Top 13 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Của Mâm Cỗ Trung Thu 4 Điểm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Ý Nghĩa Của Mâm Cỗ Trung Thu

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu từ ngàn xưa nhưng ít ai để ý tới. nhưng chỉ để ý biết đến Tết Trung Thu là một phong tục hết sức ý nghĩa đã có từ ngàn xưa. Đó là dịp mà mỗi người dân Việt thể hiện sự săn sóc, báo hiếu, lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. Đồng thời đây cũng là khoảng thời gian để mọi người ôn lại tình thân hữu và bày tỏ tình cảm thương yêu.

Có lẽ chính vì vậy mà mỗi lần đến Tết trung thu, ông bà, cha mẹ lại gửi gắm rất nhiều tình cảm và nỗi niềm vào những mâm cỗ để con trẻ được phá cỗ trông trăng. Với những sản vật bình dị, dân dã, cây nhà lá vườn dưới bàn tay khéo léo cộng với tất cả tình yêu thương dành cho con cháu, các bà, các mẹ đã làm nên những mâm cỗ trông trăng đẹp mắt, giàu phong vị và đậm đà ý nghĩa

Trên bất kỳ mâm cỗ trung thu nào cũng phải có các loại quả đặc trưng đó là bưởi, na dai, hồng giòn, chuối và thanh long. Mỗi loại quả này đều mang một ý nghĩa riêng của nó.

Từ xa xưa, người ta đã tin rằng loại quả này mang lại sự may mắn, bình an cho gia chủ. Màu vỏ xanh tươi tượng trưng cho sự mát lành, thanh khiết. Còn dáng bưởi căng, tròn là thể hiện của sự toàn vẹn, đủ đầy, sung túc.

Na với nhiều hạt đen nhánh, to, rõ mang ước vọng sinh sôi, lộc nở. Đó là nguyện cầu cho sức sống mãi trường tồn của con người từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Màu cam đỏ, chín mọng của thứ quả này khiến mâm cỗ thêm lung linh đẹp mắt. Mặc dù có vẻ ngoài khá nhỏ nhắn nhưng trái hồng lại luôn căng tràn và rắn chắc. Đó chính là biểu tượng cho sức sống mơn mởn và niềm tin bất diệt của con người, đặc biệt dành cho các em nhỏ thiếu nhi.

Hình ảnh nải chuối xanh tràn sang hai bên như đôi bàn tay đang hứng trọn những tinh hoa của đất trời để gửi gắm tới thần linh. Nó thể hiện cho sự thành kính và biết ơn của con người trước sự bảo bọc và ban ơn của đất trời, thiên địa

Sắc đỏ chính của loại quả này không chỉ khiến mâm cỗ thêm hài hòa, cân đối mà nó còn thể hiện cho sự may mắn, phát tài phát lộc. Bên cạnh đó, quả còn có những chiếc tai xanh bên ngoài với hình dáng uốn lượn tựa rồng bay, phượng múa. Đây cũng là biểu tượng cho rồng mây hội tụ, đất trời giao hòa, bình an và yên lành khắp muôn nơi.

Ý Nghĩa Của Mâm Cỗ Trung Thu Trong Đêm Trăng Rằm

Mâm cỗ trung thu gồm những quả gì?

Theo phong tục truyền thống, mâm cỗ trung thu ngoài bánh kẹo sẽ có thêm vài loại trái cây như bưởi, hồng, lựu… Tuy nhiên, tùy vào từng vùng miền mà những loại trái cây sẽ được thay đổi cho phù hợp. Tất cả sẽ được trang trí sao cho đẹp mắt và vun đầy để cầu may mắn cũng như phúc lành cho gia chủ.

Ý nghĩa các loại quả trong mâm cỗ

Bưởi

Mặc dù cách thức trang trí ở mỗi nơi là khác nhau, nhưng một loại quả không thể thiếu trên mâm cỗ trung thu đó là bưởi. Từ xưa, người ta quan niệm rằng trái bưởi mang đến sự bình an, may mắn cho gia đình. Vỏ bưởi xanh tươi tượng trưng cho sự mát lành, thanh khiết. Thân bưởi căng tròn biểu hiện cho sự đong đầy, sung túc và trọn vẹn. Bưởi là loại trái cây thân thiết với người dân Việt Nam, gắn với nhiều sự tích và ý nghĩa dân tộc.

Thanh long

Đây cũng là loại quả được xem là sẽ mang đến tài lộc cho gia đình nhờ vào sắc đỏ hồng của nó. Trái thanh long là biểu tượng cho rồng bay phượng múa, trời đất giao hòa, mang lại bình an và yên lành khắp nơi.

Lựu

Với lớp vỏ ngoài mỏng vàng, nhưng bên trong chứa đựng những hạt lựu đỏ mọng và căng nước. Trái lựu trên mâm cỗ trung thu mang ý nghĩa của sự sinh sôi, con cháu đề huề, gia đình luôn đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ.

Na

Cùng với lựu, na có nhiều hạt đen nhánh, to, rõ ràng, vị ngọt thanh mang ước vọng sinh sôi, nảy nở. Quả na xanh tươi thay lời gia chủ cầu nguyện cho sức sống được trường tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Hồng

Loại quả đặc trưng của mùa thu, khi chín có vỏ cam đỏ, mềm và ngọt dịu giúp tô điểm cho mâm cỗ trung thu thêm phần đẹp mắt. Sự căng tràn nhưng rắn chắc của quả hồng lúc chín biểu tượng cho sức sống, cũng như niềm tin của con người, đặc biệt là các em nhỏ.

Chuối

Đây là loại trái cây thường gặp trong những mâm cúng. Hình ảnh nải chuối xanh đầy đặn, quả chuối chắc khỏe vươn ra như đôi bàn tay đang hứng trọn tinh hoa của đất trời, gửi gắm khát vọng sống cho thần linh. Nải chuối thể hiện sự thành kính cũng như lòng biết ơn đối với sự bảo bọc của đất trời.

Phá Cỗ Trung Thu: Ý Nghĩa Đặc Biệt Của Ngày Lễ

Phá cỗ trung thu là một hoạt động rất đặc biệt trong ngày lễ trung thu, nhất là đối với các em nhỏ. Hay còn được gọi là tết trung thu, ngày tết của trẻ em và là dịp gia đình đoàn viên. Nhắc đến trung thu là mọi người nghĩ ngay đến Chị Hằng, Chú Cuội,… Đó là ngày trẻ em được tặng những món quà từ người lớn như đồ chơi, đèn lòng,…

Phá cỗ trung thu là gì?

Mâm cỗ trung thu

Phá cỗ trung thu là phong tục tập quán lâu đời từ xa xưa của người dân. Vào trung thu, các gia đình sẽ bày một mâm cỗ bao gồm các loại bánh trung thu. Bao gồm bánh dẻo, bánh nướng hoặc có thể là những loại bánh trung thu hiện đại hơn. Ngoài ra, còn cần cả mâm ngủ quả bao gồm các loại trái cây như na, bưởi, chuối,… Bên cạnh là những chiếc đèn lồng ông sao, đèn cá chép,…

Đó là mâm cỗ để cúng trăng và để cầu mong những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến với gia đình. Và đối với những người dân làm nông thì đó còn là những lời cầu mong một mùa màng bội thu, gia đình đoàn viên.

Phá cỗ trung thu

Sau khi trăng rằm đã lên cao, đất trời và tổ tiên đã “nhận” được lòng thành của con cháu. Đây sẽ là lúc mọi người cùng nhau quây quần lại để “phá cỗ”. Mọi người cùng dỡ trái cây, bánh trung thu và chia phần cho mọi người cùng thưởng thức. Người lớn sẽ cùng nhau ăn bánh, uống trà, nói chuyện. Còn trẻ con sẽ ăn bánh, cầm đèn lồng sặc sỡ chạy khắp nơi vui đùa.

Như vậy, phá cỗ trung thu là cùng nhau thưởng thức mâm cỗ trung thu vào ngày rằm tháng 8. Cùng nhau thưởng thức hương vị của ngày tết trung thu.

Ý nghĩa của phá cỗ trung thu

Một phong tục tập quán tốt đẹp

Vào dịp này, rất nhiều các phong tục, tục lễ cổ xưa được biểu diễn trên khắp các khu vực. Những tục lễ quen thuộc của buổi lễ như rước đèn, phá cỗ,… đều được diễn ra. Phá cỗ trung thu như một hoạt động không thể thiếu và đem lại một không gian náo nhiệt và hoài niệm cho mọi người.

Những người lớn thì nhớ về những kỉ niệm cũ và những đứa trẻ được hiểu hơn về phong tục tập quán tốt. Những nét đẹp độc đáo của nơi chúng được sỉnh ra và lớn lên. Từ đó, những giá trị xưa cũ được bảo tồn và truyền lại cho các lớp kế cận sau này.

Kết nối tình cảm đoàn viên

Vào dịp lễ trung thu, mọi người đều muốn trở về bên cạnh người thân gia đình sau những ngày bận rộn, lo toan. Đây là dịp để ông bà, cha mẹ cùng nhau gửi tặng đến con cháu những món quà. Và con cháu cũng gửi những lời chúc yêu thương tới ông bà, cha mẹ.

Phá cỗ trung thu là lúc mọi người cùng nhau ngồi bên mâm cỗ ngắm trăng. Họ cùng trò chuyện dưới cái mát mẻ dịu nhẹ của không khí giữa mùa thu. Sau đó là cùng nhau thưởng thức những món bánh trung thu, trái cây. Tất cả đều tạo nên một không khí tình cảm và đoàn viên.

Cầu mong những điều ý nghĩa tốt đẹp

Một mâm cỗ đầy đủ từ các loại bánh trung thu, các loại trái cây được coi là lòng thành tới từ các gia đình đối với tổ tiên và cúng trăng. Cầu mong mưa thuận, gió hòa cho một năm làm ăn sung túc và no ấm. Cầu mong sức khỏe và những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi thành viên trong gia đình.

Thưởng thức những chiếc bánh, trái cây được coi như là những món quà của ” tổ tiên ” dành cho con cháu. Hi vọng tất cả sẽ trở thành hiện thực và gia đình ngày càng no ấm và hạnh phúc.

Thời điểm phá cỗ trung thu

Nếu nhắc đến trung thu, đã là một người con Việt Nam thì không thể không biết thời điểm diễn ra trung thu. Cứ vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch, mọi người lại háo hức phá cỗ trung thu. Trước đó vài ngày, chắc chắn những con đường đã ngập tràn những màu sắc của đèn lồng, chiếc bánh trung thu thơm phức và những đồ trang trí đẹp mắt hướng về ngày trung thu.

Trăng vào ngày rằm tháng 8 thường tròn hơn và sáng hơn so với mọi ngày. Trăng lên cao giữa trời thu mát mẻ, dễ chịu khiến cho việc ra ngoài sắm sửa và ngắm trăng luôn khiến tâm trạng thoải mái. Những câu ca dao, truyền thuyết về chú cuội, chị Hằng cũng được người lớn kể lại cho các cháu thiếu nhi. Một không khí không thể tuyệt vời hơn.

Phá cỗ trung thu như thế nào ?

Chuẩn bị mâm cỗ trung thu

Bước đầu tiên chắc chắn đó là chuẩn bị một mâm cỗ trung thu. Như đã nhắc đến ở trên, một mâm cỗ sẽ bao gồm : Bánh trung thu, mâm ngũ quả và những chiếc đèn lồng truyền thống.

Bánh trung thu : có thể là bánh nướng hoặc bánh dẻo với nhiều loại hình dáng khác nhau. Tùy theo sở thích của từng người để lựa chọn.

Mâm ngũ quả : thông thường bao gồm quả dưa hấu, quả na, quả chuối, quả lựu và quả bưởi,…

Đèn lồng : hiện nay có rất nhiều loại khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Các hình dáng từ ngôi sao, cá chép,…

Rước đèn trung thu

Những loại đèn lồng truyền thống luôn được ưu tiên trong dịp này. Tuy nhiên, với sự phát triển và hiện đại hơn thì rất nhiều loại đèn với hình dáng độc đáo được ra đời. Hoặc bạn có thể cùng bé tạo nên những chiếc đèn lồng cũng rất ý nghĩa.

Đèn sẽ được thắp sáng bằng nến. Các em thiếu nhi sẽ cùng nhau rước đèn đi khắp xóm với nụ cười tươi. Ánh đèn lung linh từ những chiếc đèn lồng tạo không khí thực sự cho lễ trung thu.

Múa lân

Tiết mục múa lân được coi là đặc sản và “thương hiệu” mỗi khi nhắc đến trung thu. Múa lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng đối với mọi người. Tiếng trống hòa cùng những đoàn múa lân, ông địa đi khắp những con phố, khuấy động không khí.

Chủ nhà khi có lân tới sẽ mở cửa và cùng xem những chú lân nhảy múa tạo không khí vui vẻ và mang may mắn cho gia chủ. Kết thúc là màn “trao thưởng” là những món quà hoặc tiền mặt. Và cứ thế đoàn lân sẽ tiếp tục đi đến từng nhà trong ngày trung thu.

Phá cỗ trung thu

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghi lễ, thờ cúng tổ tiên, giây phút này, mọi người trong nhà sẽ ngồi lại với nhau. Và bắt đầu tiết mục phá cỗ. Lần lượt lấy bánh trung thu và trái cây chia cho từng thành viên.

Mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức. Người lớn thì cùng ăn bánh, uống trà còn trẻ con thì nô đùa, chạy nhảy xung quanh. Một không khí thanh bình và đậm chất trung thu, phá cỗ trung thu theo đúng truyền thống.

Tổ chức phá cỗ trung thu ý nghĩa

Đối với một sự kiện ý nghĩa và một năm chỉ có một lần như vậy. Chắc chắn bất cứ ai cũng muốn đem đến cho con em mình một buổi phá cỗ trung thu thật ý nghĩa. Tuy nhiên, việc tổ chức không phải là đơn giản, đặc biệt đối tượng là trẻ em, các em thiếu nhi. Không phải ai cũng có thời gian để chuẩn bị một buổi lễ đầy đủ và ý nghĩa. Nếu tự chuẩn bị thì dù điều này là rất ý nghĩa nhưng để đáp ứng đầy đủ chất lượng thì rất khó.

Vì vậy, việc lựa chọn một đơn vị tổ chức buổi lễ trung thu là điều cần thiết. Hiện tại có rất nhiều các đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn về chất lượng và chi phí. Họ sẽ chuẩn bị và setup cho buổi lễ từ A đến Z, công việc của bạn chỉ là liên hệ và đưa ra những yêu cầu cụ thể. Sau đó là một buổi phá cỗ trung thu thật đáng nhớ dành cho các cháu thiếu nhi.

Sự kiện Á Châu với 10 năm kinh nghiệm tổ chức sự kiện nên chắc chắn sẽ đem lại cho các cháu thiếu nhi một buổi phá cỗ thật đặc biệt, ấn tượng, đáng nhớ và ý nghĩa nhất.

Phá Cỗ Trung Thu Là Gì? Ý Nghĩa Việc Phá Cỗ Trung Thu

Phá cỗ trung thu là một phong tục văn hóa dân gian. Từ này có lẽ những người lớn lên ở thôn quê sẽ được biết nhiều hơn so với người ở thành phố. Trong ngày tết Trung thu, các gia đình bày biện một mâm cỗ ngoài trời để cúng trăng và tế trời đất, cầu mong cho mùa màng bội thu, cho gia đình đoàn viên, hạnh phúc, cho sự viên mãn trong cuộc sống. Mâm cỗ đặc biệt này bao gồm các loại bánh trung thu như bánh nướng truyền thống, bánh dẻo, bánh làm theo hình các con vật ngộ nghĩnh và các loại bánh kẹo khác trẻ con thích. Mâm cỗ cũng bao gồm các loại trái cây sẵn có của mùa thu lấy từ vườn nhà như na, bưởi, chuối, hồng, mía… được bày biện công phu, cắt tỉa khéo léo. Xung quanh mâm cỗ là các loại đèn lồng trung thu như đèn ông sao, đèn cá chép, đèn giấy nhún… Ánh sáng của trăng trên trời và đèn hoa dưới đất tạo nên khung cảnh đêm trung thu lung linh huyền ảo.

​Cỗ bàn bày biện đầy đủ, trăng rằm đã lên cao sáng tỏ, đất trời, tổ tiên cũng đã chứng giám cho lòng thành của con cháu qua các nghi thức cúng lễ. Giây phút này cũng là lúc mọi người quây quần lại và đồng thanh hô… phá cỗ!. Người ta lần lượt dỡ bánh, trái cây xuống, chia phần cho trẻ nhỏ và mọi người cùng thưởng thức. Người lớn thì ăn bánh trung thu uống trà, trẻ em ăn bánh trái và cầm lồng đèn sặc sỡ thắp sáng vừa đi vừa hát bài “Chiếc đèn ông sao”, “Rước đèn tháng Tám” hoặc xem những đoàn lân nhảy múa trong tiếng trống rộn ràng náo nhiệt mang đến điềm lành.Như vậy, phá cỗ trung thu là cùng nhau thưởng thức mâm cỗ trung thu dưới ánh trăng rằm tháng Tám, thưởng thức hương vị của tết trung thu.

​Với trẻ em nông thôn, ngày Tết trung thu trông trăng phá cỗ, xem múa lân là ngày vui, nô nức của các em. Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu, cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ. Phá cỗ trung thu là lúc mọi người trong gia đình quây quần bên nhau ngắm trăng, thưởng thức mâm cỗ dưới ánh trăng trong không khí mát mẻ, êm ả của mùa thu. Vì vậy, đây là dịp để tình yêu thương gia đình thêm khăng khít, gắn bó.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ được mùa, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ yên bình, thịnh trị.

Những năm gần đây, phá cỗ trung thu cũng là một hình thức sinh hoạt văn hóa trong đêm trung thu mà các cơ quan, đoàn thể tổ chức cho trẻ em vui tết trung thu, nhất là với các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cùng với múa lân, rước đèn. Đây là những hoạt động thể hiện sự quan tâm của cộng đồng, xã hội đối với trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước.

Vậy là chúng ta đã biết phá cỗ trung thu là gì và ý nghĩa của việc phá cỗ trung thu. Phong tục này hiện nay vẫn còn ở các làng quê, ở một số nơi đã giản lược hơn nhiều. Dù với hình thức nào thì ngày tết trung thu cũng mang ý nghĩa riêng của nó. Và phá cỗ trung thu cũng là một nét đẹp trong văn hóa dân gian mà chúng ta cần trân trọng giữ gìn.Xem Thêm: ​Tìm Hiểu Mâm Cỗ Ngày Tết Trung Thu Gồm Những Gì?