Top 14 # Xem Nhiều Nhất Xem Cúng Mùng 3 Tết Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Cách Xem Chân Gà Vào Mùng 3 Tết Đem Đến Tài Lộc

Cách xem chân gà có nguồn gốc từ rất lâu đời, đây là một phong tục có nguồn gốc từ Kinh dịch, khi xem chân gà đúng nhất lại xem về gia trạch, mồ mả của tổ tiên. Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng nếu như muốn xem linh, xem đúng thì người xem cần phải thành tâm, tâm phải chân thành. Nếu như xem chân của một con gà mua từ nơi khác về, không phải của gia đình mình nuôi thì cần để nuôi ở nhà 3 ngày để ngấm đủ âm dương địa khí của gia chủ, khi xem chân gà sẽ linh thiêng. Trước khi cắt tiết gà gia chủ nên lập bàn thờ ở giữa sân, mặt gia chủ phải quay về hướng của “Quan quản từng năm”.

Muốn xem chân gà trước ngày lễ tạ thì gia chủ cần ăn chay niệm Phật, nên đặt bàn thờ ở giữa sân, có bày hương đèn, trầu cau và chén nước trong tinh khiết. Gà phải là con sống đã được làm sạch sẽ chân.Tay trái cầm chân gà trái của gà. Tay mặt cầm chân gà mặt của gà, mà cầu khẩn rằng :

Kính tấu : Thiên địa thần kỳ Kính xin : Cửu thiên Huyền nữ Phạm thị Chân tiên nữ và chư thần linh bản thổ, bản gia, giáng lâm chứng tri minh bạch (xin hỏi việc gì thì khấn thêm).

Khấn xong thì đem con gà ấy giết ngay, hoặc để đến ngày hôm sau .

Khi luộc gà

Trước khi luộc bạn cần làm sạch sẽ, ướp muối và loại bỏ hết chất nhờn, bẩn trên của con gà. Bạn cần luộc gà bằng 2 nồi riêng:

Nồi 1: Đem mình con gà luộc riêng

Nồi 2: luộc 3 loại lông của con gà là lông, vẫy và đuôi

Bạn nên luộc khi nước còn đang lạnh đến khi nồi đun lông đã sủi bọt thì bạn đem đôi chân gà sống nhúng xuống nước cho đến đốt thứ 2 thì dừng lại. Nên chú ý quan sát xem các đường huyết của đôi chân gà đã lộ hay chưa, nếu lộ rồi thì nên đem ra. Không nên luộc chân gà quá chín hoặc quá sống. Đối với thân gà thì bạn luộc bình thường, đến khi chín thì vớt ra.

Khi xem chân gà cúng chỉ đúng khi bạn biết thành tâm và cũng không lợi dụng để làm những điều xấu. Xem chân gà phải chỉ đúng trong việc cầu tài, xem chân gà trái xem về bản mệnh. Nếu như bạn xem cả 2 chân thì phải dùng đến 3 gióng để xem.

Sau khi làm lễ xong, bạn cần quan sát đầu ngón cái của chân gà thẳng ống, có màu sắc tươi, không ủ rũ, co rụt lại thì đây chính là đại cát, đại lợi, hùn huyết nhà bạn không bị phạm. Cách xem chân gà thắp hương là một phong tục lâu đời của người dân Việt Nam từ xưa đến nay.

Tứ hỷ cách

Cách xem này là khi cả 3 ngón cùng thẳng lên, hình như không dựa vào nhau, không dính vào nhau, không rối hoặc ngoặc vào nhau, màu sắc tươi tỉnh, đây là biểu hiện cho thấy gia đình bạn hòa hợp, đại cát, đại lợi.

Kê ba cách

Đây là kiểu xem mà ba đầu ngón: ngón trong, ngón cái, ngón giữa đều thứ tự gối đầu vào nhau và cùng dựa vào nhau giống như hình 3 người cúi theo một chiều, cùng màu sắc tươi tỉnh thì gia đình bạn trong năm cũng luôn vui vẻ hạnh phúc.

Phù lai cách

Đây là kiểu xem chân gà ở giữa cung ly (đây là cung ở giữa đầu ngón cái với cung chân) giống như kiểu hôn nhau nhưng cung khảm và cung cấn lại không dính vào nhau, khoảng trống xa, có màu sắc tươi mới thì đó là biểu hiện của sự hòa hợp trong dòng họ.

Tính cái cách

Kiểu này có ba dòng của ngón trong cùng ghé vào ngón cái chút ít và kiểu như sợ hãi, cúi theo, vái chào thì biểu hiện của một năm nhiều lo lắng, lo toan, bộn bề.

Nội ngăn cách

Đây là kiểu xem ở giữa cung Tốn và cung cấn có ghé dính vào ngón giữa nhưng cung trung lại không hề ghé dính với cung chấn và ở đầu cung Tốn lại chọc vào cung ly đó gọi là sự kéo ngăn quá cái. Đây là biểu tượng cho mọi sự trở ngại trong năm mới của gia chủ, nên đề phòng việc làm ăn, không được làm ăn to kẻo bị kẻ gian hãm hại.

Ngoại dương cách

Khi học cách xem bói chân gà kiểu này thì đây chính là kiểu mà ba gióng của ngón ngoài và ba gióng của ngón cái quay ngược vào nhau và chẳng quay vào ngón cái. Quẻ xem này gia chủ không nên cầu tài, cầu quan và cầu hôn nhân vì nó sẽ không có lợi cho bạn trong năm mới.

Nội nghịch cáu cách

Ngón trong xông ra ngoài, bỏ rời ngón cái mà cúi xuống sẽ thấy rõ ở bên phải đầu ngón cái có nghĩa là gia chủ đang đi tìm người. Đây có thể là điềm mừng khi việc tìm người cũng thành công.

Đề cái cách

Đầu cung ly co cúi, đầu khôn che dấu ở trên đầu cung lý. Nếu ngón trong đè cáu, tất có họa từ bên trong vào gia đình, chính vì vậy, gia chủ cũng cần đề phòng kẻ gian hãm hại.

Vãn nội cách

Ngón út chỉ bên tả, ấy là kéo ngón trong chỉ vào cung cấn dần, đây là biểu hiện khi vựa buôn bị tuôn ra, ám chỉ sự độc hại. Còn nếu ngón út chỉ ngoài lại ám chỉ điềm lành.

Ủ cái cách

Kiểu này là ở ngón cái co rụt, có sắc ủ rũ, đây là biểu tượng cho thấy gia chủ sẽ chuyển tay, có biến trong gia đình.

Bổng cun cách

Kiểu này là: có ngón cun cúi xuống, chỏ vào cung khôn hay cung đoài như đóng cửa ngăn ngại, nếu ở ngón cái tươi, các điểm có kỷ sắc là có sự vui mừng, nếu ngón cái co rụt lại và cúi xuống là điểm độc dữ

Nếu thấy bổng cun tươi cái mà xem về bệnh tật thì lại càng kỵ (độc), nếu bổng cun, cùng bổng cái thì đoán như vậy.

Ngôi cái cách

Kiểu này giống như núi đá lởm chởm gập ghềnh, nó là ngón cái cao cất bổng mặt, đó là biểu tượng không hy vọng, còn chơi vơi, không chắc được việc.

Máy động cách

Các đốt dưới của cả 3 ngón chằng dính liền nhau, mà ở đầu cung tốn lại tiếp giáp với cung ly, giống như gốc cây rưa tiếp nhận mũi tên (hoặc như mũi tên chọc vào cung ly), mà ngón cái lại gần tiểu chỉ (cun) ở cung ly ấy, vậy phải dựa vào bát quái mà xem, nếu ngón trong và ngón ngoài đều như thế, thì gọi là: “Cách cặp cổ” cách này tối độc.

Động đẵn cách

Là kiểu cung ly ủ rũ co gục xuống, ngón có cung tốn lại vươn lên cao hơn. Coi đây là biểu tượng chủ nhà có sự canh cánh bên lòng và phải xem ngón cun chỉ vào cung nài rồi dựa vào đó mà đoán.

Ngoại hơn tứ cách

Kiểu này, còn gọi là thắng phụ chi hình, tức là thấy các cung: tốn, ly, khôn tranh nhau, cung ly lại cúi xuống, coi đó là: sẽ có sự đánh nhau, kiện nhau.

Thức hầu cách

Đầu cung tốn sung chọc lại cung ly, ly cúi xuống dưới, ngón trong đè ngón cái, ngón ngoài vượt qua chèn ngón khác, đó là biểu hiện: “Bức gia” là nhà bị chèn ép.

Tục Cúng Gà Mùng 3 Tết

Theo cổ tục nước ta, những ngày giáp Tết Nguyên đán (tính theo âm lịch) có nhiều tục lệ mang ý nghĩa khác nhau mà cho đến nay nhân dân ta vẫn còn bảo lưu nghiêm túc, coi đó là mỹ tục không thể thiếu, như: Lễ tảo mộ ông bà (từ 15 đến 25 tháng Chạp), Đưa và rước ông Táo (23 và 30), Dựng nêu (chiều 30), Rước và đưa tổ tiên ông bà (chiều 30 và sáng mùng 3 Tết), Lễ Trừ tịch, Giao thừa (giữa đêm 30), lễ Hạ nêu (sáng mùng 7 Tết)… trong đó có lệ cúng đầu năm vào sáng mùng 3 Tết. Lệ này còn gọi là “cúng hiếu”, đưa tổ tiên ông bà sau mấy ngày về ăn Tết với con cháu. Lễ vật cúng đầu năm sáng mùng 3 Tết nhất thiết phải có con gà trống.

Tục cúng gà đầu năm

Con gà cúng đầu năm phải chọn gà trống vừa đẹp vừa ngon thịt. Đó là loại gà Tàu, nuôi đất, chân vàng. Sau khi nhổ sạch lông, con gà trống được chéo hai cánh cho đẹp đem nhúng trong nồi cháo cho chín, vớt ra để trên mâm đặt lên bàn thờ gia tiên với tư thế “ngồi”, đầu ngẩng cao. Miệng gà cho ngậm một cái bông hồng (ý nghĩa hạnh phúc), hoặc bông mai (may mắn) hay bông vạn thọ (trường thọ). Sau khi cúng đầu năm và kiếu ông bà, thịt gà đem xé phay, trộn gia vị, gia đình cùng chung vui năm mới. Cặp cẳng gà được chặt ra để xem quẻ cát hung trọn năm gọi là bói cẳng gà. Nếu các ngón cẳng gà bung ra không tốt thì dùng làm mồi nhậu, còn tốt thì đem treo trước cửa, ý nghĩa là để trừ tà và cũng để “khoe” điềm tốt của nhà mình. Có ba “quẻ” được coi là tốt: Một là Nhất tý khu tà: Ngón cái bấm vào góc dưới ngón áp út (nơi gọi là cung Tý) có tác dụng đuổi tà, xua tai họa. Hai là Lưỡng quyền sinh lộc: Hai cẳng gà mà các ngón nắm lại thì sinh ra lộc (tượng trưng dùng sức mạnh lao động). Ba là Ngũ chỉ thủ ngân: Năm ngón chúm lại là nắm giữ được tiền bạc trong tay!

Triều Thiên Kê nghĩa là con gà chầu trời. Tương truyền ở cõi thượng giới có một con thần kê chầu trước cửa nhà trời, có nhiệm vụ gáy báo giờ cho Ngọc Hoàng và thần tiên ở thiên đình, quỷ ma khi nghe tiếng gáy của Triều Thiên đều phải lánh xa. Người trần mượn hình ảnh nó để trấn ếm tà ma. Trong Kê thư mô tả con Triều Thiên Kê như sau:

Lại có sách nói, con gà trong bức tranh ngày Tết là con Trọng Minh Điểu với truyền thuyết: Thời Thượng cổ nước Trung Hoa, lúc vua Nghiêu trị vì thì nước nhà thái bình thịnh trị. Nhưng thỉnh thoảng trong giấc ngủ, vua mộng thấy điềm gở: Hổ dữ, sói lang xuống núi quấy nhiễu dân lành: yêu ma từ trong rừng ra phá phách làng xóm. Sau những cơn ác mộng đó thì tai họa ập đến cho dân: Hạn hán, mất mùa, dịch bệnh… Vua vô cùng lo lắng! Một hôm, nước Chỉ Chi sai sứ thần đến tặng vua Nghiêu một con chim rất to, rất đẹp tên là Trọng Minh Điểu. Chim có hình dáng và màu sắc y hệt con gà trống nhưng tiếng gáy thì giống phượng hoàng. Trọng Minh Điểu rất ghét những loài gian tà, hung ác: Gặp tà ma thì rượt đuổi, gặp ác thú, ác điểu thì cắn đá cho chết. Từ khi có nó, vua không còn thấy ác mộng, dân chúng cũng không gặp tai họa như trước. Mọi người gọi nó là Kê vương (vua các loài gà). Từ đó người ta bắt chước triều đình dùng gỗ đẽo hình con gà trống đặt trước nhà. Người xưa tin rằng, trong đêm giao thừa, bọn ma quỷ được tự do lên thế gian kiếm ăn, nên mỗi lần Tết đến, người ta vẽ bức tranh gà trống (thay vì đẽo gỗ, khó hơn) treo trước nhà để trừ tà và xua tai họa.

Trong tâm thức của người Việt Nam, hình ảnh con gà trống luôn là biểu tượng cho sự cát tường và có uy lực trừ tà, vì con gà trống có đủ Ngũ đức. Ngũ đức đó là: Văn, Võ, Nhân, Dũng, Tín.

Văn: Trên đầu có mùng (mào) như quan văn đội mão. Võ: Dưới chân có hai cựa như quan võ trang bị cặp song đao. Nhân: Khi bươi được mồi không ăn một mình, “túc túc” gọi đồng loại đến cùng ăn. Dũng: Khi so cựa trước đối thủ dù to khỏe hơn mình vẫn không sợ sệt, nhút nhát, gặp diều quạ bắt gà con, liền xông vào cắn đá. Tín: Gáy báo trước cho mọi người, mọi vật đúng giờ giấc, không trễ nải, không lười biếng. Ngoài ngũ đức, sắc lông con gà trống được chia ra làm năm màu gọi là Ngũ thể, mà Ngũ thể thì tương ứng với Ngũ hành. Gà nhạn có mã hay lông trắng thuần Kim, gà xám thuộc Mộc, gà ô (đen) thuộc Thủy, gà điều thuộc Hỏa và gà vàng thuộc Thổ.

Ngày nay “bức tranh gà trừ tà ngày Tết” ít còn ai treo nữa, nhưng “tục cúng gà mùng 3 Tết” thì đa phần vẫn còn giữ theo lệ cũ. Âu đó cũng là một mỹ tục, tượng trưng cho lòng hiếu thảo con cháu đối với tổ tiên và cũng là dịp để gia đình họp mặt chung vui ngày đầu năm sau thời gian xa cách vì cuộc sống riêng tư của mỗi người.

Nguyễn Xuân Ba (st)Tuần Báo Văn Nghệ chúng tôi Xuân 2020

Mùng 3, Mùng 4 Tết Cúng Đưa Ông Bà

(Thethaovanhoa.vn) – Ngày lễ hóa vàng tiễn ông bà, tổ tiên khi hết Tết rất quan trọng với người Việt. Bởi người xưa quan niệm rằng, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ.

Thông thường, vào mùng 3 Tết hàng năm, các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng để tiễn tổ tiên sau lễ cúng tất niên mời họ về ăn tết cùng gia đình vào 30 Tết trước đó.

Theo truyền thống xưa, hầu hết từ ngày 29- 30 Tết, các gia đình Việt đã làm lễ cúng mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết. Trong những ngày Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Do vậy, đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như hoa quả, mâm ngũ quả và bánh kẹo phải đợi đến “ngày hóa vàng” mới được hạ xuống.

Mâm cúng hoá vàng gồm những gì?

Mâm cỗ hóa vàng thường được gia chủ cúng vào ngày mùng 3 Tết, thông thường lễ cúng vào buổi chiều, nghĩa là cuối ngày thứ 3 ông bà về nhà ăn Tết với con cháu. Tuy nhiên cũng tùy điều kiện, có khi lễ cúng đưa ông bà được tiến hành vào buổi trưa, hoặc trong ngày mùng 4 Tết. Đây chính là bữa cỗ mặn cuối cùng có tính nghi lễ thờ cúng Tổ tiên.

Trong mâm cơm, phải có đầy đủ gà, các món luộc, xào, canh, miến, rượu và mâm ngũ quả, bánh kẹo, cau trầu. Đặc biệt, vàng mã, tiền âm phải được chuẩn bị chu đáo để Tổ tiên có đủ lệ phí về trời.

Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng gia tiên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Mâm cơm cúng hóa vàng của người Việt. Ảnh Internet

Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Với người dân Nam bộ, lễ cúng thường không thể thiếu những món dân dã như: thịt kho hột vịt, khổ qua hầm dồn thịt… Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.

Món khổ qua hầm dồn thịt đặc trưng của người dân Nam bộ

Sau khi làm lễ, việc hóa vàng cũng phải được làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước tổ tiên để tránh nhầm lẫn. Cụ thể, tại nơi đốt vàng mã, gia chủ thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Khi hóa vàng xong, gia chủ sẽ vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn. Bởi, theo quan niệm của người xưa, có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được vàng mã và tiêu được ở âm phủ.

Hai bài văn khấn cúng tạ năm mới – lễ hóa vàng Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị Tôn thần Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ, chư vị Tôn thần Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần. Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng năm Mậu Tuất Chúng con là: ……………………………tuổi……………… Hiện cư ngụ tại ………………………………………………. Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Nay xin thiêu hóa kim ngân Rước tiễn âm linh trở về âm cảnh. Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám. Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần Con kính lạy Ngài Đương niên, Ngài Bản cảnh Thành hoàng, các gài Thổ địa, Táo quân, Long mạch, Tôn thần. Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh. Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………….. Ngụ tại:………………………………………………………………… Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng năm Mậu Tuất Tín chủ con tâm thành sắp sửa hương hoa nước quả, kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà, tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình: Nay xin thiêu hoá kim ngân Rước tiễn Tiên linh trở về âm giới. Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Chúng con lễ bạc cúi xin chứng giám. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Văn Khấn Mùng 3 Tết

1. Mâm cúng hoá vàng mùng 3 Tết gồm những gì? Mâm cỗ hóa vàng thường được gia chủ cúng vào ngày mùng 3 Tết. Đây chính là bữa cỗ mặn cuối cùng có tính nghi lễ thờ cúng Tổ tiên.

Trong mâm cơm, phải có đầy đủ gà, các món luộc, xào, canh, miến, rượu và mâm ngũ quả, bánh kẹo, cau trầu. Đặc biệt, vàng mã, tiền âm phải được chuẩn bị chu đáo để Tổ tiên có đủ lệ phí về trời.   Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng gia tiên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.

Từ xa xưa, tại nơi đốt hóa vàng người ta đặt vài cây mía dài để làm “phương tiện” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).   2. Văn khấn mùng 3 Tết – Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm Tân Sửu

Chúng con là: … tuổi …

Hiện cư ngụ tại …

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần).

2. Bài cúng hóa vàng mùng 3 Tết Hôm nay ngày….

Tức năm thứ năm mươi… Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tại: Thôn… xã… huyện… tỉnh….

Tín chủ là:…… cùng toàn gia kính bái.

Nay nhân ngày lễ tạ.

Kính cẩn sắm một lễ gồm….

Gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của:

Hiển:

Hiển:

Hiển:

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng:

Tiệc xuân đã mãn

Lễ tạ kính trình

Rước tiễn tiên linh

Lại về âm giới

Buổi đầu năm mới

Toàn gia mong đợi

Lưu phúc lưu ân

Kính cáo tôn thần

Phù trì phù hộ

Dương cơ âm mộ

Mọi chỗ tốt lành

Con cháu an ninh

Vận hành khang thái.

Cẩn cáo!

Ghi chú:

Đối với bàn thờ chung cho cả gia thần và gia tiên thì khấn gia thần trước, gia tiên sau. Nếu thờ gia thần ở bàn thờ riêng thì tách riêng ra hoặc thắp hương trước, rồi khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên.

TÌM HIỂU VỀ SỰ TÍCH VÀ Ý NGHĨA KHI ĐEO VẬT PHẨM PHONG THỦY PHẬT BẢN MỆNH CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT 

Tác Dụng Khi Đeo Trang Sức Phong Thủy Phật Bản Mệnh Trong Năm Sao Xấu 

1 . Phật bản mệnh không chỉ là vật phẩm phong thủy có ý nghĩa tâm linh . Người gặp năm khó khăn trắc trở , mọi việc không thuận, công việc vất định, thị phi nhiều , khổ nạn lắm tai ương  gây khó dễ , cái vã về tiền bạc , tình cảm giáo tiếp hao tổn , thì nên thỉnh phật bản mệnh về deo , đặc biệt tốt vào những năm sao xấu chiếu mạng . như sao kế đô, hạn tam tai, thái bạch , la hầu …

2 – Với người lớn tuổi đeo mặt dây chuyền phật bản mệnh  để được ngài nhắc nhắc nhở việc thành tâm niệm phật , đồng thời mà giữ được thân, nghiệp , ý và sự bình yên .

3. Với các bạn trẻ đeo vòng tay phong thủy phật bản mệnh, sẽ giúp hóa giữ thành lành , công danh tiền tài ngày càng phát triển , hạnh phúc viên mãn , giữ mọi mối quan hệ được tốt đẹp .

4. Với những người thường xuyên làm ở những nơi âm khí nặng , như nhà xác , nghĩa trang , phật ban mệnh sẽ giúp che chở không bị khí âm xâm nhập , tranh xa ma quỷ , tính tảo khi làm việc .theo xem tử vi

Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT BÀI VĂN KHẤN PHẬT BẢN MỆNH CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ?

Bài Văn Khấn Phật Bản Mệnh .

Nam Mô Đức Phổ Hiền Bồ Tát (3 lần) ( thay tên vị Phật bản mệnh tương ứng của bạn vào đây )

Phù hộ độ trì cho con là : (đọc tên mình / tên con mình) Niên sinh : Được an sinh bản mệnh, vững vàng bản tâm, thân gần bậc tôn quý, xa lánh kẻ tiểu nhân, khai tâm khai sáng, bền chí bền tâm không cho chúng ma quỷ vong linh âm binh chòng ghẹo.

Phật Pháp vô biên cho con tâm không âu lo, tâm không phiền não, thân không bệnh tật, cho con vận đáo hanh thông. Cho con tăng thêm lí tính, khai thêm trí huệ, cho vạn sự an yên cho tâm linh hết thảy k ngại

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, đường dương chưa tỏ, đường âm chưa thấu, pháp chưa khai quang, tâm chưa thanh tịnh, nếu có điều gì si mê làm lỡ xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Cúi mong các Vị từ bi gia hộ chi bản mệnh con được kiên định, an nhiên yên lành.

Con xin chân tâm bái tạ

( con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần ) ( con Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát – 3 lần ) ( con Nam Mô Đức Hư Không Tạng Bồ Tát 3 lần )

 Lời cuối : xin đừng sợ vong, nếu bạn đã tin là có vong, vậy hãy tin là thế gian còn có Phật, thế gian còn có Thánh. Và còn có gia tiên họ nhà mình

Nếu đã tín Phật nếu đã tín Thánh, nếu đã thờ phụng gia tiên, dù muôn nơi khắp chốn cũng sẽ đc gia hộ, dù vạn trùng khó khăn cũng sẽ đc độ trì, khi đấy thì còn sợ gì vài vong linh nhỏ nhỏ.

Phật bản mệnh Tuổi Tý – Thiên Thủ Thiên Nhãn Thiên Thủ Thiên Nhãn ( Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt ) là vị Phật Bản Mệnh cho người tuổi Tý , là một trong Tứ Đại Bồ Tát theo tín ngưỡng dân gian. Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát đều là thị giả của đức Phật A Di Đà hợp thành ” Tây Phương Tam Thánh”. Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt là một trong những ứng hóa phổ biến nhất của Quan Thế Âm Bồ Tát, nghìn tay của Quan Âm biểu tượng phù trợ chúng sinh, nghìn mắt của Quan Âm giúp nhìn khắp thế gian, cứu giúp chúng sinh.

Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt công lực mạnh mẽ, có thể nhìn thấu, nghe thấu trăm ngàn lẽ ở đời, dùng huệ nhãn soi tỏ khắp bốn phương tám hướng để thấu đạt những khổ đau, bi phẫn của con người. Chính vì vậy những người tuổi Tý sinh năm 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008, 2020 đều nên đeo miếng ngọc Thiên Thủ Quan Âm Bồ Tát bên người. Chỉ cần thành kính khai quang, nhất định sẽ được Bồ Tát bảo hộ, thuận lợi vượt qua sóng gió nhân sinh. Đồng thời Bồ Tát bên người cũng luôn luôn nhắc nhở bản mệnh phải sống lương thiện, làm điều chân chính, không có những hành vi sai khác.  

Phật bản mệnh Tuổi Sửu và Phật bản mệnh Dần – Hư Không Tạng Bồ Tát Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Sử và Dần, Hư Không Tạng Bồ Tát là Tam thế chư Phật đệ nhất phụ thần, công đức bao la phủ kín hư không, trí tuệ vô biên, lòng kiên trì và sức chịu khổ như kim cương. Người tuổi Sửu và Dần sinh năm 1949, 1950, 1961, 1962, 1973, 1974, 1985, 1986, 1997, 1998, 2009, 2010 nên mang

Phật Bản Mệnh Hư Không Tạng Bồ Tát hay còn gọi là Khố Tàng Kim Cương bên mình, sẽ giúp cho đường tài vận của người tuổi Sửu thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải; đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, tránh xa những kẻ tiểu nhân hãm hại, cuộc đời luôn được bình an, hạnh phúc.

 

Phật bản mệnh tuổi thìn và Phật bản mệnh tuổi tỵ – Phổ Hiền Bồ Tát Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Thìn và Tỵ, ngài cùng với Văn Thù Bồ Tát đều là thị giả bên cạnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là ” Hoa Nghiêm Tam Thành”. Hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát thường được miêu tả là cưỡi voi trắng sáu ngà, tượng trưng cho trí huệ, vượt chướng ngại. Ngài hành nguyện vô cùng, công đức vô tận, tình thương vô biên, thân thân khắp các chùa, tùy duyên giáo hóa chúng sinh.

Người tuổi Thìn và Tỵ sinh năm 1952, 1953, 1964, 1965, 1976, 1977, 1988, 1989, 2000, 2001, 2012, 2013 nên đeo miếng ngọc Phổ Hiền Bồ Tát bên người và thành tâm hướng phật sẽ được ngài giúp cho đường tài vận của người tuổi Thìn thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải; đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, tránh xa những kẻ tiểu nhân hãm hại, cuộc đời luôn được bình an, hạnh phúc.

 

Phật bản mệnh tuổi mão – Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Văn Thù Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Mão, có danh hiệu là Manjusri. Văn Thù Bồ Tát, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Bồ Tát được dân gian tôn là “Hoa Nghiêm Tam Thánh”. Hình tượng đức Văn Thù Bồ Tát được miêu tả như sau: ” toàn thân ngài màu tím ánh vàng kim, hình hài như đồng tử. Tay phải cầm kim cương bảo kiếm biểu tượng cho sự sắc bén của trí năng, có thể trảm quần ma loạn vũ, chém đứt mọi buồn phiền.

Tay trái cầm cành sen xanh tượng trưng cho trí tuệ tối cao, thân cưỡi sư tử, biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh nên còn được xưng là “Đại Trí”. Những người tuổi Mão nên mang bên mình một mặt ngọc Văn Thù Bồ Tát và tâm luôn hướng thiện ngài sẽ giúp cho đường học hành thuận lợi, hoạn lộ thênh thang, phúc lộc đầy nhà. Người tuổi Mão sẽ càng thêm sáng tạo, ý chí kiên cường, đủ sức cạnh tranh và chiến thắng đối phương, sự nghiệp thăng tiến không ngừng.

 

Phật bản mệnh tuổi ngọ – Đại Thế Chí Bồ Tát Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Ngọ, ngài cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát là hai thị giả bên cạnh đức Phật A Di Đà hợp thành ” Tây Phương Tam Thánh “. Đại Thế Chí Bồ Tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp muôn loài, khiến chúng sinh mười phương thế giới thoát khỏi khổ đau, họa huyết quang kiếp nạn binh đao. Ngài có năng lượng vô thượng, uy thế tự tại, vì thế Đại Thế Chí Bồ Tát đi đến đâu thiên địa chấn động, bảo vệ chúng sinh, trừ tai ách ma quỷ.

Những người tuổi Ngọ nên mang theo bên mình một mặt ngọc Đại Thế Chí Bồ Tát, ngài sẽ ban cho người tuổi Ngọ ánh sáng trí tuệ, giúp đường đời được thuận buồm xuôi gió, sự nghiệp hanh thông. Ánh sáng vĩnh hằng Phật pháp sẽ hóa sát trừ hung, ban điều như ý cát tường, chỉ lối dẫn đường cho người tuổi Ngọ phát huy năng lực để đạt đến lý tưởng cao nhất.

 

Phật bản mệnh tuổi dậu – Bất Động Minh Vương Bất Động Minh Vương là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Dậu, ngài có tên tiếng Phạn là Acalanatha, nghĩa là Bất Động Tôn hay Vô Động Tôn. Giáo giới tôn ngài làm Bất Động Minh Vương, là sứ giả bất động. “Bất Động” ở đây chỉ tâm từ bi bền vững không chút dao động lung lay, còn “Minh” chỉ ánh sáng trí tuệ.

Những người tuổi Dậu nên mang bên mình một mặt ngọc Bất Động Minh Vương, ngài sẽ thầm lặng đi theo bảo vệ, giúp cho người tuổi Dậu trên đường đời phân biệt phải trái đúng sai, nắm bắt cơ hội đến với mình, sử dụng trí tuệ để ứng phó với khó khăn, vượt qua nghịch cảnh, có được sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc.

 

Phật bản mệnh tuổi Mùi và Phật bản mệnh tuổi Thân – Như Lai Đại Nhật Như Lai Đại Nhật là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Mùi và Thân, ngài chính là pháp thân của đức Phật Thích Ca. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ, có nghĩa là soi sáng cùng khắp muôn nơi, diệt trừ mọi chỗ u ám, bóng tối của vô minh. Khác với mặt trời, trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, khu vực và ngày đêm.

Những người tuổi Mùi và Thân nên mang bên mình miếng ngọc Như Lai Đại Nhật, ngài sẽ giúp những người tuổi này luôn giữ được tinh thần minh mẫn, trừ yêu tránh tà, cảm nhận được tinh hoa vạn vật, hấp thu linh khí đất trời, vững vàng tiến lên phía trước, cuộc đời sáng lạn, hạnh phúc.

 

Phật bản mệnh Tuổi Tuất và Phật bản mệnh Tuổi Hợi – Đức Phật A Di Đà Đức Phật A Di Đà là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Tuất và Hợi, ngài có danh hiệu là amitayusa. A Di Đà là một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa ượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ. Ngài cũng chính là giáo chủ của giới Tây phương cực lạc.

Những người tuổi Tuất và Hợi nên mang bên mình một miếng ngọc có hình đức Phật A Di Đà, ngài sẽ bảo hộ cho người tuổi Tuất, tuổi Hợi trí tuệ hơn người, xóa bỏ phiền não, mệt mỏi, kiên cường gây dựng cơ đồ, hưởng đời an lạc.

Khánh treo xe ô tô phật bản mệnh vật phẩm phong thủy “May mắn và bình an khi lái xe”

Phong thủy xe hơi là điều mà mỗi người trong chúng ta cần phải biết rõ để mang lại sự may mắn, bình an. Hơn thế nữa còn là để thu hút tài lộc. Khi mua xe, ngoài chọn xe theo tuổi, chọn màu hợp mệnh thì chủ xe còn rất quan tâm đến các vật phẩm phong thủy treo trong xe như tượng phật, khánh treo xe,…

Tác Dụng Đeo Kính Khi Lái Xe ô Tô Ngăn ngừa tia tử ngoại ảnh hưởng đến mắt Việc đeo kính râm ngăn ngừa tối đa các tia UVA và tia UVB tối đa, từ đó bảo vệ võng mạt, giác mạt khỏi tác động của tia UV làm ảnh hưởng đến mắt. 

Ngoài ra, trong mắt có một lớp màng mỏng là kết mạc. Khi lớp màng này bị kích thích do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nó có thể bị viêm. Chính vì thế đeo kính râm là việc nên làm.

Tác Dụng Đeo Kính Khi Lái Xe ô Tô Ngăn ngừa tia tử ngoại ảnh hưởng đến mắt

Chống lão hóa da mắt Khi ra ngoài trời nắng ta có xu hướng hay nheo mắt, từ đó vùng da 2 bên mắt và bên dưới mí dễ hình thành những nếp nhăn. Kính râm là vị cứu tinh cần thiết khi ra ngoài trời nắng vừa chống chói tốt, hạn chế tình trạng nheo mắt, bảo vệ làn da mỏng manh bên dưới mắt.

Tác Dụng Đeo Kính Khi Lái Xe ô Tô Hạn chế ung thư mí mắt Mí mắt là khu vực nhạy cảm, nếu tiếp xúc với ánh nắng và bụi quá lâu, lại không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ rất dễ gây viêm nhiễm, lâu dài dẫn đến ung thư mí mắt. Vì vậy, bạn nên chọn cho mình chiếc kính râm phù hợp để hạn chế tối đa bụi bẩn, vi khuẩn làm ảnh hưởng đến mí mắt. Nhất là những bạn thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi.

Địa Chỉ Chuyên Bán Các Mẫu Điện Thoại Cổ Độc Lạ Giá Rẻ Giao Hàng Toàn Quốc Đảm Bảo Uy Tín

Hướng Dẫn Kiểm Tra Kính Đổi Màu Đơn Giản Kính Đi Ngày Đêm Tốt Nhất

Vật Phẩm Phong Thủy Theo Tuổi Và Ý Nghĩa Khi Đeo Phật Bản Mệnh Bạn Đá Biết Chưa ?