Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Của Cúng Rằm Tháng Giêng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Rằm Tháng Giêng

Với người Việt, Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu) là ngày cúng lễ vô cùng thiêng liêng dịp mỗi đầu năm mới. Với số đông người theo phong tục thờ cúng ông bà thì ngày này trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn.

Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn… Nhưng nhà nào cũng phải có lễ cúng gia tiên để bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả.

Trước đây lễ Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày Rằm tháng Giêng mới lên đường.

Những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn tết “bù”…

Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng là một ngày lễ không khác gì ngày Tết Nguyên đán. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cách đón ngày rằm của người dân cũng ít nhiều thay đổi.

Mọi người thường đi lễ chùa và giải hạn, và dâng mâm cỗ đầu năm tại gia, cúng bái bằng thành tâm nhằm cầu mong sự phù hộ để có một năm an lành và làm ăn phát đạt.

Khung cảnh chen chúc, chờ đợi cúng lễ trong ngày rằm tháng Giêng tại chùa Phúc Khánh, Đống Đa, HN (Ảnh Doisongphapluat.online)

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-fareast-font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng – Tết Nguyên tiêu

Về cội nguồn của Tết Nguyên tiêu cũng là nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng, dân gian có nhiều giải thích. Nhiều tài liệu viết phong tục này bắt nguồn từ thời Tây Hán ở Trung Quốc với lễ hội rước đèn lồng long trọng.

Chính vì thế, có nơi gọi Tết Nguyên tiêu là lễ hội lồng đèn hay hội hoa đăng. Ngày nay ở nhiều thành phố có người gốc Hoa sinh sống đều có tổ chức Tết Nguyên tiêu long trọng.

Ở Hội quán Phúc Kiến (đường Trần Phú, Phường Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam) là một ví dụ. Tại sông Hoài – Hội An, tối 14 âm lịch hàng tháng cũng đều tổ chức thả đèn hoa đăng cầu may.

Ở Hội An, tối 14 âm lịch hàng tháng và cả dịp rằm tháng Giêng đều tổ chức thả đèn hoa đăng cầu may (Ảnh Mytour.vn)

Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng. Vào dịp rằm tháng Giêng, bà con nông dân khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, nên tối ngày 15/1 âm lịch là thời điểm ra đồng ruộng tập trung cỏ khô, lá khô, châm lửa tiêu hủy sâu bọ.

Tết Nguyên tiêu của người Trung Quốc

Với người Trung Quốc, rằm tháng Giêng có tên gọi là Tết Nguyên tiêu. Tết Nguyên Tiêu ở đây có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới vì “nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm.

Người Hán cổ có ba cái Tết: Tết Thượng Nguyên (chính là rằm tháng Giêng), Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười). Qua nhiều thăng trầm thời gian, đến nay với người Trung Quốc, Tết Nguyên tiêu là hội hoa đăng hay lễ hội đèn hoa.

Trong ngày rằm tháng Giêng, người Trung Quốc tổ chức lễ hội hoa đăng… (Ảnh Baidu)

… và ăn bánh trôi truyền thống (Ảnh Baidu)

Ngắm đèn ăn bánh trôi là hai phong tục chính trong ngày tết này. Những đèn màu trong ngày Tết Nguyên tiêu, thường làm bằng giấy màu sặc sỡ, với đủ các tạo hình như non nước, các kiến trúc, các nhân vật, hoa cỏ, chim muông v.v…

Bánh trôi của người Tàu có nhân bằng các loại hoa quả, bên ngoài lấy bột gạo nếp gói thành từng viên tròn, rồi nấu chín, ăn thơm và ngon miệng. Ngày nay, phong vị bánh trôi của mỗi địa phương cũng không giống nhau.

Ngoài ngắm đèn, ăn bánh trôi, trong ngày Tết Nguyên tiêu còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác như diễu hành, múa lân sư rồng…

Tổng hợp Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô

Những Điều Cần Biết, Ý Nghĩa Của Rằm Tháng Giêng,

Cúng rằm tháng giêng đúng cách – Những điều cần biết

✅ Rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán. Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên và cầu mong một năm an lành, may mắn.

Ý NGHĨA CỦA RẰM THÁNG GIÊNG

Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm, Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Tết Nguyên Tiêu còn được dân gian gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười). Người Việt Nam có câu “Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngày Tết Nguyên tiêu trong đời sống tâm linh của người Việt. Chính vì vậy mà vào ngày lễ này, các gia đình thường rất cẩn thận trong việc sắm lễ cúng. Nhiều người còn lên chùa cầu may mắn, bình an rồi mới làm lễ tại nhà.  

Rằm tháng Giêng còn được coi là Tết muộn, bởi dư âm của những ngày Tết Nguyên Đán vẫn còn và nhiều gia đình vẫn tiếp tục ăn Tết, gói bánh chưng, chơi mai, đào nở muộn. Đây cũng là dịp để những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn tết “bù”… Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, Rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cách đón ngày Rằm của người dân cũng ít nhiều thay đổi. Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng  Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.

10 ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG NGÀY RẰM THẮNG RIÊNG

Rằm tháng Giêng là ngày lễ quan trọng đầu tiên của người dân nên còn có một số kiêng kỵ mọi người nên biết để có một năm thuận lợi, nếu tránh được sẽ tốt cho vận khí của bạn và gia đình 1 – Tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn. 2 – Kiêng đến bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém. 3 – Tránh mang nhiều tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người. Nếu mất mát tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi. 4 – Kiêng cho người khác mượn tiền, nếu bạn cho mượn nghĩa là bạn cũng cho đi tài khí của mình. 5 – Không để thùng gạo trong nhà lộ đáy, thùng gạo trống rỗng chẳng khác gì nhà bạn sẽ đói kém cả năm. 6 – Chú ý không để quần áo bị rách, theo quan niệm xưa thì nếu quần áo rách, năm tới bạn sẽ bị vận rủi đeo bám. 7 – Ngày này không được sát sinh, nếu không tài vận suy giảm, gặp tai nạn, bệnh tật. 9 – Kiêng câu cá vào ngày này vì theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. 10 – Kiêng nói bậy, chửi tục, nếu không sẽ gặp chuyện thị phi. 

NGÀY GIỜ CÚNG RẰM 

Nhiều người tin rằng, thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày Rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Mặc dù vậy, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh – Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được mọi người cúng vào ngày chính rằm (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch). – – Giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là thường cúng vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h trong ngày). 

CÁCH SẮM LỄ VẬT

Cách sắm lễ vật : Thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện cuộc sống, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau, nhưng đều thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh. Mâm cỗ cúng Phật gồm: – Hoa quả, Chè xôi, Các món đậu, Canh xào không thêm nhiều hương liệu, Bánh trôi nước. – Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.   Mâm cỗ cúng gia tiên: Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. – 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. – 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm. Đồ lễ khác gồm: – Hương – Hoa tươi – Vàng mã – Đèn nến – Trầu cau – Rượu, thuốc lá  

VĂN KHẤN RẰM THÁNG GIÊNG

Bài văn khấn rằm tháng Giêng tại nhà: – Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy) – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại. Tín chủ (chúng) con là: ………………………Ngụ tại:……………………………………….. Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

THAM KHẢO MÂM CỖ CÚNG RẰM THÁNG GIÊNG.

1. Cỗ chay với 10 món gồm :  Nem cà tím, chả đậu xanh, nem lụi, mề chay xào thập cẩm, cà tím nướng phô mai, phở cuốn nấm chay, canh ngũ vị, bánh bao chay, xôi đỗ xanh, bánh ngô hấp.   2. Mâm cỗ chay rất đẹp mắt gồm : bánh gấc, chè kho, canh rau củ thập cẩm nấm hạt sen, rau củ xào nấm, đậu sốt nấm hạt sen và thịt xá xíu chay    3. Mâm cỗ chay đơn giản gồm 4 món nem rau củ, nộm miến, bì chay cuốn, canh nấm    4. Mâm cỗ chay của chị Đinh Huyền (Tp Hồ Chí Minh)   5. Mâm cơm chay rất hấp dẫn bao gồm các món gà chay, giò chay, nem và các món canh, rau củ xào.   6. Mâm cơm chay của một gia đình ở Tam Điệp, Ninh Bình chia sẻ, ở chỗ gia đình sống không có sẵn các nguyên liệu chay đã qua chế biến vì thế đã tự mua các nguyên liệu như rau củ về làm các món chay đơn giản.         

   

Ý Nghĩa Rằm Tháng Giêng Trong Phật Giáo

Ngày rằm tháng Giêng ở Việt Nam ngày càng xa dần điển tích nguyên thủy và sinh hoạt của Trung Hoa mà hòa nhập vào sinh hoạt Phật Giáo. Dù kinh điển Phật không nói đến ngày rằm tháng giêng nhưng trong đại đa số dân chúng thì đây là dịp lên chùa lạy Phật, cúng sao giải hạn, ước nguyện điềm lành.

Còn với Phật Tử thuần thành thì ngày rằm đầu năm mới để lễ bái chư Phật, Bồ-tát, cúng dường Tăng Ni. Mọi người thường phóng sanh, làm những việc phước thiện nhằm cầu nguyện cho gia đình, cho cộng đồng tha nhân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, chúng sanh an lạc.

Với những người theo đạo Phật, thật ra rằm tháng giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật Giáo so với rằm tháng tư (lễ Phật Đản) và rằm tháng bảy (lễ Vu Lan), nhưng trùng hợp với lễ Thượng Nguyên và tết Nguyên Tiêu trong dân gian. Cộng với không khí vui xuân còn đậm đà của ngày rằm đầu tiên cho năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, cho nên giới Phật Tử cũng như dân chúng đi chùa lễ Phật rất đông đảo.

Ngày rằm tháng Giêng các chùa thường tổ chức phóng sanh, cứu tế, chẩn bần

Do tính chất hòa nhập lan tỏa như vậy nên đã từ rất lâu trong dân gian hình thành những câu tục ngữ, thành ngữ quen thuộc:

Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng riêng.

Giỗ tết cả năm không bằng rằm tháng giêng.

Rằm tháng giêng ai siêng nấy quải(1)

Rằm tháng bảy kẻ quải, người không(2).

Rằm tháng mười mười người mười quải…

Một điều thú vị nữa là trong trai kỳ của Phật Giáo, những tháng ăn chay của Tam Ngoạt Trai (Tam Nguyệt Trai, mỗi năm ăn chay 3 tháng) là các tháng giêng, tháng bảy và tháng mười âm lịch. Còn Nhất Nguyệt Trai ăn chay vào một trong các tháng giêng, tháng tư, tháng bảy hay tháng mười.

Hiện nay vào ngày rằm tháng giêng, các chùa thường khai đàn Dược Sư, hội Hoa Đăng; tổ chức đại lễ cầu an hoặc khai kinh Dược Sư và Tăng chúng, Ni chúng cùng Đạo tràng Phật Tử bản tự tụng niệm từ ngày mùng chín đến ngày rằm cầu an cho thập phương bá tánh. Mọi người tổ chức phóng sanh, phóng đăng; cứu tế, chẩn bần; hồi hướng công đức để cầu nguyện cho phong điều vũ thuận, quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

Bích Phượng

Ý Nghĩa Tết Nguyên Tiêu Và Bài Cúng Rằm Tháng Giêng 2022

rằm tháng giêng là một trong những ngày rằm quan trọng nhất của năm nhưng cúng rằm tháng Giêng vào giờ nào là chuẩn nhất thì không phải ai cũng biết.

Rằm tháng Giêng – ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu nguyện sự an lành cho bản thân và gia đình.

Tết nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười). Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Trong ngày lễ này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng của mỗi gia đình, vùng miền có thể khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc. Theo phong tục, đêm ngày 15/1 âm lịch (đêm Rằm tháng Giêng), bất cứ trong thành thị hay ở nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn kết hoa (hiện nay đã hạn chế nhiều) và thực hiện các nghi lễ cúng rằm.

Tuy nhiên theo quan niệm từ nhiều đời nay, trong một năm chọn lấy một ngày, trong một ngày chọn lấy một giờ. Vì thế, trong ngày 15/1 âm lịch cũng chỉ có một giờ chuẩn nhất, phù hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng.

Giờ thích hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng tại nhà đó là giờ Ngọ – thời khắc này là đúng thời khắc thần Phật giáng thế. Làm lễ cúng Rằm tháng Giêng cũng là cách để chào đón thần Phật một cách long trọng nhất.

văn khấn cúng Rằm tháng Giêng ngắn gọn cho mọi nhà

GS Lương Ngọc Huỳnh gợi ý các bài khấn ngắn gọn đối với từng mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng.

Bài khấn gia tiên: Con lạy tổ tiên nội ngoại hai bên. Con tên là … Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, ngày rằm đầu năm, con cháu chúng con có tấm lòng thành kính, có mâm cơm, chút lễ vật, nhang đèn để kính mời tổ tiên nội ngoại về chứng giám và phù hộ độ trì cho con cháu năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang thịnh vượng, mọi điều tốt đẹp, mọi sự hanh thông. Cầu xin thượng uyển phù hộ cho chúng con (Lạy 3 lạy).

Sau đó, đi ra hướng Đông khấn: Con lạy các vị hoàng đế Việt Nam, con lạy các vị đại thần Việt Nam, các vị trạng Việt Nam, hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên Tiêu, ngày hoàng đế mời các vị trạng vào triều để vịnh thơ và bàn luận việc nước.

Chúng con là những người dân được hưởng ân phúc của các vị hoàng đế, được hưởng thái bình, chúng con tưởng nhớ đến công lao to lớn của các vị hoàng đế, các vị đại thần, vua quan. Hôm nay, gia đình chúng con kính mời các vị vua, các vị quan thần các triều đại từ thời vua Hùng đến nay về thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của con dân chúng con. Con xin cám ơn. Lạy.

Tiếp đến, đi xuống hướng Nam khấn: Con lạy các vị thần tiên trên trời dưới đất, hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, gia đình con với tấm lòng thành kính gọi là có chút lễ vật nhang đăng thỉnh cầu, kính mời chư vị chứng giám cho tấm lòng của chúng con.

Cầu năm sang năm mới, các vị thần tiên và long thần, sơn thần thổ địa giúp đỡ phù hộ độ trì cho chúng con sang năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc an khang thịnh vượng, mọi sự cát tường. Con xin đa tạ các ngài. Lạy.

Quay sang hướng Tây khấn: Con Nam mô A Di Đà Phật, con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư vị mười phương. Con lạy Thiên đế vạn năng. Con lạy Phật tổ vạn pháp. Con lạy chư vị Tam thiên, chư vị Phật pháp.

Con Nam mô Hội thượng Phật Bồ Tát, con nam mô bạch y thần chú, cảm quan thiên bồ tát ma ha tát hồng niên. Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, gia đình chúng con có tấm lòng thành, lễ vật cơm chay, cầu xin Phật Tổ, cầu xin chư vị bồ tát, hội thượng phật bồ tát, quan thế âm bồ tát hạ giá phù hộ độ trì cho gia đình chúng con. Chúng con xin đa tạ chư Phật. Lạy

Quay về hướng Bắc khấn: Con lạy thượng đế, con lạy ngũ đế, con lạy các vị thánh tổ, con lạy các vị thiên binh thiên mã. Hôm nay là ngày 15 tháng Giêng là ngày rằm đầu năm, chúng con là người trần mắt thịt được hưởng thiên đức của thượng đế, của các vị thần tiên trên trời đã cho chúng con được sống, thành người được làm ăn phát triển trên trần gian này.

Tất cả những điều chúng con có là nhờ sáng lập của thượng đế. Hôm nay nhân ngày rằm đầu năm, chúng con làm mâm cơm đạm bạc kính mời thượng đế, kính mời các vị thần tiên trên trời, các vị thiên binh thiên tướng chứng giám cho chúng con. Chúng con xin khấu lạy và đa tạ các ngài. Lạy