Top 8 # Xem Nhiều Nhất Xem Bài Cúng Rằm Mùng Một Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Bài Cúng Gia Tiên Mùng Một Và Rằm Âm Lịch

Bài khấn nôm 1

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..

Tín chủ con là ………………………………………….. ….

Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Bài khấn nôm 2

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Con tấu lạy chín phương trời mười phương Phật Chư Phật mười phương.

Con tấu lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ.

Con tấu lạy Thần Linh Đất nước, Thổ thần bản cảnh, Quan đương niên đương cảnh, Thành Hoàng bản thổ, Táo Quân thần chủ, Chúa đất long mạch, Thần tài, Tiền chủ, Hậu chủ, Táo phủ thần quân, Tả Long hữu hổ tiếp dẫn phúc đức tại gia tại số nhà: …………………………………………………………..

Con tấu lạy Chư vị Liệt Tổ Liệt Tông ngũ đại đồng đường dòng họ …………………………………

Con tấu lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Cô Gi Tỷ Muội, Thúc Bá Đại Huynh, Chầu Bà Tổ Cô, Cô Bé tại gia, Cậu Bé tại gia, các Chân Linh thần tử Hữu danh vô thực, Hữu thực vô danh dòng họ: ……………………………………

Hôm nay là ngày ………………….. Tháng ………………………….. Năm………………………

Phu thê hai họ con thành tâm có nén nhang bát nước ………. Dâng kính Phật Thánh, các Quan, Chư vị Tổ Tông chứng minh công đức, chứng tâm nhận lễ, phù hộ độ trì ………………… Xin các ngài phụ hộ cho gia chung chúng con được nấp bóng cửa nhà Ngài,…… phù hộ độ trì cho chúng con được đắc kỳ tài được sai kỳ lộc, phu thê hòa thuận, Gia chung bình an, lộc tài vượng tiến.

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

( Ai chưa lập gia đình thì thay từ Phu thê bằng Gia chung hay đơn giản là Chúng con )

Bài khấn nôm 3

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày………………………..gặp tiết……………………..(ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ đất ơn đức trời đât, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoang Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Tao quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuân.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

#1 Bài Văn Khấn Cúng Rằm Mùng Một Hằng Tháng Chuẩn Nhất

Theo phong tục của người Việt xưa, cứ đến rằm mùng một, nhiều gia đình làm lễ cúng gia tiên, gia thần nhằm mong mọi điều vạn sự. Ngoài việc sắm lễ vật đầy đủ thì bài văn khấn cúng rằm mùng một cũng cần đúng theo phong tục truyền thống cổ truyền để thể hiện lòng thành tâm. Nội dung bài viết sau sẽ cho bạn có cái nhìn rõ hơn của lễ mâm cúng.

Cúng rằm mùng một là nghi lễ quan trọng và có từ rất lâu của văn hóa dân tộc Việt Nam

Ý nghĩa của ngày cúng rằm mùng một của phong tục Việt Nam

Theo tục lệ xưa để lại, người Việt thường coi ngày mùng một (Âm lịch) là ngày Sóc khởi đầu của một tháng mới, ngày rằm hàng tháng là ngày Vọng có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời để tưởng nhớ đến tổ tiên. Thời điểm này các gia đình thường làm lễ cúng gia thần, gia tiên, thật tâm cầu nguyện để cầu mong sự bình an, may mắn, sức khỏe và sự thành đạt.

Ngoài ra, còn thể hiện sự mong muốn về những điều sáng suốt, trong sạch và đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng. Đây được xem là nghi lễ quan trọng và không thể thiếu trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Vào hai ngày này, người ta thường chuẩn bị hoa quả, bánh oản, hương thơm, kim ngân, trầu cau, tiền vàng mã hoặc làm đồ chay để cúng. Sau đó đọc bài cúng rằm mùng mộ t để hoàn tất nghi lễ.

Xem Thêm: Đồ Cúng Cô Hồn Có Dùng Được Không?

Chuẩn bị mâm cúng cúng rằm mùng một

được xem là một nghi lễ quan trọng cổ truyền tại Việt Nam

Lễ cúng vào ngày Rằm – Lễ Vọng, lễ cúng ngày mùng 1 – Lễ Sóc. Những tên gọi thay thế có thể sẽ thay đổi khác nhau ở mỗi vùng. Ngày lễ này gia chủ thường cúng chay, lễ vật thì đơn giản, không cầu kỳ: rượu, nước lọc, trầu cau, quả tươi, hoa tươi, tiền vàng,…

Ngoài những lễ cúng chay như trên thì bạn cũng có thể thêm vào các món mặn như thịt gà, thịt lợn và các món mặn khác. Nói chung, lễ vật cho ngày cúng Rằm mùng một không cầu kỳ, tùy tâm. Một vật dụng không thể thiếu là hương, việc dâng hương luôn có trong các lễ cúng để thay gia chủ gửi lòng thành đến các vị thần linh, gia tiên.

Văn khấn thần Thổ Công và các vị thần

Văn khấn cúng rằm mùng một đầy đủ nhất như sau:

“Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vi Tôn thần- Con kính lạy ngài Đông Thần quân

– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Phúc đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài Tiền hậu Địa chủ Tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong xứ này

Tín chủ chúng con là: …………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân, trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch, Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong xứ này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia bình an, công việc hanh thông, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Cẩn cáo!”

Cứ mỗi dịp đến ngày cúng rằm mùng một, các gia đình sẽ làm lễ cúng gia tiên, gia thần để mong mọi điều vạn sự

Văn khấn Gia tiên mùng một hàng tháng

Văn khấn ngày rằm hàng năm sẽ không có sự thay đổi, vậy nên gia chủ có thể áp dụng bài khấn ngày rằm chuẩn xác dưới đây:

“Văn khấn Gia tiên Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

– Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ

– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại trong họ.

Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..

Tín chủ con là …………………………………………….

Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Các vị Tôn thần cai quản trong xứ này

Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Cẩn cáo!”

Ngoài lễ vật đầy đủ, sự thành tâm thì việc đọc văn khấn cũng rất quan trọng

Lưu ý khi thắp hương và cúng vái Thần Tài – Thổ Địa

Thường xuyên chăm sóc cho bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Các vị thần này ưa thích sự sạch sẽ nên gia chủ cần thường xuyên tắm rửa bằng nước sạch. Trường hợp những ngày mưa to nên bê Thần Tài, Thổ Địa, Ông Cóc để vào một cái thau sạch và tắm mưa trong 15 phút.

Lựa chọn đồ cúng Thần Tài – Thổ Địa

Một vài gợi ý tốt nhất để dâng Thần Tài – Thổ Địa là các loại đồ ngọt như đồ ngọt như bánh hỏi, chuối, bưởi … cùng giấy cúng riêng.

Tránh để hoa, lá héo úa trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Nhiều người có thói quen không thường xuyên thay thế hoa quả trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa dẫn đến làm ăn khó khăn. Chính vì vậy, để cầu mong sự may mắn tài lộc, bạn nên đặc biệt quan tâm đến việc thay thế thường xuyên hoa tươi và có hương thơm lâu.

Nên thắp nhang liên tục 100 ngày sau khi lập bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Việc thắp nhang liên tục 100 ngày và thắp đèn trên bàn thờ sẽ giúp bàn thờ tụ khí. Trong 100 ngày đó nên thay nước và thắp một nén nhang thơm vào mỗi sáng. Riêng với ngày rằm, mùng một hay lễ tết thì nên thắp 5 nén hương theo hình chữ thập.

Lưu ý khi đọc bài văn khấn ngày rằm mùng một

Ngoài lễ vật đầy đủ, sự thành tâm thì việc đọc văn khấn cúng rằm mùng một cần phải đúng chữ, đúng trình tự thì tổ tiên và các vị thần mới tiếp nhận đầy đủ ý nghĩa mà gia chủ muốn truyền đạt.

Dịch vụ cúng rằm mùng một trọn gói

Thường thì người lớn tuổi sẽ phụ trách đọc văn khấn ngày cúng rằm mùng một.

Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có những điều xảy ra mà bạn không ngờ tới, ví dụ như công việc bận rộn không có thời gian sắp đồ cúng rằm. Mâm cúng Trọn gói sẽ là sự lựa chọn tin cậy nhất cho bạn.

Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu và mọi việc còn lại cứ để đơn vị lo. Những văn khấn gia tiên, văn khấn Phật,… đều được chuẩn bị đầy đủ. Lễ vật nào cần có đều sẽ có mặt, lễ cúng được tiến hành một cách trang trọng, thành kính ngay tại nhà bạn.

Hi vọng với bài văn khấn cúng rằm mùng một chuẩn xác trên cùng với một vài lưu ý nhỏ, mọi gia chủ đều có thể tự thực hiện một cách đầy đủ nhất trong nghi thức, phong tục cúng, khấn gia tiên, thần Thổ Công và các vị thần!

Bài viết này đã được DMCA

Bài Cúng Gia Tiên Ngày Rằm Mùng Một Thế Nào Cho Đúng

Cúng gia tiên vào ngày rằm, mùng 1 tại sao?

Theo âm lịch, trong 1 tháng có ngày mùng 1 gọi là ngày sóc, ngày rằm gọi là ngày vọng. Hai ngày này đều có ý nghĩa quan trọng đối với mọi người. Đó là:

Ngày mùng 1 là một ngày khởi đầu cho một tháng mới. Vì thế, nếu bạn muốn cả tháng may mắn, thành công và công việc đều thuận lợi. Bạn sẽ chọn cúng gia tiên vào ngày mùng 1. Với mục đích là để được gia tiên che chở và phù hộ cho điều tốt đẹp đến với mình.

Ngày rằm chính là ngày 15 âm lịch hàng tháng. Đây chính là ngày mà mặt trăng thông suốt với mặt trời. Điều này có nghĩa là giữa người trần và người âm có sự tông thương với nhau. Do đó, khi cúng tổ tiên nhà mình vào ngày rằm hàng tháng. Lời nguyện cầu của bạn sẽ được gửi tới gia tiên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cúng gia tiên ngày rằm mùng 1 còn mang nhiều ý nghĩa lớn lao khác. Chẳng hạn như: Giúp cho vong linh người đã mất không khỏi phiền não và an lạc. Điều này giúp họ có thể dễ dàng đón nhận lời nguyện cầu của con cháu gửi tới mình. Vì thế, bài cúng gia tiên ngày rằm mùng một rất quan trọng. Bạn cần phải cúng đúng và thực hiện các nghi lễ sao cho chính xác.

Cúng gia tiên ngày rằm mùng một cần chuẩn bị các nghi lễ gì?

Cúng gia tiên nhà mình vào ngày rằm, mùng một khá đơn giản. Kể cả phần chuẩn bị nghi lễ và nghi thức cũng không có một chút phức tạp, cầu kỳ nào. Về phần đồ lễ, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 số thứ sau đây:

Ngoài ra, đồ lễ chuẩn bị này cũng phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Do đó, họ có thể thay thế hoa quả bằng đồ ăn mặn hoặc xôi chè. Nói chung, dù bạn chuẩn bị đồ lễ là gì đi chăng nữa. Gia chủ cần phải chuẩn bị với tấm lòng thành tâm nhất của mình. Như vậy, lời thỉnh cầu của bạn mới được tổ tiên soi xét và chứng giám.

Hiện nay, có nhiều gia đình lựa chọn ngày 30 và 14 âm lịch. Họ sẽ chọn cúng gia tiên vào buổi chiều của 2 ngày này thay cho ngày mùng 1 và rằm. Cách cúng gia tiên ngày rằm mùng một như thế nào hoàn toàn được phép. Tuy nhiên, khi cúng bạn cần cúng đúng bài cúng gia tiên ngày rằm, mùng một. Cùng với đó là thay thế ngày cúng khác đi là được. Cụ thể, bài cúng gia tiên ngày rằm mùng một được cúng như sau:

Bài cúng gia tiên ngày rằm mùng một chuẩn xác

Như vậy, ngoài việc bạn cần chuẩn bị các đồ lễ và cúng gia tiên đúng bài. Để tỏ lòng thành kính đối với người đã khuất. Khi cúng và chuẩn bị các đồ lễ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Những lưu ý khi cúng gia tiên ngày rằm mùng một

Đồ lễ chuẩn bị để cúng gia tiên ngày rằm, mùng một cần phải sạch sẽ và trong sạch. Gia chủ tuyệt đối không được sử dụng tiền giả để cúng. Đối với tiền thật cúng không được là những đồng tiền bất lương, bẩn thỉu. Đặc biệt, gia chủ không nên cúng gia tiên bằng những thực phẩm tanh hôi.

Khi cúng xong nên có sự phóng sinh hay nuôi dưỡng. Điều này thể hiện được tấm lòng từ bi và tâm đức của gia chủ. Đồng nghĩa, gia chủ sẽ tự hóa giải được những nghiệp chướng mình làm trong quá khứ. Đây chính là cách để bạn tránh được những hạn nạn do nghiệp chướng gây lên.

Khi đọc bài cúng gia tiên ngày rằm mùng một, bạn cần đọc với tấm lòng thành tâm nhất. Nhất tâm hướng về gia tiên và những người đã khuất. Chỉ có như vậy, lời nguyện cầu tốt đẹp nhất sẽ đến với người thân và gia đình. Gia chủ tuyệt đối không nên sao nhãng việc cúng bái gia tiên vào ngày mùng 1 và rằm.

Bài Cúng Mùng Một Tết 2022 Canh Tý

Ngày mùng 1 Tết năm 2020 Canh Tý chính là ngày đầu tiên của một năm mới. Người Việt ta hay quan niệm mọi sự mùng 1 mà tốt lành thì cả năm đều thuận lợi, bình an. Vì thế mà vào ngày này người ta thường có rất nhiều điều kiêng kị. Song song với đó là việc cúng lễ gia tiên, thần linh trong nhà cũng được tiến hành tươm tất hơn.

Cúng tổ tiên, gia tiên trong những ngày Tết bao gồm ngày mùng 1 Tết nhằm thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo và tạ ơn ông bà tổ tiên, các vị thần linh cai quản trong gia đình đã phù hộ, độ trì cho con cháu trong nhà một năm qua bình an vô sự, mọi sự đều tốt lành.

1. Lễ vật cúng ngày mùng 1 Tết

Vào ngày mùng 1 Tết cần chuẩn bị những lễ vật cúng sau:

Hầu như vào ngày mùng 1 mọi thứ trên bàn thờ đều đã được chuẩn bị trước Tết, được bày biện cúng hôm tất niên. Duy chỉ có mâm cỗ cúng là cần chuẩn bị mới, ngày nào cúng ngày nấy, bữa nào cúng bữa nấy. Trầu cau và nước cúng cũng cần phải thay trước khi khấn lễ.

Đa phần, vào dịp Tết Nguyên Đán mỗi gia đình đều làm mâm cơm cúng ngày 3 bữa, hoặc cũng có nhiều gia đình chỉ cúng một hoặc hai bữa. Tuy nhiên, các mâm cỗ cúng đều được chuẩn bị tươm tất, thịnh soạn hơn ngày thường.

Về bài khấn mùng 1 tết thì có thể được chuẩn bị trước bằng việc ghi ra giấy, đi in hoặc có thể đọc thuộc để khi cúng bái đọc suôn sẻ và thể hiện sự thành tâm nhất.

2. Bài cúng mùng 1 Tết

Bài cúng ngày mùng 1 tết 2020 cũng nhằm cầu xin ông bà tổ tiên và các vị Chư Thần phù hộ cho mọi thành viên trong gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, con cháu làm ăn xa gần ai nấy đều bình yên vô sự, ăn nên làm ra. Vì những điều đó mà việc chuẩn bị lễ vật cúng, cũng như văn khấn mùng 1 Tết 2020 cần được chuẩn bị đầy đủ, không được xem nhẹ, sơ sài.

Bài văn khấn tổ tiên ngày mùng 1 Tết 2020

“Nam mô A di đà Phật (vái, khấn đọc 3 lần)

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (vái, khấn đọc 3 lần)

Hôm nay ngày mùng 1 tháng giêng năm Canh Tý

Tại… (địa chỉ nhà)

Tín con tên là….. cùng toàn gia kính bái.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Con kính lạy các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân ngày đầu xuân năm mới, ngày mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tý 2020.

Con cháu cúi lạy, đọc văn khấn cúng đầu năm mới 2020 tạ ơn ân đức trời cao biển rộng của tổ tiên đã phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con một năm qua bình an vô sự.

Tín chủ con cùng toàn gia xin được sửa sang chuẩn bị hương hoa ngũ quả, mâm lễ cúng gọi là lễ bạc lòng thành, trước án kính lễ, sau xin chứng giám phù hộ.

Tín chủ con xin được cúi lạy kính mời vong linh tổ tiên cùng….(tên những người được thờ cúng trong nhà) cùng về hâm hưởng lễ vật. Cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con bước sang năm mới luôn được bình an, mọi sự yên lành, công việc hanh thông, gia đình êm ấm.

Con xin kính cáo!

A Di đà Phật!”

Lưu ý: Sau khi làm lễ cúng ngày mùng 1 xong, quý vị đừng quên văn khấn hóa vàng mùng 3 tết.

Bài văn khấn mùng 1 Tết 2020 cúng thần linh

Thông thường mỗi gia đình đều có 2 bàn thờ là bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Thổ Công. Hoặc các công ty, doanh nghiệp cũng lập một bàn thờ Thần Tài, bàn thờ các vị Chư Thần riêng. Vào ngày mùng 1 Tết, ngoài việc chuẩn bị lễ vật cúng gia tiên thì mỗi gia đình cũng cần chuẩn bị lễ vật cúng các vị thần linh cai quản khu đất gia đình mình đang ở, nhằm tạ ơn các vị đã chở che phù hộ và cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng.

Bài văn khấn cúng mùng một Tết cúng thần linh như sau:

“Nam mô a di Đà Phật! (khấn lạy đọc 3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy ngài Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy ngài Địa chủ tài thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ con tên là…..

Tuổi: …………………………

Ngụ tại: …………(địa chỉ)

Hôm nay là ngày mùng 1 Tết Canh Tý năm 2020.

Nhân tiết minh niên, đầu xuân năm mới, con xin đọc văn khấn cúng thần linh đầu năm.

Tín chủ con xin được chuẩn bị lễ vật hương hoa, cỗ cúng cơm canh, lễ bạc lòng thành, bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.

Tín chủ con và toàn gia xin cúi đầu kính lạy mời các vị Chư Thần cai quản trong khu đất này về hưởng thụ lễ vật, cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành.

Cầu mong ơn trên luôn phù hộ, độ trì, chở che toàn gia chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.

Toàn gia chúng con lễ bạc tâm thành xin được kính lễ, cúi xin chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)”

3. Một số phong tục truyền thống trong ngày đầu năm mới

Lễ chùa, đình, đền Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành

Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.

Hái lộc

Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc.

Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn.

Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong đêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tốt trong mấy ngày đầu năm và đi đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.

Hương lộc

Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà.

Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm.

Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Xông nhà

Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về.

Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình.

Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.