Top 6 # Xem Nhiều Nhất Xem Lịch Cúng Rằm Tháng 7 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Bài Cúng Rằm Tháng 7 Âm Lịch Và Cách Sắm Lễ Cúng Rằm Tháng 7

Bài cúng rằm tháng 7 âm lịch chuẩn nhất. Hướng dẫn cách sắm lễ cúng, chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 và bài văn khấn cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất.

Vào ngày Rằm tháng 7, các gia đình thường chuẩn bị hai mâm cỗ cúng: Một mâm cỗ mặn để cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cỗ chay để cúng chúng sinh – gọi là cúng cô hồn đặt ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè.

Sắm lễ, chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 gầm những gì đầy đủ nhất?

Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7 là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Theo phong tục thì có 2 bước chuẩn bị cơ bản:

– Sắm lễ cúng rằm: Việc sắm lễ phải đúng theo nguyên tắc: cúng cho ai (gia tiên, thần linh hay thổ công,…v..v..), và cúng ở đâu(cúng tại gia, trong nhà, hay ngoài trời)

– Bài văn khấn cúng rằm tháng 7: Do các địa điểm cúng khác nhau và đối tượng cúng khác nhau nên việc bạn phải chọn đúng bài khấn là điều vô cùng quan trọng.

Cúng rằm tháng bảy vào ngày nào?

Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch. Như vậy, tháng cô hồn năm 2020 tính theo dương lịch là từ ngày 19/8 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 16/9 (tức 29/7 âm lịch). Ngày Rằm tháng bảy trong năm 2020 rơi vào thứ tư, ngày 2/9 dương lịch.

Cúng rằm tháng 7 hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng tại gia, cúng chúng sinh, cúng gia tiên và cúng thí thực cô hồn.

Xem thêm: Hướng dẫn xem ngày đổ móng nhà 2020

Cách sắm lễ cúng rằm tháng 7 – Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Vào khoảng thời gian từ 2/7 đến 14/7 âm lịch hàng năm là thời gian mà người dương gian cúng rằm hay còn gọi là cúng cô hồn thả phóng sinh để có được phúc lộc làm ăn mát mẻ, không bị ma quỷ quấy rầy.

Rằm tháng 7 mọi gia đình đều thay nhau chuẩn bị mâm lễ vật cúng cô hồn. Lễ vật cúng cô hồn bao gồm:

Quần áo sắp từ hai mươi đến năm mươi bộ , tiền vàng dành cho mâm cúng chúng sinh từ 15 lễ trở lên.

Tiền cúng chúng sinh, tiền lẻ.

Hoa tươi, mâm ngũ quả.

Bỏng ngô, ngô luộc, khoai lang, sắn luộc.

Bánh kẹo.

Một tô cháo trắng, một mâm gạo muối (gồm có bát, đũa mỗi thứ 5 đôi).

Mười hai cục đường thẻ.

Mía chặt thành từng khúc nhỏ mỗi khúc từ 15 cm.

Nước trắng, rượu (mỗi thứ 3 chén nhỏ).

Hương thẻ, hai cây nến.

Ngoài ra còn có thêm các vật dụng hàng này như gương, lược, khăn tay, đồ trang sức như vòng tay, hoa tai,…

Chú ý khi cúng tiền vàng phải được rải ra mâm, xung quanh bốn hướng. Để mỗi hướng 3 – 5 – 7 cây hương.

Lễ vật cúng rằm tháng 7- cúng cô hồn.

Lễ cúng rằm phải được bày ra trước sân nhà hoặc trước cửa nhà. Đặc biệt lễ này nên được bày cúng ngoài trời. Trong mâm lễ phải cúng đồ chay, không được phép có xôi gà, vì xôi gà chỉ dành cúng tổ tiên, thần linh, không cúng âm hồn ma quỷ.

Khi thủ tục khoa lễ kết thúc, đem hóa hết vàng mã, tiền vàng quần áo, muối gạo, cháo trắng được vãi ra ngoài, theo quy tắc nên rãi từ nhà ra đầu ngõ rồi đến đường lớn để tiễn sinh linh, cô hồn.

Khi chưa cúng xong mà lễ vật bị tranh cướp thì gia chủ thả tay không dành lại lễ vật. Nếu lễ vật bị cướp đi càng nhiều thì là điều lành cho gia đình đó.

Xem thêm: Những điều kiêng kỵ trong tháng 7

Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 âm lịch

Dưới đây là bài văn khấn cúng Rằm tháng 7 trích trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” (NXB Hồng Đức) các gia đình có thể tham khảo:

Nội dung bài văn khấn rằm tháng 7: Kính cáo Tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con Tên là:……………………………… Vợ/Chồng:………………………… Con trai:…………………………… Con gái:……………………………. Ngụ tại:……………………………..

Mâm Cỗ Chay Cúng Rằm Tháng 7 Âm Lịch

Cứ cách Rằm tháng 7 một vài ngày là mọi người lại tranh thủ chuẩn bị mâm cơm chay đơn giản thắp hương, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên, cầu mong được an lành và may mắn.

Ngày rằm tháng 7, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.

Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.

Gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm những món sau

1. Bánh chưng chay, bánh dày chay hoặc xôi đậu xanhBánh chưng chay, bánh dày chay bạn có thể tìm mua ở cửa hàng bán bánh chưng bánh dày. Bánh chưng chay chỉ có nhân đậu nhân ngọt dùng đường phên, nhân mặn chỉ có muối và đậu xanh, dừa khô. 2. Giò chay, nem chay Giò chay, nem chay bạn cũng có thể tự làm hoặc mua ở cửa hàng bán giò chả chay

3. Đậu phụ rán Món này thì dễ rồi, mua đậu phụ về cắt ra rán vàng lên là được

4. Canh nấm Món này tự chế biến cũng rất đơn giản

5. Rau củ quả hấp Món này dùng nồi hấp rau củ, hoặc nồi cơm điện có giá hấp để hấp rau, có thể sử dụng rau súp lơ, rau susu,..

Vậy là bạn đã có mâm chay để cúng rằm tháng 7, ngoài các món trên còn rất nhiều món chay khác cũng hay được sử dụng tùy theo vùng hoặc nguyên liệu.

Cúng Rằm Vào Ngày Nào Trong Tháng 7 Âm Lịch?

Tháng 7 Âm lịch, rất nhiều gia đình đã sửa soạn lễ cúng Rằm ngay từ những ngày đầu tháng. Trong khi đó, quan niệm dân gian tháng 7 Âm lịch có 3 ngày mở cửa ngục là 14, 15 và ngày 16. Nếu cúng sớm quá hay muộn quá các cụ đều không nhận được. Vậy cúng ngày nào là chuẩn nhất?

Cài hoa trên ngực áo là nghi thức thường xuất hiện trong các mùa lễ hội Vu Lan báo hiếu. Ảnh: T.L

Từ 1/7 âm lịch, nhà chùa đã làm lễ khai kinh Vu Lan mở cửa ngục

Cô chị Nguyễn Thị Hòa (ở Đông Anh, Hà Nội) từ quê ra chơi đúng lúc chị đang sắp xếp lễ cúng rằm vào ngày 10/7 âm lịch, đã nhất quyết phản đối việc cúng trước rằm của chị Hòa vì cho rằng cúng trước không có tác dụng. Quan niệm dân gian là ngày 14, 15, 16 mới mở cửa ngục, cúng sớm các cụ chưa về thì không được hưởng. Nếu cúng Vu Lan muộn thì các cụ đã đi rồi cũng không được hưởng. Vì vậy, chỉ nên cúng trong 3 ngày trước, trong và sau Rằm tháng 7 thì gia tiên mới được hưởng.

Theo Thượng tọa Thích Vân Phong, (Ủy viên Ban truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam), các chùa ở miền Tây, miền Nam và một số chùa ở miền Bắc từ 1/7 đã làm lễ khai kinh Vu Lan mở cửa ngục. Từ đó tới hết ngày Rằm tháng 7 âm, thì tụng kinh Vu Lan và kinh báo đáp công ơn cha mẹ – 2 bài kinh ghép lại trong 1 gọi là kinh Vu Lan báo hiếu. Và từ ngày 16 tới 30 tháng 7 Âm lịch thì tụng kinh Địa tạng để đóng cửa ngục. Rằm tháng 7 là chính thức lễ Vu Lan, đó là ngày Phật đại hoan hỉ. Người dân cúng ngày nào cho tiện và phù hợp với thời gian cũng được. Phật giáo linh động ở chỗ tập tục truyền thống đem lại an lạc hạnh phúc thì duy trì phát triển, còn tập tục mang sự đè ép, không có lợi ích thì dù hay, được ca ngợi thì sẽ tự mất dần.

Thượng tọa Thích Vân Phong khuyên, dịp lễ Vu Lan nên đi lễ chùa cầu siêu, cầu bình an tỏ lòng báo hiếu tới cha mẹ, tổ tiên.

Sau dự lễ Vu Lan ở chùa thì về nhà làm lễ cúng Phật và gia tiên ở nhà. Mâm lễ đơn giản, không phải mâm cao cỗ đầy hay nghi thức rườm rà. Người dân có thể mời nhà sư, hoặc cư sĩ (có kiến thức Phật giáo, biết lễ bái) giúp cúng lễ. Nếu biết nghi thức thì có thể tự làm. Lúc làm lễ Vu Lan nên đọc một khóa kinh Vu Lan, hồi hướng công đức cho cha mẹ hiện thời và quá khứ cùng gia tiên được siêu sinh. Như thế sẽ mang lại may mắn, an lành cho gia đình và bản thân, cũng là báo hiếu với gia tiên.

Theo TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học Công nghệ tin học ứng dụng – UIA, mâm cúng thần linh và gia tiên tùy gia chủ mà cúng chay hay mặn. Tổ tiên “không trách lễ mọn”, có thể bát cơm, quả trứng, tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh cao đạm bạc là đủ. Hoặc thắp nén nhang với một cốc nước trắng cũng có thể chấp nhận.

Lễ cúng cô hồn nên cúng vào chiều tối

Thượng tọa Thích Vân Phong giảng giải, tháng cô hồn là ngôn ngữ trong kịch bản sân khấu, từ đó lan truyền ảnh hưởng tới cuộc sống, khiến người dân hiểu lệch lạc, kiêng kỵ vô lý, thậm chí kiêng cả tháng 7 không làm gì cả… Người dân cúng thí cho các cô hồn như làm công đức, là khởi tâm hạnh tốt, chia sẻ rộng rãi… Đó cũng chính là lòng hiếu hạnh mỗi người nên hướng tới.

Theo các nhà tâm linh, lễ cúng cô hồn nhằm siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa, vào chiều tối (do dân gian quan niệm cô hồn sợ ánh sáng). Mâm cúng nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa, không quy định hướng lễ.

Mâm cúng cô hồn theo Văn khấn Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin) gồm: Muối gạo (1 đĩa), cháo trắng loãng, cơm vắt, đường, mía, bánh kẹo, bỏng nẻ, khoai lang – ngô – sắn luộc, hoa quả, nước, hương đèn, quần áo tiền mã chúng sinh.

Lưu ý là lễ vật cúng cô hồn không nên cúng đồ mặn vì có nguồn gốc không tốt cho các “thần thức”.

Đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán). Cúng xong, các vật phẩm không đem vào nhà: Đồ mã đốt tại chỗ. Muối gạo rải hết. Đồ cúng cô hồn chia cho mọi người (ở một số nơi có tục cướp đồ cúng).

Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa. Các sư thầy khuyên các gia đình chỉ nên cúng thổ công, gia tiên, còn cúng cô hồn nên đến chùa là nơi thờ cúng tập trung.

Theo Uyển Hương (Gia đình & Xã hội)

Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày 14 Hay 15 Âm Lịch?

Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào, cúng ngày 14 hay 15 tháng 7 Âm lịch là băn khoăn của nhiều người. Bài viết sau giúp bạn hiểu thêm và chọn thời điểm cúng rằm tháng 7 đúng… Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (hay Diên Hựu – Ba Đình – Hà Nội) cho hay, tín ngưỡng dân gian Việt Nam coi tháng 7 là “tháng cô hồn” hay tháng “ma quỷ”.

Còn trong đạo Phật thì tháng 7 được coi là tháng lễ Vu Lan báo hiếu gắn liền với chuyện của Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ diễn ra từ thời Đức Phật còn tại thế.

Lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phúc. Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người thường lầm tưởng rằng hai lễ đó là một.

Theo truyền thuyết dân gian về khoảng thời gian từ mùng 2/7 là thời điểm Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan “thả cửa” cho ma quỷ và kết thúc sau 12 giờ đêm của rằm tháng 7 các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.

Ở miền Bắc cúng thổ công, gia tiên, ông bà, mọi người thường cúng trước ngày rằm tháng Bảy.

Đúng ngày rằm tháng Bảy, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày, mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ dạ xoa đều được tự do, vì vậy nên nếu cúng các cụ đúng ngày này thì sợ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình cho dù ta đã cúng cháo cho họ, vậy nên các cụ có thể không nhận được gì con cháu cúng tế.

Vì vậy các gia đình thường làm lễ cúng trước ngày rằm.

Cũng theo quan niệm dân gian thì vào ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn được “thả” đi lang thang nên nếu ta hóa vàng mã vào ngày này thì sẽ bị cướp, giật mất người thân khó nhận. Do vậy trên quần áo, đồ đạc hàng mã thường sẽ ghi rõ tên người nhận, khi cúng cũng đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được.

Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào mới đúng?

Theo Đại đức Tâm Kiên, lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên nên thực hiện ban ngày.

Còn lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… nên cúng vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, đây là theo quan niệm của dân gian, bởi ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn được “mở cửa ngục” thả ra rất yếu.

Vì thế, nếu cúng ban ngày, các cô hồn vì sợ ánh sáng, ánh nắng sẽ không dám đến đón nhận những đồ vật phẩm cúng bố thí của các gia đình.

Tuy nhiên dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn đều phải diễn ra trước 12 giờ đêm ngày 15/7.

Riêng việc thiết lập mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa.” Việc cúng Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.

Cúng Phật

Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày Báo hiếu, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.

Cúng thần linh, gia tiên

Một số người Việt Nam tin rằng mỗi năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng theo giáo lý nhà Phật việc cúng chay tốt hơn.

Theo BTV ( GĐVN )