Top 6 # Xem Nhiều Nhất Xem Tuổi Thờ Mẹ Sanh Mẹ Độ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Thỉnh Mẹ Quan Âm Ngày Nào Tốt? Xem Ngày Tốt Thỉnh Mẹ Quan Âm 2022?

Hiện nay có rất nhiều người cần thay tượng Phật Quan Âm mới cho gia đình, nhưng vẫn chưa biết thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt để không phạm vào những đại kỵ, ngày xấu ảnh hưởng đến phong thủy.

Vì sao mỗi nhà cần có 1 bàn thờ Phật Quan Âm?

Người thờ Phật Quan Âm thường mong muốn sự bình an, viên mãn. Mọi người thường cung một tượng Phật Bà Quan Âm, ảnh Phật Bà Quan Âm trên bàn thờ cùng với nhang đèn.

Bàn thờ Phật Quan Âm thường sử dụng những đồ chay như hoa tươi, quả tươi, xôi chè, không dùng các đồ mặn như thịt, cá và không bày các lễ cúng như tiền, vàng mã.

Những loài hoa bạn nên dung khi dâng phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa lan,… Không nên dùng hoa giả, hoa dại, các loại hoa phức tạp với nhau.

Việc thờ phụng Phật Bà Quan Âm cần phải thành tâm, làm nhiều việc thiện sẽ tích được nhiều âm đức, có lợi cho cuộc sống, đường công danh và bình an cho các thành viên trong gia đình.

[Giải đáp] Thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt? Xem ngày tốt thỉnh mẹ Quan Âm 2020?

Những ai thường xuyên đi chùa, theo dõi ngày tháng tốt sẽ dễ dàng chọn được ngày đẹp để thỉnh mẹ Quan Âm về. Nhưng thực tế, chúng ta cần một người cao tay ấn để đọc kinh, khai quang Ngài trước khi đưa về nhà. Đó là nhờ các sư thầy, Trụ trì của chùa.

Các Thầy sẽ xem được thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt, ngày đại kỵ để gia chủ có thể an tâm thỉnh Ngài về ngự trị tại bàn thờ ở nhà.

Tuyệt đối không lấy đại ngày, nghe “xúi dại” không rõ căn cứ. Vì Ngài là Thần Phật nếu làm không đúng sẽ phạm đại kỵ và bị quở trách.

Mua tượng Phật Quan Âm ở đâu linh thiêng?

Một điều quan trọng nhất trong việc thờ cúng Phật Quan Âm chính là chọn mua tượng. Không nên mua hàng trôi nổi, mua lề đường sẽ không linh và chúng ta cũng không biết rõ tượng làm từ chất liệu gì, có gây ảnh hưởng đến phong thủy thờ cúng hay không.

Mọi lo lắng về vấn nạn: hàng kém chất lượng, hàng đã sử dụng, giá thành cao,… sẽ được loại bỏ hoàn toàn khi bạn ghé đến Không Gian Gốm Bát Tràng. Được người tiêu dùng đánh giá là cửa hàng bán tượng Phật Quan Âm cao cấp uy tín và đẹp nhất tại chúng tôi

Như đã nói trên, thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt cũng được xem trọng và mua tượng cũng cần phải lưu ý rất nhiều. Để mua được tượng Quan Âm đẹp và linh thiêng thì bạn hãy ghé đến cửa hàng KHÔNG GIAN GỐM BÁT TRÀNG.

Là cửa hàng chuyên bán các sản phẩm đồ gốm sứ Bát Tràng nói chung và đồ thờ sứ Bát Tràng nói riêng với showroom mở ra trên toàn quốc. Nếu bạn muốn mua được các bức tượng Quan Âm đẹp thì hãy ghé đến các địa chỉ sau:

Showroom 1: 98 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, HCM Showroom 2: 130 Cộng Hòa, Phường, Quận Tân Bình, Tp HCM Showroom 3: Số 2-4-6 Chế Lan Viên, Phường tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. HCM Showroom 4: 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7 – Tp HCM Showroom 5: 351 Bạch Đằng, F15, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM Showroom 6: 863 Trường Chinh, Tây Thạnh, Tân Phú, chúng tôi

Nhân viên luôn sẵn lòng đón tiếp và tư vấn quý khách chi tiết, cặn kẽ nhất. Đồng thời quý khách sẽ được tham khảo rất nhiều mẫu tượng Phật Quan Âm, tượng thờ Phong Thủy, tượng Thần Tài – Thổ Địa cực kỳ đẹp mắt, được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công nên có cái HỒN và THẦN THÁI không lẫn vào đâu.

Cung cấp tất cả mẫu tượng Phật sứ được khách hàng đánh giá cao nhất

Chúng tôi tự tin có thể mang đến tượng Phật có chất lượng vượt trội, được gia công kỹ lưỡng với mức giá tốt nhất đến với tất cả quý khách hàng. Đặc biệt, khi khách hàng đến đây sẽ được các chuyên gia phong thủy tư vấn cách bài trí tượng Phật bà quan âm tại gia theo đúng cách thức, đúng nghi lễ giúp gia chủ nhận được nhiều tài lộc và may mắn nhất.

Thêm vào đó, KHÔNG GIAN GỐM luôn là sự lựa chọn nhiều nhất của khách hàng Việt vì là đơn vị bán tượng Phật có giá phải chăng và cam kết chất lượng tốt nhất thị trường.

Bất kỳ khách hàng nào đã và đang sử dụng sản phẩm của chúng tôi đều cảm thấy hài lòng và quay lại mua thêm nhiều đồ gốm sứ khác nữa. Đó là lý do vì sao quý khách có thể an tâm lựa chọn sản phẩm của chúng tôi.

Khi thờ Phật Quan Âm cần lưu ý những gì?

Không chỉ quan tâm đến thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt mà khi thờ Phật tại nhà thì các gia chủ nên tìm hiểu xem tuổi mình có thích hợp để thờ hay không. Sau đó tìm đến cơ sở tượng Phật uy tín và chất lượng để có thể mua tượng gỗ Quan Âm đẹp và bền nhất.

Hiện nay, để đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu của người mê gỗ, các nghệ nhân của KHÔNG GIAN GỐM không ngừng sáng tạo và điêu khắc ra những mẫu tượng Quan Âm bằng sứ đẹp với nhiều kích thước khác nhau.

Do đó, khi chọn mua tượng sứ Quan Âm, gia chủ nên lựa chọn mẫu tượng có kích thước phù hợp với bàn thờ và không gian ngôi nhà. Đảm bảo sự cân đối giữa pho tượng và bàn thờ tượng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Điều quan trọng khi thờ cúng tượng Phật bà Quan Âm chính là sự thành tâm của gia chủ. Gia chủ thể hiện thành tâm và tôn kính với Phật để nhận được nhiều may mắn và bình an nhất.

Nếu gia chủ kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống thì không nên đặt tượng sứ Phật. Bởi vì, Phật bà Quan Thế Âm đại diện cho sự thanh tịnh và mang ý nghĩa bảo vệ bình an cho gia chủ nhiều hơn là mang đến tài lộc. Mà bạn nên thờ tượng Thần Tài – Thổ Địa sẽ phù hợp hơn.

Việc thờ cúng tượng Phật Quan Âm bồ tát mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Do đó, trước khi thờ tượng hoặc tranh ảnh Phật Bà Quan Âm, gia chủ nên tìm hiểu kĩ về ý nghĩa, cách bài trí để đảm bảo không phạm vào điều cấm kị mang đến tai họa cho gia đình.

Mua đồ thờ Gia Tiên lẻ – nguyên bộ cao cấp tại TPHCM

Không chỉ bàn thờ Phật, bàn thờ Quan Âm mà bàn thờ gia tiên cũng được người Việt chú tâm thờ cúng. Đặc biệt vào mỗi dịp Tết, đây là thời điểm mọi người tiến hành lau dọn, tân trang và thay thế những vật phẩm thờ cúng cũ bị hư hỏng.

Em Đi Xem Bói Về. Xin Các Mẹ Chia Sẻ….

Các mẹ cho em hỏi. Hôm vừa rồi em đi coi bói. Em đi coi bài Tây và xem tờ tiền.

Thầy nói thằng cu nhà em đã bán cho đức ông rồi nhưng không được chứng ( ý là không thành công ) vì hôm đó thằng cu không đi và cả mẹ nó ( là em cũng không đi ) . Đúng là hôm đó hai mẹ con ở nhà ôm nhau vì mua đông rất lạnh mà cháu còn nhỏ quá nên không cho cháu ra chùa làm lễ. Chỉ có bà nội chuẩn bị hết mọi lễ lạt và ra chùa làm thôi. Sau này em lên HN làm việc, ngày tuần ( rằm, mùng một ) ở quê bà ra chùa khấn Đức ông chứ em cũng không về quê đúng ngày để đi được. Nói tóm lại là mọi việc không có vai trò của người mẹ ở đây nên chuyện bán khoán là vô nghĩa.Thầy bảo bây giờ phải bán lại và vì nó phạm giờ quá , lại là con của Đức Bà nữa nên phải bán mãi mãi. Các mẹ cho em ý kiến với. Nhà em có đúng là đã làm sai không và như nào mới là đúng

Thầy còn nói vợ chồng em khi cưới không được tổ tiên chứng ( tức là tổ tiên nhà chồng chưa chấp nhận đám cưới của vợ chồng em ) vì khi cưới đã thiếu một lễ cau trầu đi ăn hỏi. Thường thì nhà trai sẽ lấy lễ cau trầu hôm đi ăn hỏi về đặt lên ban thờ tổ tiên rồi hôm sau cưới mang lễ đó đi xin dâu thì mới đúng lệ . Quả thật, chồng em ở NĐ, em ở QN nên hai nhà kết hợp ra ăn hỏi rồi cưới xin dâu về luôn. Thầy nói trước sau gì chúng mày cũng chia tay nếu như không làm lễ cưới âm. Em cũng không rõ về vấn đề này nữa vì em nghĩ phong tục cưới mỗi nơi mỗi khác. Nhiều gia đình vì xa xôi cũng kết hợp ngày cưới và ngày hỏi chung có sao đâu.

Thầy xem tuổi của bọn em, ngày sinh tháng đẻ xong thầy nói vợ chồng em và đứa con đều có căn hầu đồng vì đều là con của ông bà ji ji đó trên trời ( tên dài và khó nhớ quá con xin lỗi các ngài ). Tốt nhất là 1 đứa nên theo.

Em chưa hiểu hầu đồng là ji, theo có tốn không, mà không theo có sao không.

Thầy còn bảo bọn em là ngày trước có bỏ 1 đứa , và đó là một bé gái. Con trờì cho nên bỏ đi là rất rất không tốt. Phải thờ cúng nó ngay. Thực là khi bọn em mới ra trường, đi làm kinh tế chưa ra đâu vào đâu cả, ko dám cưới vì cả hai gia đình cũng khó khăn nên bọn em đã từ chối nó. Nghĩ thấy thương vô cùng. Thầy bảo là không thờ nó nó cũng sẽ quấy cho hai vợ chồng chia lìa luôn. Người ta có khi bỏ 10 đứa không sao nhưng đây là con trời, con đầu lòng nên có lỗi vô cùng.

Hôm qua thầy còn làm cho chồng em một cái lễ gọi là Tiễn bản mệnh vì thầy nói bản mệnh của chồng em nặng quá. Em không hiểu là như nào nhưng chồng em cũng làm. Chỉ biết rằng 6 lần chồng em đi thầy đều rất đau đầu không thể xem được , bốc bài lần nào, con nào cũng đen xì xì, đi đến lần thứ 7 ( là đi cùng em mới xem được ) . Hôm qua mới bốc bài nhìn đỏ một chút.

Ôi, thực ra em không phải là người không tín nhưng thực sự em còn trẻ nhiều chuyện em rất vô tâm , không để ý đến chỉ nghĩ trông thâm tâm là đủ. Em không ham xem bói khi cuộc sống nó bình lặng .Đây mới là lần thứ 2 em đi xem bói thôi mà ,nhưng em lại rất hoang mang vì ra nhiều vấn đề không ngờ được. Em đi xem bởi vì gia đình em quá lục đục về kinh tế dù hai vợ chồng cực kỳ cố gắng trong công việc, việc đến nhiều, hợp đồng nhiều, doanh thu nhiều nhưng nợ nần và bị nợ nần nhiều, sức khoẻ không ổn định và nơi ăn chốn ở cũng không ổn. Ngoại trừ quan hệ vợ chồng vẫn đầm ấm ( mặc dù cũng hơi khắc khẩu ) còn mọi thứ đều chả ra sao cả.

Em nghĩ mình đã cố gắng phần dương nhưng chưa đủ, có lẽ nguyên nhân còn nằm ở phần âm nữa nên em mới đi xem. Mà em lại không có chút hiểu biết ji về thế giới đấy cả. Em chỉ biết rằng có những cái không muốn tin cũng phải tin và có những chuyện thực sự là lừa đảo, cuồng tín.

Vì thế nên em mới muốn đưa chuyện này nên xin mọi người chia sẻ giùm.

Cảm ơn các mẹ.

Các mẹ không cần lên dây cót tinh thần cho em đâu. Chỉ cần các mẹ kể chuyện của chính các mẹ là em sẽ tự biết phải làm ji.

Cách Bài Trí Bàn Thờ Mẹ Quan Âm? Mẫu Bàn Thờ Mẹ Quan Âm Đẹp

Với những người theo Phật, đặc biệt là khi thờ Phật tại gia họ luôn coi trọng việc bài trí trên bàn thờ sao cho đúng phong thủy, tôn nghiêm và đem lại may mắn. Vậy bài trí bàn thờ mẹ Quan Âm như thế nào mới đem lại sự tôn nghiêm và đúng phong thủy? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Sự tích xưa kể về mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát

Sự tích về Quan Âm Thị Kính

Trong kiếp thứ 10 của Quan Âm Thị Kính, nàng đầu thai làm con gái trong một gia đình họ Mãng ở Cao Ly và được đặt tên là Thị Kính. Lớn lên với xinh đẹp, nàng được gả cho Thiện Sỹ. Một hôm, khi đang ngồi may vá, Thị Kính phát hiện có một sợi râu mọc ngược ở cằm chồng. Nàng liền tiện tay cầm kéo cắt đứt sợi râu. Cùng lúc đó, chồng nàng tỉnh dậy, vì nghĩ rằng Thị Kính muốn giết mình bèn hô hào hàng xóm.

Thị Kính không thể nào kêu oan vì cả chồng và gia đình chồng đều không chịu nghe nàng giải thích. Vì vậy, nàng đành quay trở về nhà bố mẹ đẻ và tu hành. Để được nhận vào chùa, Thị Kính đã cải nam trang, lấy pháp danh Kính Tâm.Tướng mạo tuấn tú của bà khiến nhiều tín nữ mến mộ, trong đó có Thị Mầu.

Thị Mầu là con gái của trưởng giả giàu có trong vùng, mến mộ và trêu ghẹo Kính Tâm nhiều lần nhưng không được đáp trả. Cũng cùng lúc đó, Mầu có thai với một người ở trong nhà. Thị Mầu bị tra hỏi, và khai rằng Kính Tâm là cha đứa bé trong bụng.

Điều này đã khiến Kính Tâm chịu tội oan thêm một lần nữa nhưng cũng không một ai tin nàng. Ít lâu sau, Thị Mầu sinh ra một bé trai và đem bỏ trước cửa chùa. Thị Kính thương người đã nhận đứa bé vào chùa để nuôi dưỡng. Đứa trẻ lên 3, Thị Kính bị bệnh nặng và không thể sống lâu nữa nên bà đã viết 2 bức thư: 1 bức cho ông bà Mãng – cha mẹ của Thị Mầu, còn 1 bức đưa cho sư cụ trong chùa.

Đọc xong thư, sư cụ cho người đi kiểm tra thi thể của Thị Kính và biết rằng nàng là gái giả trai. Biết tin đó, Thị Mầu đã tự tử vì quá xấu hổ. Sau khi chết, Thị Kính được đắc đạo và trở thành Quan Âm Bồ Tát, cứu độ và đem con nuôi về Nam Hải làm người phụng sự bên mình.

Sự tích về Quan Âm Diệu Thiện

Vào thời Nam Bắc Triều, nhà vua sinh được 3 công chúa xinh đẹp tuyệt trần đặt tên là Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện. Công chúa út là Diệu Thiện thông minh nhất nên được vua cha yêu thương. Diệu Thiện không chỉ xinh đẹp mà còn có tấm lòng lương thiện và tính cách dịu dàng, điềm tĩnh.

Khi đến tuổi kết hôn, vua cha đích thân chọn phò mã là những bậc anh tài tuấn tú trong thiên hạ cho Diệu Thiện. Công chúa lại từ chối nhiều lần bở nàng chỉ 1 lòng hướng về cửa Phật, mong được cứu độ chúng sinh. Vì vậy mà Diệu Thiện bị vua cha hạ lệnh giam ở phía sau hoàng cung. Nhà vua một mặt vờ cho phép nàng tu hành tại chùa Bạch Tước, một mặt ra lệnh cho sư sãi trong chùa thuyết phục nàng hoàn tục. Với ý chí và quyết tâm sắt đá, nàng không bị lung lay trước những lời thuyết phục đó.

Vua cha rất tức giận nên đã ra lệnh đốt chùa để giết nàng. Ngay lúc này, trời đột nhiên đổ mưa làm lửa bị dập tắt. Nhà vua lại ra lệnh xử chém nàng thì giông tố kéo đến, sấm sét đánh văng đao của đao phủ. Vua càng thêm tức giận, ra lệnh xử tử công chúa nhưng cũng đúng lúc đó, một con cọp trắng xuất hiện vad cõng công chúa đi đến chùa hương.

Từ đó về sau, Diệu Thiện tu hành tại chùa Hương, cảm hóa muông thú. Còn ở hoàng cung, nhà vua mắc bệnh nặng, hai bàn tay dần rơi rụng, mắt trở nên mù lòa. Biết tin, nàng cấp tốc về thăm cha và để cứu sống cha, nàng đã hi sinh đôi mắt và 2 cánh tay của mình.Sau khi chết đi, Diệu Thiện đắc đạo và trở thành Bồ Tát.

Ý nghĩa của bàn thờ Phật bà Quan Âm

Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là đại diện của sự từ bi, nhân từ, cứu loài người trong nhân loại khỏi bể khổ. Ngài phù hộ cho con người được khỏe mạnh, tránh khỏi khổ đau, sống một đời hạnh phúc và bình an. Chính vì vậy, việc thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát khá phổ biến và được nhiều người coi trọng.

Ở Phật Quan Âm, ta luôn thấy hiện lên gương mặt bình thản, không bị muộn phiền cuộc sống làm lo âu. Bởi vậy, mà người thờ Phật Quan Âm thường có mong muốn có một cuộc sống bình an, tự tại, và sống lương thiện. Ngoài ra, Phật Bà Quan Âm còn mang đến may mắn và sức khỏe và hạnh phúc.

Việc thờ tượng Phật Bà Quan Âm cũng phần nào thể hiện được đức tính tốt đẹp của người Việt Nam. Đức tính luôn hướng đến cái thiện, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Cách đặt tượng Phật bà Quan Âm trong nhà theo phong thủy

Vị trí nên lựa chọn đặt tượng Phật bà Quan Âm trong nhà

Tượng Phật Quan Âm cần được đặt tại nơi cao ráo, yên tĩnh, thanh tịnh nhất của ngôi nhà có thể là Bàn thờ Phật bà Quan Âm treo tường hoặc bàn thờ đứng. Gia chủ nên chuẩn bị, sắp xếp không gian thờ cúng trang nghiêm, sạch sẽ trước khi thỉnh tượng Phật Quan Âm về nhà, Kích thước bàn thờ Phật bà quan âm cần được đo đạc chuẩn phong thủy. Tượng Phật thường được đặt ở giữa bàn thờ.

Kiêng kỵ trong cách đặt tượng phật bà quan âm trong nhà:

– Tuyệt đối không đặt tượng Quan Âm hướng về các vị trí: cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng ăn… hoặc quay mặt vào tường.

– Không đặt tượng Phật Quan Âm cùng các tượng Phật khác vì theo quan niệm, điều này là không tốt cho gia đạo.

– Đồ cúng Phật Bà Quan Âm: cúng bằng hoa quả, không cúng đồ mặn.

Hướng tốt đặt bàn thờ Phật bà Quan Âm theo mệnh của gia chủ

Hướng đặt bàn thờ Quan Âm Bồ Tát nên tránh hướng nhìn vào nơi tối tăm, u ám: nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ… Các gia chủ thật cẩn thận khi đặt bàn thờ Phật bà quan âm.

Mệnh Kim: hướng đặt bàn thờ Phật bà quan là hướng Tây tứ trạch và bao gồm: Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam.

Mệnh Mộc: Hướng đặt bàn thờ Phật trong nhà theo hướng Đông tứ trạch: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc.

Mệnh Thủy: hướng đặt bàn thờ Phật bà quan âm là hướng Đông tứ trạch và tuyệt đối không đặt theo các hướng xấu: Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc.

Mệnh Hỏa: hướng Đông, Nam, Bắc và Đông Nam và không chọn đặt bàn thờ Phật bà quan âm theo hướng: Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây.

Mệnh Thổ: hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây.

Bàn thờ Phật Quan Âm gồm những gì và cách bày trí đúng nhất

Bàn thờ Quan Âm gồm những gì?

Với bàn thờ Quan Âm, những vật thờ cúng không thể thiếu là tượng hoặc tranh Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, lư hương, lọ hoa, hoa cúng Phật Quan Âm, nến, đèn. Trong ngày cúng đặc biệt thì cần chuẩn bị thêm hương, hoa tươi, lễ chay: oản, xôi chè… Những loại hoa bàn thờ Quan Âm là hoa huệ, hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa ngâu…

Cách thờ Phật bà Quan Âm và Cách bài trí bàn thờ Phật Quan âm

Cách bài trí bàn thờ mẹ Quan Âm tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Đặt bàn thờ ở vị trí cao nhất trong nhà, thường ở vị trí giữa nhà và chính giữa bàn thờ đặt tượng Phật bà quan âm.

Chỉ cần thờ một bát nhang trên bàn thờ.

Những vật phẩm thờ cúng sẽ được bài trí xung quanh bàn thờ để cân đối 2 bên.

Bày trí mâm bồng chính giữa bàn thờ, và sau đó đến kỷ chén thờ.

Những lưu ý khi bày trí bàn thờ Quan Âm

Điều tối kỵ cần lưu ý trước tiên chính là không nên đặt tượng quan âm cùng các tượng thần khác. Việc đặt tượng Quan Âm cùng với các tượng khác rất không tốt và không gặp may mắn. Đây là Phật đại diện cho sự thanh tịnh, đơn thuần. Đồ dùng của người nên đều là đồ chay. Chính vì vậy, đồ cúng của Ngài nên đơn giản như hoa quả, hoa tươi. Tuyệt đối không được cúng đồ mặn.

Về hướng đặt tượng Quan Âm cần lưu ý. Tránh việc quay tượng Quan Âm vào: nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ, bàn ăn. Tại vì những hướng này không được thanh tịnh.

Vị trí hợp lý nhất để đặt bàn thờ chính là ở chính giữa nhà. Cũng là để thể hiện lòng thành kính đối với Phật.

Nên lựa chọn tượng Phật Bà Quan Âm có kích thước phù hợp với bàn thờ để đảm bảo tính cân đối. Khi mua tượng Phật cũng nên lựa chọn kỹ, tránh mua phải Tượng không rõ nguồn gốc. Bàn thờ cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đồ thờ cúng phải luôn luôn đầy đủ.

Việc thờ cúng Phật Bà Quan Âm quan trọng nhất là thể hiện lòng thành kính. thật tâm của người thờ. Đặc biệt chú ý xem ngày tốt thờ mẹ Quan Âm trước khi thỉnh phật quan âm về thờ.

Tuyệt đối không sắm lễ mặn bởi Phật Quan Âm không sát sinh và cũng không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng.

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát

Bài khấn nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát

Việc khấn nguyện vào mỗi buổi sáng khi mới thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt là ngày cúng mẹ quan âm, bạn đọc có thể tham khảo bài khấn quan thế âm bồ tát sau:

“Con xin cung kính lễ lạy:

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Tam Thế Chư Phật, chư Bồ Tát,

Tam Bảo khắp mười phương.

Tam Bảo khắp mười phương.

Tam Bảo khắp mười phương.

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát

Tri ân:

Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát. Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho, và được chư vị giúp đỡ mà con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân (1 lạy).

Cầu an:

Con xin thành tâm thành kính cầu nguyện sự an lành, an lạc, thanh bình, hạnh phúc cho cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng khắp các chúng sanh hữu tình, vô tình.

Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ, giúp đỡ để chúng con đồng được sự an lành, an lạc, tu hành đến Tri Kiến Giải Thoát, thoát khỏi sanh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (1 lạy).

Cầu siêu:

Con cũng thanh tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.

Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con,

Những vong linh con đã lỡ gây hại, sát hại trong quá khứ,

Cho những vong linh tên: …………

Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, và vì mọi lý do chưa được vãng sanh.

Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, cùng chư vị giúp đỡ để các vong linh được tiếp dẫn về nơi an lạc, siêu sanh Tịnh Độ (1 lạy)

Sám hối:

Nay con xin chí thành sám hối mọi tội lỗi con đã lỡ gây tạo từ nhiều kiếp cho đến nay, những tội con đã gây tạo trong kiếp sống hiện tại.

Những tội con gây tạo do bởi vô tình hay cố ý, gây hại, sát hại đến nhân mạng, đến giới hữu tình hoặc vô tình, những tội do bởi Tham, Sân, Si, do bởi ngã mạn, vô minh che lấp.

Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, từ tưởng để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.

Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con (1 lạy).

Hồi Hướng/ Phát Nguyện:

Sám hối rồi, nay con xin nguyện tiếp tục tu học, tu hành, hướng tâm tu để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Làm việc lợi mình lợi người.

Con xin hồi hướng, chia sẻ Công Đức đến cha mẹ, thân nhân (tên) …………. Đến chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ Pháp và chư vị đã giúp đỡ cho con.

Đến những vong linh mà con đã lỡ gây hại, sát hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãng sanh và pháp giới chúng sanh.

Con nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ để con và chúng sanh đồng được duyên lành tu học thoát khỏi sanh tử luân hồi, trên tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sanh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (3 lạy).

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà

Đối với những gia đình thờ quan âm bồ tát tại nhà văn khấn phật bà quan âm tại nhà:

“Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát.

Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thủy từ chứng giám.

Tín chủ con là ………………

Ngụ tại ………………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin đước Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.

Được anh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đồng, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vương tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.”

Những mẫu bàn thờ mẹ quan âm đẹp

Thờ Mẹ Ngoắc Như Thế Nào Cho Đúng ?

Mọi người mua Mẹ Ngoắc ở chỗ mình rất nhiều nhưng thường bắt gặp câu trả lời của mình là không cần thờ cúng gì cả. Nhưng đó là ” lá phép Mẹ Ngoắc” còn với tượng thì sao ? Phải thờ cúng như thế nào mới linh nghiệm ?

Thật ra Mẹ Ngoắc hay Nang Kwak không phải là “Tiên” “Phật” mà là 1 vị thần. Mà thần linh thì cần phải thờ cúng. Nói cách khác, tượng Mẹ Ngoắc là 1 sản phẩm tâm linh “tín niệm lực”, tụ tập càng nhiều tín niệm lực thì sẽ càng linh nghiệm.

Có lẽ ai trong mỗi chúng ta trong nhà đều có thờ 1 ai đó, có thể là ông bà tổ tiên, có thể là thần phật nhưng điều quan trọng nhất là sáng tối phải thắp nhang (hương) để tăng tín niệm lực lên.

Ở Việt Nam, việc thờ cúng Mẹ Ngoắc hay các vật phẩm tâm linh ở Việt Nam vẫn còn khá lạ lẫm khi đó không phải là Phật nhưng ở Thái Lan thì đó là 1 việc quá bình thường. Ở Thái, bạn đi đâu cũng thấy được Mẹ Ngoắc, đi đâu cũng thấy Kumang Thong tại các cửa hành, hàng quán và niềm tin kính ngưỡng của người Thái là 1 cái gì đó rất lớn và mạnh mẽ và họ cực kỳ chăm thờ cúng.

Tín niệm là 1 loại cảm nhận tâm linh từ tiềm thức hay còn gọi là niềm tin. Khi chúng ta gặp 1 rắc rối nào đó thì thường sẽ cầu xin Thần Phật ông bà tổ tiên để giúp mình vượt qua khó khăn ấy (phù hộ độ trì). Nhưng ông bà tổ tiên liệu có nghe ?

Theo đạo giáo, vạn vật đều là năng lượng và các nguồn năng lượng có thể kết nối lại với nhau bằng 1 phương thức nào đó. Và tín niệm chí là 1 còn đường dẫn để có thể thu thập năng lượng. Khi chúng ta đốt nhang thường xuyên cùng lòng thành kính với 1 nhân vật tâm linh nào đó thì thường sẽ gặp được may mắn (linh nghiệm). Khi càng nhiều người thắp nhang và kính ngưỡng thì sẽ càng linh nghiệm. Đó là lý do mà các chùa càng đông khách hành hương thì càng linh, các bức tượng tồn tại càng lâu thì càng linh thì ở những nơi đó tụ tập được 1 lượng tín niệm lực rất lớn.

Nếu mọi người đã biết về tâm linh và phong thủy thì sẽ biết về linh tính và cát khí. Khi tín niệm lực đủ lớn thì vật nhận được tín niệm sẽ bắt đầu sản sinh linh tính và 1 phần cát khí. Cát khí mang lại tài lộc, may mắn thậm chí thay đổi phong thủy, khu trừ tà ma. Vậy nên tín niệm lực càng lớn thì cát khí càng nhiều. Mà cát khí càng nhiều thì lại càng mang lại may mắn cùng tài lộc do vậy chúng ta vẫn là nên thờ cúng.

Thờ tượng Mẹ Ngoắc như thế nào cho đúng ?

Mẹ ngoắc là thần không phải là Tiên hay Phật do đó không thể để tượng Mẹ Ngoắc ngang hàng với phật được mà phải để thấp hơn ví dụ như để ở phía dưới hoặc đặt ở ban thờ Thần Tài thổ địa. Nếu rảnh thì mỗi ngày thắp nhang 2 lần, nếu bận thì vẫn nên mỗi ngày thắp 1 nén nhang chứ không nên đứt quảng nay thắp nhang mai quên mất thì không được. Với lại ở đây mình chỉ nói đến tượng sáp hoặc tượng đồng thờ thôi nhé, còn tượng bằng nhựa chạy pin thì khỏi nhé !

Cúng Mẹ Ngoắc như thế nào ?

Mẹ Ngoắc thì cũng là 1 dạng thần linh mà cúng thần linh thì hầu như ai cũng biết rồi. Có bánh cúng bánh, có trái cây cúng trái cây, nói chung có gì cúng nấy miễn là có lòng là được. Người trên nhìn lòng mình chứ không có nhưng những gì mình cho họ đâu do vậy nghèo cúng theo nghèo, giàu cúng theo giàu, không có gì cúng thì thắp 1 nén nhang là được.

Chốt lại, về cơ bản khi thỉnh tượng mẹ ngoắc về thì vẫn nên thờ cúng tượng Mẹ Ngoắc như các tượng Thần Tài khác. Lưu ý không nên đặt tượng mẹ ngoắc ngang hàng với tổ tiên trong nhà hay Phật, Quan Âm. Mỗi ngày vẫn nên thắp 1 nén hương cho ấm tượng ấm nhà. Lâu ngày tín niệm ngày càng lớn thì sẽ mang lại nhiều cát khí may mắn mà thôi.