Top 14 # Xem Nhiều Nhất Vỡ Xương Mâm Chày Và Bong Dây Chằng Chéo Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Bong Điểm Bám Dây Chằng Chéo Sau Kèm Gãy Thân Xương Chày

BONG ĐIỂM BÁM CHÉO SAU KÈM GÃY THÂN XƯƠNG CHÀY: ĐỪNG BỎ SÓT TỔN THƯƠNG

Bệnh nhân nam, 35 tuổi. Làm nghề xây dựng. Tai nạn ngã không rõ cơ chế

Bệnh nhân được chẩn đoán vỡ xương chày, mâm chày, bong điểm bám chéo sau

Sau khi kết hợp xương gãy mâm chày, thân xương chày khám thấy gối lỏng, ngăn kéo sau độ III

Hình ảnh Xquang và cắt lớp trước mổ

Vậy tổn thương là gì? Trả lời: Bong chéo sau

Bệnh nhân được nội soi khâu lại chéo sau, làm vững khớp gối

Video khám gối trước mổ

Video khám gối sau mổ

Phục hồi tầm vận động và chức năng khớp gối ngay sau mổ

 Câu hỏi đặt ra là có nên khâu chéo sau luôn không hay là đợi sau 1-2 tháng

Về chỉ định mổ bong điểm bám chéo sau: cứ bong có di lệch là mổ ở người có chức năng khớp gối tốt trước đó (không thoái hóa)

Khâu lại dây chằng chéo sau sẽ là liền xương với xương và các nghiên cứu đều đồng thuận là cho kết quả rất tốt.

Nếu khâu muộn thì sao? Rất khó để giải phóng xơ hình thành trong ổ gãy xương do khoang sau khớp gối chật hẹp, khó thao tác. Khi này thường phải tái tạo dây chằng chéo sau. Mà tái tạo thì không tốt bằng việc sửa chữa dây chằng cũ.

Với kĩ thuật mổ NỘI SOI ít xâm lấn, tổn thương chéo sau được phục hồi.

Thông điệp: GÃY XƯƠNG KHÔNG CHỈ TỔN THƯƠNG XƯƠNG TẠI CHỖ MÀ TỔN THƯƠNG KHỚP LÂN CẬN. ĐỪNG QUÊN ĐÁNH GIÁ KHỚP LÂN CẬN. KIẾN THỨC KINH ĐIỂN, TUY NHIÊN CHÚNG TA VẪN QUÊN.

Bài viết mang tính chất tham khảo nên không tự chẩn đoán bệnh. Hãy đến gặp Bác sĩ để khám và tư vấn đầy đủ. Liên hệ

Bs Cường 0935565678, Ths Dũng: 0827384726

Bong Nơi Bám Dây Chằng Chéo Sau – Những Điều Bạn Cần Biết

Bong Nơi Bám Dây Chằng Chéo Sau – Những Điều Bạn Cần Biết

Bong nơi bám dây chằng chéo sau được tạo bởi một lực tác động mạnh vào vùng gối làm căn đột ngột và quá mức dây chằng chéo sau, do đó làm bong diện bám của dây chằng chéo sau khỏi diện mâm chày. Thương tổn này thường gặp khi bị chấn thương ở khớp gối.

1. Nguyên nhân dẫn đến bong nơi bám dây chằng chéo sau là gì?

Bong nơi bám dây chằng chéo sau có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến hơn hết là ở lứa tuổi thanh niên. Lí do khiến loại chấn thương này  xảy ra phổ biến ở lứa tuổi thanh niên là do nhu cầu vận động và hoạt động thường ngày của họ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: tai nạn giao thông (xe đạp, xe máy,…); chấn thương trong hoạt động chơi  thể thao.

Trong quá trình vận động đó, ở những tình huống không thể kiểm soát một cách chủ động được dẫn đến bong nơi bám dây chằng chéo sau là do có một lực tác động mạnh vào vùng gối là căng quá mức dây chằng chéo sau, dẫn đến việc bong nơi bám dây chằng chéo sau khỏi mâm chày (vỡ mâm chày ở phần gai chày nơi có dây chằng chéo sau bám vào).

2. Các thể tổn thương bong nơi bám dây chằng chéo sau

Dựa vào mức độ di lệch của mảnh bám dây chằng chéo sau có thể phân loại khá chi tiết các thể tổn thương bong nơi bám dây chằng chéo sau như sau:

– Độ I: Không di lệch mảnh gãy bong

– Độ II: Di lệch một phần mảnh bám phía trước(mảnh xương bong ra di lệch lên trên khỏi vị trí bám vào mâm chày) – giống hình mỏ chim khi nhìn trên pim X-quang chụp nghiêng.

– Độ III: Mảnh bám di lệch hoàn toàn khỏi diện bám (không còn sự tiếp xúc giữa mảnh xương bong ra và mâm chày), nhưng mảnh bám còn nguyên, trong đó:

+IIIA: Chỉ có phần xương ở vị trí bám của dây chằng chéo trước bong ra

+ IIIB: Bong cả một phần của gai chầy phía sau.

– Độ IV: Bong hoàn toàn, mảnh bámgãy phức tạp nhiều mảnh gai chày.

Với những nguyên nhân và các mức độ tổn thương của bong nơi bám dây chằng chéo sau như đã nói ở trên thì nó sẽ có những biểu hiện lâm sàng như thế nào?

3. Biểu hiện lâm sàng của bong nơi bám dây chằng chéo sau

Khi bị chấn thương làm bong nơi bám dây chằng chéo sau thì lập tức gối sẽ bị sưng đau, các vận động hằng ngày trong sinh hoạt và trong thể thao sẽ bị hạn chế.

Sau một thời gian, nếu không điều trị gối sẽ giảm dần sưng đau, tuy nhiên lúc này sẽ xuất hiện cảm giác lỏng gối, người bệnh khó khăn khi đi lên dốc hay lên cầu thang, thậm chí gặp trở ngại trong đi lại bình thường và không thể duỗi thẳng gối.

Ngoài những biểu hiện lâm sàng trên thì khi bị tổn thương bong nơi bám dây chằng chéo sau thì bệnh nhân nên đến các phòng khám chuyên khoa để được khám, tư vấn và có những phương pháp điều trị kịp thời.

Ở đây bác sĩ sẽ cho bạn chụp X- quang, chụp CT- scanner, chụp cộng hưởng từ để biết được chính xác mức độ thương tổn của bạn để quyết định phương pháp điều trị tốt nhất.

4. Điều trị bong nơi bám dây chằng chéo sau

Tùy thuộc vào điểm bong, mức độ bong dây chằng chéo sau; có kẹt phần mềm vào diện gãy hay không và các tổn thương khớp gối phối hợp mà đưa ra phương pháp phù hợp để đạt mục đích điều trị là:

+ Nắn chỉnh vị trí gãy về đúng vị trí giải phẫu, đảm bảo không có phần mềm chèn giữa diện bám, cản trở quá trình kiền xương.

+ Cố định mảnh bám vững chắc để bệnh nhân có thể vận động sớm khớp gối.

+ Loại bỏ những nguyên nhân gây kẹt khớp, không để cản trở duỗi gối tối đa do chạm mảnh bám.

– Điều trị cụ thể ở từng mức độ bong nơi bám dây chằng chéo sau:

+ Độ I: điều trị bảo tồn bằng cách bó bột ống đùi cẳng chân, giữ gối luôn duỗi trong 4-6 tuần. Cần kiểm tra X quang định kỳ để chắc chắn mảnh gãy không di lệch thứ phát. Sau khi tháo bột cần tập phục hồi chức năng tích cực để tránh nguy cơ cứng khớp gối.

+ Độ II: Bó bột trong 4-6 tuần như độ I  để nắn chỉnh và chọc hút máu tụ trong khớp hoặc mổ nội soi khâu lại điểm bám và cố định mảnh gãy, nếu nắn chỉnh không đạt yêu cầu.

+ Độ III/IV: chỉ định phẫu thuật nội soi nắn chỉnh và cố định lại mảnh gãy điểm bám dây chằng chéo sau.Có nhiều phương pháp cố định khác nhau:

*Mổ mở bắt vít hoặc găm kim: Với phương pháp này sẽ làm tổn thương bao khớp và các thành phần quanh khớp. Như vậy, sẽ dễ nhiễm trùng,vết mổ đau sẽ rất khó khăn cho tập phục hồi chức năng.

*Mổ nội soi khâu lại chỗ bám bằng chỉ thép hoặc chỉ không tiêu. Phương pháp này, không gây tổn thương phần mềm nhiều, hạn chế tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng, thời gian phục hồi nhanh.

Có thể áp dụng cho cả những mảnh bám vỡ phức tạp. Ngoài ra, qua nội soi khớp, xử lý luôn nhưng tổn thương khác nếu có như rách sụn chêm, tổn thương dây chằng chéo, tổn thương sụn khớp…

Vỡ Xương Mâm Chày Ngay Gối Bao Lâu Đi Được

Em xin chào mọi người. Mong mọi người tư vấn giúp e

Em năm nay 30t. Em vừa bụ tai nạn giao thông ngày 17.9 vừa qua. Em cấp cứu vào bệnh viên 115 gần đó. Qua phim chụp Xquang chẩn đoán là vỡ xương mâm chày ngay gối. Lúc đó là t7 ko có BS làm việc. Nên chỉ nẹp cố định lại cho e vag cho thuốc giảm đau. Henn thứ 2 đi tái khám lại

Thứ 2 em đến 115 khoa chấn thương chỉnh hình tái khám lại. Chụp lại Xquang. BS khám thông báo có 2 phươmg án

1 là bó bột sẽ lâu lành và làm cứng khớp. Sau này tập vật lý trị liệu khó khăn do ảnh hưởng khớp gối

2 là mổ bắt vít sẽ mau lành. Khoảng 2 tháng là có thể đi lại đc. Nhưng chi phí cao. Kiu em thương lượng với người nhà. Lúc đó người nhà e ở xa chưa vào kịp. E chỉ có 1 mình nên cũng ko thể nhập viện mổ liền vì ko ai chăm sóc.

BS kiu 1 ngày sau vào nhập viện mổ vẫn đc

Qua hôm sau. Mẹ em đến. Mẹ e đưa e vào lại 115 khám lần nữa. Ý định la nhập viện mổ. Hôm này thì bác sĩ khác trực. Ko phải BS hôm qua.

Nên khám lại từ đầu. BS mới này bảo trường hợp của e nhẹ. Ko nên mổ. Vì mổ cunvz có nhìu nguy cơ ảnh hưởng khớp gối

Trường hợp e chỉ nên bó bột là đc rồi.

Gia đình em qua tư vấn của BS thfi quyết định bó bột thủy tinh

Ngay hôm đó về em bị đau lại ( trước đó đac bớt đau nhức rất nhìu). Ngón chân đến gót chân tê nóng rất nhìu. E rất sợ. E mọi cách kê chân cho thoải mái nhất.

Sáng hôm sau thì đỡ hơn. Ko còn nóng nhìu. Chỉ còn tê tê bàn chân.

Mọi người cjo e hỏi tình trạng vậy có sao ko ạ.

Và bó bột như e thì bao lâu sẽ lành. Bao lâu e mới tập co duỗi chân. Và tập như thế nào ạ

Em cảm ơn

Phẫu Thuật Nội Soi Khâu Lại Bong Điểm Bám Dây Chằng Chéo Trướcphó Giáo Sư, Tiến Sĩ, Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Khánh

Phẫu thuật nội soi khớp

Phẫu thuật nội soi khâu lại bong điểm bám dây chằng chéo trước

TS.BS. Nguyễn Mạnh Khánh– Bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối là  một thương tổn khá thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như sau chấn thương thể thao, tai nạn giao thông…

1. Phân loại

Bong điểm bám dây chằng chéo trước thực chất là vỡ mâm chày ở phần gai chày nơi có dây chằng chéo trước bám vào. Thương tổn này lần đầu tiên được Poncet đề cập trong y văn vào năm 1895. Sau đó đã được tác giả Meyer và McKeever (1959) phân loại các thể tổn thương khá chi tiết dựa trên mức độ di lệch của mảnh xương bong ra:

– Độ I: mảnh gãy bong không di lệch

– Độ II: mảnh gãy di lệch một phần (mảnh xương bong ra di lệch lên trên khỏi vị trí bám vào mâm chày)

– Độ III: mảnh gãy di lệch hoàn toàn (không còn sự tiếp xúc giữa mảnh xương bong ra và mâm chày):

+ độ IIIA: chỉ có phần xương ở vị trí bám của dây chằng chéo trước bong ra

+ độ IIIB: cả phần gai chày cũng bị bong ra

– Độ IV: được Zariczynj (1197) bổ sung thêm: gãy phức tạp nhiều mảnh gai chày

Hình 1. Phân loại bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối theo Meyer và McKeever

2. Chẩn đoán hình ảnh

Dựa trên phim X quang khớp gối tư thế thẳng và nghiêng cho phép đánh giá loại gãy và mức độ di lệch của mảnh xương gãy. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) rất hữu ích để đánh giá giải phẫu và mức độ phức tạp của xương gãy. Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) cần thiết để đánh giá các tổn thương của sụn khớp, sụn chêm và dây chằng.

3. Điều trị

– Chỉ định điều trị bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối phụ thuộc vào loại gãy, có kẹt phần mềm vào diện gãy hay không và các tổn thương khớp gối phối hợp.

– Mục đích điều trị nhằm:

+ Nắn chỉnh vị trí gãy về đúng giải phẫu và dây chằng chéo trước còn liên tục.

+ Cố định vững chắc để cho phép vận động sớm khớp gối

+ Loại bỏ những nguyên nhân gây kẹt khớp, hạn chế duỗi khớp gối và impingement do mảnh gãy di lệch

– Điều trị cụ thể:

+ Độ I: điều trị bảo tồn bằng ống bột trong thời gian 4-6 tuần. Cần kiểm tra X quang định kỳ để chắc chắn mảnh gãy không di lệch thứ phát. Sau khi tháo bột cần tập phục hồi chức năng tích cực để tránh nguy cơ cứng khớp gối.

+ Độ II: trong phần lớn các trường hợp có thể điều trị bảo tồn bằng bột sau khi nắn chỉnh và chọc hút máu tụ trong khớp. Nếu nắn chỉnh không đạt yêu cầu cần chuyển sang phẫu thuật nội soi và cố định mảnh gãy.

+ Độ III/IV: chỉ định phẫu thuật nội soi nắn chỉnh và cố định lại mảnh gãy. Có nhiều phương pháp cố định khác nhau như khâu chỉ thép, bắt vít, khâu chỉ neo, kim Kirschner…

Hình 2. Hình ảnh X quang bong điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối phải

Hình 3. Hình ảnh X quang kiểm tra sau khi phẫu thuật nội soi khớp gối

khâu lại điểm bám dây chằng chéo trước bằng chỉ thép

Hình 4. Cơ năng khớp gối sau phẫu thuật 2 tháng, gối gấp tối đa

Hình 6. Cơ năng khớp gối sau phẫu thuật 2 tháng, gối duỗi tối đa

Hình 7. Hình ảnh X quang sau phẫu thuật 4 tháng, can xương tiến triển tốt

Video 1. Chức năng khớp gối sau phẫu thuật 4 tháng, gối gấp duỗi tối đa

Video 2. Khám lâm sàng sau phẫu thuật 4 tháng: gối vững, không có dấu hiệu ngăn kéo

Video 3. Kỹ thuật nội soi khâu lại điểm bám dây chằng chéo trước khớp gối kiểu số 8 bằng chỉ không tiêu

Video 4. Kỹ thuật nội soi khâu lại điểm bám dây chằng chéo trước xuyên qua mảnh gãy bằng chỉ không tiêu

Video 5. Kỹ thuật nội soi khâu lại điểm bám dây chằng chéo trước bằng chỉ không tiêu