Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Cúng Ngũ Quả Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả

Mâm ngũ quả là loại mâm lễ vật thường có năm loại quả khác nhau, số năm thể hiện ước muốn đạt ngũ phúc lâm môn, cụ thể là Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. Còn theo phong thủy truyền thống năm loại quả này sẽ có năm màu sắc khác nhau tượng trưng cho nguồn của cải năm phương mà con cháu muốn dâng lên kính dâng tổ tiên cũng như các vị thần linh. Mâm ngũ quả thường bắt gặp trong các dịp cúng kị, tết cổ truyền, cúng tổ tiên, cúng Mụ, Cúng thần, cúng dinh cô …Từng vùng miền với loại thổ nhưỡng khí hậu đặc trưng riêng, sản vật riêng và quan niệm mà người ta chọn các loại quả thích hợp đẹp nhất, ngon nhất để bày cúng.

PHONG TỤC CÚNG NGŨ QUẢ TỪNG VÙNG MIỀN

NGƯỜI MIỀN BẮC

Người Miền Bắc quan niệm rằng việc bày mâm ngũ quả phải theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Thổ thì màu vàng, Hỏa thì màu đỏ, Thủy sẽ là màu đen, Mộc thì màu xanh, Kim là màu trắng. Do đó, thông thường mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc có 5 loại quả là chuối xanh, quýt, hồng, bưởi đào.

 Mâm quả truyền thống thường được bày trí : Quả Chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả bày xung quanh. Những chỗ còn trống cài xen kẽ táo xanh, quýt vàng hoặc những quả ớt chín đỏ. Do hoa quả, trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, người ta cũng không câu nệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả, thêm chùm nho mọng, thêm táo xanh, ớt đỏ, hồng xiêm… Dù bày biện nhiều loại quả hơn nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.

MÂM NGŨ QUẢ MIỀN TRUNG

Cuộc sống nghèo khó phải đối mặt với nhiều thiên tai, khí hậu khắc nghiệt nên đối với họ không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy nên tùy mỗi nhà có loại quả gì thì họ sẽ bày trong mâm ngũ quả loại quả đó. Thông thường mâm ngủ quả miền Trung có mãng cầu, quýt, quả sung, dưa hấu, chuối …

MÂM NGŨ QUẢ MIỀN NAM

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.Và theo quan niệm của người miền Nam thì trong mâm ngũ quả không bày những quả này bởi phát âm của loại quả đó mang ý nghĩa không tốt như quả chuối, lê, cam, quýt.

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.

                                           

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ba Miền

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Mỗi loại quả khi bày trên bàn thờ đều có ý nghĩa riêng, các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng, vì vậy các gia đình cần hiểu và nắm rõ để gửi gắm ước nguyện, cầu mong của mình trong năm mới.

Theo thời gian, dù có nhiều thay đổi về văn hoá nhưng tập tục này vẫn lưu truyền trong gia đình Việt bởi ý nghĩa nhân văn của nó.

Ý nghĩa từng loại quả

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bày trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Tuy không câu nệ nhiều hay ít, nhưng mọi người đều sắm đủ lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa để bày cúng.

Mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.

Cách trình bày truyền thống là: Chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả bày xung quanh. Những chỗ còn trống cài xen kẽ quýt vàng, táo xanh, hoặc những quả ớt chín đỏ.

Do hoa quả, trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, người ta cũng không câu nệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả, thêm chùm nho mọng, thêm táo xanh, ớt đỏ, hồng xiêm… Dù bày biện nhiều loại quả hơn nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.

Mâm ngũ quả miền Trung

Khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon.

Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…

Mâm ngũ quả miền Nam

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, biết là nào là “đủ”, nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi.

Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt, như:

Chuối: Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được.

Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại.

Cam, quýt: Quýt làm cam chịu.

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.

Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc gồm những loại gì và có ý nghĩa tượng trưng cho điều gì chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Mâm ngũ quả ngày tết được xem là điều không thể thiếu trong các lễ vật dâng cúng tổ tiên đêm 30 tết.

Đây không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ và mong chờ ông bà đoàn tụ về ăn tết cùng con cháu mà còn là nét đẹp tâm linh ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Ở mỗi miền nước ta đều có những quan niệm riêng và cách bài trí mâm ngũ quả ngày tết khác nhau. Cùng chúng tôi khám phá mâm ngũ quả ngày tết của những người dân miền Bắc nước ta để tìm hiểu được những nét đẹp và quan điểm rất riêng

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày Tết Miền Bắc nói chung thể hiện ý nghĩa lớn lao nhất chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến tổ tiên cũng như những bậc đi trước. Ngoài ra, chúng cũng ẩn chứa ý nghĩa quan trọng là thành quả lao động của người dân sau một năm làm việc và sự báo cáo với các bậc cấp trên. Ngoài ra, tùy theo sự bày biện mâm và từng vùng miền khác nhau mà mâm ngũ quả còn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc hay của bất cứ miền nào cũng bao gồm 5 loại quả khác nhau với 5 màu sắc nổi bật khác nhau. 5 loại trái cây này tượng trưng cho 5 mong ước và 5 ý nghĩa riêng của từng vùng miền. Tuy nhiên chung quy lại chúng mang ý nghĩa tượng trưng cho 5 chữ Phú, quý, thọ, khang, ninh. Xét về nguồn gốc màu sắc thì 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên ông bà của mình. Ngoài ra, 5 loại màu của trái cây ở một số vùng còn tượng trưng cho các ngũ hành trong vũ trụ lần lượt là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Một điểm nhấn khác về ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc chính là chúng tượng trưng cho lịch sử tín ngưỡng dân tộc Việt Nam của ta. Ngày nay, tùy thuộc điều kiện mùa màng các loại trái cây sẵn có ở địa phương, tùy thuộc vào nét văn hóa vùng miền và đặc điểm quan niệm riêng mà mâm ngũ quả ngày tết được bày biện theo từng địa phương riêng có nét khác nhau.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc thường bao gồm các loại trái cây gồm chuối, tay phật, đu đủ, sung, cam, quýt chín, hồng, mận… Ý nghĩa của các loại quả này có thể hiểu lần lượt như sau.

Nải chuối xanh

Mâm ngũ quả ngày Tết Miền Bắc không thể thiếu nải chuối xanh. Đây là một trong những loại trái cây không thể nào thiếu trên mâm ngũ quả ngày tết của người miền bắc kể cả trong các dịp giỗ hoặc thờ cúng thông thường. Đây được xem là loại hoa quả chính không thể thiếu và là loại có ý nghĩa quyết định chủ lực trên bàn thờ.

Chuối là loại cây dễ sống, được trồng nhiều ở miền quê và rất thân thuộc với người dân miền Bắc. Nải chuối xanh tượng trưng cho bàn tay ngửa lên nên có ý nghĩa đem đến sự bình an, đa phúc lộc. Màu sắc của chuối biểu tượng cho mùa xuân và là sự tinh túy xanh ngát của đất trời.

Phật thủ (hoặc bưởi)

Loại quả này cũng được bày chính giữa mâm như “con át chủ bài” cho toàn mâm ngũ quả. Ý nghĩa của loại trái cây này là người dâng lên cầu mong trời phật ban lộc, ban sự may mắn bình cho gia đình và những người thân yêu của mình.

Hai loại quả này là những loại quả tiếp theo không thể thiếu trên mâm ngủ quả ngày tết có ý nghĩa biểu tượng cho sự đầy đủ, sung tung mà người dâng muốn những bậc trên che chở và mang tới cho gia đình mình. Ngoài ra họ cũng mong tránh xa được sự khó khăn, bần hàn.

Cam, quýt, hồng, mận

Những loại quả này có thể thay thế cho nhau tùy thuộc theo mùa có loại quả nào thì người ta sẽ sử dụng loại quả đó. Những loại quả nhỏ có màu sắc tươi sáng này tượng trưng cho ý nghĩa no đủ và hạnh phúc.

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Cách trình bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc sao cho đúng theo ý nghĩa và phong tục xưa nay của người dân. Loại dĩa mà người dân miền bắc thường dùng là loại mâm tròn tượng trưng cho sự no đủ, sung túc mà họ mong muốn có được thông qua hình dáng của chiếc đĩa. Các loại trái cây được bày biện như sau:

Đầu tiên nải chuối xanh sẽ được đặt ngay chính giữa mâm làm chủ chốt và nâng đỡ cho tất cả các loại trái cây còn lại. Loại này cũng được bỏ dưới cùng trong tất cả các loại chuối xanh. Bàn tay tượng trưng này giúp che chở nâng đỡ và hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng lại quả ngọt cho gia đình gia chủ.

Thứ hai, có thể là phật thủ màu vàng hoặc bưởi để thay thế nếu không có chuối hoặc được đặt cùng với chuối. Loại này tượng trưng cho hành thổ nên sẽ được đặt chính giữa mâm trong lòng của nải chuối một cách trang trọng, chỉnh chu và hết sức cẩn thận. Loại này có màu vàng hoặc vàng sẫm với các múi chụm lại nhau như bàn tay phật. Chính vì vậy những gia đình nào theo đạo thì nhất quyết không thể thiếu loại trái cây này. Loại trái cây được gọi là bàn tay phật này có ý nghĩa mang theo niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Trong trường hợp không có bàn tay phật thì có thể sử dụng quả bưởi để thay thế với ý nghĩa tương tự như phật thủ.

Thứ ba, các loại quả nhỏ còn lại có màu đỏ, hồng hoặc các màu sắc tươi sáng sẽ được bày biện tiếp theo xung quanh phía xung quanh hoặc được để giữa các quả chuối. Các loại cây cụ thể gồm: Loạt trái cây có màu đỏ ứng với mùa hạ thuộc hành hỏa (cam, quýt chín, trứng gà, quả hồng, quả ớt sừng…); tiếp theo là loạt trái cây có màu ứng với hành kim tượng trưng cho mùa thu có màu trắng như quả mận trắng hoặc quả đào. Cuối cùng là loạt quả có màu đen hoặc màu sậm tối tượng trưng cho hành thủy của mùa đông như mận, hồng xiêm…. Tất cả những loại quả này không bắt ép phải tuân thủ theo tuần tự nào mà có thể trình này tuần tự xung quanh và người bày phải tạo được hình tháp sao cho trông tròn địa và đẹp mắt nhất thì đạt.

Alonhadat theo TẠP CHÍ SHTT

Ý Nghĩa Quả Phật Thủ Trên Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Nhiều người cho rằng, vào ngày Tết trên mâm ngũ quả hay bàn thờ nên đặt một quả phật thủ vì loại quả này ngoài hương thơm dịu còn có ý nghĩa rất sâu sắc. Những ngày giáp Tết, khi đi mua sắm các thứ đồ để bầy biện lên bàn thờ tổ tiên hay trên mâm ngũ quả, các chị, các mẹ thường chọn một quả phật thủ thật đẹp để trưng. Việc làm này không đơn thuần chỉ vì loại quả này có hương thơm dịu mát, thoang thoảng mà quả phật thủ còn có một ý nghĩa tốt đẹp.

Theo phân tích của TS.Nguyễn Văn Vịnh Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục – Liên hiệp hội KHKT Việt Nam (VNUSTA), từ lúc bắt đầu xuất hiện phật giáo đã có những vật phẩm cúng tế kèm theo.

Phật giáo tiếp thu trực tiếp từ Ấn Độ giáo, ví dụ như hoa sen là biểu tượng của sự khai thông cho hành trình tâm linh từ cõi tăm tối đến cõi trong sáng, đi từ địa quyển đến thủy quyển đến thạch quyển qua 3 quyển và biểu tượng cho hành trình tâm linh.

Còn với quả phật thủ, giống như phật nghìn tay, nghìn mắt mà con người nghĩ ra những ngón tay đưa ra, cong vào để biểu tượng ôm ấp thì quả phật thủ biểu thị như thế. Chính vì vậy, tùy vào nhu cầu của từng gia đình có thể lựa chọn phật thủ để trưng Tết.

Theo tìm hiểu, quả phật thủ còn tượng trưng cho bàn tay Đức Phật ngự trị trong đời sống tâm linh mỗi người với hình tượng cao quý mang lại phước lành, bình yên, an lạc chính vì thế nhiều người dùng loại quả này để trưng Tết với ý nghĩa mong một năm mới nhiều an lành, vui vẻ, no ấm.

Quan niệm xưa phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.

TS. Vịnh cũng cho biết thêm, phật thủ còn có tính riêng biệt, trong hệ quả có múi thì quả này có cùi dày nhất, có tương đối nhiều dầu và giữ được lâu nhất, quan trọng là nó có hương dịu, thanh tao nên nhiều người ưa chuộng.

Quả phật thủ thường được bày trên mâm ngũ quả hặc đặt trên bàn thờ để thắp hương cho tổ tiên. Nếu bày trên mâm ngũ quả, người Việt Nam thường đặt loại quả này ở trung tâm, nơi cao nhất trong mâm ngũ quả.

Hiện nay, mỗi quả phật thủ được bán với giá từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng. Nhiều người còn đặt mua cả cây, giá một cây phật thủ dao động từ 5 triệu đến 15 triệu đồng. Nhưng để tìm ra được một quả phật thủ với vẻ đẹp thể hiện đầy đủ ý nghĩa ở trên phố không phải dễ.

Thông thường người ta thường căn cứ vào hình dáng của quả, ngoài yêu cầu quả to, tay dài, mập, có nhiều ngón đều thì quả phải già, trơn cật, màu vàng. Nếu không may mua phải quả non sẽ không để được lâu.

Bí quyết giữ được quả phật thủ tươi lâu, màu đẹp người ta thường dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả. Nếu đặt trên bàn thờ có thể đặt thêm bát nước và một vài viên B1, đặt đoạn cành quả phật thủ xuống bát nước đó, một thời gian sau cành sẽ ra rễ và có tác dụng hút nước nuôi quả.

(Theo eva.vn)