Top 8 # Xem Nhiều Nhất Xem Cách Cúng Đầy Tháng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Bật Mí Cách Cúng Đầy Tháng

Thực tế có rất nhiều gia đình không biết cúng đầy tháng bé trai như thế nào cho đúng cho đủ. Vì thế, hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn nghi lễ cúng đầy tháng chuẩn nhất cho bé trai.

1. Nguồn gốc của phong tục cúng đầy tháng bé trai

Cúng đầy tháng cho bé trai là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đây được xem là nghi lễ cần thiết như một lời câu phúc, bình an, khỏe mạnh cho em bé.

Theo quan niệm của ông bà ta thì: 12 bà mụ là người quyết định giới tính của em bé là trai hay gái. Còn đức ông là người bảo vệ, che chở cho 2 mẹ con “mẹ tròn con vuông”. Vì thế, khi cúng đầy tháng cho bé trai, các bạn phải làm mâm cơm cúng đầy đủ cho 12 bà mụ và đức ông.

Cúng đầy tháng bé trai hay còn gọi là lễ cúng mụ bé trai

2. 12 bà mụ gồm những ai?

Mỗi 1 mụ bà sẽ cai quản 1 công việc khác nhau nhằm đảm bảo quá trình mang bầu, sinh con được an toàn và hoàn thiện nhất do đó nhiều vùng gọi cúng đầy tháng cho bé trai là lễ cúng mụ.

3. Ý nghĩa của mâm cơm cúng đầy tháng bé trái

Dù là miền Bắc hay miền Trung, miền Nam thì mâm cơm cúng đầy tháng bé trai đều mang ý nghĩa về sự cảm ơn của gia đình đối với các vị thần để che chở, bảo vệ cho mẹ và bé, giúp mẹ và bé được an toàn. Đồng thời, nghi lễ cũng là cầu bình an, mong cho em bé luôn mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn, lớn lên gặp được nhiều may mắn.

Cúng đầy tháng bé trai mang ý nghĩa về sự cảm ơn các vị thần đã che chở bảo vệ 2 mẹ con

4. Cúng đầy tháng bé trai ngày nào?

Cánh tính ngày làm đầy tháng cho bé trai dựa vào ngày đứa trẻ ra đời được gia đình ghi nhớ theo ngày âm hoặc ngày dương. Theo cách tính của các cụ ngày xưa thì bé gái sẽ được làm đầy tháng trước 2 ngày, còn bé trai làm trước 1 ngày. Tuy nhiên, hiện nay các gia đình thường làm đầy tháng vào đúng ngày sinh của tháng sau để mẹ dễ dàng tính lịch và nuôi con hơn.

5. Cúng đầy tháng bé trai lúc mấy giờ? Cúng vào giờ nào?

Chắc hẳn, ông bố bà mẹ nào cũng muốn chọn giờ tốt để cúng đầy tháng cho con. Vì thế, muốn chọn được giờ tốt, các bạn cần phải tránh những giờ xung khắc, lựa chọn giờ tốt sao cho phù hợp với mục đích cúng thôi nôi con trai. Vậy cúng thôi nôi con trai vào lúc mấy giờ? Hầu hết, các gia đình đều căn cứ vào giờ hoàng đạo và tùy thuộc vào từng phong tục của địa phương để quyết định giờ đó có tốt và hợp với con trai bé bỏng của gia đình không.

Giờ tốt – giờ đẹp – giờ hoàng đạo được ghi rõ ràng trên tờ lịch, cha mẹ chỉ cần xem trên tờ lịch là có thể chọn được giờ cúng thôi nôi cho bé trai. Nếu không chắc chắn thì có thể xem trong cuốn lịch vạn niên hoặc lên chùa nhờ thầy xem giờ.

6. Mâm cúng đầy tháng bé trai cần chuẩn bị gì?

Lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai miền Bắc

Lưu ý: 12 đĩa xôi, 12 miếng trầu, 12 đôi hài phải có kích thước giống nhau còn 1 bộ thì phải có kích thước to hơn 1 chút để cúng bà mụ Chúa.

Lễ vật cúng đầy tháng bé trai ở miền Bắc

Lễ vật cúng đầy tháng bé trai Miền Trung

Lễ vật cúng đầy tháng bé trai miền Nam

7. Bài cúng đầy tháng cho bé trai

“Hôm nay, con trai con vừa tròn 1 tháng, gia đình có bày lễ vật cúng đầy tháng cho bé, cung thỉnh thập nhị mụ và tam đức ông về chứng nhận nghi lễ và phù hộ cho cháu được mạnh khỏe, ăn ngoan, ngủ yên, phù hộ độ trì cho gia đình con luôn luôn mạnh khỏe, bình an”.

Cách Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái Đầy Đủ Nhất

Đầy tháng (còn gọi là đầy cữ) là một tín ngưỡng giàu ý nghĩa có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Đây còn là dịp để gia đình có em bé tròn 1 tháng tuổi chia sẻ niềm vui với người thân, họ hàng, làng xóm,… nên một buổi lễ trọn vẹn, mang lại may mắn cho bé là điều cần thiết.

1. Lễ đầy tháng là gì?

Từ lúc chào đời đến khi bé được tròn một tháng tuổi thì trẻ sẽ được tổ chức nghi lễ cúng đầy tháng. Buổi lễ này mang ý nghĩa như sự tạ ơn đất trời đã tạo ra em bé với hình hài nguyên vẹn, khỏe mạnh, mang đến cho gia đình thêm thành viên mới, thêm nụ cười, niềm vui.

Bên cạnh đó, về mặt tâm linh thì lễ cúng đầy tháng còn như lời cảm ơn đến 12 bà Mụ đã có công nặn ra bé và Đức ông đã che chở bảo vệ cho cuộc sinh nở được “mẹ tròn con vuông”.

Đây cũng là khoảng thời gian để gia đình cầu xin các vị thần cầu phù hộ cho em bé sau này lớn lên luôn được mạnh khỏe, thông minh và may mắn trong cuộc sống.

2. Cách chuẩn bị đồ cúng đầy tháng cho bé gái

Theo tín ngưỡng dân gian nước ta thì các bé sinh ra là do bà Chúa và 12 bà Mụ nặn thành từ đất sét và thổi linh hồn vào. Trong đó bà Chúa đóng vai trò quan trọng nhất còn 12 bà Mụ bà có nhiệm vụ là mỗi người sẽ nặn ra 1 bộ phận trên cơ thể đứa trẻ.

Vì thế, trong cách cúng mụ đầy tháng cho bé gái thì mâm cúng phải có đầy đủ những thứ sau: 12 chén chè trôi nước nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn, 1 chén chè trôi nước lớn, 12 chén xôi nhỏ và 1 chén xôi lớn.

Ngoài ra, bố mẹ cần chuẩn bị đồ cúng dâng lên Đức ông và 3 Đức thầy gồm: hoa, trái cây, nến, nhang, gạo muối,trà và rượu, trầu têm hình cánh phượng. Bên cạnh đó cũng cần những món như: chén, dĩa, muỗng và 1 đôi đũa hoa.

Lễ vật cụ thể bao gồm:

– Hoa tươi (tùy chọn loại hoa như hoa cát tường, hoa ly,…)

– Trái cây (có thể chọn 5 loại quả như cam, quýt, dứa, chuối, táo, xoài,..)

– Nhang

– Nến (đèn cầy).

– Gạo tẻ, muối hạt sạch.

– Rượu (12 chén)

– Nước lọc ( 12 chén)

– Tiền vàng mã

– Trầu cau (têm trầu cánh phượng)

1 con gà luộc.

– Thịt lợn (có thể thịt chân giò, thịt lợn quay,…)

– Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh (1 đĩa lớn, 12 đĩa nhỏ)

– Bánh kẹo (12 đĩa)

– Chè (12 bát nếu là bé gái thì cúng bằng chè trôi nước còn bé trai thì cúng chè đậu trắng)

– Giấy cúng đầy tháng (gồm có mâm hài và những món đồ cúng cho bà mụ và bà chúa)

3. Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé gái

Theo dân gian lưu truyền thì cách tính ngày đầy tháng của thôi nôi sẽ dựa vào âm lịch và tùy theo giới tính của đứa trẻ (là bé gái hay bé trai).

Ông bà xưa có câu “Gái lùi 2 trai lùi 1”. Do đó, đối với các bé gái thì cách tính ngày đầy tháng sẽ hơi khác so với bé trai, nghĩa là “gái sụt hai trai sụt một”.

Bố mẹ sẽ chọn theo ngày âm lịch. Ví dụ như bé sinh ngày 20 tháng 11 âm lịch thì tổ chức đầy tháng vào ngày 18 tháng 12 âm lịch.

4. Nghi thức thực hiện lễ cúng đầy tháng cho bé gái

Bạn nên bày trí hài hòa tất cả các lễ vật cúng đầy tháng, tạo sự cân đối ở chính giữa phía trên của hương án. Lễ vật dâng cúng các bà mụ sẽ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và 1 phần to hơn dành cho bà Mụ chúa.

Mâm lễ mặn gồm hương, hoa, nước trắng được đặt trên cùng và mâm tôm, cua, ốc thì để ở phía dưới. Soạn mâm trên đầu giường em bé hay nằm và đốt nến lên cúng bà Mụ.

Tiếp theo, hãy đốt quần áo tiền vàng cho các bà mụ, mở gói bim bim và hoa quả cho trẻ con trong nhà, thực hiện việc chia sách bút cho các bé lấy lộc, đồng thời giữ lại cho con mình một vài món.

Ngay sau nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái là nghi thức khai hoa hay còn được gọi với tên khác là nghi thức “bắt miếng”. Em bé sẽ được đặt ngay trên bàn giữa, cha mẹ của bé sẽ rót trà, thắp hương xin phép bắt miếng.

Tiếp theo, một người quý phái, sang trọng sẽ ẵm con bạn bằng một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp hoặc có thể thay thế bằng hoa khác vừa quơ qua lại trên miệng bé vừa dạy con những lời tốt đẹp.

5. Cách vái cúng đầy tháng cho bé gái

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Người đứng ra đại diện cúng cho bé thì phải khấn: ” Hôm nay là ngày lành tháng tốt, cháu gái nhà được tròn một tháng tuổi, gia đình tôi đã chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn, cung thỉnh 12 bà Mụ và 3 Đức Ông về nhận lễ, mong các vị phù trợ cho cháu mau ăn chóng lớn, tài giỏi, ngoan hiền, mong các chư vị phù hộ cho gia đình luôn bình an, hạnh phúc quanh năm.

Sau khi đã cầu chúc những điều may mắn, tốt lành đến với bé, cha mẹ sẽ tiếp tục thực hiện nghi thức đặt tên cho con. Theo đó, 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật sẽ được cha mẹ gieo vào một chiếc đĩa.

Nếu xuất hiện một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên được đặt đó đã được tổ tiên ưng thuận và chứng giám. Ngược lại, nếu cả 2 mặt đều là úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền lại một lần nữa. Nếu 3 lần mà vẫn chưa được thì bắt buộc phải đặt lại tên cho bé gái.

6. Những điều lưu ý khi thực hiện nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái

Theo quan niệm của ông bà xưa thì trước khi cúng, thứ tự các món trên mâm cúng phải được sắp xếp đúng cách ” Đông bình Tây quả”, nghĩa là phía Đông sẽ đặt bình hoa còn phía Tây thì đặt lễ vật cúng.

Thường thì lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái sẽ được sắp xếp khá cân đối ở trên hai bàn:

– Một chiếc bàn nhỏ và một chiếc bàn to. Bàn to thì bày biện các món đồ cúng 12 bà Mụ còn chiếc bàn nhỏ thì được đặt cách 10 phân, dùng để bày những đồ cúng kính Đức ông.

– Trước khi thực hiện nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái thì mọi người trong gia đình phải có mặt đầy đủ, đặc biệt là chủ nhà.

– Lễ cúng đầy tháng sẽ được làm vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều.

– Người khấn bài cúng nên đọc lời khấn rõ ràng, chậm rãi.

Với những người làm cha, làm mẹ thì con mình sinh ra chính là tài sản quý giá nhất. Được nhìn thấy bé lớn lên, phát triển khỏe mạnh qua mỗi giai đoạn là niềm hạnh phúc vô bờ bến của tất cả các bậc phụ huynh.

Nhìn chung thì mâm cúng đầy tháng cho bé gái giữa các vùng miền cũng không khác nhau nhiều. Lễ vật chủ yếu là những thứ sản vật quen thuộc hằng ngày như đĩa xôi, chén chè, con gà hay vịt, hoa quả,…

Mỳ Ý phô mai thịt xông khói món khoái khẩu không chỉ với người lớn mà còn là món ăn yêu thích của mỗi đứa bé. Món ăn thơm ngon, hấp dẫn đến từ nước Ý.

Cách Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái

Khi bé ra đời tròn 1 tháng tuổi ba mẹ sẽ tổ chức 1 mâm lễ cúng đầy tháng để chào đón 1 thành viên mới trong gia đình. Cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng Mụ chính là phong tục quen thuộc của người Việt Nam, đây là một nghi thức ý nghĩa và gắn liền với mỗi con người.

12 chén chè cúng 12 bà Mụ gồm:

Bà mụ Trần Tứ Nương là người coi việc sanh đẻ.

Bà mụ Vạn Tứ Nương làn người coi việc thai nghén.

Bà mụ Lâm Cửu Nương là người coi việc thụ thai.

Bà mụ Lưu Thất Nương là người coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.

Bà mụ Lâm Nhất Nương là người coi việc chăm sóc bào thai.

Bà mụ Lý Đại Nương là người coi việc chuyển dạ.

Bà mụ Hứa Đại Nương là người coi việc khai hoa nở nhụy.

Bà mụ Cao Tứ Nương là người coi việc ở cữ.

Bà mụ Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Bà mụ Mã Ngũ Nương là người coi việc ẵm bồng con trẻ.

Bà mụ Trúc Ngũ Nương là người coi việc giữ trẻ.

Bà mụ Nguyễn Tam Nương là người coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

Ba Đức thầy bao gồm: Thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp (không phải 13 đức thầy).

Sau khi cầu chúc những điều tốt lành đến với bé, ba mẹ sẽ tiếp tục nghi thức đặt tên cho con. Theo đó, ba mẹ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và gieo vào một chiếc đĩa. Nếu có một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ.

Sau tất cả các nghi thức này là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi.

Hướng Dẫn Đầy Đủ Nhất Cách Cúng Đầy Tháng Cho Bé

Em bé chào đời trong niềm tự hào to lớn của bố mẹ và người thân. Tình yêu thương và chờ đợi sau 9 tháng ấp iu được toại nguyện. Một bữa tiệc đầy tháng coi như là buổi ra mắt họ hàng sự hiện diện của thàng viên mới.

Hướng dẫn cách cúng đầy tháng đơn giản cho bé

Vì sao phải tổ chức lễ đầy tháng cho con

Kết thúc một thời trong trứng nước và mở ra một bước ngoặt mới cho bé cũng là thời gian kết thúc ở cữ cho mẹ.

Tổ chức đầy tháng cho bé không chỉ khẳng định sự hiện diện của bé trong cuộc đời, một thành viên mới của xã hội. Nó còn thể hiện trách nhiệm của toàn xã hội với một thế hệ tiếp theo.

Tiệc đầy tháng cũng là dấu ấn quan trọng đầu tiên xác định nhiệm vụ thực hiện duy trì nòi giống thành công của con người.

Vì vậy, gia đình nào sinh em bé cũng phải tổ chức đầy tháng cho con một cách trọn vẹn, sun vầy. Ngày đặc biệt này, các bố mẹ luôn muốn làm sao cho bữa tiệc đầy tháng bé thật ý nghĩa và trang trọng. Hình thức tổ chức đầy tháng cho bé trai và bé gái tương tự nhau, mang ý nghĩa như nhau. Đây là một việc mang ý nghĩa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhưng tổ chức đầy tháng cho bé trai, bữa tiệc đầy tháng sẽ được tính theo ngày âm lịch và lùi lại 1 ngày so với ngày sinh. Nghi thức cúng trong tổ chức đầy tháng bé trai thì lời khấn nằm trong mục đích: mong cho con ăn mau chóng lớn, ngoan hiền và trưởng thành phải là người đàn ông mạnh mẽ…Còn đối với bé gái thì phải lùi lại 2 ngày được coi là đủ tháng

Théo quan niệm truyền thống xưa, tổ chức đầy tháng cho bé gái sẽ được bố mẹ khấn cầu con gái mau lớn, mau ăn bú giỏi, ngoan ngoãn xinh đẹp và lớn lên sẽ trở thành một cô gái tốt.

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho con

Theo truyền thống Việt Nam, ngày cúng đầy tháng cho bé được tính theo âm lịch và phụ thuộc vào giới tính trẻ “gái sụt 2, trai sụt 1”. Nếu bé gái, ngày cúng đầy tháng sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh (âm lịch), còn bé trai lùi lại một ngày.

Ví dụ: nếu bé sinh vào ngày 29/3 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 27/4 âm nếu đó là bé gái. Nếu là bé trai thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 28/4 âm

Giờ cúng đầy tháng cho con

Lễ cúng đầy tháng cho trẻ thường được cúng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối tùy gia đình.

Chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng

Theo dân gian từ khi bé ở trong bụng mẹ đến khi sinh ra đều do 12 bà Mụ nặn, chăm sóc, mỗi người đảm nhận một chức năng khác nhau. Do vậy trong lễ đầy tháng ngoài việc tổ chức tiệc mời khách giới thiệu thành viên mới trong nhà, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm lễ cúng đầy tháng cho trẻ gồm:

– Lễ vật cúng 12 bà Mụ đầy đủ gồm:

12 chén chè nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng chè đậu nước dừa, người Bắc cúng chè hoa cau, người Huế cúng chè đậu xanh đánh);

12 đĩa xôi nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng xôi gấc, người Bắc cúng xôi vò, người Huế cúng xôi đậu xanh cà);

12 chén cháo nhỏ;

Các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa;

2kg thịt quay + bánh hỏi chia làm 12 đĩa + 12 ly rượu nhỏ. Hoặc không có thể thay bằng 12 trứng vịt + 12 ly nước nhỏ;

– Lễ vật cúng kính Đức ông và 3 đức thầy (gồm thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp chứ không phải 13 đức thầy như nhiều người lầm tưởng):

1 con gà luộc tréo cánh;

1 tô cháo lớn,

1 tô chè lớn;

ba đĩa xôi lớn,

1 miếng thịt quay, một đĩa hoa quả (5 loại quả bất kỳ), trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).

– Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa, trà, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa.

Đồ lễ cúng đầy tháng cho trẻ sẽ được xếp trên hai bàn: một bàn nhỏ xếp phía trên để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. 2 bài trên và bàn dưới cách nhau 10 phân.

Mâm cúng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Lưu ý, các mâm này phải được bài trí thật cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu

Sau khi đặt hết lễ vật lên trên bàn cúng, người lớn trong gia đình, dòng họ có thể là ông, bà, bố, mẹ sẽ đại diện một người thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn.

Bài khấn đơn giản: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Nghi thức khai hoa cho bé

Sau nghi thức cúng là nghi thức khai hoa, dân gian còn gọi là “bắt miếng”. Đứa trẻ (trai hay gái) được đặt trên bà, người cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng sau đó bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”​

Đồng thời bé gái sẽ được dùng cuống trầu vẽ chân mày cho bé, nếu là bé gái. Hình thức này giống như cách “làm phép” với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như hoa.

Kết thúc nghi thức cúng, mọi người cùng gửi đến bé những điều tốt đẹp nhất

Sau tất cả các nghi thức trên người thân, họ hàng, các vị khách tham dự tiệc tùng sẽ ẵm bồng bé và gửi những lời chúc mọi điều tốt lành + lì xì đến bé.

Phần nghi thức trong cách tổ chức đầy tháng cho bé là khâu cốt lõi nhất. Từ xưa đến nay cúng đầy tháng luôn luôn phải đủ lễ tạ ơn đức chúa gồm 1 bà chúa Thiên Thai và 12 bà Mụ và 3 Đức Thầy

Ý nghĩa tổ chức lễ đầy tháng cho con

Bà chúa Thiên Thai được cho là vị cao nhất nâng đỡ hình hài đứa trẻ, hoàn thành việc tạo ra một hài nhi trong bụng của người mẹ.

12 bà Mụ và 3 Đức Thầy được cho là những người đã giúp đỡ cho sự hình thành bào thai, cưu mang thai nhi từ suốt 9 tháng đến ngày chuyển dạ, và đỡ đầu cho đứa bé được sinh ra đời.

Do cuộc sống ngày càng có nhiều nhu cầu hơn, Con người chú trọng đến hình thức hơn nên việc trang trí đầy tháng cho con cũng là điều băn khoăn của các bố mẹ. Việc chọn lựa dịch vụ tổ chức đầy tháng cho bé cũng được đặt ra mục tiêu cụ thể và chuẩn xác. Bố mẹ luôn luôn con có được một ngày ấm áp trọn vẹn nhất nên lựa chọn trang trí đầy tháng cho con rất kỹ càng

Hơn nữa, ngày tổ chức đầy tháng cho con là dịp các bố mẹ gạp gỡ bạn bè, đồng nghiệp và cả đối tác. Các bố mẹ phải làm sao để buổi tiệc trở nên hoành tráng, ấn tượng và sâu sắc trong mắt mọi người. Kool style sẽ thay bố mẹlàm những nhiệm vụ trên. Bố mẹ sẽ không còn phải bận nịu lo lắng hay suy nghĩ thật nhiều, mà dành thời gian đó ở bên con, nâng ly cùng khách mời chúc tụng cho một ngày của con tuyệt vời nhất.

= = = = = = = = = = = = = = = = = = = =

= = = = = = = = = = = = = = = = = = = =