Trung thu hay còn được gọi là Tết đoàn viên, Tết Nguyên Tiêu là khoảng thời gian mà mỗi người bớt chút thời gian bận rộn của mình để quay trở về bên gia đình và cùng nhau phá cỗ, ngắm trăng. Trong dịp này, ngoài đèn lồng, đèn ông sao,… mâm cỗ trung thu truyền thống là một yếu tố không thể thiếu.
Hình ảnh mâm cỗ trung thu truyền thống
Mặc dù so với sự phát triển của xã hội ngày nay, khi con người được tiếp cận với nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng khác nhau thì mâm cỗ trung thu truyền thống vẫn được coi trọng và đề cao hơn cả. Tuy nhiên đối với nhiều bạn trẻ, những người chưa có kinh nghiệm có thể chưa hiểu rõ về ý nghĩa mâm cỗ trung thu truyền thống và mâm cỗ trung thu gồm những gì.
Hiểu được điều này, đồng thời mong muốn gìn giữ và phát huy được cội nguồn dân tộc, hôm nay Nhà Đất Mới sẽ tổng hợp và giới thiệu tới mọi người về mâm cỗ trung thu truyền thống.
I. Mâm cỗ trung thu gồm những gì?
Ở mỗi vùng miền, mâm cỗ trung thu sẽ có sự điều chỉnh riêng biệt để phù hợp với điều kiện, phong tục sinh sống ở nơi đó. Tương tự cách bài trí mâm cỗ trung thu cũng vậy, tuy nhiên có một số loại phổ biến mà khắp mọi nơi đều lựa chọn gồm:
Mâm cỗ trung thu truyền thống gồm mâm ngũ, bánh nướng, bánh dẻo, đèn ông sao,…
1. Mâm ngũ quả trung thu gồm những gì?
Mâm ngũ quả trung thu truyền thống trước kia thường có dưa hấu, hồng đỏ, đu đủ, bưởi, táo. Song với tính sáng tạo của con người, để giữ nguyên nét đặc trưng của dân tộc mà vẫn mang tới điểm thu hút, nhiều mâm ngũ quả đã tạo ra những con vật ngộ nghĩnh từ chính dưa hấu, bưởi,… Sự khéo léo, sáng tạo này làm cho mâm ngũ quả trung thu thêm phần bắt mắt và ấn tượng hơn.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý chọn những loại quả có màu sắc tươi, bóng, tránh chọn những quả bị dập, héo. Trong mâm ngũ quả lúc nào cũng có quả chín và quả xanh bởi màu xanh biểu tượng cho tính âm và quả màu chính là biểu tượng cho tính dương. Như vậy âm dương luôn được cân bằng, mang tới điều may mắn, tốt đẹp.
Bánh dẻo, bánh nướng là loại bánh không thể không có trong mâm cỗ trung thu truyền thống. Trước kia, hai loại bánh này chỉ có phần nhân thập cẩm với hình vuông và hoa văn đơn giản. Song cũng tương tự như mâm ngũ quả, bánh dẻo và bánh nướng hiện nay có rất nhiều loại nhân. Ví dụ như: nhân đậu đỏ, nhân khoai môn, nhân đậu xanh,…
Hình dáng của bánh dẻo, bánh nướng cũng có thay đổi từ vuông rồi tới tròn, hình các con vật dễ thương như: heo con, cá chép, thỏ… Màu sắc của bánh cũng sử dụng các phương pháp hiện đại để thêm rực rỡ, nổi bật.
Mơ ước của ông bà, cha mẹ chúng ta trước kia chỉ đơn giản là có một chiếc đèn ông sao vào đêm rằm Trung Thu. Cũng bởi vậy mà đây là vật bắt buộc phải có trong mâm cỗ trung thu truyền thống. Chiếc đèn ông sao với giấy bóng xanh đỏ đốt nến (đèn cầy) bên trong sáng rực mang tới bao niềm hân hoan.
II. Ý nghĩa của mâm cỗ trung thu truyền thống
Không phải ngẫu nhiên, ông bà ta xưa kia lại lựa chọn mâm ngũ quả, bánh dẻo, bánh nướng và đèn ông sao để làm thành mâm cỗ trong ngày trung thu. Thực tế mỗi một vật phẩm đều có ý nghĩa riêng của nó.
Các loại quả được lựa chọn trong mâm ngũ quả đều mang trong mình những nguồn gốc, ý nghĩa hết sức đặc biệt.
Quả hồng đỏ tượng trưng cho sự hi vọng
Quả na tượng trưng cho sự sinh sôi
Quả dưa hấu cầu mong sự bình an
Quả bưởi thể hiện sự vẹn toàn, sung túc, đủ đầy
Tương truyền rằng, vào ngày rằm Trung Thu những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thay cho lời cảm tạ trời đất, thiên nhiên của những người nông dân. Khi đó, mọi người tặng nhau bánh dẻo, bánh nướng với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được viên mãn, tròn đầy.
Bánh dẻo: được làm từ bột nếp trắng nhồi với đường và nước hoa bưởi, đúc trong khuôn. Nhân làm bằng hạt sen hoặc đậu xanh tán nhuyễn. Bánh dẻo hình tròn thể hiện dáng vầng trăng thu và trắng ngà mang ý nghĩa đoàn viên.
Bánh nướng: vỏ bánh làm từ bột mì, nhân bánh là nhân thập cẩm từ nhiều nguyên liệu: dừa, hạt sen, dăm bông, bí đao,… Chiếc bánh nướng trong nhiệt độ cao để được lâu tượng trưng cho việc dù trải qua bao khó khăn thì vẫn luôn có người bên cạnh chở che, đó chính là tình thân.
Ý nghĩa của đèn ông sao được lý giải theo nhiều cách khác nhau. Về phương diện văn hóa, người phương Đông cho rằng đèn ông sao tượng trưng cho Ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đây là biểu tượng của sự cân bằng, hòa hợp trên thế giới. Như vậy, đèn ông sao có thể cầu mong sự may mắn, bình an, xua đuổi ma quỷ.
Ở một lý giải khác, mặt trăng là tâm điểm của ngày rằm Trung Thu, bao quanh là các vì sao tinh tú. Cho nên mỗi một chiếc đèn ông sao khi được thắp sáng giống một vì sao tinh tú trong ngày hội rực rỡ của bầu trời.
Ngoài ra, ngôi sao năm cánh còn là biểu tượng xuất hiện trên lá quốc kỳ Việt Nam, chính vì thế những chiếc đèn ông sao chính là những chiếc đèn thắp lên niềm tin, khát vọng hòa bình về một tương lai tốt đẹp.
Có thể nói, mỗi một mùa Trung Thu đi qua, con người sẽ nhận ra những giá trị vĩnh hằng mà không có gì có thể đánh đổi được.