Top 14 # Xem Nhiều Nhất Vị Trí Đặt Mâm Cúng Cô Hồn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Vị Trí Và Hướng Chuẩn Nhất Đặt Mâm Lễ Cúng Cô Hồn Rằm Tháng 7?

Ai cũng biết, việc thiết lập mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Tuy nhiên, nên đặt mâm lễ cúng cô hồn này nên đặt ở đâu trong nhà và vở vị trí nào thì không phải ai cũng biết.

Để sửa soạn mâm lễ cúng cô hồn, thông thường, các gia đình thường chuẩn bị một ít tiền vàng mã, quần áo cúng cô hồn, một đĩa gạo, muối, hoa quả các loại. Cùng với đó là cháo trắng, bỏng ngô, kẹo, các loại củ như khoai lang, ngô, sắn luộc…

Các gia đình cũng không quên sửa soạn đĩa xôi được sắp thành đĩa hay đóng thành các oản xôi nhỏ và một miếng thịt lợn luộc nhỏ hay đĩa giò, thịt gà…

Nhiều gia đình còn sử dụng các đồ mặn khác để cúng cô hồn, nhiều nhà nghiên cứu tâm linh cho rằng cũng không sao cả.

Mâm lễ cúng cô hồn này nên đặt ở đâu trong nhà và vở vị trí nào?

Tuy nhiên khi cúng, mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân. Tuyệt đối không nên đặt mâm lễ cúng cô hồn ngoài bậu cửa. Ngoài ra, bạn có thể đặt mâm lễ vúng này tại các hướng mà bạn cảm thấy thuận lợi nhất cho việc hành lễ. Bởi mâm cúng cô hồn thường không quy định cụ thể hướng lễ mà nhất nhất phải tuân theo.

Song cần lưu ý, khi rải tiền vàng ra mâm để cúng cô hồn, bạn cũng nên để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

Lý giải lý do tại sao không nên đặt mâm lễ cúng cô hồn ngoài bậu cửa mà phải ở hẳn ngoài sân là do theo quan niệm dân gian cho rằng, chỉ nên cúng cô hồn ngoài sân mà không nên mời vào nhà vì nếu không có thể rước vong lạ vào nhà.

Vì thế, nên đặt lễ cúng ngoài sân và khi buổi cúng kết thú, các gia đình cũng vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã.

Dân gian cũng quan niệm người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho người ă

Nên Đặt Con Gà Ở Vị Trí Nào Trong Mâm Cúng Ngày Tết?

Mâm cúng giao thừa và cúng gia tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong tâm thức của người Việt.

Trong mâm cỗ cúng Giao thừa và ngày Tết, nhiều người thắc mắc không biết nên đặt gà cúng quay đầu ra hay quay đầu vào ban thờ thì sẽ tốt hơn cho gia chủ?

Ý nghĩa của cúng gà trong ngày Tết

Theo TS Trần Thị Thu Thủy (Trưởng phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), con gà trống trong dân gian được coi là con vật quan trọng, báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai… Đầu năm, một số dân tộc như Mông, Tày… thường đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát.

Nếu lúc giãy chết đầu gà quay về nơi thờ ma nhà hoặc buồng chủ nhà thì năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt. Nếu đầu gà quay ra cửa thì năm đó làm ăn khó khăn, hao tiền tốn của. Họ sẽ bắt con gà khác cúng lại, nếu vẫn như thế thì phải mời thầy cúng về hóa giải…

Còn với người Kinh thì lựa chọn gà cúng đơn giản hơn. Tuy nhiên, gà cúng đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, không khuyết tật, màu lông đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng… và quan trọng là chưa đạp mái, với ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết, thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm.

Với người Việt, gà trống như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, là con vật được chọn để dâng cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết. Con gà như biểu tượng văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông, dần thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam khi Tết đến, xuân về.

Con gà như biểu tượng văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông, dần thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam

Vì vậy, dịp Tết giá gà trống rất đắt, gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Ở các vùng quê, người dân lo mua gà trống choai về nuôi từ tháng 11, chậm là đầu tháng 12 để dành đến Tết. Người ta cúng gà trống với hi vọng nó sẽ đánh thức mặt trời, chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm, mang lại mưa thuận gió hòa cho nông nghiệp.

Còn gà trống được chọn làm vật tế lễ thần linh, gia tiên là vì người xưa cho gà trống có các tính quý và đẹp hơn hẳn các loại gia cầm khác. Đó là đức Nhân; Dũng, Trí; Tín nghĩa… Do đó, gà trống được chọn làm vật phẩm để cúng tế tổ tiên, gia thần.

Vậy đặt gà thế nào trên bàn thờ mới là đúng?

Theo ông Hà Thanh (Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông – Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), mọi người quan niệm có được con gà cúng như ý sẽ yên tâm đón một năm mới tốt đẹp.

Ông Hà Thanh cho biết: ‘Với mâm cúng giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón ngài Tân niên hành khiển đi qua, vì theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới. Cúng Giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới.

Riêng gà đặt cúng trên ban thờ, quan niệm chung thường là đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là ‘con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu’. Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà ‘không chịu chầu’. Bày gà cúng nếu đặt đầu quay ra phía ngoài sẽ đẹp mắt hơn. Còn quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, không đẹp mắt. Nhưng đó chỉ là hình thức đẹp, chứ không có ý nghĩa gì’.

Cũng theo ông Hà Thanh, khi cúng lễ thì nên để nguyên cả con gà trống vừa đẹp mắt, vừa nghiêm cẩn. Với gà mái, có thể chặt miếng, nhưng khi bày đĩa không được đẹp mắt và giảm bớt phần nghiêm cẩn.

Nếu chặt miếng, phải để gà nguội thịt mới chặt để miếng thịt gà gọn mắt. Không nên chặt khi thịt gà còn nóng vì vừa bị bắn bẩn xung quanh, thịt gà lại bị nát nhũn, méo mó. Không nên dùng thịt gà quay, rán, ninh, om vì cả hình thức và màu sắc đều không đẹp, mất cân đối và không nghiêm cẩn.

Khi cúng lễ thì nên để nguyên cả con gà trống vừa đẹp mắt, vừa nghiêm cẩn

Cách làm gà cúng đẹp mắt

Gà luộc cho mâm cơm tất niên hơi khác với gà cúng Giao thừa. Gà cúng Giao thừa phải là gà trống non, dâng cúng là chính. Gà cho mâm cơm tất niên là để ăn, do đó cần chọn gà mái béo đã đẻ trứng một đợt ăn sẽ ngon hơn.

Theo chị Nguyễn Thị Thảo (Trưởng bộ phận bếp 1 khách sạn tại Hà Nội), để có con gà cúng đẹp, người ta cần mổ moi, làm sạch sẽ, bổ miệng, cứa khớp để hai chân quặp vào bụng phía sau, khéo léo cứa chân để gà không bị co về phía trước. Đặt con gà nằm nghiêng trong nồi nước lạnh, đầu ngửa ra phía lưng, chân quặp phía sau bụng, hai cánh co tự nhiên. Tốt nhất là các bạn nên buộc dáng trước khi bỏ vào nồi. Khi luộc cần lật đều hai bên để gà không bị vẹo.

Muốn gà cúng ngon, đẹp thì khi làm gà xong cần rửa sạch tiết để nước không bị đục. Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà (không cho gà vào nước nóng vì da gà bị nóng đột ngột sẽ co lại, dễ bị rách), đun lửa tới sôi lăn tăn, không đun sôi sùng sục, hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7- 8 phút.

Cách Bày Trí Lễ Vật Cúng Cô Hồn Tháng 7

Cúng rằm tháng bảy hay cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng , và cúng thí thực cô hồn.

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho , người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều trong xã hội…

thường hay cúng trong lễ cúng cô hồn bao gồm: Trái cây, Hoa, Nhang, Đèn cầy, Gạo, muối,Rượu, , Giấy cúng, Bánh kẹo, cốm nổ, bim bim,…Cốc, mía, ổi, khoai lang,…Chè, Xôi, Cháo trắng, Gà hay Vịt quay

Với các cúng như trên nếu bạn không có chuẩn bị thì hãy đến với công ty CP DV ĐỒ CÚNG tâm linh để được sử dụng dịch vụ Đồ Cúng Trọn Gói giao hàng miễn phí tận nơi.

* Một số hình ảnh mâm cúng cô hồn tháng 7:

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

1. Nguồn cội , ý nghĩa: của cúng cô hồn

Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh tương đối tại Việt Nam. Về vấn đề cúng cô hồn, thực ra giáo lý Phật giáo không đề cập đến một cõi sống nào có tên là cô hồn cả. Cô hồn chỉ là cách gọi của dân gian mà thôi.

Theo tín ngưỡng tin rằng con người có hai phần: hồn và . Khi chết, hồn lìa khỏi , bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. có thể về trời hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật ) hoặc bị đày xuống địa tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống.

Phong tục cúng cô hồn có đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà (thường gọi tắt là A Nan) với một con quỷ lửa (diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ khô gầy, cổ nhỏ mà dài, nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ lửa, mặt cháy đen như nó.

A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và lễ cúng Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”.

A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ…

bắt nguồn từ sự tích này nên người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là “thả quỷ lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vật vờ (cô hồn).

Các món đem cúng cô hồn thường có hương, hoa, đèn, gạo, muối, … Trong hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay.

Cúng bằng: kẹo, bánh, khoai, oản khảo, xôi nắm, chuối, muối, gạo, trầu cau, vàng mã… Theo phong tục , mâm cỗ cúng cô hồn này sẽ được đặt trước cửa nhà, , đình. Đồ cúng thường được bày trong một nia lớn.

Nhưng một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng. Bởi vì người ta tin rằng: món này dành cho những bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp nuốt được thức ăn .

Tại các đình, lễ cúng cháo được qui mô hơn, có lập đàn tràng cầu siêu cho các trước khi thí cháo. Tại đây, cháo được đựng trong các bồ đài lá mít cắm dọc theo hai bên vệ đường dẫn vào lễ đài.

Người ta còn vẩy cháo ra hai ven đường để những cô hồn ốm yếu cũng nhận được chút phần. Của ít, lòng nhiều, các bài văn cúng nhắc đến trăm nghìn kiểu chết từ chiến tranh đến , sát phạt nhau vì tiền, vì tình cho đến ốm đau bệnh tật, vận hạn,nghiệp chướng…

Các tư gia, ngoài lễ cúng , cúng cũng có cúng cháo cho các cô hồn. Họ bày cúng ở trước cửa nhà. Ðồ lễ đặt trên một cái mẹt thường gồm có cháo hoa, những nắm cơm nhỏ, hoa quả, bánh bỏng, trầu cau, xôi chè cùng với đồ mã.

Nhận Đặt Mâm Cúng Cô Hồn Tháng 7 Trọn Gói, Giao Hàng Miễn Phí

Mâm cúng cô hồn tháng 7, Tất tần tật mọi thứ bạn cần biết về tục cùng này

Những phong tục cúng kính trong văn hóa dân gian Việt Nam là vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi năm có hàng chục đợt lễ cúng và khấn kính các đấng tối cao và những linh hồn mà chúng ta tin tưởng vào sự tồn tại. Trong đó, mâm cúng cô hồn tháng 7 là một trong những tục cúng bái phổ biến nhất dù nó chỉ diễn ra mỗi năm một lần. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn toàn bộ những hiểu biết cần thiết về phong tục cổ xưa này của người Việt.

Cúng cô hồn tháng 7 là gì? Nguồn gốc của tục cúng cô hồn

Cúng cô hồn tháng 7 là tên gọi của một phong tục cổ xưa trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng đồ ngọt gồm các loại trái cây, bánh kẹo để cúng “xá tội cô hồn lang bạt”. Ngày cúng cô hồn này trùng với lễ Vu lan của Phật giáo nên đôi khi bị hiểu sai về ý nghĩa rằm tháng 7 cũng như mục đích cúng.

Để hiểu được cặn kẽ về phong tục này thì chúng ta cần đi ngược lại thời gian để tìm hiểu về văn hóa dân tộc. Trong đời sống tâm linh của dân tộc Việt từ hàng ngàn năm trước, mỗi chúng sinh gồm có linh hồn và thể xác. Khi từ trần thì phần xác sẽ yên nghỉ nhưng phần hồn vẫn tồn tại ở đâu đó và chờ ngày siêu thoát. Ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân để cho các linh hồn được nhanh chóng siêu thoát và đầu thai kiếp mới. Do đó đến ngày này thì các gia đình thường chuẩn bi 3 mâm cúng khác nhau:

Theo thời gian thì 2 lễ cúng đầu tiên dần bị quên lãng và lược bỏ. Cho đến thời điểm hiện tại thì khi nói cúng rằm tháng 7 hay cúng xá tội thì mọi người đều hiểu đó là cúng cô hồn. Và cứ vào rằm tháng 7 hàng năm thì hầu như mọi gia đình đều thực hiện nghi thức cúng tế đặc biệt này.

Bảng Giá Mâm Cúng Cô Hồn Tháng 7 Trọn Gói

Giá Mâm Cúng Cô Hồn Tháng 7 PA 1

Bánh kẹo, cốm nổ, bim bim,… Mía, cốc, ổi, đậu, khoai lang

Bình hoa Hồng cánh sen số 2

Lư Nhang Hồng cánh sen số 2

Giá Mâm Cúng Cô Hồn Tháng 7 Phương Án 2

Rượu nếp Hà Nội, Nước chai

Đường thẻ Bánh kẹo, cốm nổ, bim bim,… Mía, cốc, ổi, đậu, khoai lang …

Bình hoa Hồng cánh sen số 2

Lư Nhang Hồng cánh sen số 2

Giá Mâm Cúng Cô Hồn Tháng 7 Phương Án 3

Bánh kẹo, cốm nổ, bim bim,… Mía, cốc, ổi, đậu, khoai lang, …

Heo sữa quay (3,5kg – 4,2kg)

Ly rượu nước Chén, Đũa, Muỗng

Bình hoa Hồng cánh sen số 2

Lư Nhang Hồng cánh sen số 2

Vì sao chúng ta nên cúng cô hồn tháng 7?

Như đã đề cập ở trên, cúng cô hồn là để xá tội vong nhân và góp phần siêu độ cho các linh hồn còn lang bạt trong thế giới trần tục. Mâm cúng cô hồn vào tháng 7 sẽ giúp cho những linh hồn này được đầu thai sang kiếp khác, không lang thang quấy nhiễu gia chủ hoặc phá phách các thứ ở trần gian. Theo quan niệm dân gian thì điều này sẽ giúp thế giới được yên bình và sự chuyển tiếp giữa các kiếp sống được diễn ra suôn sẻ.

Đồng thời phong tục cúng cô hồn cũng thể hiện sự nhân văn trong truyền thống của người Việt chúng ta. Nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến những người đã khuất và mong muốn được giúp đỡ cho họ sớm siêu sanh. Bên cạnh đó, việc cúng cô hồn cũng là một cách để gia chủ có dịp hối cải những việc không đúng đắn mà mình trót làm và cầu phước cho gia đình được an vui.

Vì tính nhân văn và chưa đựng nhiều ý nghĩa về tâm linh như vậy nên tục cúng cô hồn tháng 7 tồn tại bền vững xuyên suốt hàng ngàn năm lịch sử. Do đó các thế hệ chúng ta sau này cần duy trì và bảo tồn nét đẹp văn hóa này theo hướng lành mạnh, không mê tín dị đoan.

Cách cúng cô hồn tháng 7 đúng phong tục Việt

Cúng cô hồn tháng 7 sai cách có tác hại gì?

Lễ cúng cô hồn tháng 7 nghe thì có vẻ đơn giản đấy! Nhưng theo quan niệm dân gian thì nếu gia chủ làm sai cách sẽ có những tác hại khôn lường. Khi cúng sai cách thì sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra và đó đều là những việc không ai mong muốn cả. Do đó bạn hãy cẩn thận khi cúng bái nhe!

Cúng sai thời điểm thì các linh hồn sẽ không tiếp nhận được lễ vật. Và mâm cúng sẽ vô tác dụng

Cúng đồ mặn làm khơi dậy tham sân si của các linh hồn. Lúc này các vong hồn nhận được lễ cúng sẽ không chịu an phận đầu thai mà sẽ quay lại quấy nhiễu chính gia đình người cúng.

Cách cúng cô hồn đúng chuẩn

Khi cúng cô hồn tháng 7 thì chúng ta cần lưu ý một số yếu tố như sau:

Chọn ngày cúng cô hồn tháng 7 là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nhưng phần này thì chúng ta có thể linh động chứ không bắt buộc phải vào chính Rằm. Các gia đình có thể soạn lễ cúng cô hồn từ ngày 1-15 tháng 7 âm lịch

Về thời gian thì gia chủ cần chuẩn bị và thực hiện lễ cúng vào ban đêm. Tốt nhất là lúc khuya vì theo quan niệm dân gian thì nếu cúng ban ngày thì các linh hồn sẽ không tiếp nhận được lễ vật. Lí do là ban ngày có ánh sáng mặt trời và cũng là lúc linh hồn yếu ớt nhất. Do đó không thể xuất hiện và đón nhận những lễ vật

Cách chọn địa điểm cúng cũng rất quan trọng. Nơi đặt bàn cúng nên khuất sáng một tí và yên tĩnh. Tránh sự kinh động và tiếng ồn gần đó. Đặc biệt là không cho trẻ em lại gần hoặc chạy nhảy gần mâm cúng cô hồn.

Về lễ vật thì chúng ta sẽ nói chi tiết trong phần dưới. Tuy nhiên nguyên tắc bất di bất dịch khi cúng cô hồn là tuyệt đối không được sử dụng rượu bia và thức ăn mặn.

Lễ cúng cô hồn cũng có các bài khấn vái khác nhau để gia chủ thể hiện lòng thành và kêu gọi những linh hồn xung quanh xuất hiện đón nhận lễ phẩm cúng bái. Mỗi bài khấn vái sẽ có ý nghĩa khác nhau nhưng đều cùng mục đích cầu phước siêu sinh cho mọi linh hồn trên trần gian.

Tiến hành và kết thúc lễ cúng cô hồn như thế nào?

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thì chúng ta thực hiện nghi thức cúng cô hồn theo thứ tự như sau:

Đặt lễ cúng ngay trước của chính của nhà hoặc ngay nơi buôn bán

Đặt các lễ vật lên bàn ngay ngắn. Thứ tự sắp xếp có thể linh hoạt, không bó buộc theo nguyên tắc nhất định. Chỉ cần gọn gàng ngay ngắn là được

Thắp nhang và khấn vái theo nội dung khấn cúng cô hồn sẽ được cung cấp dưới bài viết này

Sau khi nhang cháy hết thì hạ vật phẩm nhưng tuyệt đối không mang đồ cúng vào nhà. Một số gia đình còn không cho trẻ em trong nhà ăn bánh kẹo cúng. Vàng mã sẽ đốt ngay tại chỗ, muối gạo mang đi rải khắp xung quanh, lễ vật cúng sẽ đi cho mọi người xung quanh.

Khi rải tiền nát thì rải đều 4 hướng trước nơi đặt bàn cúng và mỗi hướng cắm 3 cây nhang

Trên thực tế thì lễ cúng cô hồn sẽ kết thúc bằng việc rải muối gạo sau khi nhang tắt. Và có một điều đã trở thành nét văn hóa đặc biệt của người Việt đó là cho phép trẻ em ở xung quanh đến và cướp đồ cúng (cướp cô hồn). Mọi người quan niệm rằng mâm cúng càng có nhiều trẻ em đến giật đồ cúng thì sẽ càng mang nhiều ý nghĩa.

Các lễ vật cần có khi mâm cúng cô hồn tháng 7

Soạn mâm lễ cúng cô hồn tháng 7

Khi soạn lễ cúng cô hồn tháng 7 thì chúng ta cần chuẩn bị những phần chính như sau:

Muối hột và gạo bỏ chung trong 1 dĩa

12 chén cháo trắng nấu loãng và 3 chén cơm nhỏ

12 cục đường thẻ

Bộ giấy tiền vàng bạc dùng để cúng cô hồn

Một đĩa rau củ luộc gồm khoai lang, bắp ngô, khoai mì. Ngoài ra có thể thêm khoai môn, bắp rang…

Mía chặt khúc

Bánh kẹo các loại

Nhang đèn bao gồm 2 cây nến, 3 cây nhang, bộ ly nước 3 ly hoặc 5 ly

Một ít tiền nát loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng

Vì sao chúng ta cần chuẩn bị mâm lễ cúng cô hồn như trên

Vì sao phải là cháo trắng loãng mà không là cháo đậu xanh hoặc cháo gà? Theo quan niệm dân gian thì các vong hồn lang bạt cần có sự thanh tịnh và cháo trắng là món ăn thanh tịnh nhất. Các linh hồn có thể bị đày ải và khó tiếp nhận những món ăn thô ráp, do đó cháo loãng là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Muối hột và gạo trắng là 2 nguyên liệu dùng để tẩy uế cho các linh hồn đến nhận lễ. Dân gian cho rằng muốn được siêu sanh dễ dàng thì các linh hồn cần được tẩy sạch những vấy bẩn để nhẹ nhàng đi qua cầu Nại Hà đầu thai cho kiếp sinh linh khác.

Các loại thức ăn khác như khoai, bánh kẹo, mía là để dành cho các vong hồn trẻ em. Như đã đề cập thì văn hóa Việt luôn tin vào sự tồn tại song song hai thế giới. Do đó trẻ em khi còn sống thích ăn bánh kẹo, thích ăn quà vặt thì những vong hồn nhỏ tuổi chắc chắn cũng có sở thích tương tự. Và việc chuẩn bị các loại đồ ngọt là phần không thể thiếu trong cúng cô hồn tháng 7.

Cách khấn vái cúng cô hồn tháng 7

Hiện nay trong các khu vực vùng miền khác nhau lại có những lời khấn cúng cô hồn tháng 7 khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu và chọn một bài văn khấn mà bạn cảm thấy phù hợp với hoàn cảnh gia đình và bạn cảm thấy dễ dàng ghi nhớ nhất.

Bài văn khấn cúng chúng sinh 1

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:………………………….

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Bài văn khấn cúng chúng sinh 2

Kính lễ mười phương tam bảo chứng mình

Hôm nay ngày………….Chúng con tên…………..

Ở tại số nhà…………………………………………

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Cô hồn xuất tại côn lôn

Ở tam kì nghiệp,cô hồn vô số

Những là mãn giả hằng hà

Đàn ông,đàn bà,già trẻ lớn nhỏ

Ôi! Âm linh ơi,cô hồn hỡi

Sống đã chịu một đời phiền não

Chết lại nhờ hớp cháo lá đa

Thương thay cũng phận người ta

Kiếp sinh ra thế,biết là tại đâu

Đàn cúng thí vâng lời phật dạy

Của có chi,bát nước nén nhang

Cũng là manh áo thoi vàng

Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên

Ai đến đây dưới trên ngồi lại

Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu

Phép thiêng biến ít thành nhiều

Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh

Phật hữu tình từ bi tế độ

Chớ ngại rằng có có không không

Nam mô Phật,Nam mô Pháp,Nam mô Tăng

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Nam mô tát phạt đát tha nga đa,phà lồ chí đế án tam bạt ra,tam bạt ra hồng ( 3 lần)

Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần).

Cúng cô hồn tháng 7 là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Nó cho thấy sự phong phú trong các quan niệm tâm linh và tính nhân văn cao thượng của cả một dân tộc. Do đó chúng ta cần chuẩn bị lễ cúng cô hồn theo đúng cách và duy trì nét đẹp văn hóa này. Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ có thể chuẩn bị một mâm lễ cúng cô hồn tháng 7 thật đúng và đủ. Hãy cúng bái bằng tất cả sự chân thành nhưng không hề dị đoan mê tín!

Mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì?

Mâm cúng đơn giản bao gồm:

Muối gạo (1 dĩa).

Cháo trắng nấu loảng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt (3 vắt).

12 cục đường thẻ.

Giấy áo, giấy tiền (có thể là tiền thật nhưng là mệnh giá nhỏ).

Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).

Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc).

Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Nên cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào?

Trong tháng 7 âm lịch thì cúng cô hồn ngày nào cũng được, nhưng chủ yếu hay cúng vào mùng 2 và 16 âm lịch

Tháng 7 Cô hồn nên cúng chay hay cúng mặn?

Tùy theo gia đình và các cơ quan hay công ty, quán xá, shop … có người quan niệm cúng chay sẽ tốt hơn, còn có người quan niệm cúng mặn sẽ tốt hơn

Đặt mâm cúng cô hồn tháng 7 khoảng bao lâu thì nhận được?

Tháng 7 là tháng cao điểm, nên quý khách hàng đặt sớm để bên Đồ Cúng Tâm Linh Việt chuẩn bị tốt nhất cho đơn hàng của mình ạ