Top 15 # Xem Nhiều Nhất Xin Lộc Bà Chúa Xứ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Chen Chân Xin Lộc Bà Chúa Xứ

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động ngày 30-1 (mùng 3 Tết), dòng người từ khắp nơi trong cả nước tiếp tục đổ về Khu di tích Văn hóa – Lịch sử và Du lịch Núi Sam thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang để tham quan, vãn cảnh chùa và xin lộc đầu năm tại miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam.

Mặc dù lượng khách năm nay tăng cao so với nhiều năm trước nhưng tình trạng chèo kéo bán nhang đèn, đồ cúng Bà đã giảm đáng kể. Từ đầu Tết Nguyên đán đến nay cũng chưa xảy ra tình trạng du khách bị móc túi hay giật đồ.

Tuy nhiên, du khách tỏ ra khó chịu khi các con đường dẫn vào khu chánh điện của miếu Bà trở nên chật chội vì rất nhiều người đã đưa xe hàng rong ra tận giữa đường đứng bán. Thỉnh thoảng, vài chiếc ô tô bất chấp biển cấm đặt ở 2 đầu đường đã chạy thẳng vào khu vực cổng sau miếu Bà.

Theo ông Trần Lê Kiên Tâm, Phó Ban Quản lý Khu di tích Văn hóa – Lịch sử và Du lịch Núi Sam, trong 3 ngày Tết Nguyên đán vừa qua, đã có hơn 64.200 lượt khách từ khắp nơi trong cả nước đến tham quan, cúng viếng Lăng Thoại Ngọc Hầu, khu di tích chùa Tây An, chùa Hang cũng như xin lộc đầu năm ở miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Chỉ tính riêng ngày 29-1 (mùng 2 Tết), nơi đây đã đón hơn 27.800 lượt khách, tăng khoảng 2.800 lượt so với năm ngoái.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Dũng, Trưởng Ban Quản lý Khu Du lịch Núi Cấm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cho biết trong 2 ngày mùng 1 và mùng 2 Tết, khu du lịch này đã đón tiếp hơn 60.000 lượt khách hành hương. Trong số này, du khách chọn lên núi Cấm bằng hệ thống cáp treo tăng so với năm rồi hơn 24.000 lượt. Riêng lượng khách chọn lên núi để tham quan thắng cảnh, cúng bái chùa chiền bằng xe du lịch hoặc xe gắn máy là hơn 36.000 lượt.

Tin-ảnh: T.Nốt

Kinh Nghiệm Đi Miếu Bà Chúa Xứ Cầu An, Xin Lộc Đầu Năm Không”Cháy Túi”

Cập nhật vào 06/02

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ hay còn gọi là lễ Vía Bà là lễ hội lớn nhất của người dân Tây Nam Bộ. Tuy chính hội tổ chức hàng năm vào tháng 4 âm lịch nhưng trong tháng Giêng, rất đông người thường hành hương về Châu Đốc (An Giang), viếng miếu Bà Chúa Xứ để cầu an, xin lộc đầu năm.

Kinh nghiệm đi miếu Bà Chúa Xứ tiết kiệm, không bị “chặt chém”

Nếu không mua trên đường đi thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kỹ giá cả trước khi mua. Không nên mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc vì ngoài giá đắt hơn. Sau khi mua bạn còn phải tiếp tục “chịu đựng” những người đi theo chèo kéo mua vé số, xin tiền, gửi lộc…

Không nhận lộc, thả chim phóng sinh

Khi đến chùa, sau khi mua trái cây, nhang đèn cúng, bạn nên vào thẳng chùa, không nhận bất cứ lộc nào của người khác dúi vào tay, vì sẽ phải trả rất nhiều tiền.

Sau khi thắp hương, cũng không nên thả chim phóng sinh vì cho dù đã thỏa thuận trước giá cả, khi người bán thả chim ra, bạn vẫn sẽ bị đếm số lượng chim phóng sinh và tính tiền tăng đến chóng mặt.

Đã có nhiều trường hợp cự cãi, xô xát giữa khách hành hương và người bán, nên lời khuyên cho bạn là đừng quan tâm đến dịch vụ này dù có được chào mời nhiệt tình.

Kinh nghiệm đi miếu Bà Chúa Xứ tránh trộm cắp

Những điểm tham quan nên đi khi đến miếu Bà Chúa Xứ

Bên cạnh miếu Bà Chúa Xứ, quần thể núi Sam còn có chùa cổ Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và nhiều chùa, miếu trên núi. Đây đều là những điểm tham quan nổi tiếng ở Châu Đốc nên sau khi viếng chùa Bà.

Nếu đi 2 ngày, bạn nên ghé Tịnh Biên. Từ Châu Đốc đi thêm khoảng 30 km là đến núi Cấm (Tịnh Biên) trong huyền thoại “Thất Sơn” ở An Giang, nơi có tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á. Đây là điểm hành hương nổi tiếng ở Tịnh Biên, vào tháng Giêng rất đông khách đến viếng.

Đặc sản mua về làm quà khi đi lễ miếu Bà Chúa Xứ

Tháng Giêng dạo chợ Châu Đốc bạn còn bắt gặp lá sầu đâu, cũng là một đặc sản của vùng An Giang. Lá này có vị đắng, hơi khó ăn nhưng nếu trộn gỏi với khô cá sặc, xoài xanh thì đặc biệt ngon.

Đầu Năm Xin Lộc Rơi Lộc Vãi Bà Chúa Kho

(TT&VH Online) – Như thường lệ, cứ đầu xuân đến, hàng nghìn người từ khắp các tỉnh thành khác đổ về Cổ Mễ, Bắc Ninh đến thắp hương cầu tài cầu lộc Bà Chúa kho. Trong suốt tháng giêng, đền Bà không lúc nào không đông khách thập phương.

Ban quản lý đến Bà chúa kho đã phải bố trí 3 bãi đỗ ô tô rất rộng nhưng cảnh tắc đường, chen chúc nhau vào bến vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong suốt những ngày đầu năm. Người ở các tỉnh thành lân cận nhân những ngày nghỉ tết nắng ráo nườm nượp về lễ bà xin lộc rơi, lộc vãi, thậm chí là “vay tiền” bà Chúa. Trong ngày 8 tháng giêng, riêng đoàn khách thập phương từ Hải Dương đến lễ đã là gần 100 người.

Hàng nghìn khách thập phương đến xin lộc Bà Chúa

Chị Hà, làm kinh doanh cho biết: “Đã thành thông lệ nhiều năm nay, gia đình tôi đều đến đây xin lộc vương, lộc vãi của Bà. Đi lễ vừa thanh tịnh, vừa tạo thêm niềm tin trong làm ăn kinh doanh”.

Sắp thật nhiều “vàng” để vay Bà

Những người đến đền Bà chủ yếu là thanh niên, và những người làm ăn buôn bán, cầu tài, cầu lộc, song cũng không thiếu những người trung tuổi đến xin may mắn cho con cháu. Cô Lê đến từ Nha Trang chia sẻ: “Tôi đã về hưu từ lâu song vẫn đến lễ Bà, mong Bà phát cho ít lộc, cầu may mắn cho con cháu”.

Vì dòng người về Đền Bà rất đông nên không thể tránh khỏi lộn xộn. Mặc dù đã được khuyến cáo là không nên thắp nhang quá nhiều song khách thập phương ai cũng cố thắp cho thật nhiều hương, khói bay mù mịt làm ô nhiễm cảnh chùa. Theo một số người dân ở đây, thì ngày 4 âm lịch, khách thập phương còn không lên đến được tới cửa chùa mà phải khấn tận bên ngoài.

Lời xin chỉ thắp một nén hương không hề hiệu nghiệm. Vì lễ quá nhiều nên nhiều người đặt ra cả lối đi, trên bậc cầu thang. Người người chắp tay khấn lễ, nhà nhà đội lễ nên không tránh khỏi những tình huống dở khóc dở cười. Người thì hạ nhầm lễ của nhà khác, người thì bị mất lễ không biết kêu ai. Theo Anh Khánh, Hải Dương : “Trong những ngày lễ tết thế này thì thành tâm là chính, đông quá cũng không thể vào trong được, thì đành khấn vọng từ bên ngoài.”.

Giá bán đồ lễ không thống nhất, ở trên cổng đền chỉ 15 nghìn một cây vàng thỏi trong khi bên dưới bán 25 nghìn đồng.

Xếp trên bàn không đủ thì xếp dưới đất.

Cách Sử Dụng Lộc Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Dân làm ăn, nhất là các sếp đặc biệt dân vùng sông nước miền Nam không thể nào không nghe, không một lần nghe tiếng Bà Chúa Xứ và sự hiển linh của Bà đã ban cho dân chúng nơi vùng đất An Giang này, và cho bá gia bá tánh khắp nơi có cuộc sống no ấm, công việc hanh thông. Mới đây nhất sự linh hiển của Bà cho một người khách thân quen là có được em bé vào năm ngoái, với lời hứa nếu có sẽ xuống cúng tạ nhưng khi có lại quên lời hứa đó nên khi mang thai mà bị thai nghén như bị phá thai khi chợt nhớ lại lời hứa đó thì thai khỏe mạnh mà sinh ra dễ dàng.

Lại một gia đình kia ba bị ung thư khấn bà rồi cũng tìm được trúng thầy trúng thuốc …các cuộc xin làm ăn thì cầu được quá bình thường…

Quan trọng nhất là khi đi nên chọn ngày lành tháng tốt để cầu chi tất ứng. (Ai đj không biết ngày giờ nào tốt thì alo sẵn sàng trợ duyên cho nhen). Nếu không biết không tiện gọi thì cúng lúc chánh tý chánh ngọ chánh âm chánh dương 12h trưa, 12h đêm

Ai đi cũng nên xin một BAO LÌ XÌ LỘC BÀ về cho may mắn nha…nói thẳng trong bao có khi là tiền, có khi là tấm áo Bà Mặc cắt ra làm lộc

Cách sử dụng lộc Bà chúa xứ

khi rước lộc về nhà, thỉnh lộc bà lên một cái dĩa, sau đó để 4 ly nước suối kế bên, cầm từng ly lên khấn cung nghinh bà về cư gia, cứ mỗi ly nước ta khấn xong ta chế 4 góc nhà

sau đó trân trọng đặt lên bàn thờ ở Mẹ Quan Âm chứ không nên để chỗ thờ Ông Địa như các nhà thường làm. Sẽ khinh thường bà, mà ông địa ông thần tài năm đó cũng không về được khánh

khi đặt lên thì trong 9 ngày phải thay nước và 3 ngày thay trầu cau 1 lần

sau đó ta có thể bỏ bóp hay để bàn thờ nhưng ta nhớ thường xuyên khấn Bà xin độ cho chúng con. Nếu để bàn thờ thì nên đặt thêm quanh bao lộc đó 5 thứ ngũ cốc

cuối năm ngày 23 âm lịch hóa bao lộc này

…………..

Chánh điện gồm hai lớp. Lớp trong cùng là nơi thờ Bà Chúa Xứ với tượng Bà bằng đá đặt trên bệ cao, sát hai bên là hai con hạc trắng biểu tượng cốt cách tiên thánh của Bà. Bên phải tượng Bà là một linga cũng bằng đá đặt trên một hương án thờ, gọi là bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là hương án thờ một tượng gỗ chạm hình yoni, gọi là bàn thờ Cô. Lớp thứ hai là bàn thờ Hội đồng, sát liền hai tượng chim phượng. Hai bên trái, phải của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn (ở bên trái) và bàn thờ Hậu hiền khai cơ (ở bên phải).

Ngay lối vào chánh điện có đôi câu đối thể hiện quyền lực linh thiêng của Bà trong việc ban phúc, bảo vệ nhân dân.

Nội dung như sau: 求必應試必霛夢中指示 暹可驚清可慕意外難量

Phiên âm: Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng Dịch nghĩa: Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo cho biết trong mộng Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi

Những bí ẩn quanh bức tượng Bà Chúa Xứ

Truyền thuyết Truyện xưa kể lại rằng: Những năm 1820 – 1825, Quân Xiêm thường sang nước ta quấy nhiễu, cướp bóc. Mỗi khi giặc đến, người dân quanh vùng lại phải bồng bế nhau chốn chạy lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Chúng hì hục cậy ra, lấy dây buộc lại dùng đòn khiêng xuống núi để mang về xứ. Nhưng khi bọn chúng mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn, lạ thay tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu không thể nào nhấc lên được nữa. Khi đó, một tên trong bọn tức giận đập vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay tức khắc hắn bị Bà trừng phạt.

Thời gian sau, Bà thường hiện về xưng là Bà Chúa Xứ, dạy dân làng khiêng xuống núi lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành. Thấy vậy, dân làng họp nhau lên núi khiêng tượng về thờ cúng. Nhưng lạ thay, dù mấy chục thanh niên trai tráng hò nhau gắng sức vẫn không lay chuyến nổi tượng Bà. Trong lúc mọi người đang rất thất vọng, có ý định bỏ dở thì một cô gái trong làng bỗng dưng lên đồng cho biết : “Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng”. Dân làng làm theo lời dạy ấy và qủa đúng thật 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà đi xuống một cách nhẹ nhàng. Bỗng nhiên khi đi đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng, không thể khiêng nổi thêm một bước nào nữa. Khi đó mọi người đã hiểu rằng, Bà đã chọn nơi đây để an vị nên đã không cố gắng di chuyển đi nữa mà lập miếu thờ cúng chỗ đó.