Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vị Trí Cúng Đầy Tháng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Vị Trí Đặt Cóc Ngậm Tiền Thế Nào Để Tài Lộc Đầy Nhà

(Lichngaytot.com) Vị trí đặt cóc ngậm tiền rất quan trọng vì nó định đoạt việc tiền bạc, của cải sẽ đi vào hay đi khỏi nhà của bạn vì thế tuyệt đối không được lơ là việc này.

Trong , cóc ngậm tiền là linh vật quan trọng để thu hút mạnh mẽ tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Có rất nhiều tên khác nhau để gọi cóc ngậm tiền như: Thiềm Thừ, cóc ba chân, cóc vàng phong thủy, cóc chiêu tài, cóc tài lộc.

Ngày nay, ở Việt Nam con người bắt đầu quan tâm và ứng dụng phong thủy vào đời sống. Tuy nhiên, việc ứng dụng các linh vật đúng theo phong thủy không phải ai cũng biết và cũng áp dụng đúng, điển hình là cóc ngậm tiền.

Mọi người thường có thói quen đặt cóc vàng phong thủy trên bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài, ban ngày để cóc ngậm tiền quay mặt ra ngoài cửa với mục đích đón tài lộc, tối quay mặt vào trong nhà để cóc nhả tiền vào nhà. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.

Cóc ngậm tiền xuất xứ từ Trung Quốc, người ta tin rằng mỗi dịp trăng tròn, có cóc ngậm tiền xuất hiện ở gần nhà nghĩa là bạn sẽ nhận được những tin tức tốt lành về sự giàu có thịnh vượng. Con cóc được miêu tả là có 3 chân, ngậm đồng xu trong miệng và dường như cóc đang chuẩn bị nhảy vào nhà để nhà tiền cho gia chủ.

Cóc ngậm tiền tượng trưng hoặc đại diện cho sự giàu có và tiền bạc vì thế, nếu có cóc ngậm tiền trong nhà sẽ có lợi cho tất cả mọi người, từ người làm công ăn lương tới các ông chủ doanh nghiệp. Vì thế cóc 3 chân ngậm tiền dùng đúng không lo nghèo khó.

Hầu như ai trong cuộc sống cũng không tránh khỏi trường hợp vị vận rủi hay điềm xấu đeo bám. Cóc ngậm tiền là một linh vật phong thủy linh thiêng, có thể giúp bạn hóa giải những điều xui xẻo đồng thời tăng khả năng may mắn trong thi cử và công việc. Nếu bạn muốn thăng tiến trong sự nghiệp thì hãy sắm cho mình một món trang sức hoặc bức tượng cóc ngậm tiền.

Nhưng, phải xác định đúng vị trí đặt cóc ngậm tiền đúng phong thủy mới mong thu hút năng lượng tốt vào trong nhà, trong công ty. Vì vậy, chúng ta phải lưu ý vị trí để cóc cho hợp phong thủy để đảm bảo cóc giúp thu hút tiền của và không bị thất thoát của cải.

Vị trí đặt cóc ngậm tiền – Nên

1. Bạn có thể bài trí cóc ba chân ở nhiều nơi trong nhà. Tuy nhiên, vị trí tốt nhất để đặt cóc ba chân là gần lối vào nhà, góc đối diện chéo với cửa chính.

2. Khi bài trí, nên chú ý để cóc ở tư thế hướng vào trong nhà. Bạn cũng có thể đặt cóc ở phía dưới gầm bàn hoặc trong tủ…

3. Bên trong nhà hoặc căn hộ của bạn, xác định rõ khu vực Đông Nam. Đây là khu vực tài lộc, là nơi tuyệt vời để đặt bàn thờ hoặc các vật phẩm phong thủy tài lộc đặc biệt như cóc ngậm tiền vào vị trí này. Nếu ai đang làm ăn kinh doanh nên đặc biệt lưu ý khu vực quan trọng này.

4. Nếu muốn thăng tiến và phát triển trong sự nghiệp thì đặt cóc ngậm tiền ở vị trí phía Bắc (khu vực sự nghiệp) của phòng khách.

5. Có thể đặt cóc trên bàn với vị trí cố định.

6. Vị trí đặt cóc ngậm tiền có thể là bàn trong văn phòng của bạn.

7. Nếu đặt ở cửa hàng thì có thể đặt trên bàn thu ngân (hướng vào phía trong). Điều quan trọng là đặt Cóc luôn hướng vào phía trong cửa hàng là được. Tại bàn làm việc, có thể đặt cóc xoay một chút về phía mình.

8. Cung phụng cóc ngậm tiền chỉ cần chén nước sạch, ít hoa quả là đủ. Mỗi ngày Rằm phải đổi nước, thay quả một lần.

Vị trí đặt cóc ngậm tiền – Không nên

1. Cóc ngậm tiền không được quay mặt ra ngoài nếu nhà bạn chỉ có 1 con cóc.

2. Bạn cũng không nên đặt cóc ba chân trong nhà bếp, phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Nếu đặt ở những nơi này, thay vì mang tài lộc đến, cóc trở nên hung dữ và thu hút khí chủ về vận rủi, tàn phá năng lượng tốt đẹp trong nhà. Ngoài ra, cũng không nên bài trí cóc ba chân trong phòng ngủ.

3. Không bao giờ đặt cóc ngậm tiền trực tiếp trên mặt đất hoặc sàn.

4. Không đặt đối diện Thiềm Thừ cửa chính hoặc lối vào.

5. Không làm rơi vỡ phần nào của cóc ngậm tiền.

6. Xung quanh vị trí đặt cóc ngậm tiền không được luộm thuộm, luôn phải đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, thoáng đãng và có cây xanh. Thủy Mộc tương sinh, trợ lực rất lớn, cây càng xanh tốt thì tài vận của gia đình càng thịnh vượng.

7. Cóc ngậm tiền tuy rằng đại diện cho tài vận, nhưng cũng là một loại sinh vật. Cóc sống dưới nước, cần có Thủy nuôi dưỡng, nên đặt ở vị trí có Thủy vượng để thúc tài hiệu quả. Nhưng tránh đặt cóc đối diện bể cá hay hồ nước, vì tài hóa Thủy mà chảy đi mất. Cũng vì cần nước nên Thiềm Thừ kị Hỏa, Thủy Hỏa tương khắc sẽ phá tài vận.

8. Không nên đặt cóc ngậm tiền phía ngoài căn nhà.

9. Không nên đặt đối diện cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông hơi.

10. Không nên phủ vải hoặc mang bất kỳ thứ gì phủ lên trên mắt cóc ngậm tiền.

11. Ngoài ra, vì là linh vật nên cóc ngậm tiền chỉ cần giữ cố định, không nên xoay đi xoay lại nhiều lần, theo nhiều hướng. Nhiều người lúc thì xoay hướng này, lúc xoay hướng khác là hoàn toàn không chính xác. Bên cạnh đó, cần giữ cho Thiềm Thừ luôn sạch sẽ…

12. Không đặt cóc trong két sắc nhưng đầu quay ra ngoài. Điều này cũng khiến cóc không còn phát huy khả năng bảo vệ tiền tài cho bạn nữa.

13. Không đặt cóc đối diện phòng ngủ hoặc giường ngủ. Làm thế khiến tâm lý bạn bị ảnh hưởng xấu, thậm chí sức khỏe có thể bị tác động nếu đặt lâu dài.

14. Không lau cóc nhiều lần. Mỗi năm chỉ được lau khoảng 05 lần vào các ngày âm lịch 06/02 – 02/06 – 14/07 – 12/09 và 22/12.

15. Phụ nữ có thai tuyệt đối không được thắp hương hay sờ mó lên tượng cóc.

16. Tuyệt đối không sờ tay vào mồm hay phần lưng (cõng Bắc Đẩu Tinh). Nếu muốn di chuyển cóc thì trước tiên dùng vải đỏ che hai phần này rồi mới được chuyển.

Lưu ý: Phải khai nhãn trước khi đặt cóc 3 chân. Đồng thời sử dụng các vật dụng sạch sẽ để tiến hành quá trình khai nhãn (khai quang điểm nhãn). Cóc 3 chân đã thông linh chính, chỉ nhận người đầu tiên nhìn thấy là chủ nhân. Vì thế cóc đã khai nhãn rồi cho dù tặng cho người khác vẫn vô nghĩa.

Sau khi đã thỏa mãn được những điều trên khi đặt cóc ngậm tiền bạn nên làm thêm một bước nữa để kích hoạt năng lượng tích cực mà cóc ngậm tiền mang lại. Kích hoạt sự giàu có, sung túc từ cóc ba chân tuy đơn giản nhưng rất quan trọng vì nếu bạn có cóc ngậm tiền trong nhà nhưng không kích hoạt thì không đủ thu hút nhiều tiền bạc vào nhà.

Không phụ thuộc vào loại cóc ngậm tiền mà bạn có, sau đây là cách bạn nên kích hoạt năng lượng tốt từ nó.

Bước 1: Cột một dải ruy băng màu đỏ xung quanh cóc ngậm tiền thì đã được xem là kích hoạt năng lượng.

Bước 2: Nếu không dùng dải ruy băng màu đỏ có thể đặt cóc trên giấy đỏ – biểu tượng của sự may mắn.

Bước 3: Nếu khi mua cóc ngậm tiền đã có sẵn dải ruy băng đỏ buộc vào tức là năng lượng đã được kích hoạt thì bạn không cần phải kích hoạt nó một lần nữa.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Có thể có tối đa bao nhiêu cóc ngậm tiền trong nhà? Bạn có thể để bao nhiêu cóc ba chân trong nhà tùy thích, với điều kiện tổng số cóc trong nhà không bao giờ vượt quá 9 con. Nếu bạn muốn để cóc quanh nhà, hãy bố trí chúng một cách kín đáo, không được để cóc trong phòng ngủ và trong nhà bếp. Từng con cóc sẽ lần lượt được đặt ở từng phòng, bao gồm phòng khách hoặc khu vườn của nhà bạn. 9 con cóc này sẽ đại diện cho tiền bạc chảy từ tất cả các hướng về phía bạn. Nếu không đủ 9 con có thể đặt 6 hoặc 3 con cóc ngậm tiền.

Chất liệu tạo nên cóc ngậm tiền cũng ảnh hưởng khá nhiều tới ý nghĩa mà cóc mang lại. Trường hợp dùng cóc ngậm tiền bằng ngọc bạn không chỉ nhận được tác dụng phong thủy từ cóc mà còn có thêm tác động tới sức khỏe và ý nghĩa tâm linh của ngọc nữa.

Nếu dùng cóc ngậm tiền bằng gỗ, vừa có giá trị vẻ đẹp bên ngoài, vừa giúp ổn định tinh thần và giải tỏa stress, căng thẳng hay mệt mỏi và tăng hiệu quả công việc (nếu dùng gỗ quý).

Nếu dùng cóc ngậm tiền từ đá tự nhiên (đá thông thường) thì bạn sẽ có một vật phẩm khá đẹp trong nhà và giá thành cũng rẻ hơn các chất liệu trên.

Nghi Lễ, Mâm Cúng Và Văn Cúng Rằm Tháng 7 Đầy Đủ Các Chư Vị

Nếu ai vẫn thường xuyên đốt hương, cúng vái, đừng bao giờ quên cúng rằm tháng 7. Ai chưa từng làm các việc thờ cúng này không nên thử.

Ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm chính là ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là ngày báo hiếu. Đây cũng là ngày lễ cúng cô hồn vì theo tích xưa, đây chính là ngày xá tội vong nhân.

Cúng rằm tháng 7 không cúng đúng ngày rằm

Nhiều người sẽ cúng rằm trong ngày 2-14/7 âm lịch thay vì cúng đúng vào ngày 15-7 âm lịch

Vì thế mới có quan niệm dân gian rằng vào tháng 7 không nên cúng vào đúng ngày rằm mà sẽ cúng vào các ngày trước đó. Các cụ cho rằng, đúng đêm rằm tháng 7, Phật tổ sẽ “mở cửa địa ngục”, xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày. Trong ngày này, từ linh hồn của các tổ tiên, cho đến các vong hồn chết oan, linh hồn tội lỗi, quỷ dữ, dạ xoa… đều được tha. Do đó, nếu cúng vào ngày này, sẽ rất dễ bị những linh hồn dữ này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình mặc dù họ đã được cúng cháo. Trong khi đó, tổ tiên có thể không nhận được của cúng tế con cháu gửi cho.

Đó là lý do, nhiều người sẽ cúng rằm trong ngày 2-14/7 âm lịch thay vì cúng đúng vào ngày 15-7 âm lịch.

Tuy nhiên, các gia đình cũng cần phân biệt rõ ràng cúng Lễ Vu Lan rằm tháng 7 và cúng cô hồn rằm tháng 7 là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Có chăng chỉ là trùng ngày. Do đó, mâm lễ cúng và văn khấn cũng phải riêng biệt.

Những điều cần lưu ý khi cúng rằm tháng 7

Khi làm mâm cúng và lễ cúng rằm tháng 7, cần lưu ý những điều sau:

– Vì vào ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn vất vưởng nên với các đồ vàng mã như quần áo, đồ đạc… đều phải ghi rõ tên người nhận. Có như vậy thì những cô hồn khác sẽ không giật đi mất.

– Khi cúng phải đọc to và rõ tên của người nhận. Tất nhiên, trước đó phải đọc văn khấn xin phép các thần linh thổ địa để họ cho phép vong hồn vào nhận đồ.

– Nếu cúng Vu Lan, cầu siêu, báo hiếu những người đã khuất trong gia đình nên cúng vào ban ngày.

– Nếu cúng cô hồn, bố thí, làm phước thì nên cúng vào buổi chiều tối.

– Mâm cúng cô hồn phải đặt ngoài sân, tránh đặt nơi bậu cửa và không quy định hướng lễ. Tốt nhất, nên cúng cô hồn ở chùa vì đó là nơi an toàn nhất, tránh âm binh vào nhà phá phách.

Các lễ vật và bài văn cúng trong lễ cúng rằm tháng 7

1. Cúng Phật và chư vị thần linh

Mâm cúng Phật và chư vị thần linh rằm tháng 7

– Nơi đặt mâm lễ: Chọn nơi cao nhất trong nhà để cúng Phật. Vị trí kế tiếp dành để cúng thần linh và sau cùng nơi cúng gia tiên.

– Lễ vật cúng Phật: Hoa tươi (Không chọn hoa tạp, chỉ chọn các loại hoa như: oa sen, huệ, mẫu đơn, ngâu), mâm cơm chay hoặc thay thế bằng mâm ngũ quả.

– Lễ vật cúng thần linh: Gà trống luộc để nguyên con, đĩa xôi, rượu, hoa và quả.

– Văn cúng thần linh rằm tháng 7:

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm ….

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

2. Cúng gia tiên

– Nơi đặt mâm cúng: Đặt trong nhà

– Lễ vật: Một mâm cơm mặn với đủ các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất. Nếu nhà không có điều kiện, có thể chọn mâm cơm chay thay thế nhưng phải đảm bảo đủ món.

– Bài văn cúng gia tiên ngày rằm tháng 7:

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng Bảy năm ….

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Dương. Nguyễn, Lê, Trần …).

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

3. Văn cúng cô hồn

Mâm cúng cô hồn ngày rằm tháng 7

– Vị trí đặt mâm cúng: Đặt ngoài sân hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, tuyệt đối không đặt nơi bậu cửa.

– Lễ vật:

Tiền vàng từ 15 lễ trở lên

Quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ

Tiền chúng sinh (tiền trinh)

Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc)

Củ luộc như khoai lang, bắp, sắn…

Tiền mặt đặt rải ra 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và đặt mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương

Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa). Tuyệt đối không cúng gà, xôi.

Để chắc chắn vong hồn không phá, nên đem đồ cúng lên chùa và cúng tại đó.

– Bài cúng cô hồn phổ biến ngày rằm tháng 7:

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.Con lạy Đức Phật Di Đà.Con lạy Bồ Tát Quan Âm.Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn Nam Bắc Đông Tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đau

Chết đâm chết chém, chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:………………………….

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Cách Nấu Chè Đậu Trắng Cúng Đầy Tháng Đúng Vị, Vừa Tầm, Ngon Mắt

Cách nấu chè đậu trắng cúng đầy tháng như thế nào mới đảm bảo “vừa ý” các bà Mụ? Thực tế đây còn là biểu tượng của sự đỗ đạt, hanh thông trong sự nghiệm mà gia đình bé mong muốn gửi gắm cho đấng bề trên để nâng đỡ con em mình. Vì thế, bạn tuyệt đối đừng lơ là trong khâu này

Ý nghĩa của món chè đậu trắng cúng đầy tháng

Bạn có thắc mắc vì sao trong lễ cúng đầy tháng cho bé trai người ta chọn chè đậu trắng chứ không phải chè bánh trôi? Thực tế, đậu vốn là loại hạt tượng trưng cho sự đỗ đạt, công danh.

Điều này xuất phát từ lối chơi chữ với hàm ý sâu xa của ông cha ta. Đậu còn được biết đến trong từ “đậu thi, đậu việc”. Gia đình các bé trai khi làm lễ đầy tháng mong muốn con mình sau này thi cử suôn sẻ, đường học vấn thênh thang rộng mỡ.

Sở dĩ nhiều người quan tâm đến cách nấu chè đậu trắng cúng đầy tháng cho bé trai còn vì màu trắng đại diện của sự tinh khiết, trong trắng. Điều này có hàm ý mong muốn bé trai là người có đức, có tài. Trẻ lớn lên sẽ là người tốt bụng, luôn giúp đỡ người khác và sớm làm nên việc lớn. Cách nấu chè đậu trắng cúng đầy tháng

Với những ý nghĩa kể trên, người ta cho rằng sẽ là điềm đại kỵ khi không biết Cách nấu chè đậu trắng cúng đầy tháng. Việc để chè thiu, cháy, khê đều mang dụng ý không tốt lành. Nó chứng tỏ gia chủ chưa thực sự thành tâm nên thết đãi các bà Mụ những món không ngon. Chưa biết chằng, các bà còn nổi giận trêu bé làm trẻ quấy khóc, ốm đau liên miên.

Để nấu chè đậu trắng cúng đầy tháng đúng vị, bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu sau:

Đậu trắng vo sạch, chỉ nhặt những hạt mẩy, không sâu mọt. Đậu phải ngâm qua một đêm trước khi nấu chè.

Chuẩn bị gạo nếp, dừa khô nạo, bột baking soda, bột năng, lá dừa tươi. Bạn cần tính toán để đủ 12 chén chè nhỏ và 3 tô chè lớn kẻo thiếu.

Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu kể trên, bạn tiến hành vo sạch đậu trắng, vớt ra để ráo nước. Cho đậu luộc khoảng 20 phút. Sau đó hạt đậu mềm mới bắt đầu thêm đường cho vừa.

Đun nhỏ lửa trong vòng 15 phút tiếp theo để đường ngấm vào từng hạt đậu.

Đổ dừa khô vào chén đựng nước ấm, đợi khoảng 3 phút rồi cho dừa vào một khăn xô nhỏ, vắt lấy nước cốt.

Thêm vào nồi chè khoảng 4 muỗng bột năng, 2 muỗng đường và một ít muối. Sau đó bạn bắc lên bếp khuấy đều trong tình trạng lửa nhỏ. Đến khi nào nước dừa đã mịn, sánh thì tắt bếp.

Đồng thời khoảng thời gian này bạn lấy gạo nếp đã chuẩn bị nấu lên, để ở tình trạng hơi nhão. Sau đó cho lá dứa vào để tạo mùi thơm,

Cuối cùng, bạn trộn phần đầu trắng rim đường với nếp, sau đó múc chè ra chén, thêm nước cốt đường.

Vừa rồi là cách nấu chè đậu trắng cúng đầy tháng để có màu sắc đẹp mắt, vị ngọt vừa tầm. Hi vọng sẽ giúp bạn sớm hoàn thành buổi lễ cúng đầu tháng cho bé thật suôn sẻ, đúng ý nghĩa.

Thủ Tục Chuyển Bàn Thờ Sang Vị Trí Khác Trong Nhà

Dù là di chuyển vị trí bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài hay ông địa thì cũng phải chọn ngày hợp với tuổi của gia chủ sẽ giúp cho quá trình di chuyển bàn thơ suôn sẻ thuận lợi. Những ngày kích vận tốt trong phong thủy mà bạn cần phải biết như: + Ngày chuyển bàn thờ là ngày hợp với tuổi gia chủ + Ngày Hoàng Đạo và giờ Hoàng Đạo + Năm chuyển bàn thờ nên tránh năm mà gia chủ phạm phải Tam Tai

+ Tuyệt đối tránh những ngày Tam Nương trong tháng âm lịch (3,5,7,14,23)

+ Ngũ quả: 5 loại quả mang màu sắc tương ứng với ngũ hành Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ Hoa : năm loại hoa với màu sắc tươi; + Mâm lễ (đồ mặn): gồm xôi và gà trống luộc nguyên con, một chai rượu và ba chén nhỏ; + Trầu 3 lá, cau 3 quả, một chén nước sạch; + Đôi ngựa một đỏ một vàng đầy đủ phục y kiếm mũ và một đôi áo quan có màu tương ứng để cúng thổ công; + Văn sớ di chuyển bàn thờ.

Sau khi chuẩn bị lễ vật văn sớ đầy đủ cần xắp xếp thật gọn gàng sạch sẽ, thắp hương nhang , gia chủ ăn vận chỉnh tề sạch sẽ, đến giờ hoàng đạo lạy ba lạy rồi tiến hành đọc văn sớ xin chuyển vị trí bàn thờ.

Tại vị trí cũ của bàn thờ đặt ba lễ tiền vàng, ba chén rượu, một chén nước trắng cùng với một lọ năm bông hồng. Sau đó gia chủ thắp mỗi bát ba nén hương, rắc một chút rượu để rải lên bàn thờ sau đó đọc văn khấn xin chuyển bàn thờ.

Văn khấn chuyển bàn thờ, gia tiên, thần tài

Văn khấn chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà và chuyển bàn thờ sang nhà mới về cơ bản là như nhau chỉ khác nhau về lời thỉnh cầu, loại bàn thờ, vị trí cũ và mới.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…

Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần (Gia tiên, Thổ Công – Ông Táo, Phật…) vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ……….. sang phòng ……… Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.

Tín chủ: ……………………. con xin dập đầu kính bái.”

Sau khi đọc văn khấn xin chuyển dời bàn thờ sang vị trí mới xong thì gia chủ nhớ vái lạy và cần chờ tới khi hết 2/3 tuần hương thì lễ tạ, hóa vàng. nữa. Chỉ cần lấy tiền vàng trên ban thờ lót dưới và để nguyên bê qua vị trí văn phòng mới, vị trí thích hợp, đã tính toán trước ở trong nhà mà không phải bốc lại bát hương gia tiên hay ông công ông thổ địa, thần tài…

Sau khi di dời bàn thờ xong thi hóa toàn bộ tiền vàng và lấy địa chỉ rắc vào tro hóa tiền và bày lễ rồi thắp thuần hương mới, rót rượu và hướng cháy khoảng được ¼ thì đọc văn khấn lễ tạ như sau:

“Hôm nay là ngày…………..tháng năm……….

Tín chủ là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia.

Chúng con xin các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị thần linh phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ!”

Sau khi lễ xong chờ đợi hết tuần nhang thì gia chủ có thể dọn lễ cúng, hoàn tất thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí mới trong nhà.

+ Phải xin quẻ âm/dương trước khi bắt đầu chuyển bàn thờ

Theo quan niệm những trong phong thủy thì đây là cách xem xét lời khẩn cầu xin dời bàn thờ sang nơi mới có được sự đồng ý của ông bà tổ tiên hay không.

Cách xin quẻ âm dương khá là đơn giản:

Gia chủ cần lấy 2 đồng tiền xu bằng đồng sau đó để 2 mặt cùng về một hướng. Khi đọc văn cúng xin chuyển bàn thờ sang vị trí mới hoặc nhà mới thì thả xuống đĩa đựng đồng xu. Nếu 2 đồng xu 1 sấp 1 ngửa là đồng ý còn lại nếu mặt 2 đồng xu cùng sấp hoặc cùng ngửa thì gia tiên sẽ chưa đồng ý, nên dời vào một thời điểm khác.

+ Việc bố trí bàn thờ mới nên cân đối, đơn giản tránh sự lòe loẹt, cầu kỳ như chùa, đền, miếu mạo.

+ Trong quá trình di chuyển bàn thờ sang nhà mới nếu quãng đường xa thì hãy lưu ý nên để hương cháy hết trước khi mang bàn thờ và bát hương đi.

+ Sau khi tới nơi chưa cho vào nhà mới, văn phòng mới… mà nên thắp lại thuận hương mới để bắt đầu. Nếu ở gần chú ý có thể để hương cháy nhưng việc phủ che bát hương cần thận trọng để chống cháy, mất an toàn.

+ Khi chuyển bàn thờ thì nên chọn hướng tốt hợp là tuổi chủ nhà. Nên tránh các hướng xấu và đặc biệt những vị trí nằm đối diện dưới tầng nhà vệ sinh; dưới cầu thang trong phòng ngủ; ngay cửa ra vào;… Như thế sẽ giúp cho nơi thờ phụng sẽ được thanh tịnh và hút vận khí cát tường.