Top 7 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Của Việc Mở Cửa Mã Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Ý Nghĩa Và Cách Cúng Mở Cửa Mã

Một trong những nghi thức trong tục cúng của người Việt Nam chính là lễ cúng mở cửa mả. Đây là nghi thức được tiến hành sau khi chôn cất người đã mất sau 3 ngày, với mục đích là giúp vong linh được siêu thoát. Và để có thể thực hiện nghi thức này một cách đúng đắn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề: Cách cúng, văn khấn, bài cúng mở cửa mả.

Cách cúng mở cửa mả

Đối với việc cách cũng mở cửa mả, tuy là nghi thức quen thuộc, nhưng đối với nhiều người thì điều này vẫn còn khá mơ hồ, chính vì vậy, việc tiến hành nghi thức này vẫn còn nhiều thiếu sót. Và sau đây là cách cúng mở cửa mả hợp lý.

Đầu tiên là gia chủ cần chủ bị lễ vật hết sức tươm tất, cụ thể như sau:

Một cái than bằng bẹ chuối (nam 7 bặc, nữ 9 bặc), môt cây mía lao để cả ngon, một ít tiêng vàng mã

Hai bình bông, hai đĩa trái cây (1 cúng đất đai, 1 cúng vong)

Ba ống trúc dài khoảng bốn tấc vót nhọn một đầu: 1 đựng muối, 1 đựng nước, 1 đựng nước – bịt lại bằng nilon trên đầu

Bốn cây đèn cầy

Năm thứ đậu (100 gram chung cho 5 thứ), năm thẻ tre dài 4 tấc vót nhọn 1 đầu (để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần)

Sáu chén chè, hai đĩa xôi, một bộ tam sênh (trứng, thịt, tôm)

Bảy cái chung, một bình trà, một xị rượu

Mười tám con chim để phóng sanh (thay cho gà)

Sau khi đã chuẩn bị những lễ vật cần thiết trên xong xuôi, thì tiếp theo bạn cần biết cách để sắp đặt chúng một cách hợp lý. Dưới đây là cách sắp xếp lễ cũng hợp lý mà các gia chủ cần tham khảo.

Đối với ba ống trúc có chứa gạo, muối và nước thì nên đặt ở dưới chân mộ, phần uống đặt dựa vào 3 ông trúc với nhau và để phái trên bài vị của người đã khuất.

Tiếp đến, các gia chủ nên dọn những lễ vật đã chuẩn bị trước đó như: chè, xôi, bông, trái cây, chung cúng trà rượu, giấy tiêng vàng mã trước mộ (dưới chân) để cúng vong và ở một nơi sạch sẻ gần đó để cúng thần.

Tiếp theo, tiến hành cắm năm thẻ trẻ đã dán bài vị ngũ phương ngũ tôn thần ở bốn gốc của mộ người khuất.

Cuối cùng, tiến hành thắp hương trước mộ và mân cúng thần cùng các bài vị tôn thần và những bài vị xung quanh đó.

Sau khi thực hiện xong xuôi những bước làm trên, thì tiếp theo các gia chủ sẽ bắt đầu thắp nhang và khấn xin những vị tôn thần dẫn dắt linh hồn người chết về nghe kinh, chứng minh lễ khai mộ.

Cùng lúc đó, các vị sư thầy sẽ tiến hành tụng kinh và thỉnh tôn thần và triệu linh, làm phép sái tịnh.

Trong khi các sư thầy tụng kinh là làm pháp thì các thành viên trong gia đình hãy lần lượt chia nhau mỗi người một ít đậu, một người đại diện cầm cây mía, lồng chim theo thầy đi quanh mộ vừa niệm phật, vừa rải đậu.

Khi đi đủ 3 vòng thì các thành viên trở lại vị trí ban đầu, rồi tiến hành phóng sanh chim, đốt giấy tiền vàng mã, lạy tạ tôn thần và dẫn vong trở về nhà cúng an linh.

Ý nghĩa của lễ cúng mở cửa mã

Tất nhiên mỗi nghi thức cúng lễ đều mang những ý nghĩa khác nhau, và tất nhiên cúng cửa mả cũng không phải là ngoại lệ. Theo quan niệm của ông cha ta, thì sau khi khi chôn người mất được 3 ngày, thì những người thân của người đã mất phải tiến hành mở cửa mả, để vong linh của người mất nhanh chóng siêu thoát.

Theo đó, cây thang nam bảy nấc, nữ chín nấc là để người chết leo ra khỏi huyệt mồ.

Năm thứ đậu và gạo muối cùng nước dùng để hồn người chết ăn uống cho no dạ.

Còn cây miá lau chín đốt là tượng trưng cho chín chữ cù lao, vì lau là lao đồng âm.

Còn con gà con để tượng trưng các con nay côi cút như gà con lìa mẹ.

Gà con còn được hiểu là gà linh, khi bị đánh nó kêu lên làm vong hồn người chết đang mê muội chưa biết mình đã chết, tỉnh ra.

Rất nhiều người thắc mắc rằng, liệu lễ cúng cửa mả có phải là nghi thức xuất phát từ phật giáo hay không? Câu trả lời cho vấn đề này chính là không, mà nghi thức này bắt nguồn từ lúc Lão giáo du nhập vào Việt Nam.

Với những người đã mất, chúng ta tuy có tâm hiếu đạo nhưng làm các việc không đúng Chánh pháp, tức không khéo chính mình trực tiếp xô đẩy người thân vào cảnh giới ác đạo. Đối với vòng luân hồi bất tận, thì chúng ta đã mang quá nhiều ân oán với người xấu số. Chính vì lẽ đó, mà những nghi thức đối với những người đã mất, phải được tiến hành hết sức quy củ và đúng đắng, để những vong linh của họ nhanh chóng siêu thoát và đầu thai.

– Ngũ phương Tôn Thần lai văn triệu thỉnh lai lâm.

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh: Đương Sơn bổn Xứ phước Đức chánh thần. Ngũ Phương mộ trạch sứ giả Tôn Thần, lai đáo Đàn Tiền chứng minh pháp sự. Thọ thử cúng dường thùy từ gia hộ, tiếp triệu phục vì Vong chánh …

– Duy nguyện: Thừa Tam Bảo lực, trượng bí mật ngôn. Vong Linh lai đáo Mộ Phần, thính Pháp văn Kinh, thọ tài hưởng thực.

– Kiềng thiềng tửu châm sơ tuần. Lễ nhị … bái.

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh: Thượng Hạ Truy Hồn tam sứ giả, Đông Tây thủ mạng nhị Thần Quan. Tiếp độ phục vì Vong chánh …

– Duy nguyện: Tam đồ lộ viễn, tiếp triệu lai lâm. Vong Linh lai đáo Đàn Tiền, thính Pháp văn Kinh, thọ tài hưởng thực.

– Kiềng thiềng tửu châm nhị tuần. Lễ nhị … bái.

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh: Ngũ Phương Ngũ Đế, Chúa Ngung Phương Thần, cập tùng Bộ Hạ lai đáo Đàn Tiền chứng minh pháp sự, thọ thử cúng dường, thùy từ gia hộ. Tiếp triệu phục vì Vong Chánh … . Lai đáo Mộ Phần, thính Pháp văn Kinh, thọ tài hưởng thực.

– Kiềng thiềng tửu châm tam tuần. Lễ nhị … bái.

* Giáo hữu biến thực biến thủy chơn ngôn:

Nẳng mồ tát phạ đác tha nga đa, phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần).

Nẳng mồ tô rô bà da, đác tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bác ra tô rô, bác ra tô rô, ta bà ha. (3 lần).

Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần).

– Nhất đích thanh lương thủy, năng trừ cơ khát tai.

– Kiềng thiềng trà châm bảo mãn. Lễ nhị … bái.

A-Di-Ðà Phật thân kim sắc

Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân

Bạch hào uyển-chuyển ngũ tu-di

Cám mục trừng thanh tứ đại hải.

Quang trung hóa Phật vô số ức,

Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên

Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh

Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật. (108 lần)

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần)

Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát. (3 lần)

Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. (3 lần)

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (3 lần)

(Vừa niệm Phật vừa dẫn Gia Đình kéo Gà đi quanh Mộ).

– Kim Kê thăng giáng, thần thức linh thông. Tiếp dẫn Vong Linh, giải trừ Quỉ Mị. Hung thần tốc xuất, kiết địa tân khai. Thổ Thần ủng hộ hình hài. Vong Giả tiêu diêu tự tại. (Cho Gà leo thang)

Thần Kê nhất thượng từng đàng Chư Phật chứng minh.

Thần Kê nhì thượng từng đàng Vong Giả siêu sanh Tịnh Độ.

Thần Kê tam thượng từng đàng Tang Chủ phước thọ tăng long.

(Cho Gà ăn đậu, uống rượu. Thả gà)

* Tụng Chú Táng Sa: (Rải đậu, Mè)

– Án a mộ già vĩ lô tả nẵng, ma ha mẫu nại ra ma nễ, bát nạp ma, nhập phạ lã, bát ra mạt đá dã hồng. (3 lần)

– Kiềng thiềng dĩ kim ngân phần hóa.

– Nẳng mồ a di đá bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lỵ đá tất đam bà tỳ, a di lỵ đá tỳ ca lan đế, a di lỵ đá tỳ ca lan đá, già di nhị già già na, chỉ đá ca lệ ta bà ha. (3 biến )

– Khai Mộ dẫn Vong sự tất. Tang Chủ kiềng thiềng lễ tất tứ … bái.

(Lấy 3 cây Nhang cắm vào Bài Vị).

– Qui khứ lai hề qui khứ lai.

Tây phương Tịnh độ bạch liên khai.

Nhứt trận hương phong xuy hốt đáo,

Hương hồn thừa thử bộ kim giai.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ cụ thể của bài viết: Cách cúng, văn khấn, bài cúng mở cửa mả trên đây, thì sẽ giúp cho những gia chủ có được sự hiểu biết cần thiết khi chuẩn bị nghi thức này, sao cho đúng đắn và tươm tất nhất, để cho vong linh của những người đã mất được ra đi nhẹ nhàng mà không còn ván vương quá nhiều với trần gian hiện tại.

Mở Cửa Hàng Vàng Mã

Mở cửa hàng vàng mã cần lưu ý những gì? Có cần đăng ký kinh doanh không? Là băn khoăn chung của nhiều người khi muốn mở cửa hàng kinh doanh đồ vàng mã. Để tìm lời giải đáp chi tiết cho những vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết sau.

I/ Những vấn đề cần lưu ý sau khi mở cửa hàng bán đồ vàng mã

Để mở cửa hàng vàng mã thành công thì bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

Thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh:

– Trường hợp bạn chưa có mặt bằng để mở cửa hàng kinh doanh đồ vàng mã thì bạn cần chọn địa điểm và thuê cho mình 1 cửa hàng.

Cửa hàng thì cần có tên và khi đặt tên cho cửa hàng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Tên cửa hàng phải có đủ 2 thành tố đó là Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên riêng không được trùng lặp hay giống với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi huyện, quận.

– Tên của cửa hàng cấm chứa từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Cấm chứa từ công ty hay doanh nghiệp trong tên cửa hàng. Tên phải được viết bằng các chữ số, ký hiệu hay chữ cái thuộc bảng chữ cái tiếng việt và các chữ J, F, W, Z. Tên cửa hàng có thể viết bằng tiếng anh hay viết tắt để tránh trùng lặp.

Đăng ký ngành nghề kinh doanh:

– Để có thể kinh doanh đồ vàng mã thì khi đăng ký kinh doanh, bạn cần tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, như vậy mới có thể thuận lợi kinh doanh. Trường hợp bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh không phù hợp với yêu cầu, mục đích kinh doanh, thì có thể không được cấp giấy phép kinh doanh.

– Mở cửa hàng vàng mã cần bao nhiêu vốn là một trong những vấn đề được hầu hết các chủ cửa hàng quan tâm. Bởi vì nắm rõ số vốn kinh doanh cần có. Bạn sẽ chủ động hơn trong việc phát triển kinh doanh.

– Hiện nay, thì số vốn kinh doanh cửa hàng vàng mã không có yêu cầu cụ thể, nó tùy thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế, khả năng và nhu cầu kinh doanh của từng người. Ví dụ, bạn có thể mở cửa hàng chỉ với 10 triệu, 30 triệu, 50 triệu…tùy vào quy mô cửa hàng.

Đóng thuế sau khi mở cửa hàng

Sau khi cửa hàng vàng mã đi vào kinh doanh, bạn sẽ cần đóng những loại thuế sau:

– Thuế giá trị gia tăng;

– Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có).

– Thuế môn bài;

II/ Hướng dẫn đăng ký kinh doanh cho cửa hàng vàng mã

Khi mở cửa hàng vàng mã thì việc đăng ký kinh doanh là không thể bỏ qua. Trường hợp này, bạn nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Bởi vì việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản, không mất nhiều thời gian hay chi phí như khi thành lập công ty. Hơn nữa, thủ tục pháp lý cũng đơn giản hơn rất nhiều. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau:

– Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký mở cửa hàng vàng mã. Nội dùng giấy đăng ký kinh doanh cần trình bày đầy đủ tên, địa chỉ cửa hàng kinh doanh, ngành nghề, số vốn kinh doanh, địa chỉ của người trực tiếp đăng ký kinh doanh, họ tên, ngày cấp chứng minh thư nhân dân và chữ ký của chủ hộ, chủ cửa hàng.

– Hợp đồng thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu bạn không thuê cửa hàng.

– Thẻ căn cước công dân bản sao, hộ chiếu bản sao hoặc chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng.

III/ Đăng ký tư vấn mở cửa hàng vàng mã tại Nam Việt Luật

Để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về cách mở cửa hàng, bạn hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được các chuyên gia và luật sư hỗ trợ chi tiết.

– Ngoài ra, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng hoàn tất mọi thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể để xin giấy phép kinh doanh và giúp cửa hàng của bạn nhanh chóng kinh doanh đúng quy định của pháp luật. Đăng ký dịch vụ làm giấy phép kinh doanh trọn gói của Nam Việt Luật, khách hàng chỉ cần chờ và nhận kết quả, Nam Việt Luật sẽ trả giấy phép tận tay bạn trong thời gian nhanh nhất có thể.

Ý Nghĩa Của Việc Đúc Chuông

Trong Phật giáo, chuông được đưa vào sử dụng từ bao giờ, ít sử liệu nào ghi lại một cách cụ thể rõ ràng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, Phật giáo sử dụng chuông rất sớm bởi đó là một pháp khí rất hữu hiệu, là phương tiện để tác động cũng như khai mở trí tuệ cho các hành giả đang tiến bước trên con đường giải thoát giác ngộ. Khi đức Thế Tôn còn tại thế, ngài đã dùng chuông làm phương tiện đánh thức, khai mở tâm trí cho các đệ tử của mình, ngoài giáo lý thậm thâm qua con đường lắng nghe, tư duy và thấu hiểu để rồi thực hành một cách hữu hiệu, mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống xuất gia, phạm hạnh. Trong một số kinh điển, khi Đức Phật giải thích, khai ngộ giáo lý cho các đệ tử, ngài hay thỉnh chuông để thức tỉnh đệ tử cảm nhận sự việc qua tính nghe của chính mình mà dung nhập vào sâu Phật trí. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật cũng bảo La Hầu La đánh chuông để giảng giáo lý viên thường cho ngài A-Nan nghe, vì thế chúng ta cũng có thể hiểu trong Phật giáo chuông được sử dụng từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế.

Chuông Chùa trong động Hương tích – Chùa Hương

Ở Việt nam, chuông được sử dụng trong các chùa chiền từ năm nào, điều đó rất khó xác định. Nhưng chúng ta biết, Phật giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm. Do tiếp cận được nhiều luồng tư tưởng, lối sống của người Việt Nam phóng khoáng, dễ dàng tiếp thu và dung nhiếp những triết lý khác, tạo cho mình một nét văn hoá riêng biệt và phát triển. Từ khi chùa xuất hiện cũng là lúc chuông được đưa vào sử dụng, bởi hình ảnh ngôi chùa, tiếng chuông là máu thịt của người dân Việt Nam, là một phần không thể thiếu để tạo nên bản sắc và linh hồn dân tộc. Ca dao có câu:

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”.

Lịch sử nước Nam vào thời kỳ Lý – Trần, Phật giáo phát triển hưng thịnh, có thể xem là quốc giáo. Những thập niên đầu của nhà Lý, chúng ta còn được biết đến “An Nam tứ đại khí”, đó là bốn vật khí bằng đồng cực lớn, bao gồm: Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc chùa Phổ Minh và Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm. Trải qua không biết bao lần bị giặc phương Bắc đô hộ, cộng thêm sự tàn phá thảm khốc của chiến tranh, tất cả các công trình này đều bị phá huỷ. Hiện giờ khuôn viên cũng như nền chùa Sùng Khánh hay gọi Báo Thiên Tự, bao gồm cả bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên (gọi tắt là Tháp Báo Thiên) bị Nhà Thờ Lớn Hà Nội xây đè lên, việc này xảy ra từ năm 1873 – 1882 (thời Pháp thuộc), khi quân Pháp chiếm đóng nước ta, phá huỷ chùa chiền và san bằng khu đất này để xây nhà thờ, những hình ảnh ấy, những chứng tích ấy, ngày nay sử liệu vẫn còn ghi rõ. Nhà thơ Phạm Sư Mạnh(thế kỷ XIV), người Hải Dương, tiến sĩ đời vua Trần Minh Tông(1314 – 1329) viết (Nhà thơ Vô Ngã Phạm Khắc Hàm dịch):

“Trấn áp đông tây giữ đế kỳ

Một mình cao ngất tháp uy nghi

Chống trời cột trụ non sông vững

Sừng sững ngàn năm một đỉnh chuỳ

Chuông khánh gió đưa vang đối đáp

Đèn sao đêm đến rực quang huy

Đến đây những muốn lưu danh tính

Mài mực sông xuân viết ngẫu thi”.

Ngày nay, chuông được sử dụng một cách rộng rãi ở trong các chùa và am, tự viện. Tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng, người ta làm ra nhiều loại mẫu chuông khác nhau, nhưng chung quy thì có ba loại căn bản: Đại hồng chung, Bảo chúng chung và Gia trì chung.

Đại hồng chung là loại chuông lớn hay còn gọi là chuông U minh, chuông này thường được đánh vào những lúc đầu hôm và cuối đêm. Đánh vào lúc đầu hôm là để thức tỉnh và nhắc nhở mọi người rằng: “Vô thường mau chóng, chẳng hẹn một ai, khi hơi thở ra mà không trở lại là qua đời khác”. Còn đánh vào lúc cuối đêm là để sách tấn mọi người mau mau tu tập, đoạn trừ mọi phiền não cấu uế của tự tâm, gạn lọc tham, sân và si là ba thứ gây ra tội lỗi, trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi. Lối đánh chuông này, thường là 108 tiếng, ý nghĩa biểu trưng cho 108 thứ phiền não của chúng sinh, khi chuông đánh lên thì 108 thứ phiền não này đều bị rơi rụng, trí tuệ phát sinh, căn lành tăng trưởng, đạt được sự giải thoát giác ngộ trong tương lai.

Bảo chúng chung hay còn gọi là Tăng đường chung, tức là loại chuông này dùng để báo tin trong lúc nhóm họp Đại chúng, thọ trai hoặc khi lên khoá lễ hay kiền chuỳ v.v… trong các chùa và am tự viện.

Gia trì chung là loại chuông dùng để đánh trong trường hợp đầu bài hoặc cuối bài những câu kinh hay câu sám, hoặc cũng có lúc xuống dòng của đoạn hay của câu, và còn ra hiệu cho biết khi bắt đầu hoặc chấm dứt buổi lễ. Đồng thời cũng là để điều hoà cho người tụng kinh, lễ Phật được nhịp nhàng đều đặn, hướng người tụng vào một con đường duy nhất là Chí Tâm.

Âm ba của tiếng chuông như là một liều thuốc “trực chỉ nhân tâm”, xoáy sâu vào thức A Lại Da của mọi người, vượt thoát không gian và thời gian, phá tan mọi thành trì căn trần và thức, bức phá mọi gốc rễ của vô minh ngàn đời tăm tối, đưa hành giả tới chỗ hốt nhiên, vỡ oà, chạm được cửa ngõ của Bản Lai, vào sâu căn nhà của Diện Mục, “linh linh bất muội, liễu liễu thường tri”. Quả là hợp với câu:

“Hồng chung vang vọng tiếng ban đầu

Địa ngục A Tỳ thăm thẳm sâu

Thiên đường Hữu Đảnh ngân vang khắp

Trước Phật mười phương con cúi đầu”.

Sức công phá, sự lan toả của nó không chỉ hạn hữu ở thế giới hiện thực, mà nó còn quét sâu vào thế giới siêu hình, tạo nên một sự nối kết hoàn hảo, bù đắp cho những thiếu hụt trong quá khứ, gắt kết với đời sống hiện tại, xây dựng một kết quả viên mãn trong tương lai. Tính chất này giúp cho người hiện còn có thêm những phương tiện, thể hiện lòng tri ân và báo ân của mình đối với những người đã khuất, xua đi tất cả những mặc cảm, thân phận của cuộc đời, để nhích lại gần với nhau hơn trên lộ trình “pháp giới đồng nhất thể”. Việc làm này, trong một số kinh sách cũng có nói đến, ví như Kinh Tăng nhất A-hàm có chép: “Mỗi khi nghe tiếng chuông chùa ngân lên, thì những hình phạt trong các ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sinh nào đang chịu những hình phạt ấy cũng được tạm thời an vui”. Hay như trong Truyện Cảnh Thông cũng nói: “Ngày xưa, Ðức Phật Câu Lưu Tôn, ở tại viện Tu-da-la xứ Càn trúc, đã có tạo một quả chuông bằng đá xanh thường đánh vào những lúc mặt trời vừa mọc. Khi tiếng chuông ấy ngân lên thì trong ánh sáng mặt trời có các vị hóa Phật hiện ra, diễn nói 12 bộ kinh, làm cho người nghe chứng được thánh quả không thể kể xiết”. Vả lại trong Bộ Kim-cang-chí cũng có chép: “Vua Hiếu Cao Hoàng Ðế đời nhà Ðường, vì nghe lời xàm tấu của Tống Tề Khư, giết lầm kẻ tôi trung tên là Hòa Châu, nên khi chết bị đọa vào địa ngục. Một hôm có người bị bạo tử (chết thình lình), thần hồn đi lạc vào địa ngục ấy, thấy một tội nhân đang bị gông cùm kìm kẹp đánh đập rất khổ sở, hỏi ra mới biết là vua Hiếu Cao đời nhà Ðường. Vua gọi người bạo tử ấy bảo rằng: Nhờ ngươi trở lại dương thế nói giùm với Hậu chúa, hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm việc phước thiện. Khi trở lại dương thế, người bạo tử ấy liền bái yết với Hậu chúa và chuyển lời nhắn nhủ của vua Hiếu Cao. Nghe vậy, Hậu chúa liền thân hành đến chùa Thanh Lương phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao Hoàng đế”, (tích này ở trong bộ “Bách trượng thanh quy” quyển thứ 87 trang 68). Thế mới biết:

Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ

Lìa địa ngục, khỏi hầm lửa

Nguyện thành Phật, độ chúng sinh.

Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới

Xa xôi tăm tối cũng đều nghe

Những ai lạc bước mau dừng lại

Tỉnh giấc hôn mê thấy nẻo về.

Qua đó cho chúng ta thấy sự lợi ích vô cùng, sự mầu nhiệm vô biên mà Thần Chung đã mang lại, không những người còn, mà kẻ mất cũng đều được thấm nhuần pháp vị an lạc, siêu việt ba cõi, đạt được sự giải thoát giác ngộ ngay trong hiện tại cũng như tương lai. Ngày xưa, chư Tổ thấy được sự quí báu này mà phương tiện thiện xảo, lập ra quy củ thiền môn, hai thời sớm tối đều phải hô chuông, để tạo phước điền cho trăm họ, không những người dương, mà kẻ âm cũng được siêu thoát. Thế nên, công việc đúc chuông là một việc làm vô lượng công đức, vô lượng cát tường, trời người đều tán thán, ai nấy cũng hân hoan.

Tạo hồng chung, tiếng vang trời đất

Chuyển âm kỳ, hoằng pháp lợi sinh

Giữa khuya buông tiếng chày kình,

Thong dong tĩnh tại, vạn dân an hoà

Trăm linh tám tiếng chuông giải kết

Khiến ba ngàn cõi sạch bụi trần,

Quỷ thần kính lễ thanh chân

U minh được mát, ngục tù biến tan

Người lĩnh hội thanh chung trọn vẹn

Lý diệu huyền giáo pháp nhận ngay,

Người nghe thấy tiếng chuông này,

Khuyến thiện trừ ác, quay về bình an.

Tâm ý lặng bỏ lòng phân biệt,

Cả cộng đồng hưởng được lợi vui

Tinh thần vững mạnh không lui

Người phàm, kẻ tục cùng vui chung hoà

Chuông pháp khí Sa bà đánh thức,

Thỉnh chư Thần, chư Phật giáng lâm

Phù trì ban phúc muôn dân

An bang hưng quốc, nhà nhà hoà yên.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát

Mở Cửa Mã Là Gì? Để Làm Gì, Ý Nghĩa Gì, Và Cần Những Gì? Ngày Nào?

Mở cửa mã là gì?

Mở cửa mã hay còn gọi là khai mộ là phong tục từ xa xưa của người Việt. Lễ này có nguồn gốc được du nhập từ Trung Hoa và trở thành tục lệ chính thức. Sau khi chôn cất người chết được 3 ngày lễ mở cửa mã sẽ được diễn ra. Bởi quan niệm cho rằng, người thân khi mất 3 ngày phải mở cửa mã để vong hồn người chết được siêu thăng nơi Tịnh độ.

Cách cúng cửa mã

Chuẩn bị lễ vật

Chuẩn bị một cái than bằng bẹ chuối, đối với nam 7 bâc và nữ 9 bâc, môt cây mía lao còn để cả ngon và một ít vàng mã.

Hai bình bông, hai đĩa trái cây: 1 dùng cúng đất đai, 1 cúng vong.

Ba ống trúc dài khoảng bốn tấc được vót nhọn một đầu: 1 dùng đựng muối, 1 đựng nước, lưu ý 1 đựng nước cần bịt lại bằng nilon trên đầu.

Bốn cây đèn cầy.

100g cho 5 thứ đậu, năm thẻ tre dài 4 tấc được vót nhọn 1 đầu để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần.

Sáu chén chè, hai đĩa xôi, một bộ tam sênh gồm trứng, thịt và tôm.

Bảy cái chung, một bình trà, một xị rượu.

Mười tám con chim để phóng sinh thay vì phóng sinh sinh gà.

Sắp đặt lễ cúng

Đầu tiên cắm 3 ống trúc có gạo, muối, nước dưới chân mộ rồi dựa cái than vào 3 ống trúc đằng sau, phía trên để bài vị.

Dọn 2 mâm lễ cúng có chè, xôi, bông, trái cây, chung cúng trà rượu, giấy vàng mã trước mộ để cúng vong và một nơi sạch sẽ ở gần đó để cúng thần.

Tiếp theo hãy cắm 5 thẻ tre đã được dán bài vị ngũ phương ngũ thổ tôn thần ở bốn góc và giữa mộ phần.

Cuối cùng thắp nhang trước mộ, mâm cúng thần và các bài vị tôn thần, các mộ xung quanh.

Nghi thức cúng như sau:

Thắp nhang khấn chư vị tôn thần dẫn dắt linh hồn người đã chết về nghe kinh, chứng minh lễ khai mộ. Thầy tụng kinh thỉnh chư vị thần và triệu linh làm phép sái tịnh.

Các thành viên trong gia đình chia nhau mỗi người một ít đậu, một người đại diện cầm cây mía, lồng chim đi theo thầy cúng vừa niệm phật vừa rải đều đậu. Đi vòng quanh mộ đủ 3 vòng thì trở lại vị trí cũ rồi phóng sanh chim, đốt tiền vàng mã, lạy tạ thôn thần. Sau đó dẫn vong trở về nhà cúng an linh.

Ý nghĩa của lễ cúng cửa mã

Cây thang nam bảy tấc, nữ chín tấc mang ý nghĩa để người chết leo ra khỏi huyệt mồ. Năm thứ đậu và gạo muối và nước để người chết ăn cho no dạ. Cây mía lau chín đốt biểu tượng cho chữ cù lao bởi lau chính là lao đồng âm.

Con gà con mang ý nghĩ tượng trưng như các con nay bơ vơ lang thang như gà con lìa mẹ. Ngoài ra, gà con còn là gà linh, khi bị đánh nó kêu lên khiến vong hồn người chết đang mê muội chưa biết đã chết, tỉnh ra.

Đạo Phật quan niệm thế nào về lễ mở cửa mã?

Theo đạo Phật không có lễ cửa mã, kinh và giáo lý chỉ nhắc đến buôi lễ an vị mộ. Trong ngày tang lễ, vong hồn người chết đã được rước về nhà để thực hiện nghi lễ an sàng chứ không còn chứ không còn ở dưới mộ nữa. Và lễ này được thực hiện với ý nghĩa khác chứ không còn là mở cửa mã gọi người chết nữa.

Trong những ngày an táng do bận quá nhiều công việc nên người thân trong gia đình không thể chăm lo cho mộ phần người đã khuất được, chỉ có người ngoài thực hiện các việc chôn cất. Chính vì thế sau 3 ngày, con cháu mới trở ra mộ thăm viếng, đắp lại mộ phần cũng như dọn cỏ xung quanh cho người đã mất. Và làm lễ cúng để tỏ lòng thương nhớ đến người đã khuất.

Buổi lễ này không nhất thiết phải mời thầy cúng mà gia đình có thể tự cúng. Cũng không cần phải làm lễ cúng quá cầu kỳ rườm rà, chỉ cần đơn giản với hoa quả, xôi chè là đủ. Chỉ cần có lòng thành tỏ lòng tiếc thương và hy vọng cho người đã chết được siêu thoát.

Lễ mở cửa mở theo góc độ Nho giáo

Theo quan điểm của Nho giáo thì việc mở cửa mộ cho vong hồn đi ra là không đúng. Mà lễ này là sau 3 ngày con cháu ra mộ viếng thăm và tỏ lòng tiếc thương cho người đã mất. Người thân sẽ đem theo một con gà kêu, một cây mía lau, 5 cây thẻ vô bùa, cây thang năm tấc và 3 ống trúc, 5 thứ ngũ cốc.

Con gà kêu thể hiện người con mất cha mất mẹ như chú gà con trở nên bơ vơ khi mất mẹ. Hình ảnh cây mía lau biểu tượng cho sự gầy gò, ốm yếu của những khổ cực mà cha mẹ lúc nuôi con.

Cây thang 5 tấc và 3 ống trúc là biểu tượng cho Tam Cang, Ngũ thường thể hiện người chết đã làm tròn bổn phận khi còn sống. 5 cây thẻ bùa dùng trấn yểm những vong hồn bơ vơ và ma quỷ để họ không quấy rầy phá mộ phần của người đã chết. Và 5 loại ngũ cốc nằm chỉ về cuộc sống của con người nhờ vào chúng, khi chết đi cũng có những thứ này ở xung quanh mình.