Top 5 # Xem Nhiều Nhất Vẽ Mâm Quả Ngày Tết Lớp 2 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Mẫu Lớp 10: Thuyết Minh Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày tết

Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày tết

Dàn ý thuyết minh về mâm ngũ quả ngày tết

“Ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời: Mỗi loại trái cây một màu sắc, tượng trưng cho thuyết ngũ hành, nhắc nhở con cháu luôn nhớ ơn ông bà tổ tiên và thể hiện ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc.

Tại sao lại là ngũ quả: Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: Kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) – gọi là ngũ hành. Tư tưởng này đã xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông, trong đó có người Việt – được thể hiện ở mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán.

“Ngũ” tức năm, là biểu tượng chung của sự sống. “Quả” biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: Bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống.

Phong tục mỗi nơi mỗi khác: Tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: Chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo…

Với triết lý “cầu vừa đủ xài sung túc”, người miền Nam chuộng 5 loại quả: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Trước tiên ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế; sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người dân phương Nam.

Trong khi đó, người miền Bắc lại chưng chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Cách bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào đan xen vào nhau.

Mâm ngũ quả của người Huế là sự giao thoa giữa hai miền Bắc Nam

Ý nghĩa của từng loại quả:

Chuối, phật thủ: Như bàn tay che chở.

Bưởi, dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.

Hồng, quýt: Rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.

Lê (hay mật phụ): Ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Mai: Do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.

Táo (loại trái to màu đỏ tươi): Có nghĩa phú quý.

Thanh long: Ý rồng mây gặp hội.

Quả trứng gà có hình trái đào tiên: Lộc trời.

Dừa: Có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu.

Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.

Đu đủ: Mang đến sự đầy đủ thịnh vượng.

Xoài: Có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Nhiều năm gần đây, khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hóa cũng ngày càng được mở rộng, mâm ngũ quả ngày Tết không còn chỉ gồm 5 loại trái mà đã trở thành lục, thất,… thập quả, với đủ sắc màu, kiểu dạng. Nhưng tựu chung lại, mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình…

Bài văn mẫu thuyết minh về mâm ngũ quả ngày tết

1. Bài văn mẫu 1

Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cỗ thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.

Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.

Cứ vào 30 tháng chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.

Theo quan niệm của dân gian thì “quả” (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay. Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để “thiết kế” mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: Dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có: Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu – sung – vừa – đủ – xài”, mỗi loại có một ý nghĩa riêng.

Một mâm ngũ quả được bày dưới cùng là một nải chuối to già còn xanh, nải chuối đều, hoặc 2 nải chuối nhỏ ghép bên nhau như một chiếc bệ cong gồm 2 tầng nâng đỡ hoàn toàn hoa trái khác. Ở đây có sự phối hợp màu sắc, mâm ngũ quả đẹp là đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa bệ mâm xanh sẫm, trước đây bày quả phật thủ nhưng ngày nay ít trồng phật thủ nên thường thay bằng quả bưởi to, càng to càng đẹp. Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết dưới đặt xen kẽ quýt vàng và táo màu xanh ngọc, còn bao nhiêu lá xanh cố tình để sót lại ở cuống quả như hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại tổ tiên.

2. Bài văn mẫu 2

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) – gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục lệ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của tư tưởng này.

Mâm ngũ quả bao gồm năm loại trái cây mà theo quan niệm của phong thủy thuật số là năm yếu tố cấu thành nên càn khôn, vũ trụ, đó chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ thường gọi là ngũ hành. Nhưng theo quan niệm dân gian thì ngũ quả cũng có nghĩa là ngũ cốc, năm loại cây có hạt được vua Thần Nông truyền dạy cho con người trồng trọt từ thuở khai thiên lập địa, đó là: Gạo, nếp, lùa mì, mè và đậu (tiếng Hán Việt cổ gọi là Đạo, thử, tắc, mạch, thục). Nhưng trên mâm ngũ quả thì không thấy năm loại cây có hạt này mà chúng ta thấy có năm loại trái cây mà người dân Việt hay chưng và gọi tên theo vần điệu, ám chỉ cho ước nguyện về một đời sống hưng thịnh là: Cầu, dừa, đủ, xoài, thơm. Cầu là trái mãng cầu hay quả na (gọi theo miền Bắc), vừa là trái dừa (mà người Nam đọc trại ra là vừa), đủ là trái đu đủ, xài là trái xoài, thơm là trái dứa. Ước nguyện thật nhỏ nhoi, khiêm nhường biết bao, như một lời cầu nguyện mong ông bà tổ tiên và trời đất chứng minh cho ước nguyện nhỏ nhoi đó là: “Cầu vừa đủ xài thơm”.

Mâm ngũ quả tượng trưng cho thành quả lao động miệt mài của một năm cộng với ước nguyện về một cuộc sống an nhàn, sung túc của người dân Việt trong ngày Tết dành dâng lên trời đất, ông bà chính là một nét văn hóa độc đáo mang tính nhân văn của dân tộc ta. Nó không chỉ biểu hiện cho tấm lòng thành kính tri ân của con cháu dành cho trời đất và ông bà tiên tổ mà nó còn thể hiện ý chí vươn lên vì một cuộc sống ấm no, giàu mạnh của con người trong mọi thời đại, dù ở thành thị hay thôn quê thì ai cũng đều mong cầu một đời sống như vậy.

Muốn có một mâm ngũ quả đẹp thì có thể chưng bao nhiêu loại trái cây cũng được, miễn là có nhiều màu sắc càng tốt, nói theo quan niệm phong thủy thì có đủ ngũ hành là năm yếu tố cấu thành nên trời đất, biểu tượng cho trời đất. Màu xanh của bưởi, dưa hấu, dừa, mãng cầu trộn lẫn với màu đỏ của mận, quýt, sung và xem lẫn màu vàng của xoài, đu đủ sẽ tạo nên nét đẹp sống động cho mâm trái cây chưng trên bàn thờ trong ba ngày Tết.

Thường thì nên có một nải chuối sứ hoặc chuối cao làm chân cho chắc, phía sau nên dựng một quả bưởi, dừa, dưa hấu hoặc thơm để làm điểm tựa rồi chèn những quả quýt, cam, mận, mãng cầu tây hoặc mãng cầu ta xung quanh cho chắc, sau đó cho các loại trái cây nhỏ lên trên. Chú ý chèn cho chắc để tạo sự đan kết vững vàng, không rời rạc cho mâm trái cây. Bên cạnh mâm ngũ quả cũng nên có những lễ vật khác như bánh chưng, bánh tét, trà, rượu, bánh, mứt, một bình hoa la dênh đỏ hoặc cúc vàng, đặc biệt không thể thiếu một cành mai vàng hay một nhánh đào đỏ là linh hồn của ngày Tết cổ truyền.

Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết thêm sinh động, không khí trong nhà thêm ấm áp, đượm đầy sắc xuân. Nó mang triết lý cuộc sống, tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền của người Việt ta. Đặc biệt mâm ngũ quả còn mang tính kế thừa và giáo dục về nguồn cội, về tổ tiên ông bà cho các thế hệ mai sau được biết và học tập theo những việc làm mang tính nhân văn của thế hệ đi trước. Do đó, mâm ngũ quả chính là một yếu tố văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc và trong mỗi gia đình Việt Nam

Mâm Bồng Đựng Hoa Quả Rồng Nổi Vẽ Vàng Cao Cấp

Mâm bồng đựng hoa quả Rồng nổi vẽ vàng cao cấp

Với mong muốn mang lại sự hài lòng cho quý khách khi mua hàng, chúng tôi có những quy định trong vận chuyển, nhằm đảm bảo rằng những sản phẩm quý khách mua là sản phẩm mà vừa ý nhất.

1. Chúng tôi sẽ được thực hiện và chuyển phát dựa trên mẫu khách hàng đã chọn. Trường hợp không có đúng sản phẩm Quý khách yêu cầu chúng tôi sẽ gọi điện xác nhận gửi sản phẩm tương tự thay thế.

2. Thời gian chuyển phát tiêu chuẩn cho một đơn hàng là 12 giờ kể từ lúc đặt hàng. Chuyển phát sản phẩm đến các khu vực nội thành thành phố trên toàn quốc từ 4 giờ kể từ khi nhận hàng, chuyển phát ngay trong ngày đến các vùng lân cận (bán kính từ 10km – 50km).

3. Các đơn hàng gửi đi quốc tế: không đảm bảo thời gian được chính xác như yêu cầu, không đảm bảo thời gian nếu thời điểm chuyển phát trùng với các ngày lễ, tết và chủ nhật tại khu vực nơi đến.

4. Trường hợp không liên lạc được với người nhận, người nhận đi vắng:

– Nếu chưa rõ địa chỉ chúng tôi sẽ lưu lại trong vòng 6 tiếng và liên lạc lại với người nhận, trong trường hợp ko liên lạc được đơn hàng sẽ bị hủy và không được hoàn lại thanh toán.

– Nếu địa chỉ là công ty, văn phòng, nhà ở… Chúng tôi sẽ gửi đồng nghiệp, người thân nhận hộ và ký xác nhận

– Để tại một nơi an toàn người nhận dễ nhận thấy tại nhà, văn phòng, công ty… Trường hợp này không có ký nhận.

5. Trường hợp người nhận không nhận đơn hàng:

– Chúng tôi sẽ hủy bỏ đơn hàng. Trường hợp này sẽ không được hoàn trả thanh toán.

6. Trường hợp không đúng địa chỉ, thay đổi địa chỉ:

– Không đúng địa chỉ: trường hợp sai địa chỉ chúng tôi sẽ lưu lại 6 tiếng và liên lạc với người gửi và người nhận để thỏa thuận về địa điểm, thời gian, nếu địa chỉ mới không quá 3km sẽ phát miễn phí. Trường hợp địa chỉ mới xa hơn 3km sẽ tính thêm phí theo quy định chuyển phát.

7. Trường hợp không tồn tại người nhận tại địa chỉ yêu cầu: đơn hàng sẽ được hủy và không được hoàn lại thanh toán.

8. Chúng tôi không vận chuyển sản phẩm đến các địa chỉ trên tàu hỏa, máy bay, tàu thủy, khu vực nguy hiểm, các khu vực cấm… 1. Đổi trả theo nhu cầu khách hàng (đổi trả hàng vì không ưng ý)

Tất cả mặt hàng đã mua đều có thể hoàn trả trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng (trừ khi có quy định gì khác). Chúng tôi chỉ chấp nhận đổi trả cho các sản phẩm còn nguyên điều kiện ban đầu, còn hóa đơn mua hàng & sản phẩm chưa qua sử dụng, bao gồm:

– Còn nguyên đóng gói và bao bì không bị móp rách

– Đầy đủ các chi tiết, phụ kiện

– Tem / phiếu bảo hành, tem thương hiệu, hướng dẫn kỹ thuật và các quà tặng kèm theo (nếu có) v.v… phải còn đầy đủ và nguyên vẹn

– Không bị dơ bẩn, trầy xước, hư hỏng, có mùi lạ hoặc có dấu hiệu đã qua qua sử dụng

2. Đổi trả không vì lý do chủ quan từ khách hàng 2.1. Hàng giao không mới, không nguyên vẹn, sai nội dung hoặc bị thiếu

Chúng tôi khuyến khích quý khách hàng phải kiểm tra tình trạng bên ngoài của thùng hàng và sản phẩm trước khi thanh toán để đảm bảo rằng hàng hóa được giao đúng chủng loại, số lượng, màu sắc theo đơn đặt hàng và tình trạng bên ngoài không bị tác động.

Nếu gặp trường hợp này, Quý khách vui lòng từ chối nhận hàng và/hoặc báo ngay cho bộ phận hỗ trợ khách hàng để chúng tôi có phương án xử lí kịp thời. (Xin lưu ý những bước kiểm tra sâu hơn như dùng thử sản phẩm chỉ có thể được chấp nhận sau khi đơn hàng được thanh toán đầy đủ).

Trong trường hợp khách hàng đã thanh toán, nhận hàng và sau đó phát hiện hàng hóa không còn mới nguyên vẹn, sai nội dung hoặc thiếu hàng, xin vui lòng chụp ảnh sản phẩm gửi về hộp thư của chúng tôi để được chúng tôi hỗ trợ các bước tiếp theo như đổi/trả hàng hoặc gửi sản phẩm còn thiếu đến quý khách…

Sau 48h kể từ ngày quý khách nhận hàng, chúng tôi có quyền từ chối hỗ trợ cho những khiếu nại theo nội dung như trên.

Khi quý khách gặp trục trặc với sản phẩm đặt mua của chúng tôi, vui lòng thực hiện các bước sau đây:

– Bước 1: Kiểm tra lại sự nguyên vẹn của sản phẩm, chụp lại ảnh sản phẩm xuất hiện lỗi

– Bước 2: Quý khách liên hệ với trung tâm chăm sóc khách hàng của chúng tôi để được xác nhận

– Bước 3: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng, nếu quý khách được xác nhận từ trung tâm chăm sóc khách hàng rằng sản phẩm bị lỗi kỹ thuật, quý khách vui lòng truy cập ngay Hướng dẫn đổi trả hàng để bắt đầu quy trình đổi trả hàng

3. Phương thức hoàn tiền

Tùy theo lí do hoàn trả sản phẩm kết quả đánh giá chất lượng tại kho, chúng tôi sẽ có những phương thức hoàn tiền với chi tiết như sau:

– Hoàn tiền bằng mã tiền điện tử dùng để mua sản phẩm mới

– Đổi sản phẩm mới cùng loại

– Chuyển khoản qua ngân hàng theo thông tin của quý khách cung cấp

– Riêng đối với các đơn hàng thanh toán qua thẻ tín dụng quốc tế, chúng tôi sẽ áp dụng hình thức hoàn tiền vào tài khoản thanh toán của chủ thẻ

– Hoàn tiền mặt trực tiếp tại văn phòng

Mọi chi tiết hoặc thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại hỗ trợ hoặc để lại lời nhắn tại website. Xin chân thành cảm ơn.

Thầy Giáo Vẽ Quả Thư Pháp Kiếm Bộn Tiền Dịp Tết

– Với năng khiếu của mình, thầy Lê Đức Hùng (giáo viên dạy Mỹ thuật của Trường THCS Và THPT Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) vẽ, trang trí chữ thư pháp lên các loại quả thờ cúng khiến chúng thêm đẹp và giá trị.

12 giờ đêm ngày 18 tháng Chạp, thầy giáo xứ Thanh vẫn đang miệt mài ngồi vẽ, trang trí những sản phẩm ngày Tết. Qua đôi tay của thầy giáo Mỹ thuật, những quả dừa, quả bưởi, dưa hấu, hay lon bia hoặc nước giải khát – những vật để thờ cúng dịp Tết bỗng trở nên đầy sắc màu, trang trọng và nhiều thông điệp lời chúc cho gia chủ.

Nắm bắt được xu thế và nhu cầu thị trường những ngày Tết và mong muốn đưa nét đẹp mỹ thuật đến với mọi người một cách gần gũi, thầy Hùng chọn cách vẽ lên những loại quả bày trong mâm ngũ quả ngày Tết.

“Gia đình có truyền thống đam mê nghệ thuật, bản thân cũng có năng khiếu nên mình vận dụng để kiếm thêm thu nhập mà cũng vừa giữ nét đẹp văn hóa truyền thống từ những vật rất gần gũi với người Việt Nam”.

Bắt đầu công việc “làm thêm” dịp sát Tết này đã được vài ngày, thầy Hùng kể có hôm nhiều hàng còn thức để, nhưng phải đảm bảo sáng hôm sau không có giờ dạy.

“Thường mình tranh thủ những buổi chiều trống tiết hoặc buổi tối, và những ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ nhật để vẽ quả”, thầy Hùng nói.

Thầy giáo dự kiến, mấy ngày cận Tết, khi chính thức được nghỉ dạy sẽ thức xuyên đến sáng để vẽ kịp giao hàng cho khách do ước lượng đơn hàng nhiều.

Mỗi sản phẩm được trang trí sẽ có giá bán ra dao động từ 160 đến 240 nghìn đồng/cặp tùy vào họa tiết hoặc đặt hàng của khách. “Trừ chi phí thì tiền công lãi dao động từ khoảng 10 đến 20 nghìn đồng”, thầy Hùng chia sẻ.

Thời điểm hiện tại, anh vẽ đại trà cho các cơ sở đặt sỉ ở các nơi khác nhau, những giáp tết anh sẽ vẽ cho những đơn đặt hàng riêng hộ gia đình.

Mỗi ngày dịp gần Tết này, thầy Hùng vẽ khoảng 50-70 quả, trung bình mỗi quả vẽ mất từ 15 đến 20 phút. Trang trí trên lon kia hoặc nước ngọt thì nhanh hơn, từ 5 đến 10 phút.

Anh Hùng cho biết mỗi ngày vừa qua đều bán hết khoảng 50 quả.

“Càng về sát Tết càng nhiều đơn đặt hàng. Có hôm mình phải xuyên đêm vẽ kịp sáng mai gửi đi cho khách. Những ngày cận Tết thì chắc hôm nào ít cũng phải vẽ đến 1,2 giờ sáng”, thầy Hùng chia sẻ.

Anh mong muốn sẽ bán được nhiều sản phẩm để không chỉ gia đình có một Tết sung túc hơn mà mâm ngũ quả ngày Tết của mọi gia đình cũng sẽ trở nên đẹp hơn để chúc cho một năm mới sung túc, may mắn và bình an.

“Lúc nhìn thấy một em gái gieo mình xuống sông Dinh, tôi quên hết cái giá lạnh của thời tiết mà chỉ nghĩ mình biết bơi và việc cần làm là nhanh chóng cứu người”, thầy giáo Phan Hiếu Nghĩa chia sẻ.

Top 2 Bài Văn Tả Cảnh Sông Nước Lớp 5

Trong bài này Cunghocvui sẽ gửi đến bạn học dàn ý tả cảnh sông nước, hai mẫu bài văn tả cảnh sông nước lớp 5 hay nhất, mong rằng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn.

A. Đề bài: Anh/ chị hãy làm bài văn tả cảnh sông nước lớp 5.

I. Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu về cảnh sông nước

2. Thân bài

– Con sông này ở đâu?

– Vì sao em biết con sông này?

– Em hiểu thế nào về con sông này?

– Con sông có gì thay đổi qua các buổi sáng – trưa – chiều – tối?

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về con sông này

II. Văn mẫu

1. Bài văn tả cảnh sông nước số 1

Em sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, ở Hà Nội không có quá nhiều sông như các miền phía Nam. Con sông nổi bật nhất của Hà Nội chính là sông Hồng, con sông hàng năm bồi đắp một lượng phù sa lớn cho đất canh tác tại Hà Nội.

Thượng lưu sông hồng bắt nguồn từ phía Trung Quốc xa xôi, trải qua bao nhiêu năm hình thành và phát triển đất nước, sông Hồng như là chứng nhân lịch sử, người bạn đồng hành của người dân nơi đây. Do con sông này có màu nước đỏ nặng của phù sa nên mới được đặt cho cái tên là sông Hồng. Lòng sông Hồng rộng và sâu lắm, ngày ngày không biết có bao nhiêu thuyền di chuyển trên sông để mua bán nên con sông lúc nào cũng nhộn nhịp.

Sông Hồng nhìn từ xa có những đường uốn lượn mềm mại như tấm lụa quý giá, nó ôm ấp những cánh đồng, lũy tre làng. Từng con sóng gợn lăn tăn lăn tăn tạo nên khung cảnh thơ mộng riêng của đất Hà Nội.

Sông Hồng nổi bật nhất khi chiều xuống, ánh mặt trời hoàng hôn phản chiếu xuống phía bên kia mặt sông, tĩnh lặng và nhẹ nhàng đến lạ thượng. Dọc bờ sông là những hàng cây trồng chống cho sạt lở, ở phía giữa sông có những chồi đất nhô lên được người dân dùng làm đất canh tác, trồng cây ngắn hạn như chuối, mía,… hoặc cũng có thể là những cây dùng để phục vụ cho gia súc gia cầm trong nhà.

Sông Hồng giống như con người vậy, có lúc trầm lặng phản chiếu hình ảnh làng quê nơi đây, có lúc gồng mình lên với những trận nước lũ cuồn cuộn. Con người nơi đây dường như cũng giống như vậy, có lúc trầm lặng, nhẹ nhàng đến lạ thường, cũng có lúc thì cáu gắt, đôi lúc xấu tính như những dòng nước lũ về suốt ngày đêm.

Nhưng cũng bởi vậy mà người ta đi đâu rồi cũng đều nhớ đến một Hà Nội với con sông Hồng được tạo hóa ban cho như vậy, vẫn nhớ về những con người nơi đây hiền hòa nhưng có đôi lúc vì chịu áp lực mà trở nên xấu tính, cần sự bao dung tha thứ.

Sông Hồng không còn chỉ đơn giản là đại diện hình ảnh cho người dân Hà Nội mà còn là biểu tượng của toàn thể nông dân Việt Nam. Dù có đi đâu đi chẳng nữa, hình ảnh dòng sông vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí của em.

2. Bài văn tả cảnh sông nước quê em số 2

Quê ngoại của em ở Cần Thơ, nơi đây là vùng đất mà em yêu thích nhất và chắc chắn rằng một ai khi đến nơi đây đều có suy nghĩ giống em.

Ở Cần Thơ có nhiều cảnh đẹp như là Bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ hay chợ nổi Cái Răng cùng với vô vàn đặc sản đa dạng khác nhau. Nhưng để hỏi điều khiến em gần gũi nhất ở nơi này thì đó chính là hình ảnh của con sông Hậu hiền hòa chạy qua Bến Ninh Kiều.

Sông Hậu chạy dài như bất tận, uốn lượn quanh co giống như tấm vải khổng lồ vậy.

Vào buổi sáng, mặt hồ phẳng lặng lạ thường, hai hàng cây ở hai bên vẫn còn nghiêng mình yên giấc ngủ. Trên mặt sông, sương mù giăng trên mặt nước làm cho dòng sông trở nên huyền ảo, làm cho em liên tưởng đến như đang tấm chăn nằm ngủ vậy. Khi ông mặt trời thức dậy, phá tan màn sương sớm bằng những tia ánh sáng sắc nhọn, đánh thức dòng sông dậy. Dòng sông sau khi thức dậy liền thay một bộ áo mới, nó thay chiếc áo ngủ bằng chiếc áo khoác màu hồng đào lấp lánh kim tuyến. Dòng nước trên sông ánh lên những gợn màu hồng hồng bởi tia nắng đang nhảy múa, dòng sông trở nên đặc sắc. Lúc này người dân đã bắt đầu di chuyển trên sông, dòng sông cần cù chảy đưa những chiếc thuyền chiếc bè đi đến khắp các vùng miền.

Vào buổi trưa trời nóng rực, hàng trăm hàng vạn tia nắng nhảy nhót trên mặt sông làm cho dòng sông một lần nữa thay chiếc áo hồng đào bằng chiếc áo vàng óng ánh như mật ong vậy. Lúc này dòng sông lại trở về với các vẻ im lặng như buổi sáng sớm của nó. Thỉnh thoảng mới có những chiếc thuyền bè qua lại, còn vạn vật đều đã nghỉ ngơi trong tiếng ru trầm ấm của gió.

Chiều đến, thời điểm vội vàng đã đến, những tia nắng đã bắt đầu tắt, mặt trời lùi dần về phía sau rặng tre, nhường lại chỗ cho ánh trăng lên. Dòng sông lại thay một chiếc áo mới, một chiếc áo có màu sẫm hơn. Phía trên sông là chị gió anh mây đã tung tay nhảy múa, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp như không biết mệt mỏi. Còn trên mặt sông, những đám lục bình cùng lá tre khô nhẹ nhàng trôi.

Trời vào tối, nhà nhà bắt đầu lên đèn, tiếng cười nói sau một ngày làm việc miệt mài vang lên dọc theo bờ sông, cũng nhờ vậy mà sông Hậu bớt cô đơn đi phần nào. Khi trời vào tối hẳn, sông Hậu lần nữa thay chiếc áo mới, nó mặc lên mình chiếc áo tím. Ánh trăng soi bóng mình xuống mặt sông tạo nên cảnh sắc đẹp hơn bao giờ hết. Người người nhà nhà sau khi đã ăn cơm xong thường sẽ ra ngoài đi dạo dọc bờ sông để thưởng thức cái đẹp hiếm có này.

Vào mỗi buổi khác nhau thì con thuyền đều có vẻ đẹp riêng và em thích tất cả những vẻ đẹp đó của con sông Hậu này. Không chỉ riêng mình em đâu mà còn tất cả những người dân sống xung quanh sông Hậu đều cảm nhận thấy như vậy. Sông Hậu là người bạn thân tri kỉ của Cần Thơ mà người dân nào ở nơi đây đều cố gắng trân trọng. Tuy nhiên, hiện nay có một số đoàn du khách và một số thương lái hoạt động trên sông không có ý thức mà xả rác bừa bãi làm cho hình ảnh sông Hậu trở nên xấu đi. Cho dù mỗi ngày cuối tuần mọi người thường tập trung chèo thuyền dọc con sông để vớt rác nhưng cũng không thể thay đổi được ý thức của những xả rác. Vậy nên em rất muốn những thương lái và khách du lịch khi đến Cần Thơ tham quan sông Hậu hãy biết giữ gìn cảnh vật, không xả rác ra môi trường con sông như vậy nữa.