hoa tươi.

– Với mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng 7: Các gia đình thường làm 1 mâm cơm, có thể là mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ chay đều được. Thông thường sẽ có gà luộc, xôi gấc, món canh, món xào, vàng mã, tiền âm phủ và các đồ vật làm bằng vàng mã như nhà cửa, xe cộ, quần áo, giày dép… để đốt cho người âm có cuộc sống đầy đủ nhất, theo đúng quan niệm “trần sao âm vậy”.

2. Vàng mã cúng rằm tháng 7 với lễ cúng chúng sinh

3. Lưu ý khi cúng cô hồn rằm tháng 7

Tục lệ cúng “cô hồn” vào rằm tháng 7 ra đời với mục đích là không để cho các vong linh quấy phá, làm việc đến cuộc sống, công việc cũng như mong muốn mọi điều tốt đẹp sẽ đến với các vong linh. Tuy nhiên khi cúng thì bạn cần lưu ý các điều sau đây:

– Lễ cúng không nên cúng món mặn. Khi cúng thì nên đặt lễ cúng ở trước cửa nhà hoặc là nơi bạn đang kinh doanh, buôn bán.

– Vật dụng đốt cho ai cần ghi rõ họ tên của người đó, dùng từ ” đại nạn” vào năm nào thay cho từ “chết”.

– Giờ cúng và đốt vàng mã nên làm trước 11h30 trưa ngày rằm tháng 7. Tốt nhất là bạn nên chọn giờ hợp với tuổi của gia chủ để cúng. Nếu như bạn không có thời gian cúng vào giờ đó, bạn nên cúng trước 23h30 tối ngày 15 âm lịch là được.

– Lúc rải tiền ra mâm cúng, bạn nên để theo cả 4 hướng và mỗi hướng sẽ để cây hương theo số lẻ 3, 5 hoặc 7. Kết thúc lễ cúng, bạn nên vãi muối, gạo ra sân, đường, sau đó đốt vàng mã.

– Trước khi cúng, có người tới giật đồ cúng ở trên tay dù bạn chưa thắp hương khấn vái thì bạn nên buông thả đồ cúng đó.

Rằm tháng 7 cũng là dịp mà các gia đình, con cháu hướng về tổ tiên, nguồn cội. Các bạn có thể tìm hiểu cách vệ sinh bàn thờ, lau dọn bàn thờ đúng cách để chuẩn bị cho việc làm lễ cúng thần linh, tổ tiên nhân dịp lễ Vu Lan. Vì bàn thờ là nơi rất thiêng liêng nên việc vệ sinh lau dọn bàn thờ đúng cách là rất cần thiết và cần đặc biệt chú trọng.

https://thuthuat.taimienphi.vn/chuan-bi-vang-ma-cung-ram-thang-7-gom-nhung-gi-37221n.aspx Rằm tháng Giêng hay còn gọi với tên khác là Tết Nguyên Tiêu, được diễn ra vào ngày 15 tháng Một hằng năm với ý nghĩa chính thức khép lại những ngày Tết Nguyên Đán và là dịp mỗi người cùng cầu mong một năm mới tràn đầy sức khỏe, thành công, may mắn cho bản thân, gia đình mình. Và để thần linh có thể chứng giám tấm lòng thành kính của bạn, bạn cần chuẩn bị mâm cơm cúng, đồ tế lễ và những bài văn khấn để cho đúng cách cúng rằm tháng Giêng theo truyền thống của Việt Nam.

Chuẩn Bị Cúng Ông Công, Ông Táo Gồm Những Đồ Vàng Mã Gì?

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Vàng mã cúng ông Công, ông Táo gồm quần áo, hia, tiền âm phủ được đốt đi sau khi cúng vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Tiếp đó, gia chủ mới lập bài vị mới cho Táo công.

Quá trình cúng ông Công, ông Táo phải được làm trước thời điểm ông Táo cưỡi cá chép về trời tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Trong mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo nhất định phải có cá chép. Nhiều vùng miền còn cúng cá chép sống với ý nghĩa “cá chép hóa rồng” để đưa các vị Táo về thiên đình. Nếu không có thời gian cũng như điều kiện mua cá sống, các gia đình có thể hóa cá chép giấy cùng với vàng mã và các loại tiền âm phủ.

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép.

Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, gia đình có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối…

Tại miền Trung, các gia đình thường cúng ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Người miền Nam thì gia chủ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Hiện nay, phú quý sinh lễ nghĩa, trong mâm lễ cúng ông Công, ông Táo nhiều gia đình sắm sửa mâm cao cỗ đầy, thậm chí sắm máy bay, điện thoại bằng vàng mã… làm “phương tiện” tiễn ông Táo về chầu trời.

Các chuyên gia văn hóa cho rằng đây là quan điểm không đúng với truyền thống. Lễ cúng ông Công ông Táo nên được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình.

Đ.THỌ