Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xới Cơm Cúng Như Thế Nào Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Dọn Cơm Cúng Vong Như Thế Nào Mới Đúng ?

Hỏi: Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau. Chén cơm chính giữa thì để một đôi đủa, còn 2 chén cơm 2 bên, thì chỉ để có 2 chiếc đủa. Xin hỏi, điều nầy có ý nghĩa gì ?

Đáp: Nghi cúng cơm nầy là do tổ tiên ta bày ra. Đây là một tập tục có từ ngàn xưa. Khi cúng để 3 chén cơm, một chén chính giữa phải đầy cơm và 2 chén 2 bên thì lưng. Chén cơm và đôi đủa ở giữa là để cúng cho hương linh mới chết, còn 2 chén và 2 chiếc đủa 2 bên là để cúng cho 2 bên vai giác, tức là tả mạng thần quang và hữu mạng thần quang. Thường là để cúng 3 chén, 6 chén hoặc 9 chén, chớ để 5 chén là sai. Lý do để 2 chiếc đủa 2 bên, ý nói rằng, ma cũ thường ăn hiếp ma mới, nên chỉ để một chiếc mà không để nguyên đôi. Nếu để nguyên đôi, thì hương linh mới chết đó khó có thể ăn được trọn vẹn, mà bị các cô hồn giành giựt ăn hết vậy. Cần nói rõ, cách thức cúng cơm nầy không phải là nghi thức của Phật giáo, mà là theo tục lệ tín ngưỡng nhân gian xưa bày nay làm mà thôi.

Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Tất Niên Như Thế Nào

Cúng tất niên tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Trong bữa cơm gia đình có mặt đông đủ, nói chuyện vui, động viên nhau phấn đấu trong năm mới.

Những năm gần đây nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn, luân phiên trong vài ngày trước Tết để có thể đến được nhà nhau hoặc có kế hoạch đi du lịch. Về cơ bản, tại gia đình vào ngày 30 Tết cần hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn một mâm khác cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Để cho giản tiện, nhiều gia đình gộp chung lễ cúng tất niên với lễ cúng giao thừa. Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào…; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…; miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò… Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi. Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên. Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu “miễn thành tâm là được” để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng. Gần đây nhiều người hay gán ghép phong thủy cho mọi lĩnh vực, từ hoa thờ đến mâm ngũ quả, rồi suy luận không căn cứ. Chẳng hạn quả lựu nhiều hạt, tượng trưng cho sự đầy đủ, phát triển; bưởi, dưa hấu căng tròn, tượng trưng cho sự đầy đủ, may mắn hoặc như cam, nghĩa gốc là ngọt (đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi) lại bị suy diễn thành cam chịu. Thậm chí một số người còn sa đà vào tâm linh không cần thiết như đếm nải chuối có quả lẻ mới mua, đếm phật thủ có lẻ nhánh mới được, tổng số quả trên mâm phải hợp mệnh chủ nhà… Đây là những suy luận về mặt ý nghĩa và khiên cưỡng. Nhiều khi suy luận quá đà thì sẽ không còn hoa quả nào để bày trí. Trong bữa cơm tất niên, các thành viên nên có mặt đông đủ, nói những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn, tạo một bầu không khí đầm ấm, hòa thuận. Nguyễn Mạnh Linh Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD

Mâm Cơm Thờ Cúng Của Người Miền Bắc Như Thế Nào?

Để chuẩn bị và làm mâm cơm cúng giỗ ông bà đơn giản hay giỗ đầu người thân trong gia đình, bạn cần lưu ý chuẩn bị những gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người quan tâm và mong muốn tìm được câu trả lời chi tiết, đầy đủ nhất. Thế nên để có được những kinh nghiệm hữu ích trong vấn đề này, các bạn có thể tham khảo những lưu ý quan trọng sau đây:

Bạn tuyệt đối không được nếm hoặc ăn thử các món ăn được dùng để thắp hương lên bàn thờ trong ngày giỗ

Trong mâm cơm cúng, không được đặt những món như gỏi hay thức ăn sống có mùi tanh bởi nó sẽ làm ô uế ý nghĩa tâm linh trong thờ cúng

Không nên sử dụng hoa ly để thắp hương lên bàn thờ trong ngày giỗ của người đã khuất bởi hoa ly mang ý nghĩa tượng trưng cho sự mất mát, chia ly

Bát, đĩa dùng để bày thức ăn trên mâm cơm cúng giỗ phải là đồ mới, không sử dụng những loại bát đĩa dùng thường ngày

Để thể hiện lòng thành kính của mình, gia chủ nên tự tay chuẩn bị những món đồ cúng mà không nên mua đồ sẵn ngoài hàng hay đồ đóng hộp để bày lên mâm cỗ cúng

Mâm cơm cúng giỗ luôn luôn phải có bắt cơm đầy có ngọn cùng với trứng gà luộc và một ít muối, gạo

Đèn nhang trên bàn thờ phải được thắp trước khi bày thức ăn lên và gia chủ phải ăn mặc quần áo chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, kín đáo

Những ngày giỗ quan trọng trong gia đình

Ngày giỗ đầu thường còn được gọi là giỗ tiểu đường

Đối với ngày giỗ này thì con cháu vẫn mặc áo và đeo khăn tang vì quan niệm truyền thống cho rằng thời gian 1 năm vẫn chưa đủ để xoa dịu đi nỗi đau mất người thân. Thậm chí có những gia đình, con cháu vì quá thương nhớ người đã khuất mà trong ngày giỗ tiểu đường này vẫn khóc như ngày đưa tang.

Ngày giỗ đại tường (giỗ hết tang)

Ngày giỗ đại tang là ngày giỗ được tổ chức sau 2 năm ngày mất của người đã khuất. Ngày giỗ hết tang được tổ chức với ý nghĩa đánh dấu sự kết thúc của một tang kỳ đầy đau thương, mất mát. Lúc này, bàn thờ vong của người đã khuất sẽ được bỏ đi đồng thời bài vị của người đã mất này sẽ chính thức được chuyển lên thờ cùng với tổ tiên.

Trong ngày đại tường này, các gia đình thường đốt nhiều vàng mã cho người đã khuất và thậm chí nó còn được đốt nhiều hơn cả ngày giỗ đầu. Bởi trong người dân hiện nay vẫn quan niệm rằng mã đốt năm trước (ngày giỗ đầu) là mã biếu. Cùng với đó, trước khi tiến hành đốt mã, gia chủ phải đốt lễ cũng như đốt mã ngay trước mộ. Với những gia đình có điều kiện tốt, gia chủ còn làm một mâm cơm chay tại mộ rồi sau đó mờ cả tăng ni tới cúng để tụng kinh niệm Phật cho người đã khuất sau đó mới tiến hành đốt vàng mã.

Ngày giỗ thường còn được xem là 3 năm kể từ ngày người thân mất thì nỗi đau mất mát cũng đã vơi đi phần nào dù ít dù nhiều. Thế nên, ngày giỗ này không chỉ là nghi lễ dành cho người đã mất mà nó còn là dịp đặc biệt mỗi năm để con cháu sum vầy, quây quần bên nhau, giúp gắn kết sợi dây tình cảm bền chặt hơn.

Các thủ tục cúng bái hay nghi lễ trong ngày giỗ thường này cũng có phần khác biệt hơn so với ngày giỗ tiểu đường và ngày giỗ đại tường. Vì vậy, thường thì lễ cúng trong ngày giỗ này sẽ đơn giản hơn và được duy trì đến hết 5 đời. Sau 5 đời này, người xưa cho rằng vong linh của người quá cố sẽ được siêu thoát và đầu thai hóa kiếp trở lại làm người nên hậu thế về sau không cần cúng lễ nữa.

Làm mâm cơm cúng giỗ miền Bắc đúng chuẩn

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc theo truyền thống được người dân thực hiện khá đơn giản và tiết kiệm. Thế nhưng, sự đơn giản và tiết kiệm này vẫn luôn đảm bảo sự thành tâm của con cháu dâng lên người đã khuất. Theo đó, mâm cơm cúng giỗ của người miền Bắc đầy đủ sẽ bao gồm những món sau đây:

Gà luộc hoặc thịt heo

Xôi gấc, xôi đỗ lạc và đỗ xanh

Cơm trắng và trứng gà luộc

Giò chả

Bánh chưng

Chân giò hầm với măng khô, mộc nhĩ

Ngoài ra gia chủ còn có thể chuẩn bị thêm nem rán, tôm tẩm bột chiên giòn

Thịt đông cùng với dưa chua

Một số món xào như: giá đỗ xào, miến xào lòng gà

Các món rau củ quả dễ ăn như: rau luộc hay nộm

Thế nhưng, tùy vào điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi gia đình mà gia chủ có thể chế biến thêm một số món ăn khác hoặc giảm bớt một số món ăn sao cho phù hợp. Dù vậy, gia chủ luôn cần phải đảm bảo yếu tố sạch sẽ, tươm tất cho mâm cơm cúng để thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính của mình dành cho người đã khuất.

Bài văn khấn trong ngày cúng giỗ miền Bắc

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ (chúng) con là……………………………………Tuổi………………………

Ngụ tại………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày ………tháng ………năm…………………………( m lịch).

Là chính ngày Cát Kỵ của……………………………………………………………

Thiết nghĩ…………………. vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ.

Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời…………………………………………………………

Mất ngày ……..tháng…….năm…………………………( m lịch).

Mộ phần táng tại…………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Cúng Cơm Cho Người Mới Mất Như Thế Nào Cho Đúng Cách?

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở trời, ai đến cuối đời cũng phải trải qua chữ “tử”. Nhờ vào những tín ngưỡng về tâm linh mà giúp con người ta bớt sợ hãi khi nghĩ đến cái chết hơn. 

Ý nghĩa của phong tục cúng cơm

Từ xa xưa, ông cha ta đã truyền lại rất nhiều phong tục cho con cháu đời này mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng, tục cúng cơm cho người đã mất là một ví dụ điển hình! Sau khi người thân mất và đã được an táng chu đáo cẩn thận xong xuôi, gia quyến sẽ theo lệ làm bữa cơm cúng thường ngày cho vong linh.

Tùy theo tôn giáo mà người ta sử dụng cơm cúng chay hay cơm cúng mặn, và lựa chọn có đốt tiền vàng mã cho người mất hay không. Bữa cơm dâng lên sẽ đầy đủ sắc vị, bát cơm úp đầy với ý nghĩa thương tiếc, nhớ nhung người đã khuất thể hiện những điều chưa nói với người đã mất mong muốn người ra đi sẽ hiểu được tấm lòng của mình. 

Thông thường, các gia đình theo Phật giáo sẽ đốt vàng mã cho người mất trong đó có đầy đủ tiền vàng, áo quan, mũ miện, ngựa xe,…với mong muốn người mất xuống dưới quan tuyền sẽ được sung sướng không phải chịu khổ nữa.

Bên cạnh đó người nhà cũng sẽ khấn vái mong người khuất mặt phù hộ độ trì cho gia đình con cái hoà thuận bình an, nhiều may mắn thành công.

Cúng cơm cho người đã mất như thế nào?

Bài khấn đọc

Còn với những ai không theo đạo nào,cách khấn của họ rất đơn giản chỉ xin ông thổ công cho vong linh được vô nhà ăn cơm, chắp hai tay khấn bằng miệng không có mõ chiêng. 

Đối với người mới mất

Cách cúng cơm cho người mới mất trong 100 ngày đầu không quá phức tạp. Gia đình sẽ làm bữa cơm nhỏ, chuẩn bị 3 bát cơm, dàn thành hàng ngang, đặt đôi đũa lên bát cơm ở giữa, bát này thường sẽ đầy nhất bởi vì bát này sẽ dành cho người mất, hai bát bên cạnh dành cho tả hữu thần quang. Hai chiếc bát hai bên để mỗi bát một chiếc đũa bởi theo quan niệm nếu để hai chiếc cô hồn dã quỷ có thể tranh cơm với người đã mất.

Gia chủ luộc lên 1 quả trứng, bóc sạch vỏ, thêm 1 thìa muối trắng, 1 bát canh kèm thìa đặt, 1 chén nước sạch lên mâm cơm cúng. Xắt 7 lát gừng đặt lên đối với người mất là nam giới, 9 lát gừng cho nữ giới. 

Theo quan niệm, mâm cơm phải đủ cơm, muối và nước thì mới đúng chuẩn. Trứng có thể có có thể không cũng được.

Cách cúng cơm hàng ngày

Sau khi cúng 100 ngày, người Việt cũng vẫn tiếp tục cúng cơm hàng ngày cho người đã mất để tỏ lòng thành kính, sự thương tiếc nhớ nhung, tiễn đưa người mất trên con đường đi xuống cửu tuyền. Hành động này có ý nghĩa rất cao đẹp, bởi vậy cần tìm hiểu để cúng cơm được đúng cách giúp người đã mất sớm siêu thoát.

Nếu gia chủ theo Phật Giáo có thể mời sư thầy về đọc kinh tại nhà, điều này rất tốt cho người đã mất, tương truyền rằng nếu đọc đủ các bộ kinh người mất sẽ không còn cảm thấy khổ đau, nhẹ nhàng siêu thoát, trước khi đi sẽ báo mộng cho gia chủ để cảm ơn.

Đối với mâm cơm cúng lưu ý rằng, mâm cơm hàng ngày khác với cơm cúng 100 ngày bởi sẽ có đầy đủ các món mặn nhạt, nên chuẩn bị các món mà khi còn sống người mất ưa thích để dâng lên. Nếu quá bận không thể chuẩn bị hàng ngày hoặc không có điều kiện làm cơm cúng, hãy sắp xếp làm cơm cúng hàng tuần hoặc hàng tháng.

Nếu mời sư thầy về giảng kinh phật thì nên kèm theo các bữa cơm cúng chay với đồ ăn nhẹ nhàng, bữa cơm chay mang ý nghĩa giúp người mất được thanh tịnh, dễ dàng siêu thoát và ít tội nghiệp hơn.

Lưu ý quan trọng đó là trong 49 ngày đầu nhất định không được cúng đồ mặn chỉ cúng đồ chạy, sau buổi lễ 49 ngày cho người đã khuất mới bắt đầu làm cơm cúng mặn.

Lễ khai yết hầu cho người mất

Theo quan niệm, người đã mất chỉ là bóng mờ sương khói bởi vậy cần phải làm lễ khai yết hầu cho người đã mất thì người mất mới có thể mở miệng hấp thụ thưởng thức món ăn, tiền vàng áo quan gia đình khi cúng gửi cho mình. 

Thông thường sau 3 ngày đầu tiên người mất, gia đình sẽ làm lễ khai yết hầu bởi lúc này vong linh vẫn còn vưởng vất xung quanh nơi họ sống. Điều này đúng hơn với những người mất còn nhiều lưu luyến với trần gian, và lưu luyến với gia đình. Việc làm lễ đúng cách sẽ giúp người mất nhận thức được rằng họ đã mất, cảm nhận được lạnh, no, đói,…nhận thức được hương linh mới đón nhận được nhang hương người sống thắp.

Sau lễ khai yết hầu, lúc cúng cơm người mất sẽ cảm nhận được mùi hương thức ăn của mình và hấp thụ nó. Bên cạnh đó, nên cầu siêu cho vong linh người mất, để người mất nhận thức rõ ràng về sự ra đi của họ, giúp họ nhìn thấy con đường dát vàng để siêu thoát.

Quan trọng nhất khi cúng cơm cho người mất đó là lòng thành tâm của gia chủ. Bởi người đã khuất sẽ nhìn thấy được tất cả điều đó, bạn không cần chuẩn bị  mâm cơm cúng quá cao sang mà chỉ cần làm bằng cả tấm lòng là được. 

Những lưu ý khi cúng cơm cho người mới mất

Mâm cơm cúng không được đặt trực tiếp lên bàn thờ người mất cũng không được đặt dưới đất nơi người qua lại giẫm đạp lên, phải chuẩn bị đặt một chiếc bàn thấp hơn bàn thờ. Lau rửa bằng nước cốt gừng để sạch sẽ rồi mới sắp xếp các thứ lên bàn.

Trong cơm cúng 100 ngày liên tục cần đầy đủ cơm, muối, nước, có thể có trứng hoặc không. Sau 49 ngày, có thể thêm đồ mặn vào như rượu, thịt, đồ xào, luộc, đĩa trà,…

Thức ăn đem lên cúng không được nêm nếm, chỉ cho gia vị tương đối rồi mang lên, tuyệt đối không được bốc nhón các món ăn này. Trong khi thắp hương cần cắt cử người trông để tránh chó mèo làm xáo trộn mâm cúng. Sau khi hương tàn, gia chủ mới được đem đồ xuống ăn.

Một số món không thể mang lên thắp hương đó là xôi đậu đen, riêu cua, riêu ốc,… Có thể sử dụng bánh chưng xôi trắng hoặc xôi đậu xanh.

Bài viết này chia sẻ cách cúng cơm cho người mất như thế nào cho đúng cách và thành tâm nhất. Hãy lưu lại những chú ý để làm mâm cơm cúng cho người thân tùy từng giai đoạn 49 ngày, 100 ngày hay xa hơn. Việc cúng kiếng đúng cách cũng là cách giúp người mất có thể phù hộ cho những người còn sống được bình an hạnh phúc, che chở trải qua những kiếp nạn và mở đường cho công danh tài lộc của gia chủ được hanh thông.