Top 7 # Xem Nhiều Nhất Xem Cách Cúng Giao Thừa Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Cách Luộc Gà Cúng Giao Thừa

Gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào?

Từ xa xưa, người Việt đã lựa chọn gà trống trở thành con vật để dâng cúng thần linh, tổ tiên trong mỗi dịp lễ tết và các ngày quan trọng trong năm, chúng như là cầu nối của thế con người với thế giới thần linh.

Gà cúng giao thừa còn được xem như một biểu tượng văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông và từ đó dần trở thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam khi Tết đến, xuân về. Người ta thờ cúng gà với hy vọng sẽ đánh thức được mặt trời, chiếu ánh sáng đầy đủ cho cả năm và mang lại mưa thuận gió hòa cho nông nghiệp phát triển, đồng thời mang lại những điều tốt đẹp trong phong thủy.

Ngoài ra, chuẩn bị gà cúng đêm giao thừa còn là nét văn hóa của dân ta với mong muốn đưa tiễn quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới.

Cúng giao thừa gà quay hướng nào tốt?

Theo quan niệm của phần lớn người dân vào đêm giao thừa khi bày mâm cỗ và đặt gà cúng giao thừa, gia chủ cần đặt gà cúng thắp hương lên 1 chiếc đĩa to, tháo dây buộc (nếu có), đặt ngay ngắn sao cho đầu gà quay ra đường để có thể đón quan hành khiển cai quản năm mới đi qua, cách đặt gà cúng vào đêm giao thừa như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình, cho một năm may mắn, làm ăn thuận buồm xuôi gió,…

Và quan trọng hơn, nhiều người còn thắc mắc gà cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời? Ngoài việc cúng giao thừa để chào quan hành khiển năm cũ và đón quan của năm mới, thì trong lễ bàn giao ấy không chỉ có Cựu vương và Tân vương mà còn có cả nhiều quan quân khác, thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì nên cần có lễ vật cũng như lòng thành của gia chủ.

Với những ý nghĩa như trên, việc chuyển giao của đất trời và bàn giao công việc của các quan hành khiển đều diễn ra trong vũ trụ, vì vậy đó lễ cúng gà đêm giao thừa phải tiến hành ngoài trời dưới giờ phút giao hòa của tự nhiên.

Cách đặt gà cúng trên bàn thờ cúng tổ tiên

Khi đặt gà cúng trên ban thờ để cúng tổ tiên, nên quay đầu gà hướng về hướng của bát hương với tư thế được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu” có nghĩa là gà há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Còn nếu để gà hướng ra ngoài thì theo quan niệm của nhiều người đó là gà không chịu chầu.

Về cơ bản gà quay đầu ra ngoài nhìn sẽ đẹp hơn, nhưng cách đặt gà cúng như vậy chỉ đẹp mắt về hình thức chứ không đẹp về ý nghĩa của tâm linh và sự thành kính. Tuy nhiên thực tế tùy vào vùng miền và quan niệm tâm linh của mỗi gia đình mà gia chủ sẽ có cách đặt khác nhau sao cho phù hợp với tập tục và văn hóa là được.

Cách làm gà cúng giao thừa đẹp mắt

Ngoài việc chuẩn bị một mâm lễ vật có đầy đủ xôi, rượu, hoa quả, muối,.. và sắp xếp chúng phù hợp thì cách luộc gà cúng giao thừa cũng được nhiều gia đình chú trọng, hôm nay các chuyên gia sẽ giúp bạn chuẩn bị gà cúng một cách đơn giản, đẹp mắt nhất từ đó mang lại thuận lợi trong cuộc sống, công việc.

Đầu tiên về cách làm gà cúng giao thừa bạn nên chọn những con gà trống khỏe mạnh, có lông bóng mượt, áp sát thân, mào gà đỏ tươi, mắt nhìn linh hoạt, không lờ đờ.

Sau đó khâu sơ chế gà thắp hương giao thừa khá đơn giản nhưng gà sau khi đã được nhổ lông, làm sạch, phải giữ nguyên rồi đem xát muối và rửa sạch gà bên trong và cả bên ngoài rồi cho vào rổ để ráo nước, thấm khô da gà.

Đối với gà cúng, cách buộc gà cúng giao thừa cần dùng lạt buộc cố định phần cánh và cổ gà còn phần chân gà thì đút vào bụng sao cho có một con gà thật đẹp, lúc luộc bạn có thể luộc gà cúng giao thừa cùng với gừng, sả, hành lá,… cho gà có mùi thơm nhẹ.

Lưu ý, trong quá trình luộc gà khi nước sôi bạn nên vặn nhỏ lửa để tránh thịt ở đùi gà bị co tụt lên, da gà bị nứt, rách và mềm nát trông rất xấu. Sau khi nồi gà sôi khoảng 5 phút thì vặn nhỏ lửa rồi đun thêm 5 phút nữa thì có thể tắt bếp.

Đặc biệt để gà luộc cúng giao thừa trông bắt mắt và thơm ngon hơn, sau khi vớt gà ra bạn nên cho vào một bát nước lạnh để cho tới khi gà nguội hẳn mới đặt ra đĩa, cách làm này sẽ giúp phần da gà không bị khô và xỉn màu. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nghệ pha cùng mỡ gà để quét lên bề ngoài, lớp da gà sẽ có màu vàng và căng mượt.

Cách Luộc Gà Cúng Giao Thừa ?

Để có một con gà cúng đẹp, người nội trợ cần chọn gà rất kỹ: con gà (sống hoặc mái tơ) mào phải đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, chân nhỏ (gà ri) gà nặng từ 1,2 kg – 1,4 kg là vừa, gà to quá bày không đẹp, thịt kém ngọt nhiều xương. Khi gà mua về cắt dây trói chân, thả vào chuồng hoặc vào lồng 2-3 giờ để gà đi lại cho máu không tụ ở chân, sau đó mới cắt tiết.

Làm gà cũng phải công phu hơn gà làm các món khác, trước tiên vặt lông ở dưới tai gà, dùng dao sắt cắt một nhát ( không cắt quá sâu đứt cả cổ gà, ra ít tiết sẽ bị thâm đen) hứng tiết vào bát cho thêm một chút nước cho xốp. Khi cắt tiết không cầm quá chặt ở phần đầu làm tụ máu, đầu gà bị đen, khi gà chảy hết tiết mới bỏ vào chậu, nếu gà chưa chết hẳn gà sẽ đập mạnh cánh bị gãy không tạo được con gà đẹp.

Nhúng gà vào nước nóng khoảng 70 độ C (pha 4 phần nước sôi 1 phần nước lạnh) nếu nước sôi 100 độ C, gà non dễ bị rách da. Nhổ sạch lông, bóc màng chân, bóc vỏ sát muối toàn thân để tẩy hết mùi của lông, rửa nhiều lần cho sạch. Mổ gà phải mổ moi: cắt đứt đoạn da ở diều, lôi diều và cuống họng ra, cắt ngang bụng dưới cách hậu môn 2-3 cm (vết cắt dài khoảng 4 cm), lấy nội tạng ra, khoét hậu môn để lòng rời khỏi thân gà. Sau đó làm lòng sạch để ráo nước.

Dùng lạt buộc cổ giữa hai cánh gà, định hình như gà còn sống cổ vươn cao, hai cánh xoè như hai cánh tiên, đôi chân cài vào trong bụng cho gọn. Luộc gà phải chọn nồi sâu lòng, cho nước vào nồi ước lượng đủ ngập gà, đặt lên bếp nóng khoảng 50 độ C (để hạn chế nước trong thịt gà không bị tiết ra nước, giữ độ ngọt của thịt gà), cho muối gừng hành đập dập, rồi cho gà vào luộc. Lưu ý đặt gà nằm sấp khi chín mới đẹp. Đậy vung đun lửa vừa, khi bắt đầu sôi, hạ nhiệt độ nước sôi lăn tăn, cho tiết lòng vào luộc. Khi gà nổi lên, nước có nhiều váng béo, dùng tăm xiên thử vào đùi gà, thấy nước tiết ra không đỏ là gà đã chín. Vớt ra nhúng gà vào nước đun sôi để nguội, rửa sạch da gà, để ráo nước. Xoa một chút mỡ gà tạo da gà: béo vàng mọng (để lâu da không bị co nhăn nheo). Đặt gà lên đĩa to, tháo dây bầy ngay ngắn, mỏ cài bông hoa hồng đỏ rực ( tiết, lòng bầy dưới bụng), bầy thêm một đĩa muối tiêu, chanh ớt thái mỏng và một ít lá chanh thái chỉ cho thêm phần hấp dẫn. Làm được con gà như ý cả gia đình rất vui, yên tâm đón một năm mới tốt đẹp.

Cách Cúng Giao Thừa Như Thế Nào? Chuẩn Bị Mâm Lễ Vật Cúng Giao Thừa

Ý nghĩa mâm cúng trong đêm giao thừa của người Việt

Cúng giao thừa từ xưa đến nay là 1 nghi thức mang ý nghĩa rất đặc biệt, có tính chất thiêng liêng đối với cuộc sống của người Việt trước khi bắt đầu chào đón Tết Nguyên Đán sắp sang.

Người xưa còn gọi Tết Nguyên Đán là lễ trừ tịch bởi buổi lễ này được diễn ra với mong muốn là “trừ khử ma quỷ”, loại bỏ những điều xấu xa, kém may mắn của năm cũ sắp qua để đón nhận những điều mới mẻ sắp đến. Bên cạnh đó cũng là cầu mong những điều tốt lành, an khang phúc lộc cho một năm mới thịnh vượng nhiều vận may.

Người xưa luôn tin rằng, hằng năm sẽ có một vị thần Hành Khiển với nhiệm vụ trông coi mọi công việc trên nhân gian. Trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, vị thần này sẽ bàn giao công việc lại cho vị thần cai trị năm mới.

Trong khoảng thời gian chuyển giao, các vị thần sẽ đem theo rất nhiều quân lính tinh nhuệ nên đây chính là thời điểm để trừ tà, đuổi quỷ hiệu quả và hợp lý nhất trong năm.

Không chỉ như vậy, lễ cúng trong đêm giao thừa còn là cách để con cháu bày tỏ tình cảm của mình và xin được rước ông bà gia tiên về nhà chơi lễ Tết, sum vầy cũng như đoàn viên cùng con cháu trong gia đình.

Cách cúng giao thừa như thế nào tốt nhất?

Cúng giao thừa cần những gì?

Đối với lễ cúng trong nhà

Mâm lễ cúng trong nhà, cụ thể là trên bàn thờ chính thì gia chủ cần phải chuẩn bị thật chu đáo và có phần cầu kỳ hơn mâm cỗ cúng ngoài trời. 

Lễ vật trên bàn thờ cơ bản thường bao gồm: Các loại trái cây tươi (thường là 5 loại quả), hoa tươi, các món ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt và các món mặn tùy ý. Bên cạnh đó là những lễ vật đi kèm không thể thiếu khác như: Hương hoa, nến, trầu cau , rượu và thuốc lá.

Về mâm cỗ cúng đồ ăn mặn, tùy thuộc vào từng vùng miền cũng như văn hóa mà mâm cúng trên bàn thờ sẽ có những điểm khác biệt.

Mâm cúng ở miền Bắc: Thường sẽ có những món ăn vô cùng quen thuộc gắn liền với bữa cơm hàng ngày như: Gà trống luộc điểm xuyết 1 chút lá chanh, giò chả, bát canh, món xào và đặc biệt không thể thiếu bánh chưng. Những món được bày lên bàn thờ không cần quá sặc sỡ nhưng phải đảm bảo sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. 

Mâm cúng ở miền Trung: Gồm có cả bánh chưng và bánh tét, các loại dưa món, chả lụa, thịt nấu đông, thịt lợn luộc, gà bóp với rau răm, bát canh ninh xương cùng măng khô, chả ram, cá chiên…Dễ dàng nhận thấy rằng mâm cúng của người miền Trung sẽ có đầy đủ món ăn hàng ngày của người xứ này.

Mâm cúng ở miền Nam: Cũng giống như tính cách phóng khoáng, không câu nệ của con người nơi, mâm cúng giao thừa của nhiều gia đình miền Nam khá giản dị. Chỉ có hoa tươi, đèn đuốc, bánh mứt, trà, các loại trái cây tươi, nhang hương.

Đối với lễ cúng ngoài trời

Khác với lễ cúng trong nhà, lễ cúng ngoài trời trong đêm giao thừa không cần quá cầu kỳ và rườm rà, gia chủ chỉ cần chuẩn bị đơn giản nhưng đầy đủ những lễ vật bao gồm:

 1 con gà trống đã luộc (phải buộc chéo cánh lại với nhau)

 1 chiếc đầu lợn quay hoặc luộc đều được

 1 cặp bánh chưng luộc

 Một ít trái cây tươi, hoa, trầu cau

 Tiền giấy, vàng mã

 Các loại bánh kẹo hoặc mứt sấy

 Trà, rượu

 Lư hương, nến đỏ, đèn dầu và một đĩa gạo muối.

Lưu ý: Về nhang thắp hương, bạn có thể lựa chọn loại nhang nhỏ hoặc lớn tùy vào sở thích. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc thắp nhang lớn có thể đốt được lâu hơn, thơm hơn và tốt hơn so với khi dùng loại nhang nhỏ.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Như đã giải thích ở trên, mỗi năm qua đi sẽ có các vị thần khác nhau đến hạ giới để làm nhiệm vụ cai quản. Hết năm thì các vị thần đó sẽ bàn giao công việc cũ cho những vị thần mới tới. Bởi vậy, để “tống cựu nghênh tân” (tiễn cũ, đón mới) thì các gia đình thường chuẩn bị tới 2 mâm cỗ: Một mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời cúng các vị thần và một mâm cỗ trong nhà cúng tổ tiên.

Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, các gia đình nên thực hiện làm cỗ cúng ngoài trời trước rồi mới tới cỗ cúng trong nhà.

Mâm cỗ cúng Giao thừa là lễ nghi truyền thống từ xưa đến nay. Ai cũng quan niệm rằng khi thời khắc năm cũ đi qua và năm mới sắp đến là thời khắc hết sức thiêng liêng và quan trọng nên người người nhà nhà đều cầu mong sự bình an cho tất cả các thành viên trong gia đình. Cỗ cúng trong nhà cũng là mâm cỗ để cúng tổ tiên, ông bà còn mâm cỗ bên ngoài trời là cúng trời, cúng Phật.

Bao giờ cũng phải tiến hành khấn ngoài trời, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu cho dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình sau đó mới đến lễ trong nhà. Nếu bạn làm lễ trong nhà trước là quan niệm không được đúng cho lắm vì cao nhất là trời Phật rồi mới tới ông bà, tổ tiên nhà mình.

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Theo quan niệm dân gian thì vào ngày giao thừa các vị thần còn phải tiến hành bàn giao cũng như tiếp nhận công việc rất nhanh và vô cùng khẩn chương chính vì thế sẽ vội vàng đi qua mâm cúng để chứng kiến tấm lòng của các gia chủ. Do đó, vào ngày này mâm cỗ cúng ngoài trời phải được đặt ở giữa sân, nếu gia đình nào không có sân trước thì có thể đặt ở cửa chính hoặc trên tầng thượng, đảm bảo thoáng đãng và sạch sẽ.

Mâm lễ cúng sẽ được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông tùy vào vị trí cư ngụ của từng gia đình. Theo quan niệm thì hướng Bắc là hướng của Thượng Đế còn hướng đông là để cúng Thiên Tử. Chính vì thế các gia chủ có thể đặt mâm cỗ cúng theo hướng phù hợp nhất với vị trí của gia đình mình là được.

Cúng giao thừa lúc mấy giờ?

“Cúng giao thừa vào mấy giờ, cúng giao thừa ngoài trời vào thời điểm nào là chính xác nhất” là thắc mắc của rất nhiều người. Theo những nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, lễ cúng giao thừa thường được cử hành vào giờ Tý (11 giờ đêm cho đến 1 giờ sáng).

Khoảng thời gian này có ý nghĩa là bao hàm một giờ cuối cùng của năm cũ và một giờ của năm mới. Vào thời điểm này, mọi gia đình sẽ bày cỗ cúng tổ tiên ở trong nhà và cỗ cúng bên ngoài trời để cúng các quan thần linh.

Cúng giao thừa trước 12h được không?

Theo đúng nghi lễ và quan niệm dân gian thì chúng ta hoàn toàn có thể cúng giao thừa trước 12h đêm nhưng tốt nhất là từ 11 giờ đêm mới được cúng.

Gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào?

Khi gia chủ chuẩn bị mâm cỗ để cúng giao thừa thì cần phải tháo dây buộc trên thân con gà (nếu có) rồi đặt gà cúng lên cái đĩa to và bày thật ngay ngắn, tiết và lòng để dưới bụng gà, mỏ gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ. Và điều cực kỳ quan trọng bạn phải nhớ là cần đặt đầu gà hướng ra ngoài.

Theo quan niệm truyền thống thì mỗi năm Thiên đình sẽ lại thay toàn bộ quan trông nom công việc dưới hạ giới. Cúng giao thừa mang ý nghĩa tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón chào quan quân cai quản năm mới. Do vậy, khác với gà cúng gia tiên trong nhà. Với mâm cúng đêm giao thừa ngoài trời bạn nên đặt đầu gà quay ra phía đường để có thể đón quan Tân niên Hành khiển cai quản hạ giới năm mới đi qua. Hơn nữa, cách đặt như vậy còn có ý nghĩa là gọi mặt trời chiếu ánh sáng vào nhà mình.

Còn với gà cúng trong nhà thì bạn nên đặt gà quay đầu vào trong phía bát hương (gà phải há miệng, quỳ chân, duỗi 2 cánh). Theo các chuyên gia về văn hóa thì đây là kiểu gà “đang chầu”, còn nếu đầu gà quay ra ngoài thì mang nghĩa gà không chịu chầu, không nên đặt gà theo cách này.

Cúng giao thừa có muối gạo không?

Câu trả lời chắc chắn sẽ là có rồi. Một mâm lễ cúng ngoài trời trong đêm giao thừa chắc chắn sẽ không được thiếu 2 thứ là gạo và muối. Theo phong tục, ở nhiều vùng miền sẽ chuẩn bị muối và rượu để sau khi thực hiện cúng giao thừa xong thì sẽ lấy muối này để rắc xung quanh nhà và rót rượu để trừ tịch, tức là để trừ tà ma, sẵn sàng đón một năm mới may mắn, bình an.

Cúng giao thừa xong có hoá vàng luôn không?

Thường thì sau 3 ngày Tết mới thực hiện hoá vàng. Tùy vào điều kiện mà các gia đình Việt sẽ làm mâm cơm cúng, thắp hương gia tiên để kết thúc. Việc hóa vàng vào những ngày này cũng được coi là một hình thức để tiễn gia tiên về trời. Có thể thấy, ngày cúng hóa vàng thường không cố định mà tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cũng như quan niệm của mỗi gia đình.

Thông thường, các gia đình sẽ thực hiện lễ cúng vào ngày mùng 3 Tết. Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình hóa vàng muộn hơn nhưng sẽ chỉ rơi vào ngày mùng 4 cho đến mùng 10.

Với những thông tin mà Thợ sửa xe vừa chia sẻ chắc hẳn các bạn đọc đã có thể nắm chắc được cách cúng giao thừa như thế nào và cần những thứ gì rồi đúng không? Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn có một cái Tết thật trọn vẹn và đón năm mới may mắn, an lành bên cạnh người thân trong gia đình.

Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Gồm Những Gì? Cách Chuẩn Bị Lễ Cúng Giao Thừa Ngoài Trời

Cúng Giao thừa ngoài trời vào lúc nào?

Trong ngày cuối cùng của năm, bên cạnh mâm cúng Tất niên thì các gia đình thường không quên chuẩn bị cả một mâm cúng Giao thừa để “tống cựu, nghênh tân”, tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới và thành tâm dâng lên Tổ tiên, thần linh những lễ vật để tỏ lòng tôn kính.

Mặc dù vậy, cúng Giao thừa vào lúc nào thì không phải ai cũng biết. Nhiều người cho rằng đến thời điểm Giao thừa (12 giờ đêm 30 Tết) thì gia đình thắp hương cầu cúng mong muốn những điều tốt lành sẽ đến trong một năm là xong. Nhưng thực tế, theo đúng phong tục thì quan niệm cúng Giao thừa như vậy còn thiếu rất nhiều nghi lễ.

Lễ cúng Giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch, mang ý nghĩa trừ tà xua ma, đón nhận những điều tươi sáng và hy vọng. Lễ cúng Giao thừa là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong Tết Nguyên Đán, bao gồm hai lễ là lễ cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Theo phong tục của người Việt Nam, lễ cúng Giao thừa thường được cử hành khi kết thúc giờ Hợi ngày 30, sang giờ Tý mở đầu ngày mồng Một Tết, tức là khoảng từ 12h đêm 30 Tết đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia văn hóa thì bao giờ cũng phải chuẩn bị lễ cúng Giao thừa ngoài trời trước, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình bình an sau đó mới vào lễ trong nhà. Nếu lễ trong nhà trước là quan niệm không đúng lắm vì cao nhất là trời Phật rồi mới đến ông bà, Tổ tiên nhà mình.

Ngoài ra, về thời điểm tiến hành nghi lễ cúng Giao thừa ngoài trời, thường người ta sẽ bắt đầu đúng giờ Tý tức 12 giờ đêm 30 tháng Chạp, sau đó, trở vào để cúng ông bà Tổ tiên nhà mình. Lễ cúng Giao thừa cần hoàn thành trước 1 giờ ngày mùng 1 Tết. Các gia đình nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để lễ cúng diễn ra thong thả, đúng nghi thức và cùng hướng đến một năm mới nhiều phúc lộc, bình an.

Lễ cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Bên cạnh việc cúng Giao thừa vào lúc nào thì việc cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì cũng là điều mà rất nhiều người chưa biết. Thông thường, để tiến hành cúng Giao thừa ngoài trời, mâm cúng sẽ bao gồm các lễ vật: Hương, đèn/nến, trà, rượu, hoa quả, bánh kẹo, cỗ chay hoặc cỗ mặn, tùy điều kiện của từng gia đình mà sắm sửa. Tuy nhiên, vẫn có những món đồ đã trở thành truyền thống, hầu như gia đình cũng sử dụng như cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc. Mâm cúng Giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kì như mâm cúng Giao thừa trong nhà nhưng vẫn cần phải được chuẩn bị với lòng thành, chế biến sạch sẽ và trình bày gọn gàng.

Vào đúng giờ Tý (12 giờ đêm ngày 30 Tết), các gia đình đặt mâm cúng trước cửa nhà. Nếu gia đình ở chung cư, gia chủ đặt mâm cúng ở ban công hoặc tại sảnh lớn của tòa nhà mình ở. Theo những quan niệm trong văn hóa người Việt thì cúng Giao thừa ngoài trời nên theo hướng Đông Bắc (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua) hoặc hướng chính Nam. Khi thực hiện người khấn phải chú ý là quay mặt về 2 hướng Đông Bắc hoặc chính Nam chứ không phải để con gà hay đĩa xôi quay về hướng ấy. Sau khi đặt ngay ngắn mâm cúng, gia chủ tiến hành nghi thức cúng tiễn đưa thần cũ, đón thần mới, đọc văn khấn giao thừa, hy vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng.