Top 5 # Xem Nhiều Nhất Ve Nha Moi Nen Cung Nhung Gi Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Lễ Vật Và Bài Văn Khấn Vào Nhà Mới Le Vat Va Bai Van Khan Cung Nhap Trach Don Ve Nha Moi Doc

Khi cúng động , quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại ), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

– CÁC NGÀI BẢN XỨ THẦN LINH THỔ ĐỊA, BẢN GIA TÁO QUÂN cùng CÁC THẦN LINH CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

(A): LÀ TÊN CÁC VỊ THẦN LINH ứng với từng năm, năm nào thì điền tên vị Thần ấy vào chỗ ấy.

– Năm Tý : Chu Vương hành Khiển.Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

– Năm Sửu : Triệu Vương Hành Khiển.Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

– Năm Dần : Ngụy Vương Hành Khiển. tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

– Năm Mẹo : Trịnh Vương Hành Khiển. Thạch tinh chi thần, Liễu tào phán quan.

– Năm Thìn : Sở Vương Hành Khiển. tinh chi thần, Biểu Tào phán quan.

– Năm Tị : Ngô Vương Hành Khiển. Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.

– Năm Ngọ : Tần Vương Hành Khiển. Thiên hao chi thần, Nhân tào phán quan.

– Năm Mùi : Tống Vương hành Khiển. Ngũ Đạo chi thần, Lâm tào phán quan.

– Năm Thân : Tề Vương Hành Khiển. Ngũ miếu chi thần, Tống Tào phán quan.

– Năm Dậu : Lỗ Vương hành Khiển. Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan.

– Năm Tuất : Việt Vương Hành Khiển. Thiên Bá chi thần, Thành tào phán quan.

– Năm Hợi : Lưu Vương Hành Khiển. Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn tào phán quan.

(B): là TÊN CÁC VỊ ĐẠI KIẾT TINH như: Thiên Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức, Nguyệt Đức Hợp, Tuế Đức, Tuế Đức Hợp, Thái Dương, Thái Âm, Tử Vi Đế Tinh

CÁC LỄ VẬT CÚNG

Khi cúng động thổ, quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại trái cây), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ.

Lúc đốt giấy vàng bạc thì dùng chung rượu ở giửa rưới lên sau khi đốt xong.

Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.

Nhớ mỗi kỳ đổ mái- đổ thêm tầng đều phải sắm vái.

CÁC ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NHẬP TRẠCH (DỌN VÀO NHÀ MỚI):

Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…vv…

Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv… vào.

Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.

Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

VĂN KHẤN GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH

LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (ghi họ tộc chỗ này) GIA TẠI THƯỢNG

CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI….. GIA TIÊN LINH.

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm……

Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

Ngay Gio To Tien Nen Cung Chay Hay Cung Man

Trước hết, chúng ta cần thấu hiểu ý nghĩa của phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp đặc sắc trong văn hóa ứng xử của người Việt ta. Phong tục này không chỉ thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc cho các thế hệ mai sau. Đây được xem là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất, trước hết là nói lên lòng thành kính tưởng nhớ, sau là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết ơn đối với các bậc sinh thành.

Có thể nhận thấy tình trạng chung hiện nay tại những đám giỗ là tụ tập bạn bè hay người thân rồi cùng nhau tổ chức ăn uống linh đình và đặc biệt là sát sinh rất nhiều để phục vụ cho nhu cầu ăn uống ấy. Điều này nên hay chăng?

Theo thế gian thì việc này âu cũng là chuyện thường. Nhưng đối với những người Phật tử, được học và lĩnh hội những giáo lý tốt đẹp mà đức Phật truyền trao thì chúng ta nên phân biệt những việc nên làm và không nên, để những giá trị tốt đẹp trong kinh điển và lời dạy của đức Thế Tôn sẽ được tiếp tục lưu truyền theo đúng nguyên bản giá trị của nó.

Nếu người chết còn bị kẹt vào chỗ nào đó chưa được đầu thai, thì mỗi lần con cháu giết hại sanh vật để cúng tế, thì họ bị thêm tội. Vì nghiệp mà đang chịu trả nghiệp, nay bị con cháu gởi thêm nghiệp nữa, nghiệp sau chồng nghiệp trước, biết chừng nào trả cho xong. Thật tội nghiệp cho họ!

Nếu con cháu biết được đạo lý này thì nên làm lành làm thiện, những ngày cúng giỗ đều tổ chức niệm Phật tụng kinh, phóng sinh lợi vật để hồi hướng công đức. Ơn nghĩa này đối với họ lớn lao và quý hóa biết chừng nào!

Nhưng xin lưu ý, cúng giỗ chay nhưng xin hãy chay tịnh ngay từ trong tâm thức của chính mình, từ chính tấm lòng biết ơn của những người con, người cháu đối với tổ tiên, chứ không chỉ là trên hình thức. Đơn cử như việc “giỗ chay nhưng đãi mặn”, tiếng là giỗ chay nhưng chỉ với vài ba món để trên ban thờ, so với tràn ngập thịt cá trong bàn tiệc thì mấy món chay kia chỉ là hình thức giả tạm. Làm sao che lấp được rượu, thịt ê hề hay tiếng than khóc của những chúng sinh bị giết hại vô tội kia… Hình thức trống rỗng, tâm ý không thành, liệu có giải quyết được vấn đề gì?

Vậy thì chúng ta, những người con của Phật, hãy “tự thắp đuốc lên mà đi”, dùng chính sự giác ngộ của bản thân để quán chiếu và hành động mọi việc theo đúng giáo lý và lời dạy của đức Phật.

Vào những ngày giỗ kỵ tổ tiên, ông bà hay bố mẹ, người thân của mình nên làm chay thanh tịnh mới tốt. Tụng kinh niệm Phật hồi hướng công đức cho vong linh, cầu xin vong linh sớm siêu sanh, giải thoát, giác ngộ. Nên tiết giảm các hình thức ăn nhậu say sưa và tuyệt đối đừng sát hại sinh vật. Đừng nên lợi dụng ngày chết của ông bà, cha mẹ, mà giết hại sinh vật làm đám tiệc linh đình để trả ơn nghĩa thế gian. Nếu sơ ý, vừa tội nghiệp cho ông bà, vừa kết thêm nghiệp chướng cho chính mình. Nhân quả này không dễ gì có thể trả được.

Nhân ngày giỗ kỵ này, con cháu nên ăn chay, phóng sanh, làm các việc thiện lành để hồi hướng công đức, cầu cho vong linh được tiêu nghiệp tăng phước. Chỉ cần nhang đèn, hoa quả với vài món tinh khiết để tỏ lòng thành kính. Nếu không có điều kiện, thì chén nước lạnh tinh khiết với hoa quả, một nén hương thành tâm là đủ để thiết lễ tưởng niệm rồi. Cần chi đến hình thức linh đình mà bị khó khăn.

“Con ơi, mẹ chẳng cần chi Mong con ứng xử trong khi mẹ còn Chỉ mong con nhớ những điều Phật răn Ngày giỗ cũng chẳng cần chi Làm mâm cỗ lớn, mang đi cúng ruồi Mẹ đây phước mỏng tội dày Sát Sinh ngày giỗ tội mẹ nặng thêm Nên chăng con hãy cúng chay Tiệc mời chay tịnh giỗ mẹ thêm an Nhân quả phải giữ lấy lời Dù là cao quý, hèn đời con ơi! Cuộc đời thiện ác thế thôi Nhờ có nhân quả, mẹ thời an vui”

Văn Khấn Lễ Tạ Mừng Năm Mới Van Khan Cung Le Ta Mung Nam Moi Doc

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng.

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng được tiến hành vào ngày mồng ba Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết.

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm………….

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chừ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên

Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: “bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là “lên nêu”… có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ.

Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là “hạ nêu” phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi”.

Tại sao một mỹ tục đậm đà bản sắc dân tộc với ý nghĩa tốt đẹp như thế, đến nay lại không thấy nữa? Họa chăng chỉ còn trong sách báo cùng trong thơ văn với câu đối Tết: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh” .

Cũng theo ý nghĩa trừ tà ấy, những nhà theo đạo Phật treo lên cây nêu nào là khánh, là chuông nhà Phật để cho biết ở đây có Phật Bà Quan Âm độ trì, quỷ dữ phải tránh xa, để gia đình được bình an. Có lẽ do ý nghĩa mê tín, trừ ma quỷ nên khi Tấy đến, rồi Cách mạng nổi lên, dần dần người ra bỏ tục trồng nêu.

* Thờ cúng tổ tiên một cách hệ thống đã dần dần trở thành quốc đạo

Văn hóa phương Tây khác với văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà; trong khi đó các dân tộc phương Đông đều có nhiều hình thức thờ cúng, tưởng nhớ đến người chết như người Ai Cập trong các ngôi mộ cổ, hay bàn thờ Tổ tiên trong các dân tộc Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên.

Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ họ một cách trang trọng, cũng nhiều nhà thờ họ đủ đồ thờ trang trọng như thờ Thần thờ Thánh. Và khi cúng tế, người ta luôn cầu âm đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám ma hay khi gặp hoạn nạn, hay khi đi thi, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn, trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa VN.

Không những thế, hệ thống thờ tổ tiên của vũ trụ, tức Ông tạo hóa hay Ông trời, thời phong kiến chỉ có vua mới được thờ cúng ở đàn Nam Giao, giống như bên Trung Hoa, thì nay ở Trung và nhất ở Nam Bộ nhiều nhà có bàn Thiên ở ngoài trờ để thờ trời. Tổ tiên của dân tộc là vua Hùng cũng được thờ, và nay trở thành quốc lễ. Ngoài ra, còn thờ các tiền nhân anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…

Ngày nay, nhất là sau Cộng đồng Vatincan II, thiên chúa giáo vốn rất nghiêm khắc với việc thờ tổ tiên, bây giờ đã rộng rãi, các giáo dân vận có thể lập bàn thờ gia tiên. Mọi người VN hiện nay đều thờ tổ tiên và hầu hết đều có bàn thờ gia tiên, đó chính là quốc đạo, lấy con người làm chủ vạn vật, coi trọng âm đức, cái đức vô hình thiêng của con người.

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, không thể không coi trọng thờ tổ tiên với truyền thống lâu đời và đã trở thành hệ thống. Đó cũng là nét riêng của dân tộc VN vậy! Thờ tổ tiên chính là quốc đạo của người VN vậy!

TS NGUYỄN NHÃ

Phong Tục Thờ Cúng Trong Ngày Tết

Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm , bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch .

Nguyên là bắt đầu . Đán là buổi sớm mai . Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm , mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang .

LỄ TRỪ TỊCH

Lễ trừ tịch của người Trung Quốc còn là lễ khu trừ ma quỷ.Vào ngày trừ tịch dùng 120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường đánh để khu trừ ma quỷ, do đó có danh từ trừ tịch.Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

CÚNG AI TRONG LỄ GIAO THỪA

Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có viết : Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm. Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa.

Những năm về trước, trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ không ngớt, truyền từ nhà nọ sang nhà kia, khắp kẻ chợ nhà quê.

SỬA LỄ GIAO THỪA

Tại các đình miếu cũng như tại các tư gia lễ giao thừa đều cúng mặn.Các ông thủ từ lo ở đình miếu,còn tại các tư gia do người gia trưởng đảm nhiệm.Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn ở xóm nữa.

Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra.Trên hương án có đỉnh trầm hương hay bình hương.Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển.

Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành Hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa. Các chùa chiền cũng có lễ cúng giao thừa, nhưng lễ vật là đồ chay, và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa.

Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước của nhà đối với những nhà không có sân. Ngày nay ở thôn quê rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền.Và ở các tư gia tuy vẫn cúng giao thừa nhưng bàn thờ thật là đơn giản.

ĐẠI VƯƠNG HÀNH KHIỂN VÀ PHÁN QUAN

Có mười hai vị đại vương,mỗi ông cai trị một năm cõi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu tính theo thập nhị chi, bắt đầu từ năm Tý, cuối cùng là năm Hợi.Hết năm Hợi lại quay trở lại năm Tý với Đại vương hành khiển của mười hai năm trước.

Các vị đại vương này còn được gọi là đương nhiên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong một năm, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia đinh,từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế. Mỗi vị đại vương hành khiển có một vị phán quan giúp việc.

Trong khi làm lễ cúng Đức đương niên đại vương hành khiển người ta khấn theo đức Thổ thần và Thành Hoàng vì khi đức đại vương hành khiển đã giáng lâm thì Thổ thần và Thành Hoàng có nhiệm vụ nghênh tiếp do đó cũng được phối hưởng lễ vật.

LỄ CÚNG THỔ CÔNG

Sau khi cùng giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”.Lễ vật cũng tương tự như cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu,nước,đèn nhang, vàng bạc, hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà, bánh, mứt v.v …

LỄ CÚNG GIA TIÊN

Chiều ba mươi Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hoá vàng.

Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu.

Phong Thuỷ,Xem Phong Thuỷ,Tư Vấn Phong Thuỷ,Vật Phẩm Phong Thuỷ,Phong Thuỷ Nhà Ở,Học Phong Thuỷ,Phong Thuy,Xem Phong Thuy,Tu Van Phong Thuy,Vat Pham Phong Thuy,Phong Thuy Nha O,Hoc Phong Thuy,Phong Thuy Phong Ngu,Phong Thuy Nha Bep, Phong Thuy Nha,Phong Thuy 2022,Phong Thuy 2022,Phong Thuy Giuong Ngu,Phong Thủy Bàn Làm Việc,Phong Thuy Phong Khach,Phong Thuy Huong Nha,Phong Thuy Cau Thang,Phong Thuy Ban Tho,Phong Thuy Nha O Theo Tuoi,Phong Thuy Menh,Phong Thủy Phòng Làm Việc,Phong Thuy Bep,Phong Thuy Mau Sac,Phong Thuy Phong Bep,Phong Thuy Phong Tho,Phong Thuy Xay Nha,Phong Thuy La Gi,Phong Thuy Van Phong,Phong Thuy Trong Nha,Phong Thuy Nha Dat

Cây trước Minh Đường chắn khí và khiến Âm Khí tụ nên không tốt cho Dương Trạch

Trong phong thủy xem đây là thế Độc Mộc, nhất là khi chỉ có 1 cây, và cây có tán lá rộng, gốc cây thật lớn chứ không phải nhiều cây lớn trước nhà thì càng phải xem chừng. Nhà có cây lớn trước nhà thường có một số ảnh hưởng như sau: Trước tiên ai cũng thấy là cây có thể ngã đổ gây nguy hiểm cho nhà và người nhà của mình. Vào lúc mưa to gió lớn, cành lá rụng có thể làm dơ bẩn sân nhà mất công quét dọn. Đó là chưa kể lâu lâu có 1 vài đồng chí nhậu xỉn và bị bệnh “tiểu đường” kiếm gốc cây nhà mình làm nơi giải quyết bầu tâm sự. Thứ hai nữa là xét theo phong thủy thì phía trước nhà là minh đường, nên thoáng mát rộng rãi chứ không nên có vật che cản luồng khí lưu thông vào nhà. Thứ ba nữa là tuy ít người tin, nhưng mà những cây lớn, tán lá rậm rạp thường là nơi cho vong hồn ở. Vì sao?

Ai cũng biết là vong hồn là âm, người còn sống là dương. Khi một người chết đi thì thể xác người ta không còn, nhưng linh hồn vẫn hiện hữu. Tùy theo nghiệp quả khi sống đã gieo trồng mà thời gian linh hồn hiện hữu trên cuộc đời dài hay ngắn, đi đầu thai sớm hay muộn. Thời gian này trong đạo Phật gọi là thân trung ấm. Chúng ta đều thấy khi làm lễ động quan thì khi khiêng quan tài ra khỏi nhà, nhà đòn đều phải có người cầm ô/dù che ở đầu quan tài trước khi đem lên xe tang đi chôn. Chúng ta có bao giờ tự hỏi vì sao phải che quan tài? Người đã chết thì nằm trong quan tài gỗ dày, còn được quấn quanh bằng nhiều lớp nylon nên ở trong quan tài làm gì mà thấy nóng? Đó là chưa kể, người đã chết thì làm sao còn có cảm giác nóng lạnh? Đó là vì hồn người mới chết còn rất yếu, không chịu được ánh nắng mặt trời nóng bức, nên nếu muốn hồn đi theo quan tài ra nghĩa địa, tức là “ngôi nhà mới” mà không ở lại nhà cũ quyến luyến gia đình, làm ảnh hưởng đến người sống thì phải che dù/ô ở đầu quan tài để linh hồn người nương theo dù mà đi theo ra nghĩa địa. Nếu như không che dù, thì hồn mới chết không chịu được nắng nóng đành phải ở lại trong nhà gây nhiều xung đột âm – dương cho người trên trần thế. Cũng vì thế nên khi chọn giờ động quan người ta thường chọn giờ sáng sớm chứ ít ai chọn giờ động quan giữa trưa hay chiều tối.

Nếu người chết đi, vì lý do nào đó mà không tìm được chốn an nghỉ, do không có người nhà biết, do vô gia cư, hay chết do tại nạn bất ngờ,…thì linh hồn đành phải chọn những ngôi nhà hoang, cây lớn râm mát…để làm chốn nương thân. Vậy thì cây càng lớn, bóng râm mát càng nhiều thì dễ được nhiều “ma vô gia cư” (tức là cô hồn cắc đảng) lựa chọn để ở. Nay nếu ta phá cây trước cửa nhà ta, nếu xung quanh có nhiều cây lớn khác mà không có “ma” khác ở thì những cô hồn này chạy qua nơi khác cư ngụ; còn nếu xung quanh đều đã có những cô hồn khác đăng ký hộ khẩu thì những cô hồn này đành phải đi lang thang, tìm nơi khác trú thân. Giống như chúng ta đã đuổi người vô gia cư trú tạm trước nhà ta thì họ sẽ rất vất vả tìm nơi khác để trú chân. Nếu như cây lớn do nhà ta trồng thì ta còn có quyền chặt, chứ nếu mà cây có từ trước khi ta dọn nhà đến hay trước khi ta xây cất thì đuổi như vậy, cô hồn, nhất là những con ma khi còn sống, làm nghề giang hồ đâm thuê chém mướn, họ sẽ không dễ dàng đi đâu mà có khi còn quay lại quấy phá nhà ta nữa.

Tôi từng gặp 1 trường hợp, chị kia mua nhà mà có sẵn 1 cây lớn trước cửa nhà, rồi khi dọn về thấy cây thấy ngứa mắt nên cho chặt; sau khi chặt cây thì bao nhiêu vận rủi, xui xẻo kéo đến liên tục, chị còn nằm mơ thấy có người hiện lên đòi thanh toán chị. Khoảng 3 tháng sau thì chị tự nhiên bị tai nạn mà chết. Căn nhà từ đó bỏ hoang luôn.

Thứ tư nữa là chặt cây là một trong những tội nghiệp theo kinh Phật. Nếu như trồng cây giúp ta giàu có thì chặt cây, phá hoại môi trường gây ra hậu quả rất lớn.

Cách tốt nhất để hóa giải tình trạng này là thường xuyên cúng thí thực (cháo loãng) để những cô hồn này ăn. Khi họ ăn của ta thường xuyên thì tự nhiên sẽ giống như người chịu ơn ta, có ai được mời đi ăn thường xuyên mà lại trở quẻ quay sang hại ta hay không?! Trần sao âm vậy, nên những hồn ma này sẽ đóng vai trò giống “bảo kê” hay security cho nhà ta không cho ăn trộm hay hồn ma nào khác vào phá phách. Nếu như thấy có cành cây nào chỉa mũi nhọn vào nhà thì có thể chặt bớt một vài nhánh chứ không nên chặt bỏ cả cây. Còn nếu như ta vẫn muốn chặt cây thì theo pháp sư phải cúng thông báo liên tục ít nhất 3 ngày để hồn ma có thời gian dọn nhà đi trước khi ta chặt chính thức. Nhà nước khi thông báo giải tỏa đền bù còn cho ta thời gian để dọn nhà mà sao ta lại quá ác, không chịu đền bù (cúng đồ ăn) và thông báo trước mà đùng đùng xách rìu đi chặt.

Chặt cây tựa như phá Nhà của người Âm

Vậy nên trồng cây gì để tránh người âm tụ tập hay mưa gió làm rụng lá, rớt cành…

Câu trả lời là chọn cây trồng cây nào không có tán rộng, âm u làm chổ ở cho người âm cũng như không sợ mưa gió. Ví dụ như cây hoàng nam. Nếu các bạn quên mất tên cây này khi đi mua ở các vườn kiểng thì cứ nói là cây nào “yếu sinh lý”, “bất lực” vì lá xuội lơ chứ không chỉa thẳng lên trời được.

Thầy Phong Thuỷ Nguyễn Thành Phương

Thành Viên Full Member Hiệp Hội Phong Thủy Quốc Tế IFSA

Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Kiến Trúc Phong Thủy – Academy of Feng Shui Applied in Architecture (AFSA)

Cố Vấn Cao Cấp công ty TNHH Tường Minh Phong Thuỷ (TMFS)

Gỉang Viên Chính Trung Tâm Tường Minh Phong Thuỷ

Gỉang Viên Hợp Tác Đào Tạo các chương trình Gíao Dục Kỹ Năng & Trực Tuyến như Sáng Tạo Việt, Topica, Unica, Ulearn, v.v…

4 Cách liên hệ để nhận trợ giúp từ Tường Minh Phong Thuỷ & chúng tôi sẽ phản hồi thông tin của quý vị trong thời gian sớm nhất.

Địa chỉ văn phòng: số 54, Đinh Công Tráng, Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tổng đài Số điện thoại: 08.6681.4141 – 0981.229.461

Hộp thư điện tử: tuvan@phongthuytuongminh.com

Form liên hệ: http://phongthuytuongminh.com/contact