Top 14 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Của Ngày Giỗ Ông Bà Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Ý Nghĩa Ngày Giỗ Và Bài Văn Khấn Ngày Giỗ Ông, Bà, Cha, Mẹ

Đây là ngày con cháu tưởng nhớ đến các vị tổ tiên. Để ngày giỗ diễn ra trong khi ấm cúng thì cần có một mâm cơm cúng và cùng với đó là bài văn khấn cúng giỗ cho trọn vẹn.

Ý nghĩa và những ngày cúng giỗ quan trọng:

Đạo lý làm người luôn được người dân Việt Nam coi trọng. Người Việt luôn đề cao tính hiếu thảo trong cuộc sống hằng ngày. Bởi vậy những câu cao dao hay tục ngữ vẫn luôn hay nhắc về công cha, nghĩa mẹ và các đấng sinh thánh.

Chính vì lẽ đó, việc cúng giỗ những người đã khuất sẽ giúp cho con người thể hiện được lóng hiếu kính đối với tiên tổ, với những người đã khuất.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà việc cúng giỗ sẽ được tổ chức như thế nào – có thể tổ chức linh đình mới bà con, hàng xóm đến dự hoặc cũng có thể là một mâm cơm để gia đình sum vầy. Nhưng dù thế nào thì việc ngày giỗ cùng đã thể hiện được lòng thành kính với người đã khuất.

Những ngày giỗ quan trọng: Giỗ đầu

Người thân qua đời sau một năm thì tiến hành giỗ đầu. Trong thời gian này, những người có người thân mất vẫn chưa khây khỏa được nỗi đau buồn và sự nhớ thương. Thông thường vào ngày giỗ đầu của người đã khuất, mọi người thường tổ chức linh đình, mời họ hàng và hàng xóm đến.

Giỗ hết

Hai năm sau khi người thân mất, người ta sẽ tổ chức giỗ hết. Đây cũng là thời gian ngắn nên mọi người vẫn còn chút đau buồn và nhớ tới người thân đã mất. Vào ngày giỗ hết này, mọi người cũng tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu.

Giỗ thường

Giỗ thường là ngày giỗ từ năm thứ ba trở đi, trong ngày giỗ thường mọi người không phải tổ chức to như ngày giỗ đầu hay giỗ hết, ngày giỗ này có thể thu hẹp lại trong phạm vi gia đình và tù đó sẽ được tiến hành hàng năm.

Bài văn khấn ngày giỗ ông, bà, cha, mẹ:

Bạn đang đọc bài viết Ý nghĩa ngày giỗ và bài văn khấn ngày giỗ ông, Bà, Cha, Mẹ tại chuyên mục Cần biết, trên website Thích gì chọn đó

Vợ Không Nhớ Ngày Giỗ Ông Bà Của Chồng!

Đợt vừa rồi có đám giỗ bà nội của chồng ở quê. Vì là “bà” nên không được hoành tráng như “ông”. Mẹ chồng em chỉ làm nội bộ vài mâm.

Thông thường ngày đám giỗ của nhà chồng thì chồng hay nhắc cho em trước để em gọi điện thoại về “ngoại giao” với mẹ chồng nhưng hôm đó chồng quên. Đến tối, khi đám giỗ đã xong (làm buổi trưa) chồng gọi điện thoại về nói quên. Thế là em gọi ngay cho mẹ chồng và nhận lỗi là quên, với lại em cũng vừa sinh cháu, cũng khá lu bù. Thái độ mẹ chồng cũng bình thường.

Chuyện cũng đã qua nhưng chồng lại nhắc, trách móc vợ là sao không nhớ! Của đáng tội, cách đây 03 năm, chuyện y chang vậy đã từng xảy ra (chồng quên và vợ không nhớ). Tụi em đã gây lộn một trận long trời lở đất vì chuyện này. Lần này thì không ồn ào nhưng từ chuyện này chồng lại liên hệ những chuyện của nhà chồng nên em thấy khó chịu lắm.

Thứ nhất, giỗ ông bà bên nhà em, mẹ em thường hay chủ động nhắc và chẳng bao giờ gia đình em trách móc con cái tại sao chúng mày không nhớ ngày giỗ của ông bà.

Thứ hai, cũng chẳng mấy khi ngày giỗ ông bà bên nhà em mà em có mặt vì em cách nhà mẹ đẻ 120 km và ngày này toàn rơi vào ngày thường, em vẫn đi làm. Gia đình em cũng chẳng chấp nhặt những chuyện ấy bao giờ. Thế mà từ khi em lấy chồng, mẹ chồng cứ dịp giỗ hàng năm là lại gọi điện thoại bảo: phải chi có một năm cháu dâu về làm đám giỗ cho ông bà. Rồi cách đây 02 năm, khi con em ba tháng tuổi, trước khi đi làm lại em bế cháu về nhà nội chơi, dịp đám giỗ ông của chồng rơi vào thời điểm em đi làm lại (cháu 4 tháng 1 tuần) thế là mẹ chồng cứ ép em phải nghỉ làm thêm một tuần sau khi nghỉ hậu sản để làm đám giỗ cho ông của chồng.

Nhìn chung, nhà em cách nhà chồng gần 300 km, đám giỗ thì hay rơi vào ngày thường, em thì một nách 02 cháu nhỏ, đứa lớn 2 tuổi, đứa nhỏ mới sinh. Đành rằng không có mẹ chồng thì đúng là em phải làm đám giỗ cho ông nội chồng chứ mẹ chồng còn đó, là con dâu, làm đám giỗ cho bố chồng (tức ông nội chồng) thì cũng hợp lý sao cứ phải câu nệ?

Mà em không về được nhưng nếu lão chồng em về, em cũng cất công đi mua giỏ quà cho lão mang về quê và gọi điện thoại cáo lỗi.

Thế mà cứ bằng mặt mà không bằng lòng, cứ đâm bị thóc thọc bị gạo để nhà em lủng cà lủng củng.

Túm lại, em thấy:

+ Đối với chuyện nhớ ngày giỗ: em sẽ nhập gia tùy tục, từ đây sẽ tìm cách nhớ ngày để khỏi phiền phức linh tinh. Tuy nhiên, tính em hay quên, em rất hay xài reminder của điện thoại di động, nhưng ngày giỗ là ngày âm nên chẳng cài đặt được. Ghi sổ thì cũng sẽ quên. Các mẹ tư vấn giùm em cách nhớ ngày giỗ ông bà của chồng (và chắc em cũng nên nhớ ngày giỗ ông bà của em nữa! Hi hi! Cho công bằng)

Cảm ơn các mẹ!

Ý Nghĩa Của Cúng Giỗ Và Lời Văn Tế

Đồ lễ dâng cúng gia tiên bao giờ cũng thanh khiết và dành riêng, không được để con cháu ăn trước. Các thức ăn đã nấu nướng xong, phải đem cúng gia tiên trước rồi con cháu mới được ăn. Cũng như lúc ông bà còn sống, ông bà cha mẹ chưa ăn thì con cháu không được phép động tới.

Để tránh tình trạng lỗi lầm do không biết của các cháu nhỏ, các thức ăn nấu nướng xong phải được múc ra dành riêng cho việc cúng lễ cho phải phép. Trong việc cúng ông bà, chẳng nên làm lấy có hay chi để khoe khoang với thiên hạ mà phải lấy tâm thành, kính trọng làm gốc. Người xưa quan niệm rằng trong lòng nghĩ thế nào quỷ thần đều biết rõ (Tâm động quỷ thần tri).

Cúng bái chỉ làm cho có hình thức, thiếu lòng thành kính tức là thiếu sự hiếu thảo ngay lành. Không một vị tổ tiên nào chứng giám cho những con cháu có cúng mà không có kính. Thà chén cơm dĩa muối mà lòng thành hơn mâm cao cỗ đầy mà tâm địa dửng dưng.

Ngày nay có nhiều người thắp hướng khấn bái, thờ cúng mà chỉ theo rập như máy, mấy ai hiểu được giá trị đạo lý của việc thờ cúng. Khi chúng ta cầm nén hương đứng trước bàn thờ gia tiên, các hương án của đình, chùa, miếu rồi thốt lên câu “Thắp nén tâm hương” hay nói theo Việt ngữ “lòng thành thắp một nén nhang” là trong đó đã bao hàm ý nghĩa văn hóa và đạo lý làm người của người Việt Nam chứ không còn là sự mê tín đơn thuần nữa.

Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Có cần thiết phải cung kính không?” Thật ra, ở nơi thờ tự, cái “hồn” của những nơi ấy không chỉ ở những nét rêu phong cổ kính, những kiến trúc đẹp đẽ, những cây cao bóng cả, những vật thờ cúng mà cái “hồn” của việc thờ cúng toát lên trong việc tưởng chừng như rất đơn giản qua các nghi thức dâng hương, cúng bái, tế lễ. Chính những nghi thức này làm con người ta hòa nhập vào thế giới tâm linh của cộng đồng. Trong giây phút ta thành kính khấn bái đó, tâm hồn ta như hòa quyện giữa thế giới thực tại và mộng ảo, giữa cái tôi trần tục và bản ngã thiêng liêng…tất cả như hòa làm một. Tất cả câu văn khấn, cho đến cách bái lạy ngoài sự thể hiện tri thức của người hành lễ còn thể hiện một sự phó thác tuyệt đối cho đấng thiêng liêng. Khi ta khấn “thắp nén tâm hương, dốc lòng bài thỉnh” là cái Tâm tín đã được đưa lên đầu rồi vậy. Ông bà ta xưa có câu: “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”. Kẻ thắp hương mà không tin thì xem như họ đã không nghe lời người xưa của họ dạy, sao nghe lời mình khuyên được nhỉ? Những kẻ hô hào vô thần, bài xích sự tín ngưỡng của người khác thật ra cũng đáng thương, bởi có thể họ không có ông bà cha mẹ dạy dỗ những nét cao quý của việc thờ cúng thiêng liêng.

Theo: chúng tôi

Ý Nghĩa Của Phong Tục Cúng Ông Công Ông Táo

Có nhiều truyền thuyết được dân gian truyền lại về sự tích Táo quân. Trong đó phổ biến nhất là “Sự tích vua Bếp” được lưu truyền rộng rãi, tuy nhiên câu chuyện này cũng có khá nhiều dị bản.

Một trong những tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ vợ quay quắt, Trọng Cao lên đường tìm kiếm.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Trọng Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Thị Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Trọng Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Trọng Cao dưới đống rơm sau vườn.

Chẳng may, Phạm Lang về nhà lấy tro bón ruộng nhưng không có, bèn nổi lửa đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi lao mình vào cứu Trọng Cao ra. Thấy Thị Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

(Ảnh: Internet)

Ngọc Hoàng thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Không những định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức từ những việc làm đúng theo đạo lý của gia chủ và những người trong nhà; các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Ngoài ra theo học phái Lão Tử, ông Công là một vị thần trông coi việc thiện, ác của từng gia đình để cuối năm lên tâu Ngọc Hoàng.

Lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời thường được cúng khá sớm và thời gian muộn nhất là 12 giờ trưa 23 tháng Chạp Âm lịch bởi người ta quan niệm rằng sau giờ đó ba vị Táo quân đã về trời.

Đối với người Miền Bắc, mâm cỗ với các món truyền thống đặc trưng như gà luộc, bánh chưng, xôi vò, xôi gấc, canh măng, canh bóng, đĩa xào thập cẩm, giò, mâm ngũ quả, nem (chả giò), cá kho, hành muối… và không thể thiếu các món đặc trưng miền Bắc như xôi chè, chè bà cốt, chè kho, chè xôi nén hoặc chè con ong. Đây đều là những loại chè thường chỉ có ở miền Bắc. Tuy tên gọi là chè nhưng phần lớn được nấu như xôi.

Mâm cúng của người Miền Nam cũng tương đồng với những món ăn cổ truyền và món chè trôi nước, bên cạnh đó còn có thêm một đĩa kẹo “thèo lèo”. Đây cũng là một nét đặc trưng của người Miền Nam, một số người cao tuổi cho rằng, món thèo lèo này bắt nguồn từ văn hóa của người Hoa.

Người Trung Hoa ưa chuộng lạc và vừng trong các món ăn, không chỉ đơn giản là vì mùi vị thơm ngon mà còn do quan niệm sẽ mang lại may mắn và sung túc cho năm mới. Nhâm nhi tách trà nóng với đĩa kẹo “thèo lèo” thập cẩm để thấy Tết đã về đến ngõ. Cái ngọt của đường, vị béo của vừng hòa quyện lại và kết hợp với vị đắng chát của trà mang đến một sự hòa hợp, tràn đầy phong vị Tết.

Bên cạnh mâm cỗ thì việc thả cá chép cũng là một phần lễ quan trọng không thể thiếu. Cá chép được coi là linh vật đưa Táo Quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ người dân thường đặt một đôi hoặc ba con cá chép sống, thả trong chậu nước, ở gần mâm cỗ thờ cúng. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, để cá chép “hóa rồng” đưa ông Táo về trời.

“Cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, sự kiên trì, bền chí để đi đến thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.