Top 15 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Cúng 21 Ngày Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Status Về Cha, 50+ Dòng Status Về Ngày Của Cha 21/6 Hay Ý Nghĩa

Ngày lễ này dựa trên ý tưởng ban đầu của Sonora Smart Dodd, một phụ nữ trẻ ở Spokane, bang Washington, Mỹ. Khi Sonora muốn tổ chức một ngày lễ đặc biệt để biết ôn người cha đã hi sing nuôi 6 người con sau khi me cô qua đời. Ngày của cha đầu tiên được tổ chức vào ngày 19/6/1910 ở Spokane.

STT Về Người Cha Ý Nghĩa

1. Tình cảm lặng thầm nhất trên thế giới này là tình yêu của cha. Người không bao giờ nói câu: Cha yêu con, mà chỉ dùng hành động để thể hiện. Mỗi một người cha đều là một bức tường. Cho dù hồi nhỏ bạn chỉ muốn chạy đi thật xa, nhưng đến một ngày, tổn thương đủ rồi, sẽ muốn quay trở về, dựa vào cha, thời khắc đó mới cảm thấy thật sự an toàn.

2. Cha là người không bao giờ nói nhiều, không bao giờ rời xa, không bao giờ nồng nhiệt nhưng lại luôn thâm tình.

3. Nếu tôi có con gái, chỉ cần nó muốn phóng hỏa, tôi sẽ giúp nó châm lửa.

4. Cha luôn nói tôi là niềm tự hào đời này của cha. Thực ra tôi cũng muốn nói cha là niềm kiêu hãnh trong sinh mệnh của tôi.

5. Tốc độ thành công của chúng ta nhất định phải nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ. Chỉ sợ cây muốn lặng mà gió không ngừng thổi, con muốn nuôi mà cha mẹ không thể đợi. Không cần làm những việc sau này khiến bản thân hối hận, không cần mang tình yêu biến thành sự chờ đợi. Cha mẹ nuôi con khôn lớn, con cùng cha mẹ già đi.

6. Mỗi lần cho tiền đều dặn không được nói cho mẹ biết. Nhưng mỗi lần đó đều là tự cha nói với mẹ

7. Bởi vì tôi là bố của nó, nó ở với tôi, chỉ có thể hạnh phúc, những thứ khác đều không được. Đây chính là tâm nguyện của một người làm bố.

8. Bố luôn không muốn mình lấy chồng xa, không phải vì sợ xa rồi thì tình cảm sẽ nhạt đi, mà vì bố sợ, nếu có một ngày tôi đột nhiên xảy ra chuyện gì, dù có ngồi máy bay thì cũng cần cả quá trình, quá trình ấy bố sẽ rất lo lắng, rất sợ hãi, bố không muốn phải chịu đựng cái quá trình ấy, bố muốn khi nhớ tôi có thể tới thăm tôi bất cứ lúc nào.

9. Bố là người anh hùng đầu tiên của những cậu con trai. Là mối tình đầu tiên của các cô con gái.

10. Trên thế giới này, Ba của chúng ta chính là người Ba tốt nhất. Người đó trong tim bạn, là người tài giỏi nhất.

11. Nếu bạn không có một người cha tốt, hãy tìm một người cha tốt cho con bạn, hoặc chính bạn hãy trở thành một người cha tuyệt vời.

12. Thắng và thua đều là chuyện thường tình mà con không thể kiểm soát được, chỉ cần đừng ngủ quên trên chiến thắng và gục ngã trong thất bại, cha sẽ thấy rất tự hào vì con.

13. Khi cha ở tuổi của con, nhìn các bạn khác học vẽ, học hát, học nhảy… cha vẫn luôn ghen tị trong khi mình chỉ được đi học trên lớp.

14. Cha không có gì để cho con ngoại trừ dạy con biết sống ngay thẳng, dũng cảm và độc lập. Để rồi một ngày nào đó, con sẽ tự hào trả lời trước cha: Con đã thành công!

15. Ba à! Hôm nay con buồn. Hôm nay là ngày của cha, một ngày làm con nhớ cha hơn. Nhớ về những kí ức đẹp của con với ba. Bây giờ con mới nhận ra thiếu ba nó đau đớn và tự ti đến thế nào.

16. Con chỉ mong cha giữ gìn tốt sức khỏe của mình thôi. Con lớn rồi con sẽ tự chăm sóc tốt cho mình, con sẽ không để cha và mẹ phải lo cho con nhiều nữa.

17. Đối với tôi cha là duy nhất, tôi luôn tự hào mình được lớn lên trong vòng tay của cha. Vòng tay người lính hình sự luôn khô khan và lạnh nhạt, nhưng không đối với tôi bàn tay cha luôn ấm áp, luôn bên tôi che chở và bảo vệ tôi.

18. Cha, người vốn dĩ bình thường bỗng chốc biến thành anh hùng, nhà thám hiểm, người kể chuyện và cả ca sỹ bởi vì tình yêu đối với con.

19. Vì con hiểu đó là sự thay đổi của một đứa con trai đang dần trưởng thành với cha mình.

20. Con người rồi cũng sẽ già đi, cha tôi cũng đang dần điểm bạc cho mái tóc. Dù nhiều chuyện đã đang xảy ra, dù nhiều lúc bực mình mình, thì đó vẫn là Cha tôi. Tôi vẫn vui, vẫn tự hào về điều đó. Cảm ơn vì đã giúp con trưởng thành hơn.

21. Tôi ít nói về bố không có nghĩa là tôi không yêu bố. Nhưng ở đời, phàm yêu ai nhiều mà không đáp ứng hết kỳ vọng của họ ở mình, thì áp lực và tự ti lại càng lớn, luôn sống trong sự sợ hãi. Vì biết rằng mình yêu thật, yêu nhiều nhưng không làm cho người mình yêu có được sự kỳ vọng, mong muốn từ mình thì tình cảm đó dẫu cho lớn bao nhiêu thì cũng không chứng minh được.

22. Nhớ bố. Thèm cảm giác đc bố quan tâm. Thèm cảm giác đc bố chỉ dạy những điều hay lẽ phải trong cuộc. Làm sai bố sẽ nói con gái bố sai rồi, con người phải biết cho đi, biết quan tâm mọi người. Làm đúng bố sẽ xoa đầu khen con gái bố giỏi quá. Lúc buồn đau bế tắc sẽ có bố nói rằng không sao đâu con, mọi chuyện sẽ ổn thôi.

23. Sáng nào bố cũng đưa mấy chị em đi hết những năm tháng tiểu học. Nắng, mưa, sương muối bất kể trời có rét căm căm lông mày lông mi bốc trắng xóa vì sương muối. Bàn tay bố đỏ lên vì lạnh vì buốt. Kí ức không bao giờ quên được.

24. Cuộc sống tha phương những chiều sương buốt lạnh. Ngọn gió hiu hiu thấy se lạnh bờ vai. Nghĩ đến mẹ cha phải vất vat ngược xuôi cảm thấy tủi thân khi chưa làm được gì.

25. Thương bố cả cuộc đời bố dành cho con. Bố là một người đàn ông một người bố rất tốt bố không uống rượu không hút thuốc, bố yêu thường chúng con rất nhiều. Mong bố luôn ở mãi bên con.

26. Công cha, áo mẹ, chữ thầy. Gắng công mà học có ngày thành danh.

27. Nhân ngày của cha, cả nhà chúc Bố luôn vui vẻ, luôn mạnh khỏe, luôn vui vẻ và mãi bên mẹ và chúng con. Chúng con cám ơn bố đã hy sinh vất vả vì gia đình mình. Bố ơi chúng con tự hào về bố lắm, Cả nhà yêu bố nhiều lắm.

28. Hôm nay là ngày ngày của cha, chúng con luôn kính chúc bố nhiều sức khỏe và hạnh phúc bên con cháu.

29. Là khi bạn trưởng thành và bước ra khỏi ông ấy hay đi xây dựng hạnh phúc cho riêng mình, rồi sau đó bạn mới đong đếm và hoàn toàn trân trọng sự tuyệt vời của bố mình.

30. Bố trong mắt nhiều người có thể là người ít nói, ít khi thể hiện sự yêu chiều, ít khi nói thương con cái. Nhưng ẩn đằng sau vẻ lạnh lùng đó lại là một tình yêu thương con không kém người mẹ.

31. Bố vẫn có thể cõng con một đoạn đường dài dù rất mệt chỉ vì con đang bệnh hoặc con đang mệt. Dù bố có nắm giữ vị trí cao thế nào, nhưng khi về nhà bố có thể là người bạn để con trải lòng, là bờ vai vững chắc nhất để con dựa vào. Con thích gì bố đều biết hết và âm thầm tặng con những gì cần thiết cho cuộc sống hoặc đơn giản là làm con vui.

32. Giữa bố và mẹ, có lẽ đa phần mọi người sẽ gần gũi, yêu thương mẹ hơn. Nhưng bố không bao giờ so đo, mà vẫn mỉm cười, vẫn yêu thương và vẫn dõi theo từng bước chân con. Bố chính là người nâng đỡ bước chân con từ khi con chập chững tập đi cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời bố.

33. Bố mạnh mẽ và cứng rắn như thế, nhưng thực ra đôi khi bố cũng cần một nơi để ngã người nghỉ ngơi, cần một không gian yên tĩnh để trút bỏ những phiền muộn và lấy lại năng lượng để tiếp tục bước đi cùng con cái.

34. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi chán chường, hãy nghĩ đến cha mẹ đang vì bạn mà cố gắng. Đây chính là lý do bạn phải tiếp tục kiên cường.

35. Bố à! Con cũng muốn cho con của con tất cả những gì tốt đẹp, những kỷ niệm sâu sắc và tình thương sâu sắc giống như bố đã dành cho chúng con.

Các Bạn Đang Xem Bài Viết Status Về Cha, 50+ Dòng Status Về Ngày Của Cha 21/6 Hay Ý Nghĩa Tại Danh Mục STT Hay Về Cuộc Sống của Blog chúng tôi . Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!

Ý Nghĩa Ngày Húy Kỵ

Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ. Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong.

1./ Ý nghĩa lễ húy kỵ – cúng giỗ:

Lễ húy kỵ còn gọi là nhật kỵ, húy kỵ, mệnh nhật, Kỵ thần, húy thần, đám giỗ, giỗ quải, đám quải, dọn đám giỗ

Chữ “Húy” theo tiếng tính từ có nghĩa là kiêng cữ, tránh không nói hoặc viết ra, cho nên mới nói: chữ húy, ẩn húy, tên húy, phạm húy.

Còn chữ “Kỵ” là kiêng cữ, giỗ chạp, đám kỵ, kỵ cơm, giỗ. Kỵ nhật tức là ngày giỗ, ngày cúng cơm người mất mỗi năm, thường thì tính theo âm lịch

Như vậy Húy Kỵ theo tiếng động từ là kiêng cữ, Húy nhật là ngày giỗ kỵ cúng cơm.

2./ Ngày cúng giỗ vào ngày nào?

Trong việc cúng vào ngày Giỗ thì bao gồm gồm 2 lễ quan trọng: Lễ Tiên thường (lễ cúng vào ngày trước ngày người chết qua đời 1 ngày), Lễ Chính kỵ (chính ngày mất).

Tiên Thường là ngày Cáo giỗ, ngày giỗ trước ngày người quá cố qua đời. Tiên Thường nghĩa là nếm trước, nếm thử, tức lễ cúng sơ sơ trươc ngày giỗ 1 hôm, như chúng ta thường nghe: cúng Tiên Thường, lễ Tiên Thường, hôm nay là ngày lễ Tiên Thường của thầy tôi, cha mẹ tôi…ngày mai là ngày Chính kỵ, mời các vị đến tham dự

Trong ngày này, con cháu cúng cáo giỗ để mời người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ, xin phép Thổ công cho phép vong hồn người được giỗ và nội ngoại cùng về hưởng giỗ cùng con cháu. Ngày cúng cáo giỗ chỉ được áp dụng đối với giỗ trọng (tức những người hàng trên hoặc ngang hàng trưởng gia như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, anh, chị, em…) mà không cần thiết phải áp dụng đối với giỗ mọn (tức những người hàng dưới trưởng gia như con, cháu, chắt, chít…) mà chỉ cúng ngày chính giỗ. Vào ngày này, trưởng gia mang lễ ra mộ mời vong hồn về, sửa sang lại mộ phần cho ngay ngắn. Ngày này, bàn thờ được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ từ sáng sớm để chuẩn bị cho việc cúng lễ Tiên Thường vào buổi chiều. Họ hàng nội ngoại thường gửi giỗ và sửa soạn để làm giỗ hôm sau. Lúc đầu sẽ cúng gia tiên và con cháu sẽ ăn uống với nhau. Phải cúng Công thần Thổ Địa trước, Gia Tiên sau. Bàn thờ lúc nào cũng hương khói nghi ngút cho đến hết lễ Chính Kỵ vào buổi sáng hôm sau. Khi cúng, Gia chủ cần phải cúng để mời người được hưởng giỗ trước, tiếp theo mới đến mời Gia tiên nội/ngoại từ bậc cao nhất đến thấp nhất và cáo thỉnh Gia thần cùng về đây để dự tiệc Giỗ.

Ngày Chính Giỗ còn được gọi là Chính Kỵ là ngày mất của người được giỗ. Điều bắt buộc trong cỗ cúng là phải có bát cơm úp và một quả trứng luộc kèm gia vị (ngày nay không bắt buộc). Gia chủ có thể mời khách khứa trong làng xóm, trong họ đến dự. Khách khi đến đều mang theo trà, cam, rượu… đến lễ giỗ. Khi khách đến thì đón đồ lễ đưa lên bàn thờ. Sau đó chủ nhà mời khách uống trà, ăn trầu hay bánh kẹo… Cỗ bàn được sắp thành từng mâm đặt trên chiếc cũi tầm, mỗi mâm có bốn hoặc sáu người ngồi ăn. Thành phần mâm cỗ gồm vài món ăn tinh khiết, thơm ngon mà chủ nhà đã chuẩn bị cùng với nước uống, bát đũa… Những người cùng lứa tuổi, ngôi vị được ngồi vào một mâm. Đàn ông và đàn bà không nên ngồi chung. Cỗ hay được làm vào buổi trưa có khi còn được lai rai đến buổi chiều. Sau khi khách ra về hết chủ nhà lên bàn thờ thắp thêm một tuần hương, lễ tạ xin hóa vàng. Có gia đình thường mời cả hai lễ Tiên Thường và Chính Kỵ, đôi khi lễ tiên thường đông hơn vì vào buổi chiều, khi làm xong việc thì tới nhà hàng xóm ăn giỗ tiện hơn. Có những gia đình cả hai vợ chồng được mời đến dự cả hai lễ, một người đi ăn lễ Tiên Thường và một người đi ăn lễ Chính Kỵ. Dần dần, người ta đã giản lược đi, chỉ mời khách đến dự trong một lễ nhưng vẫn cúng vàng hương, rượu trong cả hai lễ. Theo phong tục, lễ tiên thường phải cũng buổi chiều, lễ chính kỵ phải cúng buổi sáng kể cả khi đến chiều hoặc tối hôm đó mới mất.

Nguyên ngày trước, vào lễ “Tiên Thường”: con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời thông gia, bà con làng xóm đến mời ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần vì khách đông phải chia ra hai lượt; lại có những nhà hàng xóm mời cả hai vợ chồng nên luân phiên nhau, người đi lễ tiên thường, người đi lễ chính kỵ, ở nông thôn tuỳ theo thời vụ, muốn “Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ”, buổi chiều đi làm đồng về, sang hàng xóm ăn giỗ tiện hơn nên có nơi lễ tiên thường đông hơn là lễ chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế eo hẹp hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Một vài nhà làm, những người khác thấy thuận tiện bắt chước, dần dần trở thành tục của địa phương. Việc cúng ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước, nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều vì buổi sáng còn phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ở mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ). Cúng ngày sống hay cúng ngày chết, hay nói cách khác lễ tiên thường hay lễ chính kỵ, lễ nào là lễ quan trọng hơn, chẳng qua đó là cách biện hộ cho phong tục từng nơi.

Nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng kể cả chiều hôm đó mới chết.

Ý Nghĩa Mâm Quả Ngày Cưới

Thông thường mâm quả cưới bao gồm các thành phần sau:

Mâm quả trầu cau:

Theo phong tục của người Việt thì ” miếng trầu là đầu câu chuyện” và sự tích “trầu cau” đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt do vậy khi có công việc đám cưới hay lễ tết gì thường phải có trầu cau. Trầu cau trở thành biểu tượng của hôn nhân – gia đình và tình yêu bền chặt. Màu xanh của lá trầu hòa quyện cùng với múi cau và một chút vôi trắng tạo thành màu đỏ tươi. Là một minh chứng cho sự hoàn hảo và một tình yêu bền chặt.

Mâm quả trái cây:

Mâm trái cây cũng là thành phần không thể thiếu trong mâm quả cưới. Trái cây nhiều màu sắc, kết hợp với nhau để dâng lên bàn thờ cúng bái tổ tiên. Ông bà ta thường nói “hoa thơm, quả ngọt”, mâm trái cây trong quả cưới là quà tặng từ thiên nhiên, ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi uyên ương mới sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cả cuộc đời.

Mâm quả bánh ngọt:

Trong Lễ Cưới của người Việt ngày nay, có rất nhiều loại bánh được sử dụng trong mâm quả tùy thuộc vào từng vùng miền như bánh pía, bánh đậu xanh, bánh bông lan… nhưng có 03 loại bánh rất phổ biến trong mâm quả đó là: bánh phu thê (xu xê), bánh cốm, bánh kem… và mỗi loại mang một ý nghĩa khác nhau.

Mâm quả trà rượu:

Trà và rượu là hai lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi của người Việt. Trà và rượu sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, mang ý nghĩa tâm linh như lời con cháu mời các vị cao niên, ông bà tổ tiên về chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.

Mâm quả gà và xôi:

Xôi gấc có màu đỏ cam (màu son) với ý nghĩa mang lại sự may mắn và ca ngợi sự son sắt, thuỷ chung của tình chồng nghĩa vợ. Mâm xôi gấc vun đầy được đóng thành năm khuôn trái tim có in hình chữ Hỷ hoặc một khuôn tròn như cái chén bên cạnh con gà béo ngậy cũng là lễ vật thường xuyên xuất hiện trong các mâm quả cưới với ý nghĩa “gà đẻ trứng vàng” mang đến sự sung túc và hạnh phúc.

Mâm quả quần áo cho cô dâu là bộ đồ cưới được gia đình chồng chuẩn bị sẵn cho cô dâu. Thường thì là bộ áo dài, cô dâu sẽ lấy mặc vào rồi mới ra chào hai họ. Quả cưới này mang ý nghĩa khi về nhà chồng, cô dâu sẽ được chăm lo kĩ lưỡng và có cuộc sống no đủ, hạnh phúc trọn đời bên người chồng như ý.

Ý Nghĩa Ngày Cúng Giỗ Tổ Hùng Vương

Cứ mỗi dịp tới ngày giỗ tổ 10/03 tất cả người con đất Việt trên khắp thế giới đều hướng về ngày lễ chung toàn dân tộc – ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương 10/03 và câu hỏi và thắc mắc là chúng ta cần chuẩn bị lễ vật phẩm gì để cùng ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cùng đọc bài hướng dẫn nhà nghiên cứu

Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009) ghi rõ Lễ phẩm gồm

Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.

Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.

Bên cạnh hướng dẫn đó thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương hầu hết ở các địa phương gần như giống nhau đều bao gồm: xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (bắt buộc phải là gà trống thiến), thịt lợn (bắt buộc là lợn đen). Riêng làng Vy, Trẹo (thị trấn Hùng Sơn), Hùng Lô (Việt Trì) khi cúng lợn, thường đặt cả con đã mổ sạch, kèm theo số tiết lợn cắt được. Một số làng cúng cá chép như ở Đào Xá, Bến Đá (Cẩm Khê); một số làng ở Đoan Hùng, Yên Lập quy định đồ dâng lễ phải có thịt trâu đen.

Tại Đền Thượng còn lưu giữ tấm bia đá thời phong kiến ghi về “Điển lệ miếu thờ Hùng Vương” có quy định : Lễ phẩm dùng cho ngày Giỗ Tổ của dân tộc gồm: bò, dê, lợn, xôi.

Ý nghĩa mâm cúng giỗ tổ Hùng Vương

Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân – giống Rồng và mẹ Âu Cơ – giống Tiên, đã có công dựng lên nhà nước Văn Lang cổ đại, thuộc vùng đất Phú Thọ ngày nay. Đối với cộng đồng các làng xung quanh đền Hùng, Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.

Từ hàng nghìn năm qua, nhân dân trên khắp mọi miền của đất nước đã lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ, mong Ngài phù hộ cho quốc thái dân an, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Vào dịp Giỗ Tổ, nhân dân chuẩn bị lễ vật như bánh chưng, bánh giầy, bánh mật, tam sinh (thịt lợn, bò, dê) và hoa thơm, trái ngọt để dâng cúng.

Bảng giá mâm cúng giỗ tổ Hùng Vương:

Phương án 1: ĐANG CẬP NHẬT Phương án 2: ĐANG CẬP NHẬT Phương án 3: ĐANG CẬP NHẬT Phương án 4: ĐANG CẬP NHẬT

Nếu như gia đình mình bận rộn không có nhiều thời gian chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ Hùng Vương thì hãy đến với CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH Dịch vụ chuyên cung cấp mâm cúng giỗ tổ Hùng Vương trọn gói, giao hàng miễn phí tận nơi 24/24. Liên hệ : 0969 69 59 19 Mr.Khương – 0914 69 59 19 Mr.Hiếu

Lễ vật mâm cúng giỗ tổ Hùng Vương

Tương truyền rằng, trong ngày vua Hùng tổ chức lễ hội kén người kế vị ngai vàng. Hai mươi vị hoàng tử đua nhau dâng sơn hào hải vị, ngọc ngà châu báu lên vua cha, chỉ riêng chàng Lang Liêu – hoàng tử út được thần báo mộng đã dâng vua đôi cặp bánh khiêm nhường, giản dị. Nhưng thật không ngờ, hai thức bánh thô sơ bình thường ấy lại được vua cha trầm trồ khen ngợi, làm đẹp lòng hơn cả. Bánh nếp gạo nấu vừa chín tới, mùi vị gạo cơm bốc lên, lại được điểm thêm nhân đậu vàng với thịt heo chín mềm… làm vua cha ngây ngất. Lang Liêu thật thà kể lại chuyện được thần chỉ dẫn cho cách làm bánh. Nghe thế, vua cha biết rằng trời đã muốn giúp mình chọn được thái tử tài ba, đức hạnh, thay mình trị vì toàn dân sau này. Hùng Vương tuyên bố truyền ngôi cho Lang Liêu.

Ngoài gạo nếp, nguyên liệu để làm bánh chưng còn có đỗ xanh, lá dong và thịt lợn. Đỗ xanh thường được chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam. Thịt lợn phải là loại lợn ỉn, nuôi chạy bộ, chỉ ăn cám rau tự nhiên.Không phải phần thịt lợn nào cũng được chọn làm bánh mà chỉ có thịt ba chỉ, kết hợp cả mỡ và nạc nên nhân bánh sẽ có vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, nạc thăn. Gạo nếp sau khi đã được xóc muối cho ngấm vị mặn mặn, chát chát của biển, được đổ vào khuôn lót lá dong riềng, từng nắm đỗ tròn tròn đã đồ chín bẻ ra làm đôi, rồi đặt từng miếng thịt đã ướp hạt tiêu, hành củ vào giữa, sau đó gói lá lại.

Các nhà Nho ngày xưa dùng phép “chiết tự” để phân tách chữ, cho thấy chữ Nghĩa 義 do hai phần ghép lại: Phần trên là chữ Dương 羊 là con Dê, phần dưới là chữ ngã 我 là Ta. Dê là một trong 5 con vật người xưa thường đem ra tế Trời đất, Thần linh và Tổ tiên, như Đàn Nam giao ở Cung đình Huế còn ghi tạc. Năm con vật đem tế đó gọi là Ngũ sanh gồm Trâu, Dê, Heo, Gà, Bò.

Sở dĩ như thế là vì năm ngoái con cháu cầu xin Tổ tiên phù hộ nên năm nay mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn,con cháu đem thịt của gia súc cúng tế để tỏ lòng tạ ơn của con cháu. Chữ Dương 羊ghép với chữ Ngã 我 thành ra chữ NGHĨA 義. Như vậy, lễ phẩm cúng tế Tổ tiên theo nghi thức tín ngưỡng cổ truyền phải có món mặn mới là con cháu ăn ở có Nghĩa. Đó là quan niệm của nhà Nho, mà Tộc nào ngày xưa cũng có nhiều nhà Nho.

Những năm gần đây, việc ăn chay, cúng chay của tôn giáo đã thâm nhập vào tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở một số nhà thờ tộc ở nhiều nơi, không cúng Lễ phẩm mặn trong Tiền đường. Nhiều người không rõ lí luận về sự khác nhau giữa tín ngưỡng với tôn giáo nên đồng tình ; cũng có người vị nể, sợ bất hòa nên phải chịu đựng, nhưng trong lòng cảm thấy áy náy, chưa tròn hiếu nghĩa với Tổ tiên.

Một số người nghĩ nôm na : Ngày xưa, cuộc sống khó khăn đói khổ, con cháu chưa kịp mời cha mẹ, ông bà ăn vài món thơm ngon thì họ đã khuất núi rồi. Bây giờ có của ăn của để, cúng tế phải có món mặn kèm theo các món chay để các hương linh tùy nghi phối hưởng, đúng như trong văn cúng của các Tộc là dâng “Hương đăng, quả phẩm, phù lang tửu, sanh tư bàn soạn thứ phẩm chi nghi.” Cho nên, ngày Rằm tháng Mười nhiều người cúng mặn cho Tổ tiên ông bà để bớt ái tuất khi nghĩ về người đã khuất…

Qua các tư liệu trên, tôi thấy rằng cúng tế Tiên linh Tổ tiên tại Nhà thờ Tộc thì nên cúng mặn mới đúng hình thức tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Còn khi dọn cỗ bàn liên hoan thì nên có một vài mâm chay dành riêng cho những người ăn chay.