Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vật Phẩm Cúng Nhập Trạch Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Tại Sao Phải Cúng Nhập Trạch? Chuẩn Bị Lễ Vật Cúng Nhập Trạch Nhà Mới

Lễ nhập trạch là gì? Lễ nhập trạch nhà mới cần những gì?

Cúng nhập trạch là một trong những truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt của chúng ta. Khi chúng ta chuyển đến nhà mới hoặc khi nhà mới vừa xây dựng xong thì phải tổ chức một lễ cúng nhập trạch. Có nhiều gia chủ thắc mắc không biết có nên tổ chức lễ cúng nhập trạch hay không? Và khi chúng ta tổ chức lễ cúng nhập trạch thì cần chuẩn bị lễ vật gì để mang lại nhiều may mắn và tài lộc.

Lễ nhập trạch là gì?

Có nên tổ chức lễ cúng nhập trạch về nhà mới hay không?

Có rất nhiều lý do khiến cho gia chủ phải tổ chức lễ cúng nhập trạch về nhà mới. Không chỉ thể hiện được nét đẹp văn hóa của người Việt. Mà nó còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tâm linh. Và là một trong những yếu tố góp phần mang lại nhiều may mắn. Và tài lộc cho gia chủ khi chuyển đến nơi ở mới.

Mỗi vùng đất đều có một vị thần linh cai quản theo dân gian gọi là Thổ Công. Khi chúng ta chuyển đến một nơi ở mới thì tổ chức một lễ cúng nhập trạch. Để thông báo cho Thổ Công về sự việc diễn ra. Đây là một trong những cách thể hiện tín ngưỡng dân gian của người Việt bao đời nay. Và nó cũng là một trong những cách để chúng ta cầu mong nhiều điều may mắn và tài lộc. Cầu xin sự gia hộ từ thổ công để cho gia chủ đến nơi ở mới có thể gặp được nhiều điều thuận lợi.

Việc chúng ta tổ chức lễ cúng nhập trạch về nhà mới. Là cũng để di dời Cửu Huyền Thất Tổ và bàn thờ ông Táo, Thổ Địa, Thần Tài về nơi ở mới. Để họ có thể cùng với gia chủ về nơi ở mới và tiếp tục phù hộ cho gia chủ.

Ngoài ra về chúng ta tổ chức lễ cúng nhập trạch cũng mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Bên cạnh chuẩn bị lễ vật để cúng Thổ Công thì chúng ta cũng chuẩn bị thêm muối và gạo. Muối và gạo là hai lễ vật dùng để bố thí cho vong linh. Đây là một trong những cách để cho vong linh có thể hoan hỉ dời đi nơi khác. Đồng thời không quấy phá gia chủ.

Và khi chúng ta tổ chức lễ cúng nhập trạch thực hiện những nghi lễ để khai thông nguồn năng lượng tích cực cho nhà mới. Giúp cho ngôi nhà của chúng ta có thêm nhiều tài lộc và may mắn. Đồng thời giúp cho ngôi nhà trở nên ấm áp và có nhiều năng lượng tích cực. Tác động mạnh mẽ đến thành viên trong gia đình. Đây là một trong những cách để giúp cho chúng ta có thể có được nhiều tài lộ. Và may mắn khi chuyển đến nơi ở mới.

Hiểu được tầm quan trọng của lễ cúng nhập trạch thì chúng ta cần phải tổ chức. Khi chuyển đến nơi ở mới hoặc khi xây nhà mới. Và một điểm mà gia chủ cũng cần lưu ý đó là khi chúng ta chuẩn bị lễ vật cúng nhập trạch về nhà mới. Thì nên chuẩn bị đầy đủ và chi tiết. Để thể hiện lòng thành của mình đối với các vị thần linh cai quản mảnh đất mà chúng ta sinh sống.

Cách chuẩn bị lễ vật cúng nhập trạch về nhà mới một cách chỉnh chu và chi tiết nhất

Khi chúng ta cúng nhập trạch về nhà mới, cúng nhập trạch ở chung cư. Thì cần phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật. Đối với những gia chủ không có nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị lễ vật cúng nhập trạch. Thì có thể tham khảo mâm cúng mẫu sau đây. Đây là những lễ vật cơ bản và cần thiết phải xuất hiện. Trong mâm cúng nhập trạch của gia đình Việt.

Lễ vật cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì?

1 bộ tam sên bao gồm 1 miếng thịt luộc, 1 trứng vịt luộc, 1 con tôm luộc

Gà luộc nguyên con

3 chung trà

3 chung rượu

3 điếu thuốc.

Hương hoặc nhang

Đèn cầy đỏ 1 cặp

3 miếng trầu cau đã têm

Giấy vàng bạc

1 đĩa muối gạo

3 hũ đựng muối, gạo, nước

Mâm ngũ quả

Tất cả những lễ vật kể trên chúng ta đều dùng để cúng Thổ công. Chỉ riêng một đĩa muối gạo là chúng ta dùng để bố thí cho vong linh bên ngoài của ngôi nhà. Còn ba hũ đựng muối, gạo và nước. Thì chúng ta nên giữ lại để thờ trên bàn thờ của ông Táo.

5 loại trái cây cúng ngoài ý nghĩa ngũ hành, số 5 trên mâm quả. Còn có ý nói dâng lên thần linh tổ tiên ở 5 phương vũ trụ. Và đó còn là ước muốn của con người về một cuộc sống mới Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Một mâm ngũ quả cúng nhập trạch nhà mới đẹp, đầy đủ ý nghĩa, thì nên cúng trái cây gì? Đừng quá lo lắng hãy làm theo gợi ý của Nồi Phở Sài Gòn như sau:

Xoài: những quả xoài chín có màu vàng sẽ tượng trưng cho Kim.

Nải chuối xanh: đại diện cho Mộc.

Mãng cầu: sẽ tượng trưng cho Thủy.

Quả hồng chín màu đỏ: sẽ mang ý nghĩa là Hỏa.

Quả dừa: với lớp vỏ màu nâu cam gợi nhớ đến Thổ.

Tuy nhiên hiện nay, việc chọn mâm ngũ quả chuẩn bị cho lễ nhập trạch nhà mới. Cũng không còn quá khắc khe. Tùy điều kiện tài chính của gia đình và đặc điểm của từng vùng miền,quý gia chủ cũng có thể chọn lựa các loại quả cúng nhập trạch tùy ý. Miễn sao thể hiện được sự thành kính là được.

Cách thức chuẩn bị lễ nhập trạch nhà mới đơn giản nhất?

Không phải gia đình nào cũng có nhiều thời gian để chuẩn bị lễ vật. Cho mâm cúng nhập trạch về nhà mới. Một trong những cách đơn giản nhất mà chúng ta. Có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị lễ vật đó là sử dụng dịch vụ. Việc sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng nhập trạch sẽ giúp cho gia chủ chuẩn bị đầy đủ nhất. Đồng thời đơn vị đặt mâm cúng sẽ hỗ trợ mang lễ vật. Đến để cúng nhập trạch theo yêu cầu của gia chủ.

Giá thành của dịch vụ đặt mâm cúng lễ vật nhập trạch hiện nay cũng không quá cao. Được thiết kế đa dạng các gói dịch vụ đặt mâm cúng lễ vật cúng về nhà mới. Giúp cho gia chủ có thể dễ dàng chọn lựa. Để sử dụng dịch vụ này quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi theo số hotline. Để được nhân viên hỗ trợ tư vấn đặt mâm lễ.

Cam kết chất lượng và giá cả của mâm lễ cúng nhập trạch. Là tốt nhất trên thị trường hiện nay. Chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua số hotline là đội ngũ nhân viên. Sẽ hỗ trợ tư vấn tận tình nhất.

Văn Khấn Cúng Và Cách Cúng Trong Lễ Vật Cúng Nhập Trạch

Lễ Nhạp Trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ phải tuân thủ các qui định cổ truyền là:

– Chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới.

– Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới.

– Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.

VĂN KHẤN NHẬP TRẠCH

KÍNH LẠY:

– HOÀNG THIÊN HẬU THỔ CHƯ VỊ TÔN THẦN.

– CÁC NGÀI BẢN XỨ THẦN LINH THỔ ĐỊA, BẢN GIA TÁO QUÂN cùng CÁC THẦN LINH CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

CÁC LỄ VẬT CÚNG

Khi cúng nhập trạch, các bạn hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại trái cây), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy nhập trạch.

Lúc đốt giấy vàng bạc thì dùng chung rượu ở giửa rưới lên sau khi đốt xong.

Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.

CÁC ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NHẬP TRẠCH (DỌN VÀO NHÀ MỚI):

Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…vv…

Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv… vào.

Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

VĂN KHẤN GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH

LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (ghi họ tộc chỗ này) GIA TẠI THƯỢNG

CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI….. GIA TIÊN LINH.

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm……

Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

Kính cáo.

Nguồn: Thế Giới Phong Thủy – chúng tôi

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Các Vật Phẩm Cúng Dường Phật Và Ý Nghĩa

Chúng ta thường thấy có rất nhiều Phật tử mua hoa tươi, trái cây… cúng dường Phật, Bồ Tát. Vậy ý nghĩa của các vật phẩm cúng dường đó là như thế nào?

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Đức Phật

Cúng hoa là đại biểu cho việc tu nhân, nếu cúng hoa đẹp chúng sẽ hái được quả ngon. Vì thế mỗi khi thấy hoa, chúng ta phải nhớ đến việc tu nhân thiện, tương lai sẽ được quả báo thiện. Ở đây, hoa có ý nghĩa là như vậy. Ảnh minh họa

Chúng ta cúng dường hoa lên Phật. Hoa là đại biểu cho nhân, ở định luật nhân quả, thế gian và xuất thế gian đều không lìa nó. Rải rác trong các kinh, Phật thường nói: “Vạn pháp đều không, nhân quả bất không”. Vì sao? Vì tất cả các pháp vốn chuyển biến, nhân sẽ biến thành quả, quả sẽ biến thành nhân. Nhân quả tương quan mật thiết, hằng biến chuyển không gián đoạn, cho nên nói nhân quả bất không. Trước ra hoa sau mới kết quả, vì hoa là nhân, sau đó là quả. Cho nên cúng hoa là đại biểu cho việc tu nhân, nếu cúng hoa đẹp chúng sẽ hái được quả ngon. Vì thế mỗi khi thấy hoa, chúng ta phải nhớ đến việc tu nhân thiện, tương lai sẽ được quả báo thiện. Ở đây, hoa có ý nghĩa là như vậy.

Cúng quả là đại biểu cho quả báo, là điều mà chúng ta mong cầu. Muốn có quả tốt chúng ta phải biết tu trồng hoa tốt. Trong Phật pháp Đại thừa, hoa được hiểu là đại biểu cho lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tất cả những điều đó gọi là hoa lục độ, sau đó mới có thể đạt đến quả báo viên mãn. Cúng hoa có ý nghĩa là như thế. Cho nên, khi chúng ta cúng hoa cho Phật, hay lúc nhìn thấy các loài hoa, từng phút từng giây chúng ta đều luôn cân nhắc mình phải tu nhân thiện, tu nhân thiện sẽ được quả lành, đó là ý nghĩa cúng hoa quả lên Phật, Bồ tát.

Thực phẩm là đại biểu cho tâm thành kính. Chúng ta muốn mình dùng những thức ăn ngon thì phải lấy những thứ mình ưa thích đó cúng dường đến Phật và Bồ tát. Ảnh minh họa

Đến việc cúng dường thực phẩm, không có ý nghĩa quan trọng lắm. Thực phẩm là đại biểu cho tâm thành kính. Chúng ta muốn mình dùng những thức ăn ngon thì phải lấy những thứ mình ưa thích đó cúng dường đến Phật và Bồ tát. Đến việc thắp hương cũng vậy. Hương là đại biểu cho tín hiệu. Thời xưa tín hiệu được dùng rất rộng. Nếu ai có đi du lịch đến Vạn Lý Trường Thành sẽ thấy, cứ mỗi khoảng cách lại có một đài đốt lửa, đài này dùng để truyền tin tức, nó giống như một lư hương. Hồi đó, việc truyền tin không hiện đại như ngày nay, người ta dùng những đài này để làm việc truyền tin, nguyên liệu dùng để đốt các đài này là phân của con sói, nên độ khói lửa rất mạnh, không như lửa khói bình thường, gió không dễ thổi tắt được. Vì thế, khói có thể lan tỏa lâu dài, những nơi xa mỗi khi nhìn thấy khói sẽ biết được nơi đó có chuyện xảy ra. Hương hay nhang cũng là một biểu hiện của Phật pháp. Đốt nhang là phương pháp nhắc nhở chúng ta học tập, nghĩ đến việc tu giới, tu định, tu tuệ. Giới hương, Định hương, Tuệ hương là ba loại hương chân thật. Ba loại hương này thuộc năm phần pháp thân cùng hai loại nữa là giải thoát và giải thoát tri kiến hương. Cho nên dùng phương pháp cúng dường là để tự nhắc nhở mình tu học giới, định và tuệ.

Đến như việc cúng đèn cũng tương tự như thế. Đèn là ý tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ. Thời xưa thường dùng đèn dầu, đèn cầy, ý nghĩa của nó vô cùng thâm sâu. Nhất là đèn dầu, ngọn đèn ấy là ngọn đèn của chính mình, chiếu sáng cho tha nhân. Đó là phương pháp dạy chúng ta cầu trí tuệ, xả mình vì người, lấy trí tuệ, năng lực của chính mình mà phục vụ cho xã hội. Trợ giúp cho tất cả chúng sinh mà không cầu đền đáp, đó là phương pháp Phật dạy chúng ta. Cho nên hương đèn có ý nghĩa như vậy. Nếu chân chính theo đó mà làm, tự nhiên chúng ta sẽ được tráng kiện, sống lâu, cho đến như chuyện thăng quan, phát tài… chúng ta muốn đều có thể được, vì đó cũng là một phần của quy luật nhân quả. Chư Phật và Bồ tát có năng lực rất lớn, trí tuệ cao sâu vậy mà cũng không thể thay đổi được luật nhân quả, Phật và Bồ tát không thể giúp chúng ta thăng quan phát tài, chỉ có thể dạy chúng ta phương pháp tu học. Chúng ta nếu hiểu được rồi nương theo đó mà tu học, tự nhiên chẳng bao lâu sẽ đạt được. Cũng như muốn ăn dưa, chúng ta phải biết chọn giống dưa tốt để trồng, hàng ngày phải biết chăm sóc đúng kỹ thuật thì nhất định chúng ta sẽ có dưa ngon để ăn, không ai tự nhiên mang đến cho chúng ta.

Chúng ta nghĩ Phật sẽ mang sự thăng quan phát tài đến cho ta, nghĩ vậy chúng ta mê tín mất. Nhất định chúng ta phải hiểu biết ý nghĩa cho thấu đáo. Đến như việc cầu an, cầu tráng kiện hay trường thọ, Phật dạy chúng ta nếu muốn được, chúng ta nhất định phải thuận theo lẽ tự nhiên, cho nên Phật dạy luôn biết tự tại tùy duyên, chúng ta mới có thể đạt được hy vọng. Hai chữ “tùy duyên” có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ví như người hiện đại thường nói là do hoàn cảnh môi trường sinh thái chi phối. Mọi người đã biết hoàn cảnh sinh thái trên trái đất này, không luận là thực vật hay động vật đều có mối tương quan hỗ trợ mật thiết với nhau. Nếu một mặt bị phá hoại, mặt còn lại nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Đó là đạo lý mà ai cũng biết, vì hiện tại môi trường sinh thái của chúng ta bị phá hoại đến mức báo động, cho nên có nhiều loài thực vật và động vật không còn môi trường sinh tồn, thậm chí bị tuyệt chủng, nguyên nhân phát sinh đều do môi trường sinh thái không cân bằng.

Phật dạy chúng ta nếu muốn được, chúng ta nhất định phải thuận theo lẽ tự nhiên, cho nên Phật dạy luôn biết tự tại tùy duyên, chúng ta mới có thể đạt được hy vọng. Ảnh minh họa

Tinh thần, thể xác chúng ta, những yếu tố sinh lý bên trong và tinh thần nếu thuận theo đại tự nhiên tất nhiên sẽ được tráng kiện và trường thọ, đời sống chúng ta sẽ được an lạc tươi vui. Ngược lại chúng ta không thuận với tự nhiên, phá hoại môi trường sinh thái, nhất định chúng ta sẽ bị nhiều bệnh tật, những tai nạn thiên tai cũng không tránh khỏi. Phật dạy tâm chúng ta vốn thanh tịnh, bình đẳng, như Lục Tổ nói là “bản lai không một vật”. Song hiện tại, chúng ta do vô minh nên có vọng tưởng, chấp trước và phân biệt. Chính nguyên nhân này mà hàng ngày chúng ta có thương, yêu, giận, ghét… Tâm đã động thì bệnh tật làm sao tránh khỏi? Một nguyên nhân nữa là do chúng ta lười lao động, không hoạt động, đây cũng là lý do dễ sinh ra bệnh tật. Nhà Phật có phương pháp lạy Phật, đây cũng là phương pháp luyện thân. Trừ lạy Phật ra, lao động cũng là phương pháp dưỡng thân. Như vậy, tâm không có phân biệt, vọng tưởng và chấp trước, thương ghét, giận hờn thì thân tự nhiên tráng kiện, trường thọ.

Vì vậy, Phật pháp dạy cho chúng ta phương pháp nuôi dưỡng thân tâm. Đến như phước báo cũng vậy, người giàu sang có thể đạt được hạnh phúc mỹ mãn, người nghèo hèn cũng có thể đạt được hạnh phúc tương đồng, và người người cũng đều có thể đạt được hạnh phúc như vậy. Điều đó có nghĩa, giàu hay nghèo không quan trọng. Giàu nghèo không liên quan gì đến hạnh phúc. Phú quý hay bần tiện là do có tu phước tu đức hay không. Ví như người giàu có là do đâu? Do từ bố thí tài mà có. Bố thí là nhân, được giàu sang là quả. Gieo nhân nhất định phải thọ quả.

Chúng ta dùng những vật phẩm cúng dường là từng giây từng phút nhắc nhở chúng ta, ngày ngày tiếp xúc ngoại cảnh lục trần phải luôn luôn niệm niệm tỉnh giác, không bị mê hoặc, chính mà không tà, tịnh mà không nhiễm. Ảnh minh họa

Chúng ta gieo nhân gì nhất định sẽ thọ quả ấy, đạo lý này tuyệt đối không sai. Nếu đời quá khứ và trong hiện tại, chúng ta không chịu tu nhân, lại muốn phát tài thì tài đâu mà có! Điều này nếu xem “Liễu Phàm Tứ Huấn” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn. Thật vậy, “mỗi một miếng ăn miếng uống, chẳng phải do tiền định, tất cả đều có nhân duyên”. Phật, Bồ tát, thiên thần cũng không thể giúp được, dù chúng ta đã gieo nhân bố thí, khi nhân duyên đến giai đoạn chín mùi, tự nhiên chúng ta có thể phát tài mà chẳng phải do Phật, Bồ tát hay thiên thần linh hiển. Nếu quả thật những vị ấy linh hiển, thì trăm người cầu ắt trăm người phát tài, hoặc một trăm người cầu mà hết chín mươi chín người phát tài, nếu còn lại một người chưa phát tài cũng chưa thật sự gọi là linh. Chúng ta cần phải tỉnh táo, không bị người khác lừa, phải có lý trí phân biệt mới thật đạt được lợi ích. Cho nên phẩm vật cúng dường Phật và Bồ tát chỉ là một pháp tượng trưng, không phải là nhu cầu.

Chúng ta dùng những vật phẩm cúng dường là từng giây từng phút nhắc nhở chúng ta, ngày ngày tiếp xúc ngoại cảnh lục trần phải luôn luôn niệm niệm tỉnh giác, không bị mê hoặc, chính mà không tà, tịnh mà không nhiễm. Do đó có thể biết, vật phẩm cúng dường là tất yếu phải có. Nếu gia đình nào không có khả năng cúng dường các vật phẩm khác, tốt hơn hết là nên cúng dường một ly nước trong. Chúng ta có thể đứng trước Phật mà thành tâm cúng dường một ly nước. Đây là vật phẩm cúng dường quan trọng nhất, vì nước là biểu hiện cho tâm linh. Nước trong là tượng trưng cho tâm thanh tịnh, bình đẳng. Cho nên, mỗi khi nhìn ly nước, chúng ta sẽ nhớ đến tâm thanh tịnh, bình đẳng, vì vậy mới nói nước là vật phẩm cúng dường quan trọng. Chúng ta có thể thiếu những vật cúng như nhang, đèn, hoa quả… nhưng tuyệt đối không thể thiếu được nước. Nhìn thấy nước là luôn nhớ đến chính mình, luôn nhớ đến việc phải tu tâm thanh tịnh và bình đẳng. Tâm đó là tâm Phật, là chân tâm.

Trích Phật Giáo Là Gì? Tác giả: Pháp sư Tịnh Không Dịch giả: Thích Tâm An

Lễ Vật Cúng Nhập Trạch Về Văn Phòng Mới Cần Những Gì?

Quan niệm người Việt xa xưa, vấn đề thờ cúng vô cùng quan trọng, đặc biệt khi làm 1 lễ nào đó liên quan đến làm ăn, ông bà ta thương nói rằng có thiên có kiêng thì mới có lành, Và một trong những nghi lễ cúng thì lễ cúng chuyển về văn phòng mới cũng không kém phần quan trọng và nó mang ý nghĩa khẩn xin các thần linh phù hộ và giúp đỡ cho việc làm ăn sau này của chủ văn phòng được thuận buồm xuôi gió. Và sau đây công ty Tâm Linh xin chia sẽ cách cúng về văn phòng mới đúng cách nhất.

Thủ tục để nhập trạch vào văn phòng

Cần chuẩn bị gì cho Lễ Nhập trạch chuyển văn phòng

Chủ văn phòng nên xem xét ngày giờ tốt nhất khi dọn đến văn phòng mới. Thường thì việc chọn ngày tốt là tham khảo một số sách vở về bói toán hoặc tìm kiếm đến những thầy bói có danh tiếng. Vì nếu chúng ta chọn ngày không tốt thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến xui xẻo cho việc làm ăn sau này. Sau khi đã chọn được ngày tốt thì chủ văn phòng nên tra khảo và học thuộc bài cúng chuyển văn phòng. Nhưng phần này chủ văn phòng cứ yên tâm khi sử dụng dịch vụ Tâm Linh chủ văn phòng sẽ được cung cấp bài khấn, không cần phải học thuộc tránh mất thời gian làm việc khác.

Tiếp đó, chủ văn phòng phải tự tay dọn đồ đạc để chuyển qua văn phòng mới. Việc này tránh cô hồn không tốt đi theo đồ đạc của chủ văn phòng đến văn phòng mới.

Thời gian khi chuyển văn phòng rất quan trọng, vì thế đa số khi chuyển về văn phòng mới tốt nhất là vào buổi sang, giữa trưa hoặc mặt trời bắt đầu lặn, lưu ý rằng không nên chuyển văn phòng vào buổi tối theo thế giới tâm linh thì buổi tối là lúc các vong hồn đi lang thang. Nếu chuyển giờ đó sẽ có thể bị một số vong hồn đi theo, rất nguy hiểm. Cho nên vô cùng kiêng kị khi chuyển văn phòng vào buổi tối khi mặt trời đã lặn.

Lễ vật cần chuẩn bị cho lễ nhập trách chuyển văn phòng

– Trái cây

– Hoa (thường là hoa hồng hoặc hoa cúc vàng)

– Hương nhang

– Vàng mã

– Trầu cau

– Bánh kẹo

– Trà, thuốc

– Nước ngọt

– Bia, rượu

– Đồ mặn: gồm có xôi, gà, có thể sắm thêm lợn quay, giò, bánh chưng

– Cháo trắng, chè

Vật dụng tượng trưng để mang đến địa chỉ mới trước đó, bao gồm:

– Bài vị, bát nhang (nếu có)

– Một vài cái bàn, cái ghế đang sử dụng

– Chổi quét nhà

– Gạo

– Nước

Nghi lễ nhập trạch về văn phòng mới:

Theo quan niệm tâm linh, khi đã chuyển đến văn phòng mới, đầu tiên chủ văn phòng nên mang là cái ghế đã sử dụng, tiếp đó là những lễ vật cúng thần linh đã chuẩn bị trước đó. Các lễ vật được dọn ra mâm và bày lên bàn kê theo hướng đẹp. Đích thân chủ văn phòng thắp nhang vào lư nhang và khấn bài cúng chuyển về văn phòng mới.

Quý Khách Đặt Mâm Cúng Xin Vui Lòng Liên Hệ: 0969 69 59 19 Mr Khương

Đến với Công Ty Tâm Linh quý khách sẽ được những lợi ích sau:

Lựa chọn những lễ vật theo yêu cầu.

Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đảm bảo về giá.

Hóa đơn chứng từ đầy đủ. (VAT)

Tiết kiệm thời gian.

Tiết kiệm chi phí.

Bài khấn chuyển về văn phòng mới số 1

Con nam mô ai di đà phật (3 lần)Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần; Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương; Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định Phúc Táo Quân chư vị tôn thần; Các Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.Hôm nay là ngày….. tháng……. năm……Con tên là……… Sinh niên………Hiện nay ngụ tại………….Con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, các thứ cúng dâng bày ra trước án. Bởi vì con có xây cất (hoặc “thuê được”) 1 ngôi văn phòng/ văn phòng ở tại xứ này là….. (ghi địa chỉ nơi đó). Hôm nay, con muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, mại mãi tài vật giúp cho sinh hoạt. Do đó, con chọn được ngày lành tháng tốt và sắm sanh lễ vật, cáo yết Tôn Thần, dâng cúng Bách Linh, con cúi mong các thần linh soi xét.Con thành tâm kính mời Quan Đương niên , Quan Đương Cảnh, Quan Thần linh Thổ Địa, Định Phúc Táo Quân, cùng các Ngài Địa Chúa Long Mạch, và tất cả Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.Con cũng cúi xin: Thương xót cho con giáng lâm trước án, chứng giám lòng thánh thụ hưởng lễ vật, độ cho con được buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân sự bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.Con lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ, cùng chư Hương Linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây để chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội.Dãi tấm lòng thành, con cúi xin chứng giám.Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần. Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần. Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.Tín chủ (chúng) con tên là:……………………………………….Hôm nay là ngày…. Tháng…năm…, con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: tín chủ con chuyển văn phòng mới ở tại xứ này (địa chỉ)….., nay muốn khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh……. cúi mong soi xét.Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông,là ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.Nguồn: http://dichvudocung.com/cungvanphong-mam-cung-ve-van-phong-moi-bai-cung-ve-van-phong/