Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vật Phẩm Cúng Ngày Thần Tài Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

9 Vật Phẩm Thờ Cúng Nhất Định Phải Có Trên Ban Thờ Thần Tài

Những ngày đầu năm mới được xem là thời khắc linh thiêng để gia chủ đón những điều may mắn, tài lộc. Do đó, các gia đình thường chăm chút rất nhiều cho bàn thờ Thần tài để cầu xin một năm tài lộc, nhiều may mắn, sự nghiệp hanh thông. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết cách lựa chọn, bày trí ban thờ Thần Tài – Thổ Địa đúng phong thủy. Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.

Ý nghĩa bày trí ban thờ thần tài – thổ địa

Thần tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc còn ông địa là thần cai quản vùng trời, vùng đất. Người ta thường lập bàn thờ chung cho hai vị thần này với mong muốn sẽ được các vị phù hộ để buôn may bán đắt. Việc thờ cúng hai vị thần này được diễn ra suốt năm nhưng những ngày lễ tết thì việc cúng lễ sẽ được coi trọng hơn.

Thờ Thần Tài Thổ Địa để cầu xin một năm tài lộc, nhiều may mắn

Từ lâu, việc thờ phụng thần tài đã trở thành một trong những tín ngưỡng đặc trưng của người Việt. Vì lẽ đó mà bàn thờ thần tài hay còn gọi là bàn thờ ông địa thần tài vẫn được bố trí trang trọng trong các gia đình. Với mong muốn gửi đến vị thần này những nguyện vọng của mình trong thời gian tới. Vì đây là vị thần chuyên cai quản tài lộc, tiền bạc nên người dân cũng thường khẩn cầu để ngài ban cho nhiều lợi lộc, sự sung túc và giàu có.

Người dân quan niệm, bàn thờ ông địa thần tài càng được chăm chút thì chuyện làm ăn, kinh doanh sẽ càng phát tài phát lộc. Gia đình có bàn thờ thần tài cũng thường sung túc, no ấm, thịnh vượng hơn các gia đình khác. Các cá nhân tin vào tín ngưỡng này cũng nhận được may mắn về chuyện tiền bạc hơn.

Sơ đồ cơ bản bày trí ban thờ Thần Tài – Thổ Đại

Gia chủ nên đặt ban thờ thần tài theo hướng nào?

Cách đặt bàn thờ thần tài theo tuổi được chia thành 2 cung là cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân. Bởi đây là 2 cung có thể giúp thu nhận được nhiều tài lộc nhất cho gia chủ khi kinh doanh. Trong đó việc đặt bàn thờ thần tài trong cung Thiên Lộc sẽ mang lại rất nhiều may mắn về tiền bạc, làm ăn tiến phát. Cần tuyệt đối tránh sự ảnh hưởng của các hướng có sao Không Vong, Tử, Tuyệt nếu không sẽ bị rơi vào hướng Tuyệt Lộc khiến cho tài sản có vào như nước rồi sau cũng sẽ tiêu tan.

Đặt ban thờ thần tài theo hướng nào mới đúng phong thủy?

Trên thực tế cách đặt bàn thờ thần tài theo tuổi hoàn toàn không giống nhau bởi nó còn phụ thuộc vào mỗi mệnh như:

Cách đặt bàn thờ thần tài theo tuổi cho nam gia chủ thuộc Đông tứ mệnh nên quay về hướng Đông, Bắc, Nam hoặc Đông Nam. Với gia chủ là nữ thì nên đặt theo hướng Bắc, Đông, Đông Nam hoặc Nam.

Cách đặt bàn thờ thần tài theo tuổi cho nam gia chủ thuộc Tây tứ mệnh thì để theo hướng Tây Nam, Tây, Tây Bắc hoặc Đông Bắc. Với gia chủ là nữ thì nên quay theo hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây hoặc Tây Nam. Do đó cách đặt bàn thờ thần tài theo tuổi chuẩn phong thủy nhất chính là cần phải dựa trên tuổi mệnh, hướng nhà của gia chủ.

Việc thờ phụng Thần Tài đã trở thành một trong những tín ngưỡng đặc trưng của người Việt

9 món đồ nhất định phải có trên ban thờ thần tài, thổ địa

Những vật phẩm thờ cúng giúp cho cháu thể hiện làm biết ơn, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Nếu gia chủ đang muốn tìm, bày trí lại thờ thần tài thì bỏ túi ngay 9 vật phẩm nhất định phải có như sau:

Trên bàn thờ Thần tài, Ông Địa nhất định phải có tượng Thần Tài Ông Địa để thờ. Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Bạn có thể bày trí, từ ngoài nhìn vào bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Thông thường, trên bàn thờ thần tài thường đi kèm với tượng thờ thêm Ông Địa. Đây là hai vị quan thường được thờ chung trên bàn thờ với nhau.

Tượng Thần Tài – Thổ Địa được làm từ nhiều chất liệu khác nhau

Trên bàn thờ cúng thần tài không thể thiếu những món đồ này vì nó mang lý do là vật tượng trưng cho một cuộc sống no đủ, yên ấm trong gia đình. Người ta bài trí những vật này thường xuyên trên bàn thờ và cuối năm mới thay đi.

Giữa bàn thờ Thần tài, Ông Địa là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên không tốt cho việc làm ăn của gia chủ.

Bát hương là một trong những vật phẩm không thể thiếu ở không gian thờ tự

Trên bàn thờ thần tài lúc nào cũng nên có tươi, đặt ở bên tay phải, trưng bày thêm đĩa trái cây bên tay trái khi nhìn từ ngoài vào, không được dùng hoa giả, hoa bị héo.

5. Đĩa trái cây ngũ quả (mân bồng)

Trái cây thờ Thần tài, Ông Địa nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Bạn có thể thắp hương hoa quả, trái cây hàng ngày hoặc vào các ngày mùng 1, rằm hàng tháng.

Đồ đồng hàng khảm luôn là một trong những mẫu được gia chủ ưa chuộng nhất

6. Khay 5 chén nước hình chữ Thập

Trên bàn thờ thần tài bạn nên bày cúng thêm 5 chén nước hình chữ thập vì chúng đại diện cho ngũ hành và ngũ phương và để bàn thờ thần tài đẹp hơn.

Thờ Thần tài, Ông Địa mỗi gia đình nên có thêm Ông Cóc để bên trái (Từ ngoài nhìn vào). Sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.

Gia chủ nên chọn kích thước tượng cóc phù hợp với kích thước ban thờ

8. Tô đổ đầy nước và hoa tươi trải trên mặt nước

Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

Bên trên bàn thờ Thần Tài, nên đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.

Tượng Phật Di Lặc được đúc hoàn toàn bằng đồng thanh khiết

Sai lầm cần tránh khi thờ cúng thần tài tránh tiêu tài, mất lộc

Theo các chuyên gia phong thủy thì sai lầm cần tránh khi thờ cúng thần tài đó là: Không được cắm hương chồng chéo lên nhau, tượng thần tài không được dán chữ nho sau lưng, thiếu bài vị gương, đặt bàn thờ thần tài sai hướng, thiếu bát tụ lộc và màu bàn thờ xung khắc với tuổi mệnh gia chủ.

Thật vậy, việc cắm hương chồng chéo nhau là điều hết sức cấm kỵ bởi nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến con đường tài lộc. Nói cách khác thì khi cắm hương chồng chéo nhau sẽ làm cho bàn thờ thần tài không còn đủ linh khí, khiến cho việc thờ cúng vô nghĩa, không có giá trị. Còn nếu trên các tượng thờ không có chữ nho dán sau lưng thì việc thờ cúng cũng trở nên vô nghĩa bởi như thế sẽ đồng nghĩa với việc không được chứng giám.

Việc cắm hương chồng chéo nhau là điều hết sức cấm kỵ

Tuyệt đối không được để bàn thờ thần tài trước gương, trước cửa nhà bếp, nhà vệ sinh hay những vị trí mà có góc cạnh nhọn của các vật dụng hướng vào. Khi chọn bàn thờ thần tài nên chọn màu sắc, chất liệu, kích thước phù hợp với tuổi mệnh, tránh màu xung khắc ảnh hưởng đến đường tài lộc.

Cơ sở cung cấp sản phẩm đồ thờ cúng bằng đồng chất lượng ở đâu?

Tại Đúc Đồng Bảo Long chuyên cung cấp các sản phẩm bằng đồng được chạm khắc thủ công mỹ nghệ bởi bàn tay của người nghệ nhân làng nghề Tống Xá, Ý Yên, Nam Định. Các sản phẩm của chúng tôi được sản xuất trực tiếp tại làng nghề và đem ra thị trường mà không trải qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.Sở hữu 3 cơ sở chính tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nam Định và hàng loạt những cơ sở cung cấp sản phẩm trên toàn quốc.

Ngoài ra, chúng tôi còn nhận đúc theo yêu cầu của quý khách. Dù bạn muốn đúc theo sở thích, mạ vàng 24k, dát vàng 9999, khảm tam khí hay khảm ngũ sắc … giá cả phải chăng. Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Qúy khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 0915.979.388 – 0984.888.889 để được hỗ trợ tốt nhất.

Khai Quang Điểm Nhãn Tượng Thần Tài Thổ Địa Và Các Vật Phẩm Phong Thủy Trên Ban Thờ Thần Tài

Quý vị thân mến, ai trong mỗi chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống sung túc, ấm no và hạnh phúc. Từ chiến tranh rồi đến khi hòa bình lập lại, khát vọng ấy vẫn được lưu truyền và thể hiện mạnh mẽ trong cuộc sống hàng ngày của gia đình Việt. Việc thờ thần tài cũng bắt nguồn từ mong muốn đó, nhưng trước khi Lập Ban thờ thần tài, công đoạn khai quang điểm nhãn hay bốc bát hương, hô thần nhập tượng cần phải được thực hiện đầu tiên. Ngày hôm nay, ” Phong thủy may mắn” sẽ cùng quý vị và các bạn tìm hiểu cách khai quang điểm nhãn cho Thần tài Thổ địa chuẩn phong thủy nhất. Xin mời quý anh chị và các bạn cùng lắng nghe.

Kính thưa quý vị, khai quang điểm nhãn là một thủ tục để linh vật nhận chủ nhân khi ta mua món đồ phong thủy nào đó về để thờ cúng hoặc đồ trang sức đeo bên người. Hay nói cách khác “khai quang” là làm lễ cúng, khấn và đọc thông tin gia chủ, còn “điểm nhãn” là thủ tục “mở mắt” cho linh vật. Sau khi khai quang, linh vật sẽ nhận và phù trợ cho chủ..

Nguồn gốc của khai quang điểm nhãn lấy từ Điển Tích Vẽ Rồng Điểm Nhãn của Trung Quốc : “Lương Võ Đế sùng mộ việc trang hoàng Chùa Phật, nên thường sai Tăng Dao họa nơi các Chùa; Chùa An Lạc ở nơi Kim Lăng có vẽ 4 con rồng trắng song không có vẽ mắt. Tăng Dao thường bảo nếu chấm vẽ mắt rồng (Điểm Nhãn) thì nó sẽ bay đi. Người ta cố nài chấm vẽ mắt. Trong chốc lát, sấm sét nổi lên phá vỡ bức tường, 2 con rồng cưỡi mây bay lên trời, còn 2 con chưa vẽ mắt vẫn ở chỗ cũ” (Theo Lịch Đại Danh Họa Ký Đời Lương).

Do đó, trong quảng đại quần chúng mới ứng dụng Điển Tích này trước khi bắt đầu Lễ Hội Múa Lân Sư Rồng : Trước khi ” Khai Trương ” một con Lân mới, họ phải làm lễ “Khai Quang Điểm Tinh” tức là “Điểm Mắt Cho Lân” (Khi chế tạo đầu Lân, các nghệ nhân bao giờ cũng chừa lại 2 con mắt). Lân sau khi hoàn thành tại cơ sở sản xuất, thì phải tới Chùa hoặc trước bàn thờ Sư Tổ để làm lễ “Tinh Điểm Khai Quang” trước khi đem biểu diễn.

Sau khi lựa ngày tốt, các chú Lân – Rồng sẽ thực hiện Nghi Thức “Khai Quang Điểm Nhãn” với 1 dấu chấm CHÂU SA vào Giữa Trán hoặc Lưỡi để chính thức hoạt động. Cúng Tổ và điểm mắt rồi thì Lân – Rồng mới “sống dậy” và múa được; Khi Lân – Rồng đã cũ, thì người ta đốt cháy nó để “trả lại cho Trời”… Như vậy việc “Điểm Nhãn” là như thế.

Chính vì lý do đó mà khai quang điểm nhãn là thủ tục chỉ dành cho linh vật có mắt như tỳ hưu, thiềm thừ, hồ ly… còn các loại vòng đá phong thủy, cầu phong thủy không có thủ tục khai quang.

Tuy nhiên, đối với các tượng Phật, thần như Thần Tài, Ông Địa, Phúc Lộc Thọ, Di Lặc… sẽ không làm lễ khai quang mà thay vào đó sẽ làm thủ tục tương tự được gọi là “Hô thần nhập tượng”

Một kinh nghiệm thực tế khi các bạn mua đồ phong thủy đó là tất cả các đồ bán tại cửa hàng đều chưa được khai quang vì khai quang cần phải biết tên tuổi của chủ nhân. Chính vì vậy mọi người cần lưu ý nếu cửa hàng nói sản phẩm đã khai quang là chưa chính xác và không có cơ sở. Chỉ được phép nói đã khai quang khi có được thông tin khách hàng và mất một thời gian để đem lên chùa làm lễ. Đây cũng là cách để tăng nguồn năng lượng cho tượng thần, khiến các vị thần linh ngự trên tượng, khiến bàn thờ trở nên linh thiêng. Sinh khí trời đất hội tụ hàng ngày và không ngừng gia tăng trong quá trình gia chủ thờ phụng. Nếu không thực hiện khai quang điểm nhãn thì những bức tượng này không khác gì gỗ, đã thông thường.

Không chỉ riêng tượng thần Tài, Thổ Địa mà đối với bất kì loại tượng Phật, thần thánh nào cũng cần được khai quang điểm nhãn. Đây là cách thức trấn thần, xua đuổi các vong hồn lai vãng quanh gia đình. Các thầy cúng sẽ làm phép và dùng bùa lên tượng thần rồi sử dụng linh bài sắc lệnh của Ngọc Hoàng hô thần nhập tượng. Nhờ các công đoạn này các các vị thần có thể ban phước lành cho thân chủ khi làm lễ cúng.

Vậy khai quang điểm nhãn cho thần tài thổ địa chúng ta sẽ tiến hành những bước nào? Quý vị thân mến, một bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa cơ bản sẽ bao gồm : bát hương, tượng Thần và Thiềm Thừ (cóc 3 chân) và nên làm thủ tục khai quang điểm nhãn cho tượng Thần để tượng Thần có được linh khí tốt, việc thờ cúng linh nghiệm hơn. Đây còn gọi là thủ tục bốc bát hương và hô thần nhập tượng như đã nói ở trên.

Trước khi khai quang điểm nhãn cho tượng Thần tài – ông địa, gia chủ cần tránh hoặc chú ý những điều sau để không phạm phải những kiêng kỵ trong thờ cúng

Chọn đúng tượng Thần tài – ông địa vì trên thị trường hiện có rất nhiều loại tượng khác nhau. Để việc thờ cúng được trọn vẹn nhất, đảm bảo đủ ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ thì gia chủ nên chọn tượng Thần tài, ông địa bằng sứ Bát Tràng. Vì tượng Bát Tràng được làm từ đất là đại diện cho thổ kết hợp với bàn tay khéo léo của người nghệ nhân tạo nên một ý nghĩa giá trị vô cùng độc đáo. Không thờ tượng Thần khi không còn nguyên vẹn. Chính vì vậy khi thỉnh tượng Thần về cẩn phải kiểm tra xem có bị sứt mẻ, trầy xước hay không.

Ngoài ra ,trước khi làm lễ khai quang cần tắm rửa tượng Thần bằng nước thơm để tẩy uế, rửa sạch bụi bẩn. Và xịt nước thơm lên tượng Thần có ướp hương lài sen hay hồng, cũng như Tẩy uế các đồ thờ trên bàn thờ Thần Tài như làm với tượng Thần. Và cuối cùng cần Sắp xếp đồ thờ cúng và tượng Thần ngay ngắn, chỉnh chu trước khi làm lễ.

Gia chủ thành tâm, biết cách khai quang điểm nhãn cho Thần Tài, Thổ Địa có thể tự làm. Tuy nhiên, nếu không thành thạo thì tốt hơn hết là mời thầy cúng có kinh nghiệm. Bởi lẽ, ngoài thầy ra không phải ai cũng có linh bài, bùa chú để áp dụng, nhỡ ra lại không thành phép.

Và sau đây là cách MANG THẦN TÀI VÀO CHÙA KHAI QUANG ĐIỂM NHÃN.

Khi thỉnh Thần Tài từ nơi bán về nên để tượng trong một gói giấy hay túi bóng đỏ hay để nguyên trong một chiếc hộp sạch sẽ. Thay vì mang thẳng về nhà thì nên đưa Thần Tài đến chùa trước. Tại đó nhờ các sư thầy ở chùa làm lễ “Chú nguyện nhập Thần” rồi chọn ra ngày lành tháng tốt để đem Thần Tài về nhà an vị. Đối với việc thỉnh Ông Địa bạn cũng làm tương tự như với cách thỉnh ông địa thần tài.

Bước 1: Chuẩn bị đồ trì chú và lập đàn pháp

Bước 2: Nghi thức cúng luyện phép

Giờ đẹp đẽ làm cúng luyện phép vào các thời Tý – Ngọ – Mão – Dậu. Người luyện phép trước đó phải tắm rửa sạch sẽ. Thắp nhang 3 nén chắp tay cầm nhang theo hiệp chưởng ấn. Người làm phép sẽ đọc các bài kinh chú bao gồm : Chú Tịnh Pháp Giới, Chú Tam Nghiệp, Chú Niệm Hương, Chú Hội Tổ, Chú Thỉnh Tổ Lỗ Ban. Chi tiết các bài kinh chú sẽ có ở phần cuối bài viết này.

Bước 3: Khai quang điểm nhãn tượng Thần Tài

Chuẩn bị một chậu nước sạch có pha dầu thơm, sao đó nhúng tượng Thần Tài, Ông Địa vào để tắm sạch. Sau đó, lấy rẻ lau khô rồi để lên Đạo Tràng. Do đây là tượng Thần nên chúng ta sẽ cúng nhang, nến và rượu. Còn Tượng Phật có thể thay rượu bằng nước lạnh.

Sau cùng là đọc chú khai quang và kết thúc làm lễ.

Tóm lại, đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng, năng lượng đó ngày một tăng trưởng khiến cho độ linh thiêng ngày càng cao. Do vậy khai quang điểm nhãn Thần Tài Thổ Địa là làm tăng linh khí của tượng Thần Tài, Ông Địa trước khi thờ cúng.

Quý vị thân mến, Nếu thờ cúng tượng Thần Tài trong nhà thì nên khai quang bởi sau khi khai quang tượng Thần sẽ có tính linh trong đó. Nên cần thờ cúng và kiêng kỵ đầy đủ. Nhưng đồ trang sức như vòng đeo cổ phong thủy Thần Tài hoặc tượng Thần Tài để trong ô tô không nên khai quang bởi sẽ thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, lại khó thờ cúng. Chính vì vậy nếu khai quang rồi mà không kiêng kỵ sẽ rất dễ phản tác dụng.

Có nhiều người muốn thành tâm nên tự làm lễ khai quang điểm nhãn cho Thần Tài, Thổ Địa. Tự làm thì cũng được nhưng bạn phải biết làm các bùa chú thì mới có linh nghiệm. Chính vì vậy ngoài thầy ra không phải ai cũng biết linh bài và bùa chú, nếu làm không đúng có thể không thành phép và tượng Phật hay tượng Thần cũng chỉ như đá, gỗ, kim loại bình thường mà thôi.

Nếu ở đang sinh sống và kinh doanh tại Hà Nội, các bạn có thể mang tượng Thần lên chùa Liên Phái để các sư thầy làm lễ, đây là một ngôi chùa cực kỳ linh thiêng tại Hà Nội. Sau khi khai quang nên có một số tiền nhỏ công đức giọt dầu cho nhà chùa.

Việc thờ cúng phải xuất phát từ tâm thành kính, nếu thờ cúng mà k có tâm thực sự thì cầu nguyện gì Thần cũng không phù hộ. Chính vì vậy nếu có điều kiện khai quang cho Thần Tài Thổ Địa thì tốt, không có cũng không sao, miễn sao người thờ cúng phải thật thành tâm thì ắt sẽ được phù hộ.

Tuy không làm lễ khai quang nhưng ít ra sau khi thỉnh tượng Thần Tài về bạn cũng nên đi lễ chùa, mang theo tượng Thần để hấp thụ linh khí trời đất mới hiệu nghiệm. Nếu có điều kiện, có thể đặt linh vật trên ban Tam Bảo, hoặc đeo trên người và khấn những điều muốn cầu, lại càng linh nghiệm.

Đầu tiên là hương nhang, bạn có thể thắp hương vào sáng hay tối đều được, tuy nhiên trước khi thắp hương bạn nên chọn giờ tốt để tiến hành sắp lễ và cúng vái. Với việc chọn giờ tốt bạn có thể phát huy được trường khí và vận may đến dễ dàng hơn. Đồng thời mua các loại hương, trầm thơm dịu nhẹ, thoang thoảng để bàn thờ Thần Tài luôn ấm áp.

Tiếp theo đó là nước, Trước khi bạn lấy nước thì bạn cần vệ sinh chén nước sạch sẽ và chỉ nên lấy một nửa chén là đủ. Theo các cụ truyền lại thì nước chỉ nên lấy một nửa chứ không nên lấy quá nhiều.

Đã có nước thì sẽ có hoa Dùng hoa tươi để chưng bên ban thờ thổ địa thần tài, tươi tắn và có màu sắc bắt mắt được cắm tươm tất trong bình thủy tinh hoặc lọ gốm sứ. Không được không nên dùng hoa giả để tiến hành làm lễ. Các loài hoa được chọn thường mang ý nghĩa may mắn, bình an như hoa mẫu đơn, thủy tiên , anh đào hoặc Lay ơn. Tất cả đều mang ý nghĩa thịnh vượng, tài lộc và sung túc.

Đơm hoa rồi sẽ kết trái, Khi bạn cúng lễ tốt nhất là bạn nên dùng hoa quả thật, không nên dùng hoa quả giả hay hoa quả tượng trưng. Đồ thờ cúng phải thật đủ đầy và trọn vẹn, bạn nên mua những loại hoa quả tươi và ngon mắt. Có thể lựa chọn các loại quả Phật thủ, bưởi, cam hoặc đào mang ý nghĩa may mắn, hạnh phúc và bình an cho gia chủ.

Lễ Vật Cúng Thần Tài Thổ Địa Ngày Rằm

Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh, họ cúng quanh năm. Tuy nhiên ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng được dân gian xem là ngày vía Thần Tài.

1. Ý nghĩa việc cúng Thần tài Thổ địa

Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt… .

2. Sắm lễ cúng Thần tài Thổ địa ngày rằm mùng 1 hàng tháng

Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

>> Bài viết hữu ích: Mẫu tượng thần tài đẹp – Tìm mua tượng thần tài đẹp, độc đáo, giá tốt từ nhiều người bán uy tín trên MXH MuaBanNhanh

Cách an vị Thần tài, Thổ địaThượng tọa Thích Minh Hóa hướng dẫn: “Bên ngoài nhìn vào thì Thổ địa bên phải (hữu) và Thần Tài bên trái (tả). Thần tài Thổ địa tượng trưng cho ngũ phương, ngũ thổ và tài thần. Hai chư vị này thường xuyên phù hộ cho gia chủ có tài lộc từ đầu năm cho đến những cuối năm”.

Bên trong là bài vị có hình chữ Nho ngũ phương ngũ thổ ngũ hành. Ngoài ra có chỗ thờ thêm một thần cóc ngồi trong tô nước. Thần cóc này tượng trưng cho Cóc kêu còn động lòng trời, nghĩa là thần cóc kêu là trời mưa. Dân gian có câu “Con cóc là cậu ông Trời” là với ý nghĩa đó.

Ngũ phương ngũ thổ tài thần là phải có năm chung nước, đốt năm cây nhang. Một đĩa trái cây (nhà ở chợ Lớn thường chưng quýt hoặc bưởi) và một bình bông (thường là bông vạn thọ). Vẫn là đông bình tây quả (bên phải bình bông, bên trái dĩa trái cây).

Ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng là lễ chính. Mỗi tháng nếu gia đình nào đầy đủ phương tiện và niềm tin có sẵn thì mùng 10 hàng tháng vẫn cúng sẽ tốt hơn. Có nhà còn cúng thêm mùng 2 và ngày 16 âm lịch hàng tháng.

>> Bài viết hay: Cách trưng bày, bài trí bàn thờ ông địa, thần tài đúng phong thủy, hút tài lộc

Đây cũng là lễ cúng các chư vị chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, thập loại cô hồn, hữu vị vô danh, hữu danh vô vị. Lễ cúng này nhằm để các chư vị này hộ độ cho gia chủ vạn sự bình an mọi việc được kết quả như ý muốn.

Lễ vật thường là một thổ thịt, bánh hỏi hoặc bánh bò, ba bộ tam sên, mỗi dĩa có một quả trứng luộc, thịt luộc, cua luộc (hoặc tôm luộc). Mâm giấy cúng bên ngoài có bán sẵn.

Sau đó phóng sanh chim hoặc cá để cầu được trường thọ.

Còn theo Trần Văn Phúc thì: “Một mâm cúng Thổ Địa gồm một đĩa trái cây ngũ quả, thịt heo quay, vịt quay. Tốt nhất có dĩa tam sên (tôm, cua, trứng gà)”.Tất cả đồ cúng Thổ Địa để quay vào trong. Năm chung rượu, năm chung trà. Bình bông để bên tay phải ông Địa. Heo quay, vịt quay để chính giữa. Xung quanh để bánh trái. Tốt nhất có bộ áo giấy cúng Thổ Địa, Thần Tài”.5 điều không nên làm khi cúng Thần Tài

Không được ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng.

Không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng.

Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài.

Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng đèn nhấp nháy và bóng điện vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.

Trên đây là một số lễ vật cúng thần tài thổ địa ngày rằm, hy vọng có thể giúp ích được cho các bạn.

>> Mua bàn thờ ông địa, thần tài gỗ tự nhiên giá rẻ TPHCM – Xem so sánh giá bàn thờ ông địa, thần tài từ nhiều người bán uy tín trên MXH MuaBanNhanh

Nguồn tham khảo internet

Xem thêm:

>> Bàn thờ ông địa, thần tài gồm những gì?

>> Cách đặt bàn thờ thần tài theo tuổi

>> Văn khấn lập bàn thờ thần tài

>> Hướng dẫn thay bàn thờ thần tài mới

>> Lưu ý khi thay bàn thờ thần tài mới

Những Vật Phẩm Ý Nghĩa Cúng Dường Phật Bảo

Tất cả những vật phẩm đem cúng dường chư Phật, Bồ Tát đều mang dụng ý là giáo học. Nếu dùng lời hiện đại mà nói thì những thứ ấy chính là công cụ để hoằng pháp độ sinh. Để khi chúng ta tiếp xúc với chúng liền có thể thức tỉnh. Những vật phẩm cúng dường Phật bảo mang nhiều ý nghĩa bao gồm :

1. Cúng dường Hoa Sen Đĩa hoa sen đồng vàng cúng dường Phật bảo

+ Hoa là đại biểu cho nhân ở định luật nhân quả. Trước ra hoa sau mới kết quả, vì hoa là nhân, sau đó là quả. Cho nên cúng hoa là đại biểu cho việc tu nhân, nếu cúng hoa đẹp chúng sẽ hái được quả ngon.

+ Cúng dường hoa sen còn mang nhiều ý nghĩa hơn nữa:

– Nói tới hoa sen là nói đến sự tinh khiết giữa chốn bùn lầy. Nếu không có bùn lầy, không có những chất bẩn nuôi dưỡng thì hoa sen không sống được. Loài hoa này không thể trồng trên đất khô cằn, cũng không thể trồng trên đất sạch sẽ, mà nó được nẩy mầm ra hoa từ chỗ bùn lầy nước đọng. Một khi nụ đã tròn hoa đã nở thì mùi hương không gì sánh nổi. Cũng vậy, chúng ta không thể rời cuộc sống này để tìm đạo lý giác ngộ giải thoát.

– Ngay nơi đời sống ồn ào nhơ nhiễm, nếu chúng ta biết tu, biết gạn lọc để vươn lên thì ta sẽ thoát khỏi mọi đau khổ uế trược. Từ chỗ nhơ nhiễm, chúng ta phát huy được đặc tính cao khiết quý báu nhất của mình. Cho nên hoa sen trong Phật giáo tượng trưng cho sự vươn lên, giác ngộ giải thoát ngay tại cõi đời ô trược.

2. Cúng dường đèn dầu

– Đèn là ý tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ. Thời xưa thường dùng đèn dầu, đèn cầy. Ý nghĩa của nó vô cùng thâm sâu. Nhất là đèn dầu . Ngọn đèn ấy là ngọn đèn của chính mình, chiếu sáng cho tha nhân. Ngay khi ngọn đèn xua tan bóng tối, án­h sáng của ngọn đèn biểu hiện sự tan biến của bóng tối vô minh và chứng đắc trí tuệ sáng suốt của Phật.

– Khi chúng ta cúng dường ánh sáng, kết quả của nó là sự chứng ngộ trí tuệ Tịnh quang trong đời này; xóa sạch tâm phân biệt, dẹp tan sự rối loạn và nhận ra Tịnh quang trong cõi bardo; và tăng trưởng trí tuệ trong mỗi đời sống cho đến khi đạt được giác ngộ.

– Ngày nay, cuộc sống hiện đại, ngoài đèn dầu, chúng ta còn dùng đèn điện để cúng dường Phật bảo. Quan trọng nhất, vẫn là ở lòng thành kính, cái tâm hướng phật, tu tâm của người Phật tử.

Đèn thờ điện cúng dường Phật bảo

3. Cúng dường ly nước trong

Đồ cúng dường cho Phật, quan trọng nhất và đơn giản nhất là cúng dường ly nước trong sạch. Nước biểu thị cho tâm, nước sạch là tượng trưng cho tâm thanh tịnh, bình đẳng. Cho nên, mỗi khi nhìn ly nước, chúng ta sẽ nhớ đến tâm thanh tịnh, bình đẳng. Nhìn thấy nước là luôn nhớ đến chính mình, luôn nhớ đến việc phải tu tâm thanh tịnh và bình đẳng. Tâm đó là tâm Phật, là chân tâm.

Khi cúng nước dâng Phật thường chúng ta nên cúng 3 ly nước, tượng trưng cho 3 ngôi Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng. Chúng ta cũng có thể dùng bộ đài thờ để đựng nước, giúp cho không gian thờ cúng nghiêm trang hơn.

Tags : cúng dường, cúng dường Phật bảo, vật phẩm cúng dường Phật bảo, vật phẩm cúng dường ý nghĩa nhất, cung duong, cung duong Phat bao, hoa sen cúng dường, cùng dường đèn dầu, đèn điện, hoa sen bằng đồng, đèn dầu,