Top 7 # Xem Nhiều Nhất Xem Bài Cúng Gia Tiên Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Khoa Cúng Gia Tiên Và Bài Cúng Gia Tiên Ngày Tết

Cúng gia tiên là cách để chúng ta tưởng nhớ đến những người trong gia đình đã khuất. Là dịp thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên. Vậy khoa cúng gia tiên gồm những gì và những bài cúng trong dịp lễ.

Có thể nói khoa cúng gia tiên là những lễ cúng trong ngày mùng 1 và những ngày rằm, ngày lễ và tết. với ý nghĩa cầu mong cho tháng mới mọi điều may mắn và thành hơn hơn.

Vào ngày rằm là ngày thông suốt giữa mặt trăng và mặt trời với nhau dân gian ta quan niệm rằng khoa cúng gia tiên trong ngày này sẽ là thời điểm thích hợp nhất để gia tiên nghe hết được nguyện khấn của con cháu trong nhà. Hơn nữa trong ngày này còn thể hiện được mong muốn về con người sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu và ý nghĩ không tâm tịnh trong lòng. Vì thế các khoa cúng gia tiên vào ngày này là lúc để kính hiếu và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với những người đã khuất.

Bài cúng gia tiên ngày tết như thế nào

Vào những ngày tết, trong mỗi gia đình Việt không thể thiếu mâm cỗ cúng để dâng lên các vị gia tiên trong ngày tết. Bài cúng gia tiên ngày tết như thế nào?

Bài cúng gia tiên ngày tết cũng khá đơn giản bạn có thể tham khảo theo như sau:

Nam mô A Di Đà Phật: khấn 3 lần Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư phật và chư phật mười phương. Con xin kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. Con xin kính lạy các cụ là Tổ Khảo, các cụ Tổ tỷ, các bá thúc huynh dệ, đường thượng liên tinh và các hương hồn hai bên nội ngoại tộc. Hôm nay là ngày mùng 1 của tháng giêng năm 2016. Gia đình chúng con là: đang sinh sống tại. Hôm nay, theo tuế luật và âm dương vận hành đã đến tuần Nguyên Đán. Ngày mùng 1 đầu xuân năm mới. Con cháu trong gia đình tưởng niệm ân đức của Tổ tiên như trời rộng biển cao. Vì thế chúng con cùng toàn các con cháu trong gia đình sắm sửa lễ vật cùng với oản quả và hương hoa kính dâng trước án. Con kính mới các vị các cụ Cao Tằng, các cụ Tổ khảo, tổ tỷ và các vị bá thúc huynh đệ, cùng với các cô dì chú bác, anh em nam nữ nội ngoại xin xót thương con cháu, có linh thiêng thì về linh sàng. Phù hộ cho gia đình con cháu một năm mới an khang, an thái, thịnh vượng phát tài, mọi chuyện thuận lợi, thanh thông. Tín chủ chúng con cũng đồng tâm kính mời các vị vong linh, các vị tiền chủ, các vị hậu chủ trong đất này cùng về để hâm hưởng. Phù hộ cho con cháu trong nhà bách sự được như ý, vạn sự cát hưởng. Chúng con với lễ bạc tâm thành, cúi xin trước án xin được phù hộ. Nam mô A Di Đà Phật: Khấn 3 lần.

Cúng gia tiên ngày tết như thế nào

Những ngày tết lễ vật sắm sửa để cúng gia tiên ngày tết được chuẩn bị thật chu đáo để thể hiện được tấm lòng lành của con cháu trong gia đình. Những lễ vật trên ban thờ cúng gia tiên ngày tết bao gồm: Mâm ngũ quả, trà, thuốc, bánh kẹo, bánh trưng hoặc bánh tét, rượu, nước, nhang, đèn, nến thắp sáng và mâm cỗ bao gồm các món ăn mặn.

Xem Cách Sắp Xếp Mâm Ngũ Quả Và Lễ Cúng Bàn Thờ Gia Tiên

Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải. Chu đáo bày biện, lễ cúng

Trong gia đình Việt Nam ngoài việc chọn lựa vị trí trung tâm và cao ráo để đặt bàn thờ, người Việt còn chú ý xem hướng của ngôi nhà và tuổi của gia chủ để thấy nên đặt bàn thờ quay mặt về hướng nào là tốt nhất.

Việc dọn dẹp hay bày biện bàn thờ vào ngày thường có thể qua loa, sơ sài vì lý do bận bịu làm ăn, thu vén tiền bạc… Song vào những ngày Tết, công việc này được yêu cầu có sự chu đáo nhất định.

Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.

Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối… người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.

Lễ vật dâng cúng thường bao gồm vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã cho các cụ, một vài cái chung (ly nhỏ, thấp) và một bình trà; đĩa hoa quả lớn đặt ở trung tâm bàn thờ, một bình hoa lớn và một bình rượu ngon. Xung quanh, ta có bày thêm bánh mứt cho cân đối và đẹp mắt.

Hoa để thờ cũng có nhiều loại, ví dụ hoa tươi hay hoa làm bằng giấy bạc (một bạc, một vàng biểu tượng cho một âm một dương, âm dương giao hòa) để có thể dùng được lâu. Đối với hoa tươi, người Việt Nam thường sử dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào trong cúng gia tiên ngày Tết…

Khoảng sáng 30 Tết, việc bày biện bàn thờ Tết phải được hoàn tất. Tuỳ theo điều kiện kinh tế hay văn hóa từng miền mà trên bàn thờ có thêm cặp dưa hấu xanh, gói thuốc lá, cặp bánh chưng hay bánh tét…

Việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày 30. Có nhà sử dụng loại hương vòng, hay hương que loại lớn, cháy liên tục trong nhiều ngày với nhiều ý nghĩa biểu trưng như các vì tinh tú đang tỏa sáng, sự chăm lo ân cần của con cháu…

Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. Hương dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại hương có mùi thơm đặc biệt ví dụ như hương bài, hương trầm, hương nhài… là những loại hương có mùi thơm hết sức đặc trưng cho nhân dân ba miền ở Bắc – Trung – Nam.

Mâm ngũ quả ngày Tết

Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thuỷ – hỏa – mộc – kim – thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó. Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có các màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).

Mỗi một miền lại có một quan niệm riêng về ý nghĩa mâm ngũ quả. Người Nam bộ có cách đọc chại âm hay đơn tiết hóa một số từ, ví dụ chỉ tên trái mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu (mãng cầu: thoả mãn trong sự cầu xin) – Sung (sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) – Vừa (đọc chệch âm là dừa: quả dừa) – Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ và xài (là cách đọc chệch của âm xoài).

Trong khi đó, người miền Bắc hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn, quả phật thủ hay nải chuối như bàn tay che chở của đức phật cho tất cả mọi người; quả bưởi, dưa hấu thể hiện cho sự đầy đặn, trọn vẹn căng đầy sức sống; màu sắc thắm tươi của quýt, hồng tượng trưng cho sự may mắn, phồn thịnh cát tường.

Ngày nay, mâm quả trên bàn thờ tết người Việt phong phú hơn về chủng loại bởi sự góp mặt của những hoa quả ngoại nhập. Với tính dung hợp trong văn hóa, người Việt Nam luôn có thể tìm thấy tất cả những yếu tố thích hợp, có giá trị ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của dân tộc mình.

Cuối cùng, những sản vật đẹp mắt nhất, tinh tuý nhất, được dâng bày với những tình cảm hiếu kính, trang trọng và thiết thân nhất. Bàn thờ tết không chỉ là nơi mà mọi người bày tỏ tình cảm gia đình, huyết thống mà đó còn là nơi chúng ta gửi gắm những lời chúc may mắn và một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.

1TG

Bài Văn Cúng Khấn Khi Cúng Giỗ Gia Tiên

Cúng giỗ gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất.

Nên vào ngày giỗ của Tổ Tiên, nhà giàu thì có tổ chức cúng lễ linh đình mời họ hàng gần xa, anh em bằng hữu về dự, còn nhà nghèo túng thì bát cơm, quả trứng, đĩa muối, lưng canh với ba nén nhang, cây đèn dầu cúng người đã khuất.

Trong phong tục thờ cúng Tổ Tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ: ông, bà, bố, mẹ, chồng (vợ) là quan trọng nhất.

Theo tục xưa:

Nếu bố đã chết thì phải khấn là: Hiển khảo

Nếu mẹ đã chết thì phải khấn là: Hiển tỷ

Nếu ông đã chết thì hải khấn là: Tổ khảo

Nếu bà đã chết thì phải khấn là: Tổ tỷ

Nếu cụ ông đã chết thì hải khấn là: Tằng Tổ Khảo

Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ

Nếu anh em đã chết thì hải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ

Nếu chị em đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội

Nếu cô dì chú bác đã chết thì phải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội

Hoặc khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên.

Vài điều cần lưu ý khi cúng giỗ Tổ Tiên

Đối với ngày giỗ của ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng (còn gọi là giỗ trọng) thì ngày hôm trước ngày giỗ cần phải có cúng cáo giỗ. Ngày hôm cúng cáo giỗ còn gọi là ngày tiên thường.

Cúng cáo giỗ là để báo cho người đã khuất biết ngày hôm sau về hưởng giỗ, đồng thời là để báo với Thần linh, Thổ Địa nơi để mộ người đã khuất cũng như Công Thần Thổ Địa tại gia cho phép hương linh người đã khuất được về hưởng giỗ. Cúng cáo giỗ bao gồm cúng tại gia và cúng ngoài mộ.

Trong cúng cáo giỗ phải cúng Công Thần Thổ Địa trước, cúng Gia tiên sau. Ngoài việc khấn mời vong linh người được giỗ ngày hôm sau, còn phải khấn mời vong linh hương hồn Gia tiên nội ngoại cùng về dự giỗ. Nhân dịp cúng giỗ ngoài mộ cần đắp sửa lại mộ phần.

Trong cúng giỗ đúng vào ngày mất của người được hưởng giỗ cần phải cúng mời người được hưởng giỗ trước, sau đó mới đến vong linh hai họ nội, ngoại từ bậc cao nhất trở xuống và cuối cùng là cáo thỉnh gia thần cùng dự tiệc giỗ.

Văn cúng ngày giỗ đầu

1. Ý nghĩa: Ngày giỗ đầu hay còn được gọi là “Tiểu Tường” là ngày giỗ (kỵ giỗ) đầu tiên sau đúng một năm ngày mất của ai đó. Đây là một trong hai giỗ thuộc kỳ tang.

Bởi vậy, vào ngày Giỗ Đầu người ta thường tổ chức trang nghiêm, bi ai, sầu thảm chẳng khác gì mấy so với ngày để tang năm trước. Nghĩa là con cháu đều có vận tang phục, khi tế lễ đều có khóc như đưa đám, một số nhà có điều kiện còn thuê cả đội kèn chồng nữa.

2. Sắm lễ:

Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn, hoa, quả, hương, phẩm oản, người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã, giấy mà còn cả các vật dụng như quần , áo, nhà cửa, xe cộ mà thậm chí còn mua sắm cả hình nhân bằng giấy nữa.

“Hình nhân” ở đây không phải để thế mạng cho ai mà là tục tín ngưỡng tin rằng, với phép thuật của thuật của thầy phù thủy thì hình nhân bằng giấy khi đốt đi sẽ hóa thành người hầu hạ vong linh nơi Âm giới.

Sau buổi lễ những đồ vàng mã sẽ được mang ra tận ngoài mộ để hóa (đốt). Nhưng đồ vàng mã đốt trong ngày Tiểu Tường còn được gọi là “mã biếu”. Gọi là mã biếu vì người ta nghĩ rằng những đồ mã này chỉ cúng cho vong linh người mất, nhưng người đó không được dùng mà phải mang biếu các ác thần để tránh sự quấy nhiễu.

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Đầu

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………Tuổi……………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………..

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của………………………………………………….

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Gia Tiên ngày Giỗ Đầu

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ…………………………

Tín chủ (chúng) con là:………………………………Tuổi……………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm…………….(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của………………………………………………………………

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời…………………………………………………………………

Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………(Âm lịch)

Mộ phần táng tại:……………………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn ngày Giỗ Thường

1. Ý nghĩa: Ngày Giỗ Thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày Giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi.

Ngày giỗ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tin rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa. Nhưng cũng có vùng miền đưa vào tống giỗ chung tại nhà thờ tộc vào Xuân – Thu nhị kỳ (Chạp mã).

Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ Thường lại là ngày của con cháu nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất.

Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.

2. Sắm lễ: Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng cũng như mọi giỗ khác với đầy đủ: Hương, hoa, quả, phẩm oản, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…

Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước).

Theo tục xưa, trước ngày trọng giỗ như: giỗ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng còn có lễ Tiên Thường. Tiên Thường là ngày giỗ trước. Trong ngày Tiên Thường người đứng giỗ phải làm lễ báo với Thổ Thần để xin phép cho hương hồn người được cúng giỗ về phối hưởng và cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình về cùng dự giỗ.

Sau đó, gia chủ ra mộ người được hưởng giỗ để làm lễ mời Tiên linh về dự giỗ, đồng thời các con cháu sửa sang đắp lại mộ phần. Từ sáng ngày Tiên Thường, gia chủ đã phải lau chùi bàn thờ, bày biện lễ vật của gia chủ và người gửi giỗ.

Trong ngày Tiên Thường, gia chủ phải làm hai lễ: lễ cúng yết cáo Thổ Thần và lễ cáo Gia tiên với: hương, hoa, quả, phẩm oản, tiền vàng, trầu, rượu, lễ nặm cúng dâng và khấn theo văn khấn:

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào ngày Tiên Thường

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……………………(Âm lịch)

Ngày trước giỗ – Tiên Thường của……………………………………………

Tín chủ con là:……………………………………..Tuổi…………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………….

Nhân ngày mai là ngày giỗ của…………………………………………………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ con là…………………………………………………Tuổi…………………

Ngụ tại………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).

Chính ngày giỗ của…………………………………………………………………

Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.

Tâm thành kính mời…………………………………………………………………

Mất ngày ……………..tháng………………….năm………………………………..

Mộ phần táng tại……………………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào chính ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày………tháng……….năm……………………(Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là…………………………………………Tuổi………………

Ngụ tại………………………………………………………………………………

Nhân hôm nay là ngày giỗ của………………………………………………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh.

Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Gia Tiên vào chính ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ (chúng) con là……………………………………Tuổi………………………

Ngụ tại………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày ………tháng ………năm…………………………(Âm lịch).

Là chính ngày Cát Kỵ của……………………………………………………………

Thiết nghĩ…………………. vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời…………………………………………………………

Mất ngày ……..tháng…….năm…………………………(Âm lịch).

Mộ phần táng tại…………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo! — Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ Tiên. Ngày giỗ Thường – Cát Kỵ là ngày kỷ niệm người chết qua đời. Đây là điều quan trọng nhất trong phụng sự Tổ Tiên. Con cháu phải nhớ ngày này để làn tròn bổn phận với người mất.

Suốt từ lúc cáo giỗ ngày Tiên Thường cho đến hết ngày hôm sau, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương.

Khách tới ăn giỗ có thể mang đồ lễ là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả. Khi khách tới, con cháu phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách lễ.

Khách lễ trước bàn thờ: 4 lạy 3 vái. Gia chủ đứng đáp lễ. Lễ bàn thờ xong, khách quay vái người đáp lễ.

Sau khi bày cỗ bàn, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề bước vào chiếu trải trước bàn thờ, chuẩn bị lễ.

Gia chủ đứng thẳng, chắp hai tay giơ cao lên ngang trán, cong mình cúi xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống hai tay đang chắp (thể thủ phục), cất đầu và mình thẳng lên, đồng thời co chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên.

Sau khi gia chủ, con cháu, bạn bè thân hữu, khách khứa khấn lễ xong. Đợi hết ba tuần hương thì gia chủ lễ tạ, hóa văn khấn, hóa vàng, rồi xin lộc hạ lễ.

Cuối cùng gia chủ bày bàn, bày mâm cỗ mời họ tộc, khách khứa ăn giỗ, cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất và thăm hỏi lẫn nhau.

Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Bài Khấn Gia Tiên Hàng Ngày

Bài Khấn Gia Tiên Hàng Ngày, Văn Khấn Gia Tiên Ngày 15, Bài Khấn Lễ Gia Tiên Ngày Cưới, Bài Khấn Ban Thần Tài Hàng Ngày, Bài Khấn Hàng Ngày, Văn Khấn Hàng Ngày, Văn Khấn Ngày 01 Hàng Tháng, Xin Mẫu Viết Đơn Xin Giảm Bớt Tiền Gốc Và Lãi Nợ Nghân Hàng Vì Kinh Tế Khó Khănhàng Ngày, Mot Kho Hang Ngay Dau Nhan Duoc 60 Tan Hang Ngay Thu Hai Nhan Dc Bang1.3 So Tan Hang Cua Ngay Dau Ng, Bài Khấn Sám Hối Gia Tiên, Bài Khấn Tổ Tiên, Bài Khấn Gia Tiên, Bài Khấn Vay Tiền Bà Chúa Kho, Văn Khấn An Vị Bát Hương Gia Tiên, Bài Khấn An Vị Bát Hương Gia Tiên, Văn Khấn Yết Cáo Gia Thần Gia Tiên Khi Cưới Gả, Nếu Tất Cả Các Ngân Hàng Thương Mại Đều Không Cho Vay Số Tiền Huy Động Được, Thì Số Nhân Tiền Sẽ Là, Trường Hợp Quay Về Khi Bàn Giao Tiền Và Hàng Của Đơn Hàng Hub Quá Thời Gian Quy Định Sẽ, Văn Khấn 1 Ngày Rằm, Văn Khấn Ngày 03 Tết, Văn Khấn 3 Ngày, Bài Khấn Ngày 23 Tết, Văn Khấn 3 Ngày Tết, Văn Khấn Thần Tài Ngày Rằm, Bài Khấn 100 Ngày Về Nhà Mới, Bài Khấn Ngay 23, Văn Khấn Ngày 01 Tết, Văn Khấn Ngày 05/5, Văn Khấn Ngày 5.5, Bài Khấn 100 Ngày, Văn Khấn 21 Ngày, Bài Khấn 3 Ngày Tết, Bài Khấn 49 Ngày, Bài Khấn Ngày Rằm, Văn Khấn Ngày 01, Văn Khấn 7 Ngày, Văn Khấn 50 Ngày, Bài Khấn Ngày Giỗ, Văn Khấn Mụ 9 Ngày, Văn Khấn 100 Ngày Về Nhà Mới, Bài Khấn Ngày 23/12, Văn Khấn 49 Ngày, Văn Khấn 100 Ngày, Văn Khấn Ngày Giỗ, Văn Khấn 49 Ngày Mất, Văn Khấn Ngày Giỗ Mẹ, Văn Khấn Xe Hàng Tháng, Văn Khấn 1 Hàng Tháng, Văn Khấn Cúng 50 Ngày, Văn Khấn Thần Linh Ngày Rằm, Bài Khấn 100 Ngày Bốc Bát Hương, Bài Khấn 100 Ngày Bát Hương, Văn Khấn Ngày Lễ Phật Đản, Văn Khấn Ngày Mùng 1, Văn Khấn 100 Ngày Ngoài Mộ, Văn Khấn Thổ Công Ngày Rằm, Văn Khấn 49 Ngày Ngoài Mộ, Văn Khấn Ngày Rằm Mùng 1, Văn Khấn 49 Ngày Người Mất, Văn Khấn Ngày Rằm Tháng 6, Văn Khấn Ngày Rằm Thổ Công, Văn Khấn ông Công Ngày Rằm, Những Khó Khăn Quản Trị Mua Hàng, Bài Khấn Mùng 1 Hàng Tháng, Bài Khấn Ngày Thanh Minh, Văn Khấn 3 Ngày Người Chết, Văn Khấn 100 Ngày Bốc Bát Hương Thổ Công, Văn Khấn Ngày 7 Tháng Giêng, Những Khó Khăn Trong Quản Lý Mua Hàng Gặp Phải, Giáo Trình Tiền Tệ Ngân Hàng Học Viện Ngân Hàng, Bài Tập Làm Văn Về Ngày Đầu Tiên Đi Học, Đơn Xin Rút Tiền Gửi Ngân Hàng, Thủ Tục Rút Tiền Tại Ngân Hàng, Lùi Tiến Độ Bàn Giao Hàng Hóa, Thủ Tục Vay Tiền ở Ngân Hàng, Thủ Tục Cho Vay Tiền Của Ngân Hàng, Rut Tien O Ngan Hang, Dọn Xin Rút Tien Ngan Hang, Mẫu Vay Tiền Ngân Hàng, Mẫu Đơn Xin Rút Tiền Ngân Hàng, Rút Tiền Ngân Hàng Mb, Mẫu Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng, Thủ Tục Vay Tiền Ngân Hàng, Ngay Dau Tien Tro Lai Truong, Nghiệp Vụ Tiền Gửi Tại Ngân Hàng, Luận án Tiến Sĩ Đại Học Ngân Hàng, Mẫu Rút Tiền Mặt Ngân Hàng Eximbank, Giấy Nộp Tiền Ngân Hàng, Thủ Tục Vay Tiền Ngân Hàng Eximbank, Đơn Xin ủy Quyền Rut Tiền ở Ngân Hàng, Kinh Tế Tiền Tệ Ngân Hàng, Hợp Đồng Cho Vay Tiền Ngân Hàng, Hợp Đồng Cho Vay Tiền Của Ngân Hàng, Mẫu Phiếu Thu Tiền Gửi Ngân Hàng, Mẫu Giấy Nợ Tiền Vao Ngan Hang, Giấy Nộp Tiền Vào Ngân Hàng Mb, Rút Tiền Mặt Ngân Hàng Eximbank, Danh Sách Cửa Hàng Tiện Lợi, Danh Sách Cửa Hàng Tiện Lợi Tại Hà Nội, Thủ Tục Vay Tiền Ngân Hàng Bidv,

Bài Khấn Gia Tiên Hàng Ngày, Văn Khấn Gia Tiên Ngày 15, Bài Khấn Lễ Gia Tiên Ngày Cưới, Bài Khấn Ban Thần Tài Hàng Ngày, Bài Khấn Hàng Ngày, Văn Khấn Hàng Ngày, Văn Khấn Ngày 01 Hàng Tháng, Xin Mẫu Viết Đơn Xin Giảm Bớt Tiền Gốc Và Lãi Nợ Nghân Hàng Vì Kinh Tế Khó Khănhàng Ngày, Mot Kho Hang Ngay Dau Nhan Duoc 60 Tan Hang Ngay Thu Hai Nhan Dc Bang1.3 So Tan Hang Cua Ngay Dau Ng, Bài Khấn Sám Hối Gia Tiên, Bài Khấn Tổ Tiên, Bài Khấn Gia Tiên, Bài Khấn Vay Tiền Bà Chúa Kho, Văn Khấn An Vị Bát Hương Gia Tiên, Bài Khấn An Vị Bát Hương Gia Tiên, Văn Khấn Yết Cáo Gia Thần Gia Tiên Khi Cưới Gả, Nếu Tất Cả Các Ngân Hàng Thương Mại Đều Không Cho Vay Số Tiền Huy Động Được, Thì Số Nhân Tiền Sẽ Là, Trường Hợp Quay Về Khi Bàn Giao Tiền Và Hàng Của Đơn Hàng Hub Quá Thời Gian Quy Định Sẽ, Văn Khấn 1 Ngày Rằm, Văn Khấn Ngày 03 Tết, Văn Khấn 3 Ngày, Bài Khấn Ngày 23 Tết, Văn Khấn 3 Ngày Tết, Văn Khấn Thần Tài Ngày Rằm, Bài Khấn 100 Ngày Về Nhà Mới, Bài Khấn Ngay 23, Văn Khấn Ngày 01 Tết, Văn Khấn Ngày 05/5, Văn Khấn Ngày 5.5, Bài Khấn 100 Ngày, Văn Khấn 21 Ngày, Bài Khấn 3 Ngày Tết, Bài Khấn 49 Ngày, Bài Khấn Ngày Rằm, Văn Khấn Ngày 01, Văn Khấn 7 Ngày, Văn Khấn 50 Ngày, Bài Khấn Ngày Giỗ, Văn Khấn Mụ 9 Ngày, Văn Khấn 100 Ngày Về Nhà Mới, Bài Khấn Ngày 23/12, Văn Khấn 49 Ngày, Văn Khấn 100 Ngày, Văn Khấn Ngày Giỗ, Văn Khấn 49 Ngày Mất, Văn Khấn Ngày Giỗ Mẹ, Văn Khấn Xe Hàng Tháng, Văn Khấn 1 Hàng Tháng, Văn Khấn Cúng 50 Ngày, Văn Khấn Thần Linh Ngày Rằm,