Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xem Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết – Nét đẹp văn hóa Việt. (Nguồn: Soha)

Cùng với bánh chưng xanh và câu đối đỏ, mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt trong mỗi dịp Tết.

Không chỉ làm cho không gian cúng thêm ấm áp, hài hòa, rực rỡ, mâm ngũ quả còn thể hiện sinh động ý tưởng triết lý-tín ngưỡng-thẩm mỹ và là nơi gửi gắm ước nguyện của mỗi gia đình.

Các gia đình thường lau dọn ban thờ, sửa soạn, bày biện mâm ngũ quả Tết vào ngày 29, 30 tháng Chạp.

Mâm ngũ quả thường có năm loại quả được bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Cũng có nhà bày trên một cái đĩa to rồi đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.

Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn là Phúc, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối màu xanh, tương ứng với hành mộc. Chính giữa nải chuối bày quả bưởi màu vàng, tương ứng với hành thổ. Nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng thay cho quả bưởi.

Xen kẽ giữa chuối, bưởi là hồng xiêm (nho, mận) màu sẫm tượng trưng cho hành thủy, đào (roi) màu trắng, sáng tượng trưng cho hành kim và thanh long (táo, dưa hấu, ớt) màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa.

Không chỉ tượng trưng cho ngũ hành, mỗi loại quả còn có một ý nghĩa riêng mà thông qua đó, gia chủ gửi gắm mong muốn, ước nguyện của mình, như chuối, phật thủ – được bao bọc, che chở, bưởi – phúc lộc viên mãn, thanh long – phát tài phát lộc, lựu – đông con nhiều cháu, đào – thăng tiến, táo đỏ-phú quý, quất-sung túc…

Trong khi đó, người miền Nam lại trọng về ý nghĩa các loại quả hơn nên mâm ngũ quả thường bao gồm mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài. Trong đó, mãng cầu là cầu chúc cho mọi điều đều như ý; quả dừa, phát âm tương tự như “vừa,” có nghĩa là không thiếu; quả sung – sung mãn về sức khỏe, tiền bạc; quả đu đủ có nghĩa mang đến một năm mới được đầy đủ, thịnh vượng; quả xoài, phát âm na ná như là “xài” – cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Khi đọc phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài” hay “cầu vừa đủ xài sung”.

Người miền Trung lại không quá câu nệ về hình thức hay ý nghĩa của các loại quả, nên mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được miễn tươi ngon và gia chủ thành tâm dâng kính tổ tiên. Có thể kể đến một số loại quả thường thấy như thanh long, dưa hấu, dứa, mãng cầu, cam, quýt, hồng, na…

Có thể khẳng định rằng mâm ngũ quả ngày Tết chính là nét đặc trưng văn hóa của người Việt, dù có sự khác nhau giữa các vùng, miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội tổ tiên và ước mong một năm mới sum họp, an khang, hạnh phúc, đủ đầy.

Lưu ý khi bày mâm ngũ quả Tết:

– Mâm ngũ quả sẽ bày trên bàn thờ trong suốt những ngày Tết nên không nên mua quả sớm quá để đảm bảo trong quá trình bày quả không bị hỏng.

– Khi mua chọn những quả già nhưng chưa chín hẳn. Chuối phải màu xanh, cứng cáp để có thể đỡ được những quả khác.

– Không rửa quả trước khi bày mà chỉ dùng khăn ẩm lau sạch quả. Việc rửa quả sẽ khiến quả sớm bị héo, hỏng, không để được lâu.

Một thời “chơi” Tết của “Đại gia” Hà Thành

Giữa lúc Hà thành đang hối hả vào Tết, ông Thái An trong căn phòng nhỏ của mình vẫn ngồi lặng yên ngắm bức ảnh …

Tết của ngày xưa cũ

Những ngày cuối cùng của một năm cũ sắp qua, nhìn dòng người hối hả ngược xuôi ngoài đường, tôi nôn nao nhớ những cái …

Trang phục truyền thống ngày Tết của phụ nữ châu Á

Bên cạnh việc bày biện mâm cỗ thì trang phục cũng rất được quan tâm trong ngày Tết. Tại các nước châu Á, trang phục …

Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

chúng tôi – Bên cạnh cành đào, bánh chưng xanh, thịt gà, mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Bên cạnh tính chất trang trí, mâm ngũ quả còn tượng trưng cho sự sung túc, vui vầy, đủ đầy cho năm mới

Nét đẹp truyền thống của người Việt

Nhân dịp năm mới, gia đình nào cũng bày mâm ngũ quả ngày Tết dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh tết, bánh chưng xanh… tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi tết đến xuân về. Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.

Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày mâm ngũ quả ngày tết kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.

Mâm ngũ quả ngày này thường có vài loại quả mới như táo, xoài, dứa,… nhưng đẹp nhất vẫn là để mâm ngũ quả truyền thống, đơn giản nhưng đẹp, ngũ quan tương xứng, hình thức không cầu kì trau chuốt mà vẫn làm thể hiện sự tinh tế của người bày và mang đậm không khí Tết, bên cạnh bánh chưng và hoa đào.

Nguyên liệu

1 nải chuối 10 – 12 quả

1 quả bưởi to

1 quả na

5 quả cam sành

10 quả táo nhỏ

10 quả quất

10 quả ớt

Cách làm

Bước 1: Chọn quả

Chuối nên chọn nải có độ cong, võng, các quả chuối dài đều nhau.

Ớt chọn quả dài, có độ cong. Các loại quả còn lại khi chọn nên chú ý sự đồng đều về hình dáng và màu sắc.

Bước 2: Xếp quả

Đặt chuối lên mâm, chú ý để nải ngả ra phía sau. Đặt bưởi vào giữa nải chuối.

Đặt na và cam 2 bên sao cho cân xứng.

Quất và táo cài xen kẽ vào giữa các quả chuối thành 2 hàng song song với nhau theo đường vòng cung.

Ớt gài vào những phần còn lại để đảm bảo sự phối hợp.

Muốn Cả Năm Sung Túc Sum Vầy Đừng Xem Nhẹ Mâm Ngũ Quả Ngày Tết!

Trong văn hóa người Việt ta, mâm ngũ quả ngày Tết là một nét Tâm linh vô cùng sâu sắc và Ý nghĩa. Không phải loại quả nào cũng được chọn lựa để bài trí lên ban thờ, tất cả chúng đều có những ý nghĩa và quy tắc chọn lựa nhất định tùy thuộc theo từng vùng miền. Vậy, mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa gì và cách bài trí ra sao cho vừa thẩm mỹ lại ý nghĩa?

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Trên bàn thờ gia tiên ngày Tết, mâm ngũ quả là một trong những thứ không thể nào thiếu, nó được đánh giá VÔ CÙNG QUAN TRỌNG. Bên cạnh ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu dâng lên Tổ tiên nó còn thể hiện những ước mong tốt lành của gia chủ trong một năm mới. Và, hiểu một cách chủ quan nhất, mâm ngũ quả là một phần không thể nào thiếu được trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Những ngày đầu năm, khi đất trời giao hòa rạo rực; cái cũ qua đi, cái mới đang tới; ngước nhìn trên ban thờ thoang thoảng mùi nhang trầm thơm, một mâm ngũ quả trọn vẹn cũng khiến cho bất cứ ai có cảm giác bảng lảng, xao xuyến.

Ngày nay, khi kinh tế phát triển, suy nghĩ con người có sự tân tiến hơn nhưng những truyền thống dân tộc truyền từ đời ông bà, cha mẹ không thể nào phai nhòa. Ngay cả những người con xa xứ, trong ngày Tết âm lịch cũng thường tự sắp xếp một mâm ngũ quả. Dù không trọn vẹn nhưng đó vẫn là cái tình, cái tâm của một hồn cốt dân tộc.

Theo quan điểm của Ngũ hành thì “ngũ quả” là một con số đẹp, Phong thủy; nó thể hiện cho sự mạnh mẽ, phát triển, bền vững và thịnh vượng. Chính vì thế, các loại quả được bài trí đều có sự hài hòa âm dương, sinh sôi nảy nở và không ngừng phát triển. Do vậy, việc cân nhắc và chọn lựa các loại quả trưng trong ngày Tết này cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng.

5 Loại quả tượng trưng cho ngũ hành trong mâm ngũ quả

5 loại quả được sử dụng trong mâm ngũ quả thường có màu sắc tương ứng với các Hành: Kim – Mộc – Thủy- Hỏa – Thổ. Trong đó:

– Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, các loại quả thường được cân nhắc và sử dụng phổ biến là: Thanh long, táo, Táo Mỹ,…

– Màu xanh là tượng trưng cho hành Mộc, các loại quả như chuối xanh, mãng cầu, đu đủ xanh, dưa hấu, na, sung… được sử dụng nhiều.

– Màu trắng là tượng trưng cho hành Kim, những loại quả có thể cân nhắc như lê, mận…

– Màu vàng là tượng trưng cho hành Thổ. Các gia chủ có thể chọn những loại quả có màu vàng hoặc nâu: quýt, xoài, bưởi, cam…

– Màu đen là tượng trưng cho hành Thủy, các loại quả có màu sậm như nho nên được cân nhắc.

5 màu này tượng trưng cho ngũ thiện căn, theo quan điểm của nhà Phật thì bao gồm: Tín căn – Tấn căn – Niệm căn – Định căn và Huệ căn. Gia chủ sẽ chọn những loại quả phù hợp nhất để dâng lên bàn thờ Tiên tổ.

Đặc trưng của mâm ngũ quả 3 miền và cách bày mâm ngũ quả

Mỗi một vùng miền khác nhau có những kiểu khí hậu đặc trưng nên có những loại hoa quả riêng biệt. Không chỉ vậy, cách bày mâm ngũ quả mỗi vùng miền cũng khác nhau. Cùng tham khảo về văn hóa bày mâm ngũ quả của 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Người dân miền Bắc đều bài trí mâm ngũ quả của mình chuẩn theo thuyết ngũ hành trong văn hóa phương Đông. Vì thế, mâm ngũ quả cũng thường được phối theo 5 màu là: trắng, xanh, đen, đỏ, vàng.

Thường, trong mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có 5 loại quả điển hình là: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.

Cách trình bày truyền thống:

– Chuối được đặt ở dưới cùng và đỡ toàn bộ các loại quả khác.

– Ở chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ màu vàng. Các loại quả khác bày xung quanh, xen kẽ.

Nếu các loại quả càng đa dạng thì mâm ngũ quả càng phong phú chính vì thế hiện nay người miền Bắc không còn quá câu nệ chữ “ngũ”. Tức là, mâm ngũ quả ngày tết của họ hoàn toàn có thể có nhiều hơn 5 loại quả. Nhưng, dù có trang trí với bao nhiêu loại quả đi chăng nữa thì nó vẫn được gọi với cái tên là Mâm ngũ quả.

Dải đất miền Trung quanh năm chịu nhiều bão lũ, gió Lào khắc nghiệt nên các loại hoa quả nơi đây cũng không được phong phù như những khu vực khác. Vì thế, trong mâm ngũ quả của họ cũng không quá câu nệ phải trưng những gì. Nhà nào có quả gì thì trưng quả đó, miễn chỉ cần tươi ngon. Cách bày mâm ngũ quả đơn giản, nhẹ nhàng không cần theo quy tắc nhất định nào.

Mâm ngũ quả người miền trung thường thấy sự xuất hiện của các loại quả như: Thanh long, dưa hấu, chuối, mãng cầu… Họ dâng lên tổ tiên với một lòng thành kính, trang nghiêm.

Quan điểm thờ mâm ngũ quả của người miền Nam là “Cầu – sung – vừa – đủ- xài”. Mong muốn một năm mới đầy đủ và sung túc. Năm loại quả tương ứng được sử dụng là: Mãng cầu – sung – dừa – đu đủ – xoài. Cùng với đó, có nhiều gia đình cũng chưng thêm quả dứa với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh cầu may mắn.

Có thể nói rằng, mâm ngũ quả của người miền Nam mang tính bình dị và dân dã. Trong quan niệm của người miền Nam, một số loại quả kỵ không chưng lên bàn thờ như:

– Chuối: chúi lủi.

– Cam quýt: Quýt làm, cam chịu.

Tham khảo các mâm ngũ quả đẹp ngày Tết 2020

Mâm ngũ quả ngày tết là một phần văn hóa tâm linh của người Việt ta. Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những đặc trưng về hoa quả của những cách bài trí khác nhau. Nhưng, dù sắp xếp theo cách nào tất cả đều xuất phát từ lòng thành và niềm tin tâm linh.

Nguồn: chúng tôi

Độc Đáo Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Đã thành phong tục, cứ vào dịp cuối năm (âm lịch) hằng năm, mỗi gia đình Việt đều bày biện mâm ngũ quả để cúng gia tiên. Trước là bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tiên tổ, sau là cầu mong một năm mới bình an, sung túc.

Sở dĩ gọi là mâm ngũ quả là bởi mâm luôn có 5 loại quả, tùy theo từng vùng miền mà có thể thay đổi các loại quả cho phù hợp, nhưng số lượng nhất định phải đủ 5, không thừa, không thiếu, nhằm thuận theo thuyết âm dương ngũ hành gồm 5 thành tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, sâu xa hơn là tượng trưng cho ngũ phúc: phú , quý, thọ, khang, ninh.

Mâm ngũ quả đẹp có thể bày biện theo nhiều cách, có thể khác nhau về hình dáng, màu sắc, hay loại quả của từng địa phương…nhưng đều có chung một ý nghĩa: ngũ quả tượng trưng cho lòng hiếu thảo, biểu tượng cho thành quả của một năm lao động miệt mài để rồi khi xuân về thì thành kính dâng lên ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm mới tốt lành, an yên, đủ đầy, vạn vật sinh sôi…

Chung một ý nghĩa thể hiện tấm lòng thơm thảo của con cháu đối với tổ tiên, gia đình, nhưng mỗi vùng miền lại có cách bày biện mâm ngũ quả tương đối đặc thù của ba miền. Chẳng hạn như ở miền bắc, mâm ngũ quả thường có 5 loại quả, trong đó nhất định phải có một nải chuối xanh đặt chính giữa ôm gọn lấy một qủa bưởi (hoặc bòng) phía trên , điểm xuyết giữa những khoảng trống là một vài quả quất (hoặc quýt) nho nhỏ màu cam rực rỡ, hai loại quả còn lại có thể tùy chọn: thanh long, phật thủ, hồng xiêm, xoài…

Sản vật vườn quê miền Bắc có nhiều nét khác biệt với miền Nam, bởi vậy mà mâm ngũ quả ngày Tết miền nam cũng tương đối khác. Không cầu kỳ trong bày biện, người miền nam bày mâm ngũ quả tượng trưng cho niềm mong ước, sự hy vọng. Đó là lý do mà mâm ngũ quả miền nam thường có 5 loại quả: mãng cầu, xoài, dừa, đu đủ và sung, tượng trưng cho năm mới luôn “cầu xài vừa đủ dùng”

Không quá cầu kỳ hình thức như miền Bắc và đủ biểu tượng như miền Nam, mâm ngũ quả miền Trung cũng có nhiều loại quả: chuối, mãng cầu, dưa hấu, dừa, đu đủ, xoài, quất… Tuy nhiên, có thể điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tạo nên tính tính chắt chiu, tằn tiện của người miền Trung mà mâm ngũ quả của họ thường thì có gì cúng nấy, chỉ cốt sao hoa quả tươi ngon và con cháu thì thành tâm dâng lễ, ấy là đủ.

Dù trải qua bao biến đổi của thời gian thì trong tâm thức người Việt, ngày Tết vẫn luôn là ngày sum vầy, đoàn tụ. Nhiều giá trị tinh thần dù cuộc sống biến thiên như thế nào đi nữa vẫn không hề thay đổi, như bàn thờ gia tiên bao giờ cũng là nơi thiêng liêng nhất trong mỗi gia đình Việt, đặc biệt trong những ngày Tết đoàn viên. Và mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành, ngũ phúc cũng là nét đẹp văn hóa, thể hiện sự trân quý của con cháu đối với những chân giá trị ngàn xưa để lại.

Bài: Anh Vũ, Ảnh: Báo Mới