Top 11 # Xem Nhiều Nhất Xem Giờ Cúng Nhập Trạch Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Xem Ngày Tốt, Giờ Tốt Nhập Trạch Tháng 3 Năm 2022

Xem ngày tốt hay xấu để làm lễ nhập trạch có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành bại của công việc,cũng như tương lai của bạn. Nếu như không may chọn phải những ngày xấu, không hợp tuổi, thì rất có thể gặp nhiều điều xui xẻo, làm việc gì cũng thất bại còn nếu như chọn được ngày tốt hợp tuổi với gia chủ hay người đại diện thì làm gì cũng thành công.

Hiểu được tầm quan trọng của ngày lễ nhập trạch nhiều người đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn ngày tốt, giờ tốt để tiến hành công việc này. Vậy trong tháng 3 dương lịch năm 2017 này thì ngày, giờ tốt làm lễ nhập trạch là thời điểm nào. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

Tháng 3 dương lịch tức tháng 2 âm lịch là thời điểm khá tốt để mọi người chuyển nhà, chuyển văn phòng, đổi chỗ kinh doanh bởi khi ấy thời tiết khá thuận lợi việc vận chuyển cũng dễ dàng hơn.

ảnh nguồn internet

Làm lễ nhập trạch là công việc được người việt khá coi trọng từ xưa đến nay vì vậy mọi người đều chọn cho mình những cách khác nhau như: xem Kinh dịch, Không Minh lục diệu, Thập Nhị bát tú, Can chi xung hợp…

Ngày, giờ tốt nhất để làm lễ nhập trạch trong tháng 3/2017

Ngày tốt nhất để tiến hành lễ nhập trạch trong tháng 3 dương lịch là các ngày: ngày 4 là ngày Hoàng đạo Thanh Long; ngày 9 ngày Hoàng đạo Bảo quang (Kim đường); ngày 11 ngày Hoàng đạo Bảo quang (Ngọc Đường); ngày 16 là ngày Hoàng đạo Thanh Long; ngày 17 là ngày Hoàng đạo Minh đường; ngày 23 ngày hoàng đạo Ngọc Đường tương ứng với các ngày âm lịch của tháng 2 là: 7, 12, 14, 19, 20, 26.

Những ngày này đều là những ngày hoàng đạo ngày của sự may mắn, thành công rất tốt cho công việc làm lễ nhập trạch hay chuyển nhà, khởi trăm việc đều tốt.

Tùy theo điều kiện thực tế mà bạn có thể lựa chọn một trong những ngày trên để tiến hành những công việc quan trọng của bản thân cũng như của gia đình hay công ty.

Ảnh nguồn internet

Thời điểm làm lễ nhập trạch tốt nhất là cung giờ từ: 5h đến 7h; 9h-11h; 13h-15h đây là thời điểm còn ánh sáng mặt trời. Làm lễ nhập trạch vào những giờ này sẽ giúp gia đình mạnh khỏe, bình an, doanh nghiệp làm ăn tấn tài tấn lộc. Đặc biệt không làm lễ nhập trạch khi trời đã tối, có bóng đêm.

Những điều cần lưu ý khi làm lễ nhập trạch đó là

Nên chọn ngày tốt nhất trong tháng, đặc biệt là ngày đó phải hợp với mệnh của chủ nhà có thể vợ, hoặc chồng hoặc con cái đều được còn nếu trường hợp hợp với cả vợ và chồng con cái thì càng tốt. Còn nếu như trong năm đó người trong gia đình hay đại diện của công ty, đơn vị không có người hợp tuổi thì có thể đi mượn tuổi người khác.

Thứ hai nếu như kỹ hơn thì nên chọn cả giờ tốt để làm lễ nhập trạch thì mọi việc sẽ thuận tiện hơn.

Thứ ba là cúng đúng người thắp hương khấn bái thần linh, thổ công, thổ kỳ, bà chúa đất, và thần tài….

Lợi ích từ việc chọn được ngày tốt để làm lễ nhập trạch

Nhập trạch có nghĩa là bắt đầu những khởi đầu mới. Người xưa có câu ‘đầu xuôi đuôi lọt’ nếu như chúng ta có khởi đầu thuận lợi, suôn sẻ thì chắc chắn sau này mọi thứ sẽ tốt đẹp. Chính vì vậy chọn được ngày tốt để làm lễ nhập trạch nhằm mong mọi thứ sẽ luôn gặp những điều tốt đẹp nhất.

Những công việc như chuyển nhà, chuyển nơi kinh doanh, buôn bán là công việc quan trọng vì vậy cần chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ nhập trạch, đặc biệt nên lựa chọn cho mình ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo loại trừ ngày có sao chiếu mệnh.

Vina Moving

Nhập Trạch Có Cần Xem Tuổi

Sở hữu ngôi nhà do mình làm chủ là niềm ao ước của nhiều người. Khởi đầu dọn về nhà mới còn mang ý nghĩa sẽ bắt đầu một cuộc sống mới. Chính vì thế mà các gia chủ luôn chú trọng và thực hiện đầy đủ các nghi thức.

Nếu điểm xuất phát suôn sẻ thì mọi điều về sau cũng sẽ thuận lợi hơn. Một trong những nghi thức về nhà mới không thể bỏ qua đó chính là nhập trạch.

Ngoài việc chuẩn bị hương hoa, trà quả… mọi thứ theo đúng thủ tục thì cần phải kiêng cữ một số điều. Trong đó, vấn đề nhập trạch có cần xem tuổi hay không được gia chủ quan tâm nhiều nhất.

Nhập trạch có cần xem tuổi hay không là vấn đề lo lắng chung của nhiều gia chủ. Ông bà xưa thường có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Hơn nữa, hành động dọn về nhà mới còn có ý nghĩa là khởi đầu cuộc sống mới.

Phong thủy là yếu tố tâm linh hiện được nhiều người xem trọng. Nhất là những người kinh doanh, mua bán. Trong các việc như cưới vợ, động thổ, khai trường, xây nhà… đều phải nhờ thầy phong thủy xem giúp.

Nghi thức nhập trạch cũng nằm trong yếu tố phong thủy. Căn cứ vào tuổi của người đứng ra thực hiện nghi lễ nhập trạch, ngày giờ thực hiện. Hướng và vị trí của ngôi nhà sẽ tạo ra những điềm may rủi khác nhau. Phải là người có tuổi tốt và hợp với thời gian nhập trạch. Như vậy sẽ giúp đem tài lộc và vượng khí vào nhà.

Xét về yếu tố khoa học thì việc nhập trạch xem tuổi có phần mơ hồ. Bởi nếu chọn được người có tuổi hợp để nhập trạch tốt thì ai cũng giàu có hết. Nhưng thực tế thì xã hội luôn có những tầng lớp giàu nghèo khác nhau.

Vì thế, với những ai không quá mê tín dị đoan thì thường chọn ngày nhập trạch là ngày tốt. Và nhất là thuận tiện cho các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, thường là nhờ người lớn tuổi, có tính tốt, nhiều phúc đức để thực hiện nghi thức nhập trạch.

Dù bạn có quan tâm nhập trạch có cần xem tuổi hay không thì vẫn phải chọn ngày tốt để nhập trạch. Quan trọng nhất là tránh các ngày tam nương, sát chủ, nguyệt kỵ… là những ngày xấu. Bạn có thể xem lịch, xem sách tử vi hay nhờ thầy phong thủy chọn ngày tốt dọn nhà.

Mâm lễ là phần không thể thiếu của nghi thức nhập trạch. Cần phải có đủ hoa, nhang, đèn, trái cây, mâm cơm chay hoặc mặn. Và thêm vài đồ dùng cần thiết cho các nghi thức cúng. Mâm cúng cầu kỳ hay đơn giản điều được. Chỉ cần là thể hiện thành ý chân thành của gia chủ là được. Và tùy theo khả năng tài chính của mỗi người.

– Bạn cần phải chuẩn bị tốt mọi thứ trước vài ngày khi thực hiện nhập trạch. Có thể ghi chi tiết ra giấy như đồ cần chuẩn bị, việc cần làm… để nghi lễ vào nhà mới diễn ra suôn sẻ hơn.

– Tạo bầu không khí vui vẻ trong suốt buổi dọn nhà. Cần tránh những cuộc cãi vã hay xô xát trong ngày này. Như thế sẽ làm cho vượng khí của ngôi nhà bị giảm xuống.

– Cần tránh người tuổi hổ (cọp) phụ dọn nhà. Tuy nhập trạch có cần xem tuổi hay không không quan trọng nhưng bạn cần phải tránh điều này. Với câu nói “Không nên rước hổ vào nhà”, vì thế phòng vẫn là tốt hơn.

– Nên làm ấm bếp ngay trong ngày thực hiện nghi thức nhập trạch. Bếp là nơi giúp các thành viên trong gia đình đoàn kết lại.

Ngoài ra, ngọn lửa còn thể hiện sự trường tồn, vĩnh cửu và bền lâu nhất. Ngôi nhà của bạn sẽ luôn ấm cúng và hạnh phúc dài lâu hơn.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết được câu trả lời cho vấn đề nhập trạch có cần xem tuổi hay không. Tùy theo từng hộ gia đình và chủ nhà sẽ có những cách thực hiện nghi thức vào nhà mới khác nhau.

Nhập Trạch Có Cần Xem Tuổi Và Thủ Tục Nhập Trạch Lấy Ngày Gồm Những Gì?

Như chúng ta đã biết, nhập trạch là một trong những công việc vô cùng quan trọng đối với bất kì một gia đình nào dù xây biệt thự đẹp, biệt thự cổ điển, biệt thự tân cổ điển, biệt thự hiện đại hay xây nhà phố. Đây là công việc có ảnh hưởng tới tài vận cũng như may mắn của các gia chủ. Cũng bởi lí dó này mà nhập trạch trở thành nỗi băn khoăn rất lớn của các gia chủ.

Trong quá trình tư vấn thiết kế nhà nói chung và thiết kế biệt thự nói riêng, một trong những vấn đề về nghi lễ làm nhà chúng tôi nhận được nhiều đề nghị giải đáp nhất chính là nhập trạch có cần xem tuổi? Cùng với đó là thắc mắc về thủ tục nhập trạch lấy ngày gồm những gì. Nhằm giúp gia chủ cho cách tổng hợp thông tin nhanh nhất, nội dung bài viết hôm nay chúng tôi xin dành để trao đổi về vấn đề này. Mời bạn cùng tham khảo.

Trước hết, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu rõ nhập trạch là gì và ý nghĩa của nhập trạch. Nhập trạch có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là lễ dọn vào nhà mới. Theo quan niệm dân gian xưa, nhập trạch là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xưa tới nay.

Theo quan niệm dân gian, ở mỗi nơi lại có những vị thân, quan cai quản khu vực riêng. Việc bạn làm lễ nhập trạch thực chất là việc làm lễ để thông báo cho các vị thần, quan cơ sở tại khu đất về việc gia đình bạn sẽ chuyển tới đó sinh sống, mong các ngài phù hộ cho cuộc sống tại nơi ở mới có thể thuận lợi và bình an.

NHẬP TRẠCH CÓ CẦN XEM TUỔI KHÔNG?

Theo quan niệm dân gian, chọn một ngày tốt để nhập trạch cần phải chọn ngày có tuổi của chủ sở hữu căn nhà đó. Gia chủ cần tránh nhập trạch vào những ngày xấu phạm bách kỵ như Dương công kỵ, Sát chủ, Thọ tử, Tam nương, Nguyệt kỵ,… Bạn nên lựa chọn ngày của Trực và Cát Sao thích hợp hơn cho từng công việc cụ thể.

Gia chủ tuyệt đối nên tránh nhập trạch vào những ngày xung với vận mệnh của mình, tránh những ngày thiên can hoặc địa chi xung với tuổi gia chủ. Ví dụ người tuổi Quý Tị thì nên tránh nhập trạch vào các ngày như Quý Tị, Quý Hợi, Kỷ Tị, Kỷ Hợi, Đinh Thị, Đinh Hợi. Nói chi tiết hơn thì can Quý thuộc hành Thủy còn can Đinh thuộc hành Hỏa khắc nhau, can Kỷ thuộc hành Thổ khắc hành Thủy nên cần tránh. Nên tránh ngày Quý Tị bởi ngày này có thiên can địa chi trùng với can chi của tuổi.

Trong một số trường hợp, gia đình bạn chuyển đến nhà mới nhưng đó chỉ là nhà cho thuê hoặc không xác định ở lâu dài, vĩnh viễn thì bạn cũng không cần phải xem tuổi nhập trạch mà chỉ cần xem giờ tốt, ngày tốt để tiến hành chuyển nhà, làm lễ nhập trạch tại nhà là được.

MỘT SỐ CÁCH XEM NGÀY TỐT NHẬP TRẠCH BẠN NÊN BIẾT

Khi xem ngày tốt để chuyển nhà trước hết bạn cần tránh những ngày xấu như Tam nương, Thọ tử, ngày Dương công kỵ sau đó mới tính tới chuyện tìm ngày hoàng đạo.

Ngày Tam nương gồm các ngày như 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Ngày Thọ tử là các ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng. Ngày Dương công kỵ nhật theo sách Việt Nam phong tục là những ngày âm lịch: 13 tháng giêng; 11 tháng 2; 9 tháng 3; 7 tháng 4; 5 tháng 5; 3 tháng 6; ngày 8 và 29 tháng 7; ngày 27 tháng 8; ngày 25 tháng 9; ngày 23 tháng 10; ngày 21 tháng 11; ngày 19 tháng Chạp.

Cũng theo một số ý kiến thì nhập trạch nên chọn ngày thuộc hành Thủy, hành Kim tránh ngày Hỏa. Muốn biết ngày thuộc hành gì thì xem bảng lục thập hoa giáp. Sau đó đối chiếu với ngày can chi ghi trên lịch hàng tháng để tìm ngày hành Thủy, hành Kim.

Căn cứ vào bảng lục thập hoa giáp để biết ngày nào thuộc hành gì. Sở dĩ quan niệm xưa cho rằng ngày hành Thủy, hành Kim là tốt bởi thủy quản tài lộc. Còn kim được hiểu là kim tiền – cũng mang tài lộc lại cho gia chủ. Người ta thường tránh ngày hỏa vì sợ rằng chuyển nhà vào các ngày hỏa thì nhà mới sẽ dễ gây hỏa hoạn.

Bên cạnh đó, lại có thể một số trường hợp xem ngày nhập trạch theo cát hung đối với gia chủ dựa trên chòm sao Bắc Đẩu. Cụ thể như sau:

Như vậy qua nội dung được tổng hợp ở trên chúng ta có thể rằng nhập trạch có cần xem tuổi và bạn cũng có khá nhiều cách để xem ngày tốt nhập trạch. Tuy nhiên nếu bạn quan sát kĩ, nếu áp dụng tất cả các phương pháp này để tìm ra một ngày nhập trạch thì có khả năng cả tháng bạn cũng sẽ chẳng thể tìm ra được một ngày nào tốt. Bởi lẽ có ngày hoàng đạo thì không hợp thiên can địa chi hoặc ngược lại.

Do vậy chúng tôi khuyên bạn nếu muốn lựa chọn một ngày tốt để nhập trạch thì trước tiên nên tránh những ngày xấu cố định trong năm như Dương công kỵ nhật, Tam nương, Sát chủ, tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Sau đó các gia chủ nên lựa chọn lấy một trong những phương pháp mà chúng tôi đã kể trên để lựa chọn một ngày giờ đẹp làm lễ nhập trạch.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI NHẬP TRẠCH GIA CHỦ CẦN NẮM RÕ

Trong nghi lễ nhập trạch, gia chủ cần chú ý một số điểm như sau:

Theo phong tục cổ truyền, lễ nhập trạch là một nghi lễ quan trọng, cần xem ngày giờ tốt để công việc cũng như sự nghiệp của gia đình được suôn sẻ.

Thể thức dọn về nhà mới là người trong gia đình cần tự tay dọn đồ đạc đến nhà mới. Chuyển đồ đạc vào trước, dọn đồ cúng vào sau.

Nếu một gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà). Sau đó đến lượt gia chủ tự tay bê bát hương tổ tiên vào rồi mới lần lượt sau đó người nhà mang bếp, chăn đệm cùng với các đồ đạc khác vào sau.

Bài vị cúng gia thần tổ tiên cần phải do tự tay gia chủ cầm đến. Nếu trong gia chủ có người tuổi hổ thì kiêng không nên cho đến vào lúc nhập trạch vì dân gian có quan niệm “rước hổ vào nhà” là không tốt. Những thành viên trong gia đình sẽ theo sau, trong tay cầm tiền để cho đường tài lộc trong căn nhà luôn dồi dào.

Thời gian nhập trạch tốt nhất trong ngày là buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh nhập tránh vào buổi tối.

THỦ TỤC NHẬP TRẠCH LẤY NGÀY GỒM NHỮNG GÌ?

Trong phạm vi bài viết, ngoài những thông tin chung về nghi lễ nhập trạch, chúng tôi cũng xin được chia sẻ thêm đến bạn nội dung về thủ tục nhập trạch lấy ngày. Theo đó, nhập trạch lấy ngày gồm các bước như sau:

Bước 1: Mang bếp than củi vào nhà, để ở lối ra vào cửa chính, sau đó mở hết các cửa, bật đèn sáng lên trong không gian nhà. Tiếp theo đó gia chủ sẽ bưng bát hương Thổ Công và bước qua bếp than củi, chân trái bước trước, những người còn lại trong gia đình sẽ đi theo sau và làm như vậy. Sau những vật này tiếp theo sẽ là các đồ dùng như chiếu nằm,bếp gas, chổi quét nhà,…

Bước 2: Gia chủ cần sắm lễ để dâng gia tiên và Thổ Công trong thủ tục nhập trạch lấy ngày bao gồm 3 mâm: hương hoa, trái cây, mâm cơm. Khi bày lễ lên cần chọn hướng đẹp với gia chủ, người đó cũng sẽ thắp hương khấn lễ. Khi đọc văn khấn cần đọc hai bài, một bài văn khấn cho Thần linh và một bài văn khấn cho gia tiên, cuối cùng gia chủ phải châm bếp đun nước. Lưu ý khi đun nước sôi từ 5 – 10 phút rồi mới tắt bếp. Việc làm này có ý nghĩa sâu xa là để khai bếp, pha trà dâng cho Thổ Công và Gia tiên.

Bước 3: Sau khi xong các bước trên, gia chủ ngủ lại 1 đêm tại nhà mới là đã hoàn thành xong thủ tục nhập trạch lấy ngày. Thần linh đã chứng giám cho sự có mặt của bạn trong ngôi nhà mới đó. Sau đó gia chủ hoàn toàn có thể chuyển đồ đạc vào nhà trong những ngày sau đó.

Theo các chuyên gia phong thủy, thủ tục nhập trạch lấy ngày nhằm để khai báo với thổ địa thần linh về việc chủ nhà và gia đình sẽ sống ở đây. Nhập trạch chỉ được tính khi chủ nhà làm lễ cúng chuyển nhà mới, do đó nếu chủ nhà có chuyển đồ, sửa nhà, kê đồ trước khi nhập trạch thì cũng vẫn có thể chấp nhận được.

Mọi chi tiết xin liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường Bùi Viện, Lê Chân, Hải Phòng

Điện thoại: 0225 2222 555

Hotline: 0906 222 555

Email: sonha@shac.vn

Văn phòng đại diện

Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội

Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh

Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh

Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng

Gia Chủ Chọn Ngày, Giờ Làm Lễ Nhập Trạch Thế Nào?

Chọn ngày làm lễ nhập trạch

Thay vì việc nhớ rất nhiều ngày có thể làm lễ nhập trạch, gia chủ cần thuộc lòng các ngày, tháng nên tránh hoặc đại kị. Cuốn “Phong thủy cho người mua nhà” của Nxb Thanh Hóa năm 2010, đã đề cập cụ thể như sau:

Ngày Tam nương, Sát chủ tuyệt đối tránh

Gia chủ cần chú ý việc chọn ngày hoàng đạo là tốt nhưng nếu ngày hoàng đạo đó trùng ngày có các sao xấu chiếu, đặc biệt là ngày Tam nương và ngày Sát chủ thì tuyệt đối không được làm lễ nhập trạch. Cụ thể, ngày Tam nương gồm các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 và ngày Sát chủ là ngày 5, 14, 23.

Tránh ngày xung với bản mệnh

Ví dụ: người tuổi Quý Tị (thuộc hành Thủy) sẽ kị hành Thổ và Hỏa nên phải tránh các ngày Thổ và Hỏa quả vượng bao gồm ngày Quý Tị, Quý Hợi, Kỷ Tị, Kỷ Hợi, Đinh Tị, Đinh Hợi vì ngày Đinh Tị hành hỏa, ngày Kỷ Tị, Kỷ Hợi hành Thổ. Còn ngày Quý Tị và Quý Hợi có thiên can địa chi trùng với can chi của tuổi nên cũng phải tránh.

Việc tránh các ngày kị cũng cần dựa vào hướng nhà

Có thể hiểu đơn giản, ngôi nhà của gia chủ tọa ở hướng nào và nhìn về hướng nào thì nó sẽ thuộc hành của hướng đó. Khi đó, gia chủ phải tránh làm lễ nhập trạch vào những ngày có hành vượng khắc với hành của ngôi nhà. Ví dụ, nhà ở hướng Tây, nhìn về hướng Đông thuộc hành Mộc, phải tránh ngày Kim quả vượng. Cụ thể như sau:

Nếu gặp trường hợp “bất khả kháng” bắt buộc phải chuyển nhà thì gia chủ cần tùy nghi.

Các ngày “đại hao” cũng là những ngày cần KIÊNG nhập trạch

Ngoài ra, theo một số quan niệm khác, các ngày “đại hao” cũng là những ngày cần kiêng nhập trạch, bao gồm: Tháng Giêng tránh ngày Ngọ; Tháng Hai tránh ngày Mùi; Tháng Ba tránh ngày Thân; Tháng Tư tránh ngày Dậu; Tháng Năm tránh ngày Tuất; Tháng Sáu tránh ngày Hợi; Tháng Bảy tránh ngày Tý; Tháng Tám tránh ngày Sửu; Tháng Chín tránh ngày Dần; Tháng Mười tránh ngày Mão; Tháng Mười một tránh ngày Thìn; Tháng Chạp tránh ngày Tị.

Chọn giờ làm lễ nhập trạch

Giờ tốt nhất để làm lễ nhập trạch là giờ hoàng đạo của các ngày đẹp. Để biết giờ hoàng đạo là giờ nào, gia chủ có thể hỏi thầy hoặc tra cứu trên các trang phong thủy khác nhau để tham khảo. Tuy nhiên, các phán đoán về giờ hoàng đạo từ nhiều nguồn sẽ có sự xê dịch đôi chút, đây là việc khá bình thường nên gia chủ không cần quá lo lắng.

(*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)

Bạn đang đọc bài viết Gia chủ chọn ngày, giờ làm lễ nhập trạch thế nào? tại chuyên mục Phong thủy ứng dụng của Tạp chí Bất động sản Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư batdongsantapchi@gmail.com