Top 6 # Xem Nhiều Nhất Về Nhà Mới Có Cần Mời Thầy Cúng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Mời Thầy Cúng Về Để Có Tiền Trả Cho Chủ Nợ

Ngày 15-1, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Phương (54 tuổi, trú tại Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) 18 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo hồ sơ, năm 2010, dựa vào mối quan hệ thân quen, Phương vay tiền của nhiều người quanh khu vực sinh sống với mục đích đầu tư làm ăn và hứa sẽ trả lãi suất cao hơn so với ngân hàng. Trong vòng vài tháng “thu gom”, tổng số tiền Phương vay của mọi người lên tới 5,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, sau khi vay được tiền, Phương dùng một phần để trả nợ cho những người khác, phần còn lại đưa cho một người quen biết để mua đất. Khi mọi người đến đòi nợ, do không có tiền trả, Phương đã bỏ trốn khỏi địa phương và sống lang thang tại các tỉnh miền Trung.

Biết đã bị con nợ “xù”, các chủ nợ lần lượt tới cơ quan công an trình báo. Ngay sau đó, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và phát lệnh truy nã đối với Phương. Đến tháng 4-2015, Phương tới cơ quan công an đầu thú.

Tại phiên tòa, các bị hại vô cùng bức xúc về việc bị Phương lừa gạt. Nhiều người cho hay vì tin tưởng cho Phương vay tiền nhưng bị cáo lại bỏ trốn nên khiến cuộc sống gia đình bị đảo lộn, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần, bế tắc.

“Bà hại chúng tôi, hại cha mẹ chúng tôi, hại cả con chúng tôi. Là hàng xóm với nhau bao nhiêu năm, vì tình nghĩa nên chúng tôi mới cho bà vay tiền, vậy mà bà nỡ lòng nào bỏ trốn. Bao nhiêu vốn liếng đều gom góp cho bà vay, từ ngày bà bỏ trốn, gia đình chúng tôi phải sống trong cảnh túng thiếu, đói rách,…” – một bị hại nói trước tòa.

Nghe các bị hại trách móc, bị cáo chỉ biết cúi mặt. Bị cáo giải thích bản thân mình cũng bị người khác lừa, vốn tính vay tiền để đầu tư làm ăn nhưng đưa tiền cho người khác mua đất rồi bị “hớ”. Do không thể có tiền trả nợ nên bị cáo mới phải bỏ trốn.

“Tôi cũng muốn có tiền trả cho mọi người lắm chứ. Tôi nhiều lần mời cả thầy cúng về, chỉ mong người ta trả tiền cho tôi để có tiền trả cho mọi người. Nhưng mời nhiều lần mà đều không được,…” – bị cáo thanh minh.

Tuy nhiên, các bị hại vẫn vô cùng bức xúc. Họ khẳng định vì lý do gì thì việc bị cáo vay tiền rồi bỏ trốn cũng khiến gia đình họ khổ sở, túng thiếu. Vì vậy, đa số các bị hại đều yêu cầu HĐXX cần có hình phạt nghiêm minh đối với bị cáo.

Sau khi xem xét toàn diện hồ sơ vụ án, HĐXX đã quyết định tuyên phạt mức án như trên.

Có Cần Thiết Phải Cúng Về Nhà Mới Thuê Không?

Đối với quan niệm của người phương Đông thì khi chuyển sang ở một ngôi nhà mới hoặc xây, xây một ngôi nhà mới thì thường sẽ làm một cái l ễ cúng về nhà mới thuê đó với mong muốn được tốt, mát mẻ khi ở và không gặp phải những vấn đề gì về tâm linh. Vì vậy, mà nghi lễ này được xem trọng và các gia chủ quan tâm đặc biệt mỗi khi chuyển dọn chỗ ở mới và rất cần thiết trong cuộc sống của người Việt ta đã bao đời nay.

1. Một số lưu ý khi dọn tới nhà ở thuê

Chọn ngày giờ tốt trước khi chuyển dọn tới nhà mới.

Gia chủ phải đích thân dọn đồ đạc và là người bước đầu tiên vào căn nhà đó.

Nếu có bài vị của tổ tiên hay bài vị của thần tài thì đích thân gia chủ phải cầm đến đó.

Nên chuyển nhà vào buổi sáng sớm là tốt nhất hoặc có thể là buổi chiều lúc mặt trời đã lặn đi.

Không được chuyển nhà khi trời đã tối vì khi chuyển nhà vào buổi tối sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn khi chuyển tới nơi ở đó.

Chỗ ở an ninh chặt chẽ, thoáng mát.

2. Làm lễ cúng về nhà mới thuê cần chú ý điều gì?

Thường thì việc thực hiện nghi thức cúng chỉ áp dụng cho bạn chuyển về nhà mới mua hoặc ngôi nhà xây xong. Nhưng trong thực tế, thì rất nhiều gia chủ quan tâm cả đến vấn đề làm lễ cúng về nhà mới thuê vì họ có quan niệm rằng đây cũng là nơi ở của họ nên vì vậy mà họ muốn được bình yên, mát mẻ, mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi hơn khi chuyển chỗ ở mới.

Để chuẩn bị lễ chu đáo và theo đúng phong thủy chủ nhà cần chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà ở mới. Thông thường, việc chọn ngày giờ tốt để về nhà mới cần phải đi tham khảo một số sách về bói toán hoặc đến các thầy bói có tiếng, nếu chọn ngày giờ không tốt sẽ mang đến vận xui cho cả gia đình. Nên chọn giờ tốt phù hợp với mệnh của gia chủ và hướng nhà để dọn đến nhà mới.

3. Chuẩn bị đồ cúng về nhà mới thuê

Khi gia chủ quan tâm đến việc thờ cúng, báo cáo với các vị thần cai quản ở mảnh đất đấy thì gia chủ sẽ chuẩn bị một mâm cúng về nhà mới thuê thật chu đáo để trình bày mong muốn của mình với các vị thần. Lễ vật cúng nhà mới dọn đến cần chuẩn bị những đồ sau:

Hoa quả (có thể chọn 5 loại quả như: dứa, cam hoặc quýt, nải chuối, táo, xoài,…).

Hoa tươi (tùy chọn loại hoa như: hoa hồng, hoa cúc trắng hoặc vàng, hoa ly,…).

Hương (nhang).

Nến (đèn cầy).

Gạo tẻ, muối hạt sạch.

Nước lọc.

Rượu.

1 lá trầu, 1 quả cau tươi.

Giấy tiền, vàng mã.

Thịt lợn (có thể thịt lợn quay, thịt chân giò,…).

Xôi đậu xanh.

Kẹo bánh.

Thuốc lá (3 điếu).

Chuẩn bị một mâm cúng về nhà mới đầy đủ như trên với lòng thành tâm tuyệt đối kính dâng lễ vật cầu xin lên các vị thổ địa cai quản ở đó sẽ giúp bạn làm ăn tốt hơn, mạnh khỏe, bình an.

Có Cần Làm Lễ Cúng Về Nhà Mới Thuê Hay Không?

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế – chính trị và giáo dục của Việt Nam, nơi tập trung dân cư rất đông đúc. Giá nhà đất ở hai thành phố luôn ở mức rất cao, việc mua được một căn nhà ở đây gần như là điều quá sức với phần lớn người dân. Chính vì thế, nhu cầu thuê nhà tại hai thành phố này rất lớn và hiện nay, thuê nhà đang càng ngày càng trở nên phổ biến. Kết hợp với yếu tố tâm linh thì lúc về nhà thuê có cần làm lễ cúng hay không? là điều mà nhiều người vẫn đang băn khoăn. Hãy để đơn vị chuyển nhà chuyên nghiệp MovingHouse trả lời giúp bạn.

Kinh nghiệm dọn về nhà mới

1. Nhập trạch là gì

Như chúng ta đã biết, thủ tục nhập trạch là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Khi chuyển về nơi ở mới, người chủ có thể không làm lễ cúng động thổ, cất nóc (nếu không trực tiếp xây nhà) nhưng nhất định phải làm lễ cúng nhập trạch để báo cáo các vị chư thần thổ địa và ông bà, tổ tiên của gia chủ biết đến sự có mặt của gia đình gia chủ tại nơi ở mới, cầu mong may mắn và bình an đến với gia đình trong thời gian sinh sống tại nhà mới. Có thể nói nhập trạch chính là nghi lễ dọn về nhà mới, bất cứ khi nào chuyển về định cư tại nơi ở mới đều cần phải làm lễ cúng nhập trạch.

2. Có cần làm lễ cúng cho nhà thuê – Ở nhà trọ có cần cúng nhập trạch

Một số người cho rằng nhà thuê không phải nhà của mình và nghĩ rằng cúng nhập trạch là không cần thiết mà xem nhẹ, bỏ qua. Suy nghĩ này là không đúng so với quan niệm về phong thủy và phong tục truyền thống của người Việt ta. Lễ cúng nhập trạch không chỉ nhằm mục đích cầu mong tài lộc, lợi ích cho riêng gia đình gia chủ mà còn thể hiện sự kính trọng, biết ơn của gia chủ đối với các bậc bề trên, rằng đi bất cứ đâu, tâm của gia chủ cũng vẫn luôn hướng về cội nguồn, tổ tiên.

Thắp hương, thờ cúng nhập trạch về nhà mới thuê có điểm gì khác không?

Trước hết, cần hiểu nhập trạch là nghi lễ dọn về nhà mới, nơi ở mới chứ không phải làm nhà mới hay tân gia. Không phân biệt việc gia chủ có được căn nhà đó bằng cách nào. Vì thế, không có sự khác biệt nào trong nghi thức cúng nhập trạch giữa về nhà mới thuê, mới xây hay mới mua.

Lễ vật cúng chuyển nhà trọ, thắp hương ở nhà thuê

Lễ cúng không yêu cầu phải cầu kỳ, tốn kém, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm rượu và chút lễ vật, hương hoa, tiền vàng, trái cây và thành tâm, trang trọng cúng điếu, báo cáo chư thần thổ địa, tổ tiên phù hộ cho gia đình. Trước khi dọn về nhà mới cần dọn dẹp sạch sẽ và đốt bồ kết, việc này ngoài mục đích tâm linh còn có tác dụng tiêu trừ hết mầm bệnh, ẩm thấp, khí độc, đảm bảo cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Trước khi nhập trạch, cần chọn được ngày tốt, tránh chuyển về nhà mới trong tháng Ba và tháng Bảy âm lịch. Chuẩn bị một số vật dụng cần thiết để mang đến nhà mới như: Chiếu đang dùng, bếp lửa, túi gạo, túi muối, tiền bạc. Đặt bếp lửa cháy trước ngưỡng cửa để gia chủ rồi từng người trong nhà bước qua, vào nhà. Mỗi thành viên trong gia đình khi vào nhà không nên đi tay không mà nên mang theo chút tiền bạc. Sau những việc đó, gia chủ sẽ tiến hành lễ cúng nhập trạch về nhà mới theo dự định.

>>> Bạn nên đọc ngay bài viết xem ngày tốt chuyển văn phòng – chuyển nhà ở để đón nhận nhiều may mắn và “thuận buồm xuôi gió” nhé.

Bài cúng về nhà mới

Con nam mô ai di đà phật (3 lần)

Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần; Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương; Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định Phúc Táo Quân chư vị tôn thần; Các Thần Linh cai quản ở trong khu vực này. Hôm nay là ngày….. tháng……. năm…… Con tên là……… Sinh niên……… Hiện nay ngụ tại………….

Con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, các thứ cúng dâng bày ra trước án. Bởi vì con có xây cất (hoặc “thuê được”) 1 ngôi văn phòng/ văn phòng ở tại xứ này là….. (ghi địa chỉ nơi đó). Hôm nay, con muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, mại mãi tài vật giúp cho sinh hoạt. Do đó, con chọn được ngày lành tháng tốt và sắm sanh lễ vật, cáo yết Tôn Thần, dâng cúng Bách Linh, con cúi mong các thần linh soi xét.

Con thành tâm kính mời Quan Đương niên , Quan Đương Cảnh, Quan Thần linh Thổ Địa, Định Phúc Táo Quân, cùng các Ngài Địa Chúa Long Mạch, và tất cả Thần Linh cai quản ở trong khu vực này. Con cũng cúi xin: Thương xót cho con giáng lâm trước án, chứng giám lòng thánh thụ hưởng lễ vật, độ cho con được buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân sự bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Con lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ, cùng chư Hương Linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây để chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội. Dãi tấm lòng thành, con cúi xin chứng giám. Cẩn cáo !

Khi về nhà mới thuê cũng cần phải kiêng một số việc như:

Người cầm tinh con hổ (tuổi Dần), người đang có mang không nên tham gia vào việc dọn nhà.

Quá trình về nhà mới thuê không được lớn tiếng, không để xảy ra cãi vã hay mắng mỏ trẻ nhỏ.

Nếu nhập trạch chỉ để lấy ngày tốt mà chưa chính thức ở ngay, nhất thiết phải ngủ qua đêm và không được ngủ trưa tại nhà mới thuê.

Chuyển về nhà mới thuê hay mới xây, mới mua đều cần làm lễ cúng nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

Chuyển nhà là công việc trọng đại và rất vất vả, nhất là đối với những gia đình ít người. Do đó, nên sử dụng những dịch vụ chuyển và dọn nhà để được giúp đỡ tận tình.

>> Xem ngay: giá cước taxi tải dịch vụ chuyển nhà trọn gói giá rẻ nhất TPHCM của Xá Lợi để lên kế hoạch chuyển nhà hợp lý nhất nhé.

Người dân tại thành phố Hồ Chí Minh khi có nhu cầu chuyển và dọn nhà nên lựa chọn những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín lâu năm như Công ty TNHH MTV TMDV vận tải Xá Lợi để được tư vấn và hỗ trợ tận tình. Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH MTV TMDV vận tải Xá Lợi

Địa chỉ: Số 122, đường Đinh Bộ Lĩnh, P. 15, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM

Hotline (24/24 giờ): (028) 22 48 48 48 – 09 48 48 48 22

Website: Dịch vụ chuyển nhà trọn gói Xá Lợi

Cúng Về Nhà Mới Cần Những Gì? Bài Văn Cúng Về Nhà Mới 2022

Cúng về nhà mới hay còn được biết đến với tên khác là lễ nhập trạch. Nghi lễ này là nghi lễ vô cùng quan trọng đối với gia chủ khi chuyển đến nhà mới. Việc tổ chức lễ cúng về nhà mới như một lời thông báo đến tổ tiên, gia trạch thần thổ công của nhà. Cùng với đó là khấn xin thần linh thổ địa sẽ ban phước lành đến cho gia đình.

Lễ cúng nhập trạch được thực hiện khi nào?

Lễ cúng nhập trạch hay cúng về nhà mới là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam.

Nghi lễ này được thực hiện khi gia chủ dọn về nhà mới (có thể là nhà mới xây, nhà chung cư, nhà mới mua…).

Chọn ngày lành, tháng tốt, giờ đẹp để dọn đến nhà mới.

Chuẩn bị thật kỹ bài văn khấn và lễ vật cúng vào nhà mới.

Bài vị cúng gia thần, tổ tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới.

Công việc dọn nhà mới cũng phải chọn người chứ không được chọn bừa bãi.

Mâm ngũ quả cúng nhà mới phải đầy đủ 5 màu sắc khác nhau.

Bánh kẹo để làm lễ.

1 bình hoa tươi (Về nhà mới nên cúng hoa gì? Thông thường sẽ sử dụng hoa cúc hoặc hoa cát tường để cúng về nhà mới).

Nhang (hay còn gọi là hương), nến cốc đỏ hoặc đèn cầy đỏ.

Một con gà luộc (nên là gà trống, chân vàng) hoăc heo quay.

1 Tam sanh bao gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 trứng gà luộc, 1 con tôm luộc.

1 đĩa xôi (thông thường dùng xôi gấc hoặc xôi đỗ để đem lại may mắn, tài lộc.

3 miếng trầu cau đã têm hình cánh phượng.

Tiền âm phủ: các loại giấy tiền, mỗi loại nên chuẩn bị 1 thếp.

1 đĩa gạo – muối nhỏ đặt lên mâm cúng.

Chuẩn bị 3 hũ nhỏ để đựng muối – nước – gạo (hũ muối – gạo sau khi cúng xong thì đem cất, sau này dùng để cúng ông công, ông táo vào ngày 23 tháng chạp).

3 ấm trà khô, 3 ấm rượu trắng, 3 điếu thuốc lá cùng với những chiếc chén nhỏ.

Đồ cúng nhập trạch nhà mới, lễ vật cúng tạ nhà phải được lựa chọn kỹ lưỡng.

Mọi thứ phải được mua sắm mới, đồ lễ cúng phải tươi không được dập nát. Khi nấu đồ cúng không được nếm thử.

Chuẩn bị đồ cúng chuyển nhà mới phải đầy đủ của các thần thổ công, thổ địa, gia tiên. Mâm lễ cúng vào nhà mới cúng thần công, thổ đất phải tự tay gia chủ chuẩn bị và mua sắm.

Bên cạnh mâm lễ vật cúng, gia chủ cần chuẩn bị thêm cả bài cúng, bài văn khấn cúng vào nhà mới thật chu đáo.

Theo thông thường, các gia chủ thường mời thầy cúng, thầy phong thủy để đọc văn khấn, bài cúng vào nhà mới.

3. Những việc quan trọng phải làm trong ngày cúng vào nhà mới

Công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong lễ cúng nhà mới đó là chọn ngày lành tháng tốt. Thông thường, khi lựa chọn ngày cúng phải lựa chọn theo mệnh, theo tuổi.

Tuy nhiên, nên lưu ý khi cúng vào nhà mới phải hoàn thành trước 15h chiều trong ngày.

Xông nhà giúp xua đi những chướng khí không tốt

Ngoài lễ cúng chính vào nhà mới, gia chủ nên làm lễ xông nhà. Làm lễ xông nhà sẽ giúp xua đuổi được những chướng khí cùng các loại côn trùng có hại trong nhà ra ngoài.

Chắc hẳn, sẽ có những người thắc mắc xông nhà nghĩa là như thế nào?

Xông nhà có nghĩa là sử dụng một loại nước được đun từ thực vật, phần khói lá bốc lên sẽ cuốn đi những chướng khí, mùi nhà mới khó chịu.

Nồi nước xông bao gồm: các loại rễ cây, nhưng hương liệu chế từ cây và hoa, bột trầm hương, hương đốt.

Sau đó gia chủ sẽ đốt các nguyên liệu trên trong 1 cái siêu, phần khói sẽ tỏa ra từ miệng của chiếc siêu.

Khi xông nhà nên mở hết toàn bộ cửa để không khí bên ngoài được lưu thông vào trong nhà và đẩy không khí không tốt bên trong nhà ra.

Khi xông phải xông từ trên tầng xuống dưới, từ bên trong ra bên ngoài. Đặc biệt phải làm thật kỹ những góc tường, những nơi ẩm thấp.

Sau khi xông xong, nên bật đèn chiếu sáng để tăng thêm nhiệt độ cũng như dương khí cho căn nhà của bạn.

Ngoài ra, trong các phòng cũng nên bật quạt theo các hướng để không khí thêm lưu thông.

Chiếu và bếp nấu là một trong những vật dụng không thể thiếu và nhất định phải mang vào nhà đầu tiên.

Theo quan niệm dân gian, khi vào nhà mới phải mang thiếu chiếu gia chủ đang sử dụng trước đó, tiếp theo sau là bếp lửa.

Đối với bếp, tuyệt đối không nên mang theo bếp điện. Bởi vì, dù bếp điện có tạo ra nhiệt nhưng lại không có lửa và khói.

Cùng với đó là các vật dụng như: chổi quét nhà, nước….

Bên cạnh những vật dụng, phần bài vị của Thần linh, tổ tiên phải được mang đến đầu và phải chính tay gia chủ cầm đến.

Những người khác trong gia đình sẽ mang vật dụng đi theo sau, họ hàng đến thì mang theo tiền đến nhà mới.

Trong ngày vào nhà mới, theo tục lễ gia chủ phải đun một nồi nước sôi. Ý nghĩa của việc ngày là mong muốn gia đình sẽ gặp được vận may, tiền tài lúc nào cũng được dồi dào và phát triển.

Đối với mở vòi nước nước: chủ nhà nên mở vòi nước ở các bồn rửa mặt, bồn tắm, bồn rửa bát nhưng phải đậy nắp.

Vòi nước mở nhỏ và để nước chảy trong thời thật lâu. Điều này tượng trưng cho sự đầm ấm no đủ, tiền tài lúc nào cũng dồi dào chảy vào trong nhà.

Chuông gió là một trong những vật dụng phong thủy. Khi treo chuông gió ở trước nhà, cửa sổ sẽ làm trao đổi luồng không khí ở trong nhà và ở ngoài trời.

Bên cạnh đó, tiếng của chuông gió còn giúp xua đuổi tà ma, ám khí đem lại may mắn cho gia chủ.

Chính vì vậy, nên chọn những loại chuông gió được làm bằng kim loại, tạo ra âm sắc cao xua đuổi tà mà tốt hơn.

Bài Văn Khấn Cúng Gia Tiên Khi Vào Nhà Mới

Liệt Tổ Liệt Tông… (ghi họ tộc chỗ này) Gia Tại Thượng Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại …… Gia Tiên Linh Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…… Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ) Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng. Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

Văn khấn Thần linh khi về nhà mới như sau:

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là:………………………………………. Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực, Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh. Nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Trong ngày lễ nhập trạch nhà mới, các thành viên trong gia đình phải thật vui vẻ, tránh khóc lóc than phiền.

Theo quan niệm, chuyển nhà mới là một sự khởi đầu mới, trong ngày vui vẻ thì mọi việc sau này đều hanh thông và suôn sẻ.

Đầu tiên, gia chủ phải khấn thổ công trước, sau đó gia chủ mới thực hiện lễ cúng tổ tiên để báo cáo tin vui chuyển nhà mới với tổ tiên của mình.

Sau khi cúng bái tổ tiên xong mới được phép dọn đồ đạc ở bên trong nhà. Nếu trong gia đình có người đang chửa, tuyệt đối không cho dọn nhà.

Nếu vào trong trường hợp cấp bách, người chửa phải dùng chổi mới quét qua các đồ đạc rồi mới được chuyển vào trong nhà nếu không sẽ dẫn đến việc phạm “Thần thai”.

Những người dọn dẹp nhà tuyệt đối không được để người cầm tinh con hổ dọn dẹp nhà cửa.

Nếu như gia chủ chỉ có nhập trạch nhà mới để lấy ngày, chưa có nhu cầu để ở thì nhất định gia chủ phải ở lại 1 đêm trong nhà mới.

Tốt nhất là nên ở khoảng 3 ngày và bật điện sáng cả đêm trong 3 ngày đó.

Có thể bạn muốn biết: Nghi lễ cúng đầy tháng cho Bé Trai, Bé Gái đơn giản ở 3 Miền