Top 13 # Xem Nhiều Nhất Xếp Mâm Ngũ Quả Đẹp Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Cách Xếp Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp, Đơn Giản Và Ý Nghĩa

Mâm ngũ quả gồm những quả gì?

Trước khi trả lời câu hỏi “mâm ngũ quả gồm những quả gì?”, cùng chúng tôi tìm hiểu một chút thông tin về mâm ngũ quả.

Theo nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Xuân Cường (làm việc tại Trung tâm nghiên cứu bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam), không phải gia đình nào cũng biết làm thế nào để sắp xếp, bày biện mâm ngũ quả sao cho vừa đảm bảo được yếu tố phong thủy, lại vừa có thể đáp ứng được tính thẩm mỹ một cách tốt nhất.

Mâm ngũ quả gồm những quả gì?

Hiện nay, tùy thuộc vào mỗi vùng miền, văn hóa khác nhau, mà mâm ngũ quả mọi nơi cũng có sự khác biệt nhất định.

1. Mâm ngũ quả miền bắc gồm những quả gì?

Đối với mâm ngũ quả ở miền Bắc, mọi người thường ưu tiên đến vấn đề màu sắc và sự cân bằng âm dương. Những loại hoa quả thường được trưng bày trong mâm ngũ quả miền Bắc có thể kể đến như: chuối xanh, phật thủ, thanh long, cam, quýt, quất, bưởi, ớt…

Mâm ngũ quả miền bắc

2. Mâm ngũ quả miền nam gồm những quả gì?

Mâm ngũ quả miền nam thường có những loại quả lần lượt là: mãng cầu (na), quả sung, quả dừa, quả dứa, quả dưa, quả đu đủ, quả xoài,…

Mâm ngũ quả miền nam

3. Mâm ngũ quả miền trung gồm những quả gì?

Các loại hoa quả trong mâm ngũ quả miền nam rất đa dạng, thường được ưu tiên về màu sắc như: thanh long, chuối, dứa, ớt, cam, quýt,…

Cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết chuẩn phong thủy

Đối với mâm ngũ quả ngày tết miền bắc truyền thống, cách sắp xếp phổ biến nhất là: đặt nải chuối xanh ở phía dưới cùng, ngay trên nải chuối, vị trí chính giữa là quả bưởi, rồi sắp đặt xung quanh là những loại quả có màu sắc nóng như quả ớt, quả cam, quả quýt,…Tùy thuộc vào thẩm mĩ cũng như sự khéo tay của mỗi người mà mâm ngũ quả sẽ có sự khác biệt trong cách bài trí, nhưng những yếu tố cơ bản thì vẫn như vậy.

Cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết chuẩn phong thủy

Hiện nay, một số gia đình còn bài trí mâm ngũ quả ngày tết theo phong thủy để có thể mang lại vượng khí cho cả gia đình trong năm mới. 5 loại quả trên mâm tượng trưng cho các yếu tố Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh, đều thể hiện mong ước của con người trong năm mới, để có thể mang lại 1 năm bình an và hạnh phúc.

Ngoài việc tượng trưng cho 5 yếu tố phú – quý – thọ – khang – ninh, khi sắp xếp mâm ngũ quả, gia chủ còn để ý đến sự cân bằng âm dương hài hòa. Những trái cây, hoa quả có màu sắc lạnh như bưởi, chuối xanh, xoài xanh, dừa,…tượng trưng cho âm, còn những trái có màu nóng như dứa, ớt, cam, quýt,…tượng trưng cho dương, âm dương hài hòa, tạo nên sự cân bằng phù hợp nhất.

Còn đối với mâm ngũ quả ngày tết miền nam, gia chủ thường sắp xếp các loại trái cây với tên gọi tạo thành câu có nghĩa, bao gồm các loại trái cây lần lượt là: mãng cầu (quả na), sung, dừa/dứa/dưa, đu đủ và quả xoài. Cách sắp xếp mâm ngũ quả miền nam cũng có phần đơn giản hơn, không quá coi trọng màu sắc mà mang phần ý nghĩa là được: ưu tiên những quả to nhất ở phía dưới, càng lên trên là những quả nhỏ dần.

Ngoài ra, dù là miền nào, thì khi sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết, mọi người đều lưu ý đến yếu tố ngũ hành. Đủ 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ sẽ đảm bảo mang đến sự cân bằng, hài hòa nhất.

Màu trắng tượng trưng cho mệnh Kim: quả lê, quả mận (roi),…

Màu xanh tượng trưng cho mệnh Mộc: chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, dừa,….

Màu đen tượng trưng cho hành Thủy: nho đen, măng cụt, những loại quả có màu sậm,..

Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa: thanh long, ớt, hồng,…

Màu vàng tượng trưng cho hành Thổ: xoài chín, bưởi vàng, cam vàng,…

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi hy vọng người đọc biết cách bài trí mâm ngũ quả ngày tết sao cho vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, vừa đảm bảo được yếu tố phong thủy, từ đó có thể mang lại nguồn vượng khí tối đa cũng như một năm mới bình an cho các thành viên trong gia đình.

Bày Xếp, Trang Trí Mâm Ngũ Quả Đẹp Ngày Tết Cúng Tổ Tiên Ông Bà

Đối với mỗi gia đình người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết là vô cùng quan trọng vì nó thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Mâm ngũ quả ngày tết thường có 5 loại màu sắc theo thuyết ngũ hành, bao gồm có: Kim (màu trắng), Thủy (màu đen), Mộc (màu xanh), hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng) với mong ước được hưởng ngũ phúc: Khỏe mạnh, sống lâu, bình yên, giàu có, sang trọng.

Tùy vào các vùng miền khác nhau thì mỗi gia đình có cách xếp mâm ngũ quả khác nhau, lựa chọn những loại quả khác nhau để bày lên mâm ngũ quả. Vì vậy, cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, hợp phong thủy và có ý nghĩa tùy thuộc vào phong tục của mỗi vùng miền.

Mâm ngũ quả miền Bắc thường bao gồm có: Chuối, dưa hấu (màu xanh); Bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); Hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); Đào hoặc lê (màu trắng); Mận hoặc nho (màu đen).

Các loại quả được bày trên mâm ngũ quả đều có ý nghĩa riêng

Chuối: Thể hiện sự che trở của trời đất cho con người và mong gia đình luôn sum vầy, đầm ấm, quây quần bên nhau

Cam, quýt, quất, hồng: Thể hiện sự may mắn

Qủa lê, đào: Tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt

Qủa sung: Mong ước sự sung túc, no ấm

Một số cách bày mâm ngũ quả đẹp miền Bắc

Với mong ước cuộc sống luôn đầy đủ, sung túc, con cháu đầy đàn. Tuy nhiên, người miền nam thường kiêng kỵ một số loại trái không bày trên mâm cúng do tên gọi của chúng như:

Chuối: đọc gần giống “chúi” làm ăn không lên được

Táo (bom), lê: Đổ bể, làm ăn thất bại

Quýt, cam: Quýt làm cam chịu

Miền trung có cách trình bày mâm ngũ quả ngày tết rất đơn giản, bình dị

Không kiêng kị cam quýt như người miền Nam và cũng không câu lệ ngũ hành như người miền Bắc. Qua đó cũng thể hiện phần nào tính cách rất bình dị, đơn giản của họ. Mâm ngũ quả trên bàn thờ chỉ cần tươi ngon, đẹp mắt thể hiện lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên.

Ngày nay, người Việt vẫn luôn giữ gìn được những truyền thống tốt đẹp đặc biệt là tục thờ cúng tổ tiên với mâm ngũ quả ngày tết. Tuy nhiên, cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết cũng có một số thay đổi và không còn cứng nhắc như trước nữa. Ngoài 5 loại quả trong ngũ hành, trừ những loại quả kiêng kỵ thì thì người ta có thể bày thêm một số loại quả khác cho mâm ngũ quả sinh động và đẹp mắt.

Một số cách bày xếp mâm ngũ quả đẹp ngày Tết hợp phong thủy

Xoài: 2 quả

Dưa hấu: 2 quả

Bưởi: 1 quả

Dứa (Thơm): 1 quả

Nho: 1 chùm

Cam, táo, lê : Mỗi thứ vài quả

Hoa cúc: Vài bông

Cốc: 3 cái

Hướng dẫn:

Các bạn mang tất cả mọi thứ đi rửa sạch để ráo nước rồi mới mang bày trên mâm.

Bước 1: Nếu các bạn khéo léo khắc được chữ “Vạn sự Như ý” lên quả dưa hấu thì làm còn không thì chỉ cần để nguyên quả dưa rồi buộc nơ vào cuống của quả dưa là cũng rất đẹp rồi. Để quả dưa đứng được như trong hình thì các bạn cắt một chút ở phần đuôi của quả dưa đi tạo thành mặt phẳng để đặt lên đĩa. Đặt 2 quả dưa hấu cân ở 2 bên và một chiếc mâm ở giữa.

Bước 2: Tiếp theo xếp 3 chiếc cốc vào giữa mâm. Đặt quả dứa lên miệng cốc ở giữa và 2 quả xoài ở 2 bên.

Bước 3: Qủa bưởi được đặt ở giữa trước 3 cốc, Tiếp tục xếp các loại trái cây như cam, táo, lê xung quanh mâm để cố định 3 chiếc cốc.

Bước 4: Tầng thứ 2 bạn xếp thêm mấy quả cam và đặt chùm nho lên trên quả bưởi.

Bước 5: Trang trí mâm ngũ quả đẹp hơn bằng cách cắm vài bông hoa cúc vào các chỗ trống nhìn sẽ bắt mắt và đầy đặn hơn.

Với hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày tết đẹp và nhanh, đơn giản này, mình mong là sẽ giúp ích được cho các bạn trong dịp tết 2017 sắp tới.

Ý nghĩa từng loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết

Bưởi: phúc lộc, viên mãn

Thanh long: rồng mây hội tụ

Dưa hấu: tốt đẹp, viên mãn, trung thực

Đu đủ: đầy đủ, thịnh vượng

Mãng cầu: cầu chúc mọi điều như ý

Dứa (thơm): thơm tho, đa phúc lộc

Hồng: hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt

Lựu: đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống

Phật thủ: bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người

Chuối: tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở

Dừa: viên mãn

Xoài: tiêu xài không thiếu thốn

Quất: sung túc, lộc lá

Đào: sự thăng tiến, danh lợi.

Bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.

Cho dù sinh sống ở đâu, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán.

Hướng Dẫn Cách Xếp Mâm Quả Ngày Cưới Đẹp

Trang trí mâm quả Trầu – Cau:

Theo nguyên tắc, 01 quả cau sẽ có 02 lá Trầu. Người Miền Nam thường chọn buồng cau 105 trái (theo ý nghĩa “trăm năm” hạnh phúc) vì vậy cần phải chuẩn bị đủ số lượng 210 lá trầu xanh, còn tươi mới, loại bỏ các lá bị sâu, dập hoặc trầy xước. Rồi xếp các lá trầu vòng quanh mâm quả, tùy theo đường kính của mâm quả lớn hay nhỏ mà lớp lá sẽ dầy hoặc mỏng.

Trang trí mâm quả Trà – Rượu – Đèn:

Cô Dâu Chú Rể cần chuẩn bị gồm 01 cặp trà, 01 cặp rượu, 01 cặp đèn cầy (Long – Phụng). Dùng băng keo trong để giữ hai hộp rượu và hai hộp trà cố định với nhau, kế đến sử dụng giấy bóng kiếng (loại chuyên dùng gói quà) để gói lại thành từng phần quà. Đối với đèn cầy thì nguyên cặp đã nằm sẵn trong hộp, chúng ta không cần dùng đến giấy gói. Kết thêm 3 chiếc nơ cho 3 phần quà này và xếp ngay ngắn vào mâm quả. Cặp đèn và cặp rượu đặt sát với nhau ở phía sau, cặp trà đặt phía trước.

Trang trí mâm quả bánh Su Sê (Phu Thê):

Người Miền Nam cũng thường sử dụng con số 105 chiếc bánh Su Sê khi trang trí mâm quả, với cùng ý nghĩa giống như 105 trái cau ở trên. Đối với mâm quả đường kính 40 cm, thì Lá Trầu Xanh áp dụng cách sắp xếp 2 hàng 6 bánh ở chính giữa, kế đến là 2 hàng 5 bánh ở hai bên, ngoài cùng sẽ là 2 hàng 3 bánh. Rồi tuần tự xếp chồng lên nhau theo hình tháp. Lần đầu tiên xếp thì cũng không thẳng và đẹp ngay được, phải tháo ra sắp xếp lại vài lần mới được như ý muốn.

Trang trí mâm quả Trái Cây:

Đối với mâm quả trái cây, Cô Dâu Chú Rể lưu ý chọn lựa kỹ những quả vừa mới hái, vỏ còn tươi mới, láng mịn, không bị trầy xước. Không nên chọn các quả đã chín dễ bị dập trong quá trình vận chuyển, bưng bê. Không nên chọn các loại quả quá to, vì như vậy số lượng quả sẽ ít, hoặc nếu mua cho vừa đủ số lượng thì mâm quả sẽ rất nặng, gây khó khăn cho các bạn bưng quả, đặc biệt là bưng quả nữ.

Lá Trầu Xanh thường thực hiện mâm Trái Cây (ngũ quả) với 05 loại trái mà người Miền Nam ưa chuộng bao gồm: Thanh Long, Xoài, Mãng Cầu, Táo Đỏ Mỹ, Nho Mỹ. Khi bắt đầu với mâm quả Trái Cây, Cô Dâu Chú Rể nên sắp xếp Thanh Long, Xoài đầu tiên để làm nền, chịu lực cho các loại quả khác vì đây là những loại quả có vỏ cứng, sức bền tốt. Kế đến là sắp xếp Mãng Cầu, Táo Đỏ, và đặt Nho Mỹ ở trên cùng.

Trang trí mâm quả Bánh Cốm:

Lá Trầu Xanh thường sử dụng Bánh Cốm của thương hiệu Bảo Hiên Rồng Vàng bởi đây là một đơn vị lâu năm, uy tín, đặc biệt là Bánh Cốm đã được đóng gói sẵn thành từng hộp riêng biệt, rất phù hợp để mang biếu làm quà tặng, hay làm sính lễ mâm quả.

Với đường kính mâm quả 40 cm sẽ vừa vặn để sắp xếp 40 hộp Bánh Cốm, Cô Dâu Chú Rể chỉ cần cố định các hộp bánh bằng băng keo trong, đặt lên trên một chiếc nơ là đã đủ đẹp mắt.

Trang trí mâm quả Xôi Gấc:

Xôi Gấc của Lá Trầu Xanh có khuôn hình trái tim, bên trên có lớp đậu xanh tạo hình chữ Hỷ. Mỗi tim xôi có trọng lượng trung bình từ 1 – 1,5 kg, bình thường mâm quả Xôi Gấc sẽ có 05 tim và 01 con Gà Luộc đặt ở chính giữa (để đảm bảo yếu tố “mặn” trong bộ mâm quả cưới), nhưng đối với bộ mâm quả này, Cô Dâu Chú Rể đã tự chuẩn bị riêng 01 con Heo Quay vì vậy sẽ không cần đến Gà Luộc, đồng thời Xôi Gấc được bổ sung thêm 01 tim, tổng cộng có 06 tim xôi trong mâm quả.

Trang trí mâm quả Bánh Kem:

Lá Trầu Xanh thường sử dụng Bánh Kem của các nhà cung cấp nổi tiếng như: Tous les Jours, Brodard Bakery,… để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho Cô Dâu Chú Rể. Bánh Kem phải được bảo quản trong tủ lạnh cho đến trước khi nhà trai xuất phát mới sắp xếp vào mâm quả. Đối với mùa nắng, nóng và di chuyển đường xa thì Cô Dâu Chú Rể nên thay mâm quả Bánh Kem bằng loại bánh khác để đảm bảo an toàn.

Trang trí Khay Trầu – Rượu:

Một bộ Khay Trầu – Rượu gồm có: 01 bình rượu, 02 chén (ly) rượu, 01 hộp trầu têm sẵn với số lượng chẵn ví dụ như 4, 6, hoặc 8 miếng trầu. Từ khi xuất phát cho đến lúc tập trung tại nhà gái, Chú Rể nên để bình rượu trống để tránh đổ rượu trong quá trình di chuyển, thay vào đó, chuẩn bị riêng một chai rượu trắng nhỏ mang theo. Khi dừng lại để chỉnh tề đội ngũ trước lúc vào nhà gái thì chúng ta mới rót rượu vào bình, đó là kinh nghiệm từ các Đám Cưới khác truyền lại.

Nhà cung cấp Mâm Quả Cưới tại TPHCM

W: www.mamquacuoi.com

E: info@mamquacuoi.com

Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Đẹp

Mâm ngũ quả ngày cưới là lễ vật tượng trưng có ý nghĩa ngầm cầu mong những điều tốt lành cho đôi trẻ. Do đó để chuẩn bị mâm quả ngày cưới sao cho thuận theo phong tục vùng miền và đảm bảo sự chỉn chu thì bạn cần phải biết mâm quả cưới miền Bắc, mâm quả miền Nam có những loại quả gì và cách thức chuẩn bị ra sao.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cưới hỏi, sau đây, Thần Tình Yêu xin được bật mí với bạn cách chuẩn bị mâm ngũ quả ngày cưới của miền Bắc và Nam theo đúng phong tục.

Mâm ngũ quả ngày cưới gồm những gì?

Nải chuối màu xanh tượng trưng cho phương Đông.

Bưởi màu vàng tượng trưng cho phương Trung.

Quả hồng màu đỏ tượng trưng cho phương Nam.

Trái lê màu trắng tượng trưng cho phương Tây.

Quả sẫm màu tượng trưng cho phương Bắc.

Mâm quả ngày cưới đẹp mắt

Các loại quả bạn có thể sử dụng trong mâm ngũ quả bao gồm: Lựu, táo, đào, xoài, thanh long, dưa hấu, quýt…

Tại sao mâm quả ngày cưới phải là mâm ngũ quả?

Mâm quả cưới hỏi bao gồm 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau được bày trí rất đẹp để dâng lên bàn thờ tổ tiên thể hiện lòng thành của con cháu đối với tổ tiên.

Mâm ngũ quả mang ý nghĩa phước lành

Ý nghĩa của con số 5 trong mâm ngũ quả:

Theo người Việt, số năm mang ý nghĩa là ngũ phúc lâm môn: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

5 quả này cũng tượng trưng cho ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Số 5 trong tín ngưỡng phật giáo: 5 ngũ giới.

Các loại hoa quả trong mâm ngũ quả thường là quả có nhiều múi, nhiều hạt, nhiều trùm. Với ý nghĩa rằng đôi uyên ương sẽ thật hạnh phúc, phát triển trong cả sự nghiệp và cuộc đời.

Ý nghĩa của các loại quả trong mâm quả đám cưới

Nải chuối nhiều quả như đôi tay nâng đỡ tượng trưng cho sự che chở của đất trời.

Trái bưởi hay dưa hấu căng tròn tượng trưng cho sự may mắn, viên mãn.

Quả hồng, quýt màu sắc rực rỡ tượng trưng cho sự thành đạt trong sự nghiệp và cuộc sống.

Trái lê vị ngọt thanh tượng trưng cho sự hanh thông, suôn sẻ.

Quả lựu nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Mâm quả cưới theo phong tục vùng miền

Miền Nam không dùng quả chuối, cam,lựu bởi chuối khi đọc nghe giống “chúi” giống như sự đi xuống. Còn cam thì giống như quýt làm cam chịu và lựu thì giống như lựu đạn.

Mâm ngũ quả ngày cưới của người miền Nam bao gồm: Mãng cầu, dừa, đu đủ, táo, xoài, nho… Mâm quả này tượng trưng cho sự ngọt ngào sung túc, hạnh phúc đủ đầy.

Có thể thấy sự khác nhau giữa mâm quả ngày cưới của người miền Bắc và người miền Nam khá là rõ rệt. Do đó bạn cần phải tìm hiểu để có sự chuẩn bị chu đáo, tươm tất, không phạm vào những điều cấm kị của vùng miền.