Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vị Trí Đặt Mâm Cúng Tất Niên Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Nhận Đặt Mâm Cúng Tất Niên Trọn Gói

Ngày nay dịch vụ phục vụ đồ cúng tại nhà đã khá quen thuộc với quý khách tại TP HCM, với nhu cầu cung cấp đầy đủ trọn gói mâm cúng tất niên cuối năm, cũng như mâm cúng, thôi nôi, khai trương, cúng thần tài …. Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh ra đời mang lại sự tiện lợi và cần thiết đến với mọi người.

Lễ cúng Tất niên được vào những ngày giáp Tết âm lịch đã là một nghi lễ truyền thống trong mỗi gia đình người Việt và cũng được mở rộng ra các cơ quan, các hội đoàn, các công ty…

Mâm cúng tất niên cuối năm

Lễ cúng tất niên cuối năm có ý nghĩa tích cực nên ngày nay, không chỉ trong gia đình tư gia mới cúng mà nhiều cơ quan, nhóm hội, công ty cũng tổ chức cúng tất niên cuối năm để tri ân, ta ơn trời đất thần linh cùng các âm hồn cô hồn đã gia hộ độ trì cho công việc làm ăn trong một năm suôn sẻ và cùng ngồi lại với nhau, vui vẻ chuyện trò, tổng kết năm cũ đón năm mới với niềm hy vọng tràn đầy.

Cúng tất niên có nhiều ý nghĩa sâu sắc nhưng chủ yếu vẫn là tấm lòng tri ân của người đang sống với Phật thánh, thần linh và người khuất mặt khuất mày đã gia hộ độ trì cho gia đạo một năm bình an, các cơ quan công ty, xí nghiệp thì sự nghiệm hanh thông…

Việc làm nầy thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, đầu tắt mặt tối đôi khi quên bặc đi người khuất mặt, kẻ khuất mày nên cứ mỗi khi vào những ngày cuối năm cuối tháng chuẩn bị đón Tết thì mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, trang nghiêm trước để cúng tất niên sau là để chuẩn bị đón Tết cho thật ấm cúng.

Lễ cúng Tất niên là một lễ truyền thống, lễ vật thiết cúng không cần quá cầu kỳ mà chủ yếu là “giàu làm kép hẹp làn đơn” miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ để gọi là tri ân đât, trời, Phật thánh, thần linh, người khuất mặt kẻ khuất mày đã gia hộ bình an gia đạo trong một năm qua…

Mâm cơm đạm bạc, chỉ cần có đầy đủ các vị, các hàng đại diện cho các món mặn, chay, thể hiện được sự phong phú trong đời sống hàng ngày của cuộc sống, trước là để cúng thần linh, ông bà tổ tiên, sau là cấp cho con cháu mọi thành viên trong gia đình cùng hưởng lộc và nói chuyện trò vui vẻ trong một năm đã qua, động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong gia đình.

Thông thường, mâm lễ cúng tất niên gồm có mâm ngủ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng. Ngoài ra, mâm cố mặn hoặc cỗ chay phải có đầy đủ các món ăn ngày Tết: Thịt đông, bánh chưng, giò, dưa hành, xôi gấc, thịt gà… bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Và say đây CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH sẽ Chuẩn bị cho Bạn 4 phương án giá để Bạn có thể lựa chọn theo nhu cầu của Gia Đình mình.

hoặc Hotline: 1900 636 815

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

Ngài Bản xứ Thổ Địa Tôn Thần

Bản gia:

Thổ địa mạch long thần

Ngũ phương ngũ hổ long mạch

Tiền hậu địa chủ Tài thần

Đông trù Táo phủ Thần quân Liệt vị nội ngoại gia tiên, Tổ cô mãnh tướng

Hôm nay, ngày 30 tháng Chạp năm Giáp Ngọ 2014, nhằm tiết cuối Đông sắp sang năm mới.

Tín chủ con là: ……………… cùng toàn gia

Cư trú tại số nhà: …phố …………….phường…………quận…….. TP HCM

Hôm nay chúng con sắm sanh lễ vật hương hoa phù tửu lễ nghi trình cáo Bản gia Tôn thần, và chư vị Tiên linh, Tổ cô mãnh tướng để cho tín chủ chúng con phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Chí xin Tôn Thần phù thùy doãn hứa. Âm Dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

(Khi còn ¾ tuần hương thì lễ tạ, hóa vàng. Rắc vài giọt rượu vào tro tiền vàng).

Cách Đặt Gà Cúng Tất Niên

Sai lầm trong cách đặt gà cúng tất niên

Cách đặt gà cúng tất niên như thế nào? Làm thế nào để đặt gà cúng đúng cách? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều bạn quan tâm và mong muốn tìm lời giải đáp. Trong văn hóa người Việt, gà là vật nuôi thân thuộc với mỗi chúng ta. Đây còn là món ăn dân cúng tổ tiên trong những dịp quan trọng như lễ, Tết. Tuy nhiên, vẫn có nhiều gia đình không biết cách đặt gà cúng thế nào mới đúng. Hiểu được điều đó, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách đặt gà thật chuẩn trên mâm cỗ tất niên để thu hút tài lộc cho gia đình trong năm mới.

Đặt gà cúng giao thừa thế nào cho đúng?

Việc chuẩn bị mâm cỗ giao thừa bạn phải chú ý đến rất nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó, cách đặt gà cúng tất niên cực kỳ quan trọng. Bạn sẽ phải đặt gà cúng lên đĩa to, thao các dây buộc gà nếu có. Bầy gà ngăn ngắn trên đĩa, tránh trường hợp gà bị đổ. Mỏ gà ngậm một bông hoa hồng đỏ và phần đầu gà phải quay ra đường để đón quan Hành khiển. Đặt gà cúng như vậy có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà, thu hút năng lượng tốt nhất.

Trong nhiều nơi ở miền Bắc, các gia đình thường chặt gà sẵn thành miếng nhỏ trên mâm cỗ cúng với suy nghĩ cho ông bà tổ tiên có thể dễ dàng thưởng thức. Phần tiết và lòng sẽ dùng để nấu canh miến. Đây là tập tục quen thuộc, tùy vào suy nghĩ của mỗi gia đình khác nhau sẽ có cách đặt gà cúng tất niên không giống nhau.

Hướng dẫn đặt gà cúng trên ban thờ

Bạn cần phải chú ý cách đặt gà cúng trên ban thừa không chỉ vào dịp tất niên mà còn ngay trong những dịp khác như cúng giỗ, cúng rằm,… Gà đặt trên bàn thờ phải quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Con gà sẽ trong trạng thái há miệng, chân quý và cánh duỗi tự nhiên.

Nhiều gia đình thường không chú ý đến những chi tiết nhỏ này, đặt gà nhưng đầu gà lại hướng ra bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc gà không chịu chầu. Đây là sai lầm trong cách đặt gà cúng tất niên nhiều người mắc phải. Thực tế, gà quay đầu ra ngoài sẽ đẹp hơn so với việc quay đầu về bát hương, phao câu cũng chổng ra ngoài nhưng cách đặt gà này chỉ đẹp về hình thức. So về ý nghĩa tâm linh và thành kính thì đặt gà như vậy sẽ không đẹp.

Cách làm gà cúng đẹp

Gà luộc cho mâm cơm tất niên không giống như gà cúng Giao Thừa. Nếu mâm cúng Giao Thừa bạn phải chọn gà trống non thì gà cho mâm cơm tất niên thường lựa chọn là gà mái bé đã đẻ trứng. Như vậy ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.

Gà cúng đẹp phải mổ moi, làm sạch và cứa khớp để hai chân quặp vào phần bụng phía sau. Sau đó, bạn mang gà đi luộc, quá trình luộc gà cũng phải chú ý đặt gà nghiêng trong nồi nước lạnh, đầu ngửa ra phía lưng, hai cánh co tự nhiên. Luộc gà phải chú ý thời gian lập để gà chín đều hai bên và không bị vẹo.

Nước luộc gà được dùng là nước lạnh, không sử dụng nước nóng khiến da gà bị co, không đẹp về mặt thẩm mỹ. Luộc gà cùng với 1 củ hành, củ gừng đã đập dập. Luộc đến khi sôi rời hớt bọt nước. Khi gà chín vớt ra cho vào tủ lạnh để thịt gà giòn, ngon hơn và trông đẹp mắt.

Tháo dây buộc gà vì lúc này gà đã được định hình rõ ràng. Nhét một bông hoa hồng vào miệng gà hoặc sử dụng 1 quả ớt đã tỉa hoa để trang trí trông gà sẽ đẹp hơn rất nhiều. Sau đó, bày gà ra đĩa và chuẩn bị cúng giao thừa.

Một số lưu ý bạn cần nhớ khi làm gà cúng tất niên

Vậy khi làm gà cúng tất niên bạn cần chú ý những gì? Chắc hẳn có rất nhiều bạn đều quan tâm đến vấn đề này. Chúng tôi chia sẻ cho bạn một số lưu ý như sau.

Đầu tiên, khi cúng lễ bạn nên để nguyên con gà trống bày trên mâm lễ thay vì việc chặt toàn bộ con gà thành từng miếng. Điều này nhằm thể hiện sự nghiên cẩn và cũng mang tính thẩm mỹ cao hơn cho mâm cỗ cúng tất niên. Gà mái, bạn có thể chặt gà thành từng miếng, đương nhiên, tính thẩm mỹ cũng không cao bằng.

Khi chặt nên để nguội, không nên chặt thịt lúc gà nóng vì sẽ làm nát thịt và bắn bẩn thịt gà xung quanh. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý không nên cúng gà quay, gá rán, gà rang,… hình thức này vừa không đẹp vừa mất đi sự nghiêm trang.

Tiếp đó, việc bày trí gà trên đĩa rất quan trọng. Bạn nên sử dụng đĩa to để bày gà cho gà đứng vững giữa mâm cỗ cúng. Nhờ rằng gà bày cúng phải cắm thêm bông hoa hồng để khiến gà trở nên sinh động và thể hiện thành ý của bạn đối với những người đã khuất.

Cách Đặt Bàn Cúng Tất Niên Năm 2022

Mâm lễ cúng tất niên cuối năm thường gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét)…

Để kết thúc một năm, chuẩn bị đón chào năm mới, các gia đình tại Việt Nam thường tổ chức một bữa cơm cuối năm. Bữa cơm này có kèm một mâm lễ cúng tổ tiên, lễ này gọi là Lễ Tất niên.

Cách đặt bàn cúng tất niên năm 2017

Thông thường lễ cúng tất niên hay được tiến hành vào chiều 30 Tết. Tuy nhiên có những gia đình vì điều kiện thời gian, công việc cũng tổ chức vào các ngày trước đó, 29, 28,27 âm lịch…

Để tiến hành lễ này, các gia đình lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mân ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất v.v.

Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất, gia chủ chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên để gặp mặt gia đình cuối năm. Bên cạnh đó cũng là lúc gặp gỡ bạn bè, anh em thân thuộc.

Mâm lễ cúng tất niên thường gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Cách đặt bàn cúng tất niên năm 2017

Đối với mâm ngũ quả, hương hoa, trầu cau, trà rượu được bày biện trên bàn thờ. Mâm cổ được đặt trên một bàn dài hình chữ nhật đặt trước mâm thờ. Cách đặt bàn cúng tất niên năm 2017 chính xác nhất

Văn khấn lễ cúng tất niên

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần. – Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. – Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần. – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này. – Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ………. (1) Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ……… (2) Tín chủ (chúng) con là: ……… Ngụ tại: …………… Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)

Nên Đặt Con Gà Ở Vị Trí Nào Trong Mâm Cúng Ngày Tết?

Mâm cúng giao thừa và cúng gia tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong tâm thức của người Việt.

Trong mâm cỗ cúng Giao thừa và ngày Tết, nhiều người thắc mắc không biết nên đặt gà cúng quay đầu ra hay quay đầu vào ban thờ thì sẽ tốt hơn cho gia chủ?

Ý nghĩa của cúng gà trong ngày Tết

Theo TS Trần Thị Thu Thủy (Trưởng phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), con gà trống trong dân gian được coi là con vật quan trọng, báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai… Đầu năm, một số dân tộc như Mông, Tày… thường đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát.

Nếu lúc giãy chết đầu gà quay về nơi thờ ma nhà hoặc buồng chủ nhà thì năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt. Nếu đầu gà quay ra cửa thì năm đó làm ăn khó khăn, hao tiền tốn của. Họ sẽ bắt con gà khác cúng lại, nếu vẫn như thế thì phải mời thầy cúng về hóa giải…

Còn với người Kinh thì lựa chọn gà cúng đơn giản hơn. Tuy nhiên, gà cúng đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, không khuyết tật, màu lông đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng… và quan trọng là chưa đạp mái, với ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết, thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm.

Với người Việt, gà trống như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, là con vật được chọn để dâng cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết. Con gà như biểu tượng văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông, dần thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam khi Tết đến, xuân về.

Con gà như biểu tượng văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông, dần thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam

Vì vậy, dịp Tết giá gà trống rất đắt, gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Ở các vùng quê, người dân lo mua gà trống choai về nuôi từ tháng 11, chậm là đầu tháng 12 để dành đến Tết. Người ta cúng gà trống với hi vọng nó sẽ đánh thức mặt trời, chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm, mang lại mưa thuận gió hòa cho nông nghiệp.

Còn gà trống được chọn làm vật tế lễ thần linh, gia tiên là vì người xưa cho gà trống có các tính quý và đẹp hơn hẳn các loại gia cầm khác. Đó là đức Nhân; Dũng, Trí; Tín nghĩa… Do đó, gà trống được chọn làm vật phẩm để cúng tế tổ tiên, gia thần.

Vậy đặt gà thế nào trên bàn thờ mới là đúng?

Theo ông Hà Thanh (Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông – Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), mọi người quan niệm có được con gà cúng như ý sẽ yên tâm đón một năm mới tốt đẹp.

Ông Hà Thanh cho biết: ‘Với mâm cúng giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón ngài Tân niên hành khiển đi qua, vì theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới. Cúng Giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới.

Riêng gà đặt cúng trên ban thờ, quan niệm chung thường là đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là ‘con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu’. Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà ‘không chịu chầu’. Bày gà cúng nếu đặt đầu quay ra phía ngoài sẽ đẹp mắt hơn. Còn quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, không đẹp mắt. Nhưng đó chỉ là hình thức đẹp, chứ không có ý nghĩa gì’.

Cũng theo ông Hà Thanh, khi cúng lễ thì nên để nguyên cả con gà trống vừa đẹp mắt, vừa nghiêm cẩn. Với gà mái, có thể chặt miếng, nhưng khi bày đĩa không được đẹp mắt và giảm bớt phần nghiêm cẩn.

Nếu chặt miếng, phải để gà nguội thịt mới chặt để miếng thịt gà gọn mắt. Không nên chặt khi thịt gà còn nóng vì vừa bị bắn bẩn xung quanh, thịt gà lại bị nát nhũn, méo mó. Không nên dùng thịt gà quay, rán, ninh, om vì cả hình thức và màu sắc đều không đẹp, mất cân đối và không nghiêm cẩn.

Khi cúng lễ thì nên để nguyên cả con gà trống vừa đẹp mắt, vừa nghiêm cẩn

Cách làm gà cúng đẹp mắt

Gà luộc cho mâm cơm tất niên hơi khác với gà cúng Giao thừa. Gà cúng Giao thừa phải là gà trống non, dâng cúng là chính. Gà cho mâm cơm tất niên là để ăn, do đó cần chọn gà mái béo đã đẻ trứng một đợt ăn sẽ ngon hơn.

Theo chị Nguyễn Thị Thảo (Trưởng bộ phận bếp 1 khách sạn tại Hà Nội), để có con gà cúng đẹp, người ta cần mổ moi, làm sạch sẽ, bổ miệng, cứa khớp để hai chân quặp vào bụng phía sau, khéo léo cứa chân để gà không bị co về phía trước. Đặt con gà nằm nghiêng trong nồi nước lạnh, đầu ngửa ra phía lưng, chân quặp phía sau bụng, hai cánh co tự nhiên. Tốt nhất là các bạn nên buộc dáng trước khi bỏ vào nồi. Khi luộc cần lật đều hai bên để gà không bị vẹo.

Muốn gà cúng ngon, đẹp thì khi làm gà xong cần rửa sạch tiết để nước không bị đục. Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà (không cho gà vào nước nóng vì da gà bị nóng đột ngột sẽ co lại, dễ bị rách), đun lửa tới sôi lăn tăn, không đun sôi sùng sục, hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7- 8 phút.