Top 8 # Xem Nhiều Nhất Xem Mâm Cỗ Trung Thu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Cách Bày Mâm Cỗ Trung Thu

Mâm cỗ Trung thu nên có quả xanh, quả chín.

Cho dù muốn bày loại quả gì thì cũng nên có quả xanh, quả chín. Bởi màu xanh mang tính âm, quả chín mang tính dương, tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

Dịch vụ làm mâm cỗ Trung thu đắt khách

Cũng theo nhà văn hóa Trịnh Yên, Trung thu là dịp cả nhà sum vầy thưởng trăng. Với người xưa, đây cũng là dịp dự báo cho vụ mùa sắp tới. Mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên đậm hương sắc mùa thu chín, là tấm lòng người dân cầu sự may mắn và thịnh vượng cho mùa sau.

Một mâm cỗ Trung thu đầy đủ phải có bưởi xanh phớt vàng, na xanh màu men sứ, hồng đỏ bóng, hồng ngâm, na, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu thơm vàng. Trong đó, ý nghĩa của hồng đỏ là mang niềm hy vọng. Quả na mang ước nguyện lộc ở, sinh sôi. Quả bưởi tượng trưng điều tốt lành. Quả lựu mang tới ngọt ngào, may mắn. Dưa hấu, dưa vàng mong cầu bình an…

Thời điểm này các điểm làm dịch vụ cỗ Trung thu rất đắt khách. Theo chị Thu Thanh, trường Đào tạo nấu ăn Ezcooking (Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội), mâm cỗ Trung thu đồng bộ tạo dáng đủ cả tháp trái cây đến hoa quả tỉa hoa nghệ thuật được làm từ nhiều loại hoa củ, quả như dưa hấu, dưa vàng, bí ngô, dưa lê, táo, lê… có giá trọn gói từ 2,5 – 5 triệu đ/mâm tùy loại bởi có nhiều kích cỡ. Loại 1m x 1,2m với hơn 15 loại hoa quả đã cắt tỉa và có bánh kẹo, đèn ông sao. Loại 75 x 50cm có tỉa dưa hấu, dưa vàng, chó bông, đèn ông sao, hoa quả thái lát, 2 bánh nướng, 2 bánh dẻo. Loại 60 x 40 có 5 loại hoa quả cắt tỉa, bánh nướng, bánh dẻo. Khách hàng có thể đặt tỉa hoa quả thành hình rồng, phượng, logo doanh nghiệp, tên gia đình, dòng họ.

Ngoài ra, còn có sản phẩm ngôi nhà làm bằng các loại đỗ (đỗ xanh, đỗ trắng, đỗ đỏ, lạc) giá từ 700.000 – 1 triệu đ/chiếc. Tiếp đó là các loại quả tỉa con giống: “Chó xù” bưởi 600.000đ, dưa hấu tỉa 300.000 – 400.000 đ/quả, bí ngô tỉa 400.000 – 600.000đ, bưởi tỉa hoa 100.000 – 150.000đ. Rẻ hơn là củ quả tỉa con giống như “nhím” hành tây 30.000 – 50.000đ, “ếch” su su 20.000 – 30.000đ, “cá” thanh long 50.000 – 100.000đ, “rùa” dứa 30.000 – 50.000đ, “chuột” mướp đắng 20.000 – 30.000đ, “búp bê” cam 50.000đ, “búp bê” bưởi 150.000đ…

Chị Thu Thanh khuyên, để có mâm cỗ Trung thu ưng ý, nên đặt càng sớm càng tốt, bởi hoa quả càng sát Rằm càng đắt. Đặt sớm người đặt cũng có thể đòi hỏi được nhiều yêu cầu hơn. Có hai cách đặt mâm cỗ. Một là khoán trắng cho nhà hàng bằng cách chọn ảnh và điều chỉnh theo ý muốn. Hai là tự thiết kế và chọn lựa đặt tỉa từng món theo yêu cầu (dựng hình dưa, táo, bí, lê…).

Hoa quả nào bày cỗ an toàn?

Theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ (Ban Nghi lễ TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam), mâm cỗ Trung thu cúng ở nhà chùa ngoài món truyền thống bao giờ cũng phải có bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng bưởi và hương, hoa, đèn, nến.

Bạn có thể mua các loại hoa quả và bộ dao tỉa hoa quả về cắt gọt theo ý muốn. Tuy nhiên, cần nhớ trọng tâm mâm cỗ Trung thu thường là con chó bưởi, gắn 2 hạt đậu đen làm mắt và hài hòa các hương vị mùa thu của hồng, bưởi, chuối, na… và những loại bánh nướng, bánh dẻo. Khi trăng lên, cha mẹ cùng ăn bánh, thưởng trăng, uống trà, phá cỗ cùng con, mong cho các con một mùa an vui, hạnh phúc. Để giúp trẻ nhớ Trung thu truyền thống, mỗi mâm cỗ nên có thêm chiếc đèn ông sao, ông tiến sĩ giấy, nến.

Để mua được các loại quả an toàn cho mâm cỗ, TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm khuyên, thời điểm này các loại hoa quả tương đối an tâm, giá rẻ là mía, ổi (ít bị dùng thuốc bảo vệ thực vật, hái xong mang đi bán ngay), khế ngọt (ít nấm, virus nguy hiểm nhưng nên chọn quả chín, lành lặn), chuối tiêu, dứa (sau hái quả vẫn chín tiếp, giữ lâu, ít bị dùng thuốc hoặc thuốc thúc chín, nếu có cũng không đáng ngại vì lớp vỏ rất dày, phải gọt, bóc) hay các loại dưa hấu, dưa vàng, bưởi (vì lớp vỏ rất dày).

Các loại hoa quả nhập khẩu nho, lê, táo, cherry, kiwi… không nên chọn quả sau khi hết mùa vì dễ bị dùng chất bảo quản. Hàng Mỹ, Australia vỏ thùng thường in kèm thông tin giống, mùa vụ, size quả nhưng để phân biệt với hoa quả Tàu rất khó, bởi chỉ có thể kiểm tra bằng cách xem giấy tờ xuất xứ, thời hạn bán, giấy kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…

Mâm Cỗ Trung Thu Cần Những Gì? Cách Trang Trí Mâm Cỗ Trung Thu Đơn Giản, Đẹp

Hoàng Linh/Sức Khỏe Cộng Đồng

Mâm cỗ Trung thu cần những gì? Cách trang trí mâm cỗ Trung thu đơn giản, đẹp. Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đẹp, đơn giản, độc đáo

Mâm cỗ Trung thu cần những gì?

Mâm cỗ Trung thu cần những gì?

Tết Trung Thu Việt Nam được diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 hằng năm (15/8 âm lịch). Ngoài những hoạt động vui chơi như rước đèn, phá cỗ, ngắm trăng thì việc bày mâm cỗ cúng Rằm cũng là một phần quan trọng không thể thiếu vào dịp này.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 được người Việt khá chú trọng, luôn cố gắng sao cho tươm tất nhất nhằm thể hiện thành ý của con cháu luôn nhớ đến ông bà tổ tiên của mình.

Mâm cỗ Trung thu quan trọng bậc nhất trong ngày rằm tháng 8, bởi vì tất cả trẻ em đều háo hức chờ đợi để được phá cỗ trông trăng. Cách bày biện mâm cỗ Trung thu truyền thống đẹp mắt giúp ngày Tết thiếu nhi thêm niềm vui.

Mâm cỗ Trung thu cần những gì? Cách trang trí mâm cỗ Trung thu đơn giản, đẹp

Mâm cỗ Trung Thu truyền thống Việt Nam gồm những gì?

Mâm cỗ không chú trọng vào mâm cúng mặn như các dịp lễ khác mà chủ yếu là mâm bánh trái để trẻ em phá cỗ, trông trăng. Mâm cỗ Trung Thu bao gồm các thành phần chính như sau:

Trái cây: thông thường bao gồm các loại như nải chuối chín vàng, quả hồng (ý nghĩa no đủ), quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (may mắn). Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ.

Hoa tươi: loại hoa sinh sôi và phát triển mạnh, nhất là đặc trưng cho mùa thu như hoa cúc vàng, hoa hải đường, hoa păng-xê,…Bánh Trung thu: các loại bánh nướng và bánh dẻo

Các loại trà: như trà hoa sen, trà hoa nhài,… để dùng khi thưởng bánh, trò chuyện tâm tình dưới trăng.

Lồng đèn: như lồng đèn cá chép (thể hiện sự kiên trì, vượt khó, niềm hy vọng), đèn kéo quân (thể hiện đạo làm người, kiểm soát tốt 6 cá tính của con người – thương, ghét, giận, vui, buồn, hờn), đèn ông sao (thể hiện sự khởi đầu mới, sự tham vọng với mục tiêu trong cuộc sống),…

Tuy nhiên, tùy vào truyền thống từng vùng miền mà sẽ có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau.

Điển hình như mâm ngũ quả miền Bắc thường có các quả như: chuối, bưởi, đào, hồng, cam hoặc chuối, ớt, bưởi, quất (tắc/hạnh), lê. Còn đối với người miền Nam, mâm ngũ quả thường bao gồm các loại như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (cầu mong gia đình sung túc) hoặc thêm trái dứa (thơm).

Ngoài ra, một số gia đình còn kèm theo những món đồ chơi, quà tặng cho các bé,… để mâm cỗ được thêm phong phú và đa dạng hơn. Về mâm cỗ, bạn cũng có cũng có thể thay thế một số quả khác có ý nghĩa và màu sắc tương đương.

Cách trang trí mâm cỗ Trung thu đơn giản, đẹp

Việc bày mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu không có một nguyên tắc nào cụ thể như việc bày các mâm cỗ cúng các ngày lễ – tết khác như giao thừa hay Rằm tháng 7. Mà việc bày mâm cỗ tùy thuộc vào sự khéo léo, sở thích của từng gia đình, chủ yếu là việc sắp xếp mâm cúng sao cho thật đẹp mắt, hấp dẫn, đặc sắc và phải cơ bản đầy đủ các thành phần như trên là được.

Tuy nhiên, khi trình bày mâm cỗ cúng Rằm cần đảm bảo có sự hài hòa, đan xen màu sắc lạnh – nóng giữa các loại bánh trái và hoa quả để phù hợp với tính âm – dương. Tránh bày mâm cúng bị lệch về một tông màu nóng hoặc lạnh quá nhiều sẽ không tốt.

Lớp vỏ xanh tượng trưng cho tính âm và lớp vỏ màu vàng (khi trái cây chuyển sang chín) tượng trưng cho tính dương. Âm dương hòa hợp và cân bằng mang ý nghĩa của vũ trụ nhân sinh. Ngoài ra, bạn có thể phối hợp giữa gam màu nóng và màu lạnh của vỏ trái cây: màu nóng (như đỏ, cam, vàng,…) và màu lạnh (như xanh, đen, tím,…).

Khi xếp mâm ngũ quả phải chú ý đến màu sắc, nên chọn cả quả xanh và chín để tạo sự hòa hợp âm dương, cân bằng vũ trụ theo quan niệm người xưa.

Lưu ý, cần đặt quả cứng xuống dưới, các loại quả mềm dễ nứt vỡ để lên trên. Ngoài ra, ta có thể dùng băng dính để cố định các loại quả phía dưới sau đó mới xếp những quả khác lên trên.

Tả Lại Một Mâm Cỗ Trung Thu

Trung thu là tết đoàn viên. Đêm trung thu không chỉ là ngày hội của trẻ em, mà nó còn là ngày của gia đình, của sự đoàn tụ. Trung thu là ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Đêm trung thu là thời khắc ánh trăng, vầng trăng đẹp nhất của một năm. Vào ngày này, trẻ con chúng tôi được rước đèn, phá cỗ và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác. Chính vì thế, đêm trung thu luôn là đêm náo nhiệt và tưng bừng nhất ở làng tôi. Sau khi ăn tối, trẻ con chúng tôi rủ nhau tập trung ở sân đình để chuẩn bị đi rước đèn. Thường niên, chúng tôi đi rước đèn ngay khi trăng lên. Bởi vậy mà chúng tôi tập trung từ rất sớm. Nghe theo lời chỉ dẫn của các anh chị bí thư đoàn, chúng tôi nhanh chóng xếp thành hàng lối ngay ngắn. Đứa tay xách lồng đen, đứa cầm đèn ông sao, đứa thì đội vương miện thắp sáng óng ánh, đứa thì mặt nạ, hay thanh kiếm phát sáng dài. Chúng tôi đi đến đâu náo nhiệt ồn ào đến đấy, vừa đi vừa hát vang bài “đêm trung thu”. Vầng trăng cũng đã tỏ, dường như chúng tôi đi đến đâu, trăng theo đến đó, rót ánh sáng bàng bạc xuống đường soi sáng bước tôi đi. Vầng trăng lúc mới lên to tròn vành vạnh, có màu hồng hồng bao quanh. Mặt trăng to rõ và gần hơn mọi khi. Tôi có thể nhìn thấy rõ những vết lồi lõm trên mặt trăng hệt như bóng dáng chú cuội chị Hằng ngồi gốc cây đa như sự tích bà kể năm nào. Một vòng rước đèn, chúng tôi lại trở về vị trí tập trung ban đầu. Đến nơi, các anh chị trong đoàn xã đã dựng trại, bày mâm ngũ quả cho chúng tôi. Khi nghe hiệu lệnh xếp hàng và ngồi xuống, chúng tôi được phát quà, bánh kẹo và bắt đầu thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, chúng tôi ai nấy trở về nhà. Lúc này trăng đã lên cao lắm rồi, không còn cái màu hồng hồng như lúc trước nữa. Về đến nhà, ba mẹ vẫn đang chờ tôi, cặp bánh dẻo, bánh nướng đã được để sẵn trên bàn cùng trà uống mẹ vừa mới pha. Về đến nhà, tôi kể lại cho ba mẹ nghe tôi đã làm những gì rồi ba mẹ lại nói chuyện vui vẻ. Cả nhà ngập tràn tiếng cười. Ánh trăng soi sáng khắp sân nhà chiếu cả vào nơi gia đình tôi đang quây quần vui vẻ.

Thuyết Trình Về Mâm Cỗ Trung Thu

Thuyết trình về mâm cỗ trung thu

Thầy cô và các bạn thân mến! Mùa thu đến mang theo khí trời thanh cao mát mẻ, mang theo độ viên mãn của vạn vật thiên nhiên và mùa thu cũng khơi gợi trong lòng người cũng như trong tâm hồn trẻ thơ một sự háo hức khôn nguôi về ngày Tết trung thu. Trung thu có đèn ông sao lấp lánh, có tiếng trộng rộn ràng vang khu xóm và có cả mâm cỗ trung thu đầy hấp dẫn.

Trải dài theo thời gian với những sự biến chuyển không ngừng, mâm cỗ trung thu ít nhiều cũng đã có sự đổi thay nhưng những gì là hồn cốt, là văn hóa của nó thì vẫn được lưu giữ qua hàng ngàn năm. Mâm cỗ không chỉ là món quà cho Trung thu thêm phần rực rỡ, là tấm lòng dâng lên tổ tiên mà mỗi món ăn, mỗi loại quả, mỗi cách trình bày đều gửi gắm trong đó những ước nguyện của tâm hồn con người Việt Nam.

Mâm ngũ quả đã ra đời từ rất lâu theo ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo một số quan niệm thì số năm cũng là số của trung tâm, hội tụ sự sống và quả là tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, sung túc nên mâm ngũ quả đã trở thành một lễ vật quan trọng trong Tết trung thu nói riêng và các ngày lễ đặc biệt khác nói chung. Hôm nay, chúng em đã lựa chọn năm loại quả truyền thống nhất và cũng rất thân thuộc với mọi gia đình gồm chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Nải chuối được đặt ở giữa và các loại quả còn lại cũng được bày lên trên và đan xen giữa các quả chuối là những trái quất hoặc quýt nhỏ lấp ló như những ánh đèn. Sở dĩ chúng em chọn năm loại quả này vì chúng đều gợi về sự đông đúc, ấm no với mong ước tiền tài, thành công sẽ không ngừng sinh sôi, nảy nở. Ngoài ra, đây đều là những loại quả với màu sắc tươi sáng càng làm cho bức tranh mùa thu thêm rực rỡ và tràn đầy hi vọng.

Bánh trung thu cũng đã trở thành sứ giả của mùa Tết đoàn viên. Mâm cỗ của chúng em lựa chọn cả hai loại bánh: bánh dẻo và bánh nướng để trưng bày. Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh với nhân đậu xanh mang đầy tinh hoa của một nước nông nghiệp. Hình tròn của bánh giống như vầng trăng đêm rằm tròn trịa nhất, to lớn nhất trong năm và cũng chứa chan trong nó ước mong của mọi người về sự tròn đầy viên mãn trong cuộc sống. Hình tròn còn là biểu tượng của sự “đoàn viên gia đình”, về những tình cảm gắn bó khăng khít giữa các thành viên. Trong khi đó, chúng em lại chọn bánh nướng hình vuông bởi nó cũng mang ý nghĩa như những chiếc bánh chứng bánh giày, cho sự hòa hợp giữa đất trời, thiên nhiên và lòng người. Bánh nướng với lớp vỏ ngoài vàng sậm thơm tho gợi lên một sự vững chắc của mái ấm gia đình. Nhân bánh là nhân trứng muối, vừa có ngọt ngạy vừa có vị mặn mòi. Gia đình cũng thế sẽ có những thăng trầm, cuộc sống cũng có những đắng cay và hạnh phúc. Nhưng quan trọng là vị ngọt của chiếc vỏ bánh gia đình sẽ luôn yêu thương và xoa dịu cho mọi người. Chắc chắn khi thưởng thức những chiếc bánh này, dù là đi xa hay đang ở gần vẫn cảm nhận được sự ấm áp thân quen và thêm trân trọng hơn giá trị của tình thân.