Ngày mùng 1 Tết năm 2021 chính là ngày đầu tiên của một năm mới. Người Việt ta hay quan niệm mọi sự mùng 1 mà tốt lành thì cả năm đều thuận lợi, bình an. Vì thế mà vào ngày này người ta thường có rất nhiều điều kiêng kị. Song song với đó là việc cúng lễ gia tiên, thần linh trong nhà cũng được tiến hành tươm tất hơn.
Cúng tổ tiên, gia tiên trong những ngày Tết bao gồm ngày mùng 1 Tết nhằm thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo và tạ ơn ông bà tổ tiên, các vị thần linh cai quản trong gia đình đã phù hộ, độ trì cho con cháu trong nhà một năm qua bình an vô sự, mọi sự đều tốt lành.
Lễ vật cúng ngày mùng 1 Tết
Vào ngày mùng 1 Tết cần chuẩn bị những lễ vật cúng sau:
Hầu như vào ngày mùng 1 mọi thứ trên bàn thờ đều đã được chuẩn bị trước Tết, được bày biện cúng hôm tất niên. Duy chỉ có mâm cỗ cúng là cần chuẩn bị mới, ngày nào cúng ngày nấy, bữa nào cúng bữa nấy. Trầu cau và nước cúng cũng cần phải thay trước khi khấn lễ.
Đa phần, vào dịp Tết Nguyên Đán mỗi gia đình đều làm mâm cơm cúng ngày 3 bữa, hoặc cũng có nhiều gia đình chỉ cúng một hoặc hai bữa. Tuy nhiên, các mâm cỗ cúng đều được chuẩn bị tươm tất, thịnh soạn hơn ngày thường.
Về bài khấn mùng 1 tết thì có thể được chuẩn bị trước bằng việc ghi ra giấy, đi in hoặc có thể đọc thuộc để khi cúng bái đọc suôn sẻ và thể hiện sự thành tâm nhất.
Bài cúng ngày mùng 1 tết 2020 cũng nhằm cầu xin ông bà tổ tiên và các vị Chư Thần phù hộ cho mọi thành viên trong gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, con cháu làm ăn xa gần ai nấy đều bình yên vô sự, ăn nên làm ra. Vì những điều đó mà việc chuẩn bị lễ vật cúng, cũng như văn khấn mùng 1 Tết 2020 cần được chuẩn bị đầy đủ, không được xem nhẹ, sơ sài.
Bài văn khấn tổ tiên ngày mùng 1 Tết 2020
“Nam mô A di đà Phật (vái, khấn đọc 3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (vái, khấn đọc 3 lần)
Hôm nay ngày mùng 1 tháng giêng năm Canh Tý
Tại… (địa chỉ nhà)
Tín con tên là….. cùng toàn gia kính bái.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Con kính lạy các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Nay nhân ngày đầu xuân năm mới, ngày mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tý 2020.
Con cháu cúi lạy, đọc văn khấn cúng đầu năm mới 2020 tạ ơn ân đức trời cao biển rộng của tổ tiên đã phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con một năm qua bình an vô sự.
Tín chủ con cùng toàn gia xin được sửa sang chuẩn bị hương hoa ngũ quả, mâm lễ cúng gọi là lễ bạc lòng thành, trước án kính lễ, sau xin chứng giám phù hộ.
Tín chủ con xin được cúi lạy kính mời vong linh tổ tiên cùng….(tên những người được thờ cúng trong nhà) cùng về hâm hưởng lễ vật. Cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con bước sang năm mới luôn được bình an, mọi sự yên lành, công việc hanh thông, gia đình êm ấm.
Con xin kính cáo!
A Di đà Phật!”
Bài cúng mùng 1 Tết 2021 cúng thần linh
Thông thường mỗi gia đình đều có 2 bàn thờ là bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Thổ Công. Hoặc các công ty, doanh nghiệp cũng lập một bàn thờ Thần Tài, bàn thờ các vị Chư Thần riêng. Vào ngày mùng 1 Tết, ngoài việc chuẩn bị lễ vật cúng gia tiên thì mỗi gia đình cũng cần chuẩn bị lễ vật cúng các vị thần linh cai quản khu đất gia đình mình đang ở, nhằm tạ ơn các vị đã chở che phù hộ và cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng.
Bài văn khấn cúng mùng một Tết cúng thần linh:
“Nam mô a di Đà Phật! (khấn lạy đọc 3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy ngài Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy ngài Địa chủ tài thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Tín chủ con tên là…..
Tuổi: …………………………
Ngụ tại: …………(địa chỉ)
Hôm nay là ngày mùng 1 Tết Canh Tý năm 2020.
Nhân tiết minh niên, đầu xuân năm mới, con xin đọc văn khấn cúng thần linh đầu năm.
Tín chủ con xin được chuẩn bị lễ vật hương hoa, cỗ cúng cơm canh, lễ bạc lòng thành, bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.
Tín chủ con và toàn gia xin cúi đầu kính lạy mời các vị Chư Thần cai quản trong khu đất này về hưởng thụ lễ vật, cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành.
Cầu mong ơn trên luôn phù hộ, độ trì, chở che toàn gia chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.
Toàn gia chúng con lễ bạc tâm thành xin được kính lễ, cúi xin chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)”
Một số phong tục truyền thống trong ngày đầu năm mới
Lễ chùa, đình, đền Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.
Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.
Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc.
Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn.
Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong đêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tốt trong mấy ngày đầu năm và đi đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.
Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà.
Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm.
Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.
Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về.
Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình.
Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.
Vạn sự khởi đầu nan chính vì thế gia chủ hãy chuẩn bị thật kỹ những lễ vật cần thiết trong mâm nghi lễ, chuẩn bị bài cúng mùng 1 đúng chuẩn và để mọi vân may ngày đầu năm 2021 đến thật nhiều cho toàn bộ người thân gia đình bạn!
Chúc tất cả năm mới tràn đầy thinh vượng và hạnh phúc!