Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xem Cách Cúng Ông Táo Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Cách Cúng Ông Công Ông Táo

Cúng ông công ông táo là ngày mà các ông sẽ bay về Trời về báo cáo với ngọc hoàng những sự việc, vấn đề đã xảy ra trong năm cũ. Vậy cách cúng ông công ông táo 2020 như thế nào là hợp lý nhất? Ngày cúng ông công ông táo là ngày nào? Mời các bạn cùng tham khảo tại bài viết dưới đây.

Thông tin về Táo Quân

Táo Quân là tên gọi chung của ông công và ông táo – đây là những vị thần có nhiệm vụ cai quản công việc bếp núc của mỗi gia đình. Khi đó táo quân còn được gọi là vua bếp và sẽ được thờ ở nhà bếp.

Hiện nay táo quân sẽ bao gồm 3 vị thân là 2 ông và 1 bà. Khi đó, 3 vị táo quân này sẽ chỉ ở trong bếp nhưng lại có thể biết được toàn bộ sự việc ở trong gia đình chủ nhà. Và hàng nằm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch thì táo quân sẽ lại bay lên thiên đình để báo cáo với ngọc hoàng về những việc đã xảy ra ở trong gia đình.

Cho nên, để có thể để cho các táo quân bẩm báo với ngọc hoàng những điều tốt đẹp, để cho gia đình mình sang năm mới nhận được nhiều may mắn thì chru nhà thường chuẩn bị cũng như sẵm lễ cúng ông công ông táo về trời vô cùng kỹ càng và long trọng.

Ngày cúng ông công ông táo là bao nhiêu?

Như chúng tôi đã nói ra ở trên, nếu như bạn đọc kỹ thì sẽ thấy, nhằm ngày 23 tháng Chập âm lịch hàng năm thì các táo quan sẽ cưỡi cá chép để lên thiên đình bẩm báo với ngọc hoàng những việc tốt xấu của gia chủ, và ngày này sẽ được gọi là ngày Tết(cúng) ông công và ông táo.

Ngoài ra thì giờ cúng ông công ông táo thích hợp nhất sẽ vào thời gian là tối ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng chạp (tức từ 11 giờ đến 13 giờ(giờ Ngọ)).

Cách cúng ông công ông táo 2020

Hướng dẫn cách cúng táo quân 2020 như thế nào là hợp nhất, chuẩn nhất và đúng đắn nhất là câu hỏi của rất nhiều người dân Việt qua bao đời nay, và để có thể giải đáp kỹ hơn về vấn đề này thì chúng tôi đã liệt kê ở mục lục dưới đây:

Lễ vật cần chuẩn bị để cúng ông công ông táo

Bạn phải chuẩn bị 1 mâm cỗ mặn, rượu kèm với bánh kẹo, đĩa ngũ quả tươi, trầu cau, đèn nến, hoa tươi và tiền vàng.

Chuẩn bị thêm cá chép sống (đây là linh vật mà táo quân dùng để cưỡi khi lên trời), khi đó bạn sẽ phóng sinh chúng bằng cách thả xuống ao hồ hay sông, và tuỳ vào từng nơi mà bạn có thể cúng từ 1 đến 3 con cá chép sống. Phải sống nha.

Chuẩn bị thêm bộ ba mũ áo gồm: 2 mũ dành cho 2 ông táo(có 2 cánh chuồn) và 1 mũ dành cho táo bà(không có cánh chuồn), chuẩn bị cho mỗi Táo thêm hia và hài.

Đây là những lễ vật quan trọng và cần thiết để chuẩn bị cúng ông công ông táo, ngoài ra thì còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình mà bạn có thể giảm hoặc thêm lễ vật… để tiễn ông công ông táo về trời.

Cách thức cúng ông công ông táo

Để cúng ông công ông táo về trời thì bạn cũng cần phải chuẩn bị riêng 1 bài văn khấn cúng ông công ông táo như sau:

Lưu ý khi cúng ông công ông táo

Khi bạn tiến hành làm lễ cúng ông công và ông táo thì bạn cần phải chuẩn bị những lưu ý sau:

Khi bạn tiến hành chọn lễ vật để cúng thì cần phải lưu ý về màu sắc của mũ, áo cũng như hia của các táo (tuỳ thuộc vào ngũ hành của năm đó).

Nếu như bạn đã cúng cá chép sống thì không nên cúng thêm cá chép giấy và ngược lại.

Sau khi bạn mua cá chép sống về thì bạn nên thả cá chép vào một chiếc bát có chứa nước sạch, cũng có thể cho thêm một vào cọng rêu nhỏ vào bát nếu như muốn để lâu, và tất nhiên khi cúng thì bạn phải để bát cá chép sống ở cạnh bên mâm cỗ cúng nhé.

Tóm lại

Theo các chuyên gia về văn hoá và khoa học thì những lễ vật chuẩn bị để cúng ông công ông táo về trời không nhất thiết phải quá long trọng và linh đình, bởi quan trọng nhất ở đây là gia chủ phải có lòng thành.

Hi vọng với những thông tin ở trên về cách cúng ông công ông táo 2020 sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để chuẩn bị cho lễ cúng ông công ông táo của gia đình mình. Chúc các bạn thành công.

Bàn Thờ Ông Táo Gồm Có Những Gì ? Xem Ngày Đặt Bàn Thờ Ông Táo ?

Đối với người Việt Nam thì việc thờ cúng không còn quá xa lạ. Mỗi gia đình sẽ có những tập tục thờ cúng khác nhau. Trong đó, thờ ông táo nhận được sự quan tâm đặc biệt. Bàn thờ ông táo gồm có những gì ? xem ngày đặt bàn thờ ông táo ? các kiến thức phong thủy về việc thờ ông táo sẽ được chúng tôi cập nhật ngay sau đây.

Người Việt Nam quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Họ tin tưởng và lập bàn thờ thờ cúng giống như bàn thờ gia tiên trong gia đình mình vậy. Phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Bàn thờ ông táo thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là “Tết ông Công”, lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.

Theo tín ngưỡng cổ truyền từ trước đến nay đây là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian. Chính vì thế mà tất cả những việc tốt, việc xấu, những gì đã làm được và chưa làm được của con người dưới hạ giới một cách khách quan, trung thực.

Xem ngày đặt bàn thờ ông táo?

Bàn thờ ông táo thường đặt trong ngày bạn lập bếp sử dụng. Đặt bàn thờ để thỉnh các thần táo về trông coi nhà cửa bếp núc cho gia đình mình. Thông thường ít có gia đình nào bày sẵn ban Táo Quân trong nhà mà chỉ tới 23 tháng Chạp hàng năm mới lập ra.

Bàn thờ ông Táo chắc chắn phải được lập trong bếp, nơi gần với bếp lửa thì càng tốt, lưng hương án tựa vào tường.

Bàn thờ này thường khi chuẩn bị cúng mới bày ra, sau khi làm lễ tinh tươm, lên hương tiễn táo về trời thì đốt bài vị hoặc mũ của các vị đi, năm sau lại sắm cái mới. Sở dĩ làm như vậy là bởi dân gian truyền rằng mỗi năm lại có một vị thần chủ quản khác nhau, không năm nào giống năm nào nên đều phải đổi với ban thờ, lập lại bài vị.

Bàn thờ ông táo gồm có những gì?

Thông thường thì bàn táo quân bao gồm:

Lưu ý khi đặt bàn thờ ông táo

Nếu nhà bạn không có bàn thờ ông táo riêng thì nên thắp hương, cúng kiếng ở bàn thờ gia tiên chứ không nên thực hiện thắp hương hoặc cúng tại bếp.

Bạn cũng có đặt bàn thờ bằng cách sử dụng một bệ cao hơn so với mặt bếp để làm bàn thờ hay bạn có thể chọn không gian góc bếp ít sử dụng để tránh va chạm hoặc bụi bẩn.

Không nên đặt bàn thờ táo quân theo hướng đối diện nhà vệ sinh, bàn thờ là nơi linh thiêng không nên đặt ở nơi ô uế.

Một số hình ảnh về mẫu bàn thờ ông táo treo tường trên thị trường hiện nay

Thông thường, với bàn thờ treo tường về chiều cao có thể được chủ động hơn bởi bàn thờ treo tường không có các chân trụ. Về độ cao của bàn thờ có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt. Tùy thuộc vào diện tích và chiều cao trần nhà mà tiến hành lắp đặt bàn thờ treo tường ở một vị trí nhất định.

Một số hình ảnh bàn thờ ông táo treo tường phù hợp với nhiều không gian bếp khác nhau:

Để yên tâm nhất các bạn có thể tới trực tiếp cửa hàng Không Gian Gốm. Tất cả sản phẩm tại cửa hàng chúng tôi luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, hoa văn cực kỳ tinh xảo, sắc nét.

Bàn thờ ông táo gồm có những gì? Xem ngày đặt bàn thờ ông táo? Chắc chắn sẽ là những thông tin bổ ích cho mọi gia chủ.

Cách Bày Mâm Cúng Ông Công Ông Táo

Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.

Lễ vật

– Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Những đồ này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

– Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

– Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…v…v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v…v..) để tiễn Táo công.

Mâm cúng ông Táo nên được đặt ở trong bếp với các món cơ bản sau:

1 đĩa gạo;

1 đĩa muối;

5 lạng thịt vai luộc;

1 bát canh măng;

1 đĩa xào thập cẩm;

1 đĩa giò;

1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống);

1 đĩa xôi gấc,

1 đĩa hoa quả;

3 chén rượu;

1 quả cau, lá trầu;

1 lọ hoa cúc;

1 tập giấy tiền, vàng mã.

Nếu nơi ở của bạn có ao hồ hoặc sông thì mới nên mua cá chép sống để phóng sinh, còn không thì đừng nên thả vô tội vạ mà làm chết cá, vừa hoang phí mà lại chẳng tỏ lòng thành được đến Táo Quân.

Thời điểm cúng ông Công ông Táo

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12g trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng. Nếu có ban thờ trong bếp thì đặt ở khu bếp, còn chưa có thì đặt gần ban thờ thần linh trong nhà.

VĂN KHẤN LỄ ÔNG TÁO CHẦU TRỜI

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT (3 lần) !

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân !

Tín chủ con là :………….

Ngụ tại :………………..

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo.

Theo Megafun

Cách Cúng Ông Công Ông Táo Chuẩn Chỉ

Lễ cúng 23 tháng Chạp là gì?

Nghi lễ cúng ông Táo (23 tháng Chạp) – ba vị thần cai quản việc bếp núc để tổng kết mọi việc lớn nhỏ trong năm của mỗi nhà.

Ngày 23 tháng Chạp – ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa ở những nơi trang trọng.

Theo tục cổ truyền thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ “đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nhà bếp. Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương, lễ cúng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường cúng trên bàn thờ gia tiên với cách gọi nôm na là cúng ông Công, ông Táo. Tuy nhiên, đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà.

Ông Táo là 3 vị đầu rau (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, người dân thường gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.

Ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta có thể làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

Theo các vị xuất gia, việc cúng này cần thành tâm và tùy theo gia cảnh. Lễ vật không nên quá câu nệ, có điều kiện thì làm mâm cơm canh, còn không thì thành tâm hoa quả là được. Không nên đốt nhiều vàng mã, quần áo hoặc sắm sanh ngựa, nhà, ô tô… vì vừa lãng phí mà cũng không thể hiện được cái tâm hướng thiện của mình.

Phải cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp?

Người Việt Nam quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23. Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên thiên đình. Nếu trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Comments