Top 7 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ của mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả cúng tổ tiên. Ngũ quả – thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của Khổng giáo.

Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây.

Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm của mỗi vùng mà có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau.

Với màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo cùng những ý nghĩa sâu xa, mâm ngũ quả làm cho ngày Tết cổ truyền dân tộc thêm phần sinh động và thiêng liêng hơn.

Những quả chin đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.

Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú!

Mâm ngũ quả miền Nam Khác với người miền Bắc, người dân Nam Bộ có phần cầu kỳ hơn trong khâu chọn lựa những loại quả sẽ xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam óng ả vui mắt như người Bắc.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái:mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Ngày nay, hoa trái ngày càng nhiều và phong phú. Vì vậy mâm ngũ quả theo đó mà có thể trở thành thập quả, tuy vậy, cái tên gọi:“ngũ quả” đã đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết và không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp và rực rỡ.

Nó thể hiện sinh động cho ý tưởng, triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tuy mỗi miền mỗi khác nhưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây của nét văn hóa dân tộc và ý nguyện cầu hòa, an, đủ mà người dân Việt Nam gửi gắm.

Sưu tầm

Ý Nghĩa Sức Khỏe Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Giống như nhiều người miền Bắc, chị coi trọng sự hòa hợp về âm dương, ngũ hành. Theo quan niệm truyền thống, mâm ngũ quả tượng trưng cho 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ trong cấu trúc vũ trụ. “Ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ.

Chị Huệ chu đáo hơn. Mâm ngũ quả với gia đình chị không chỉ hòa hợp về âm dương mà loại trái cây bày biện còn có nhiều giá trị dinh dưỡng.

“Tôi chọn chuối xanh, loại quả không thể thiếu, tượng trưng cho Mộc. Quả lê là hành Kim. Quýt, phật thủ hoặc bưởi màu vàng hành Thổ. Nho màu đen hành Thủy và táo đỏ cho hành Hỏa”, chị Huệ giải thích. “Những loại quả này rất tốt cho sức khỏe. Một số loại có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải rượu trong những ngày Tết”. Chị Huệ chọn những loại quả mới chín tới, có màu sắc tươi để giữ được lâu.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết, quả phật thủ có thể làm thành món chè phật thủ, tác dụng chữa đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói. Cháo phật thủ dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi. Rượu phật thủ rất có lợi cho sức khỏe, dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm, ức chế…).

“Chuối, nho hay quýt đều là những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao”, lương y nói. Đặc biệt, cam, quýt hay bưởi đều có axit hữu cơ, tác dụng giải rượu tốt, có thể ăn trực tiếp hoặc làm nước ép, mang lại cảm giác ngon miệng trong những ngày Tết, nhất là khi cơ thể nạp nhiều đồ dầu mỡ, chiên rán, rượu bia do tiệc tùng…

Khi bày biện, chuối đặt ở dưới cùng đỡ toàn bộ các quả khác. Điều này tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, bao bọc và che chở. Trong chuối xanh có 10% tinh bột, có tác dụng chữa bệnh. Bài thuốc được chế biến bằng cách dùng chuối xanh cả vỏ, thái lát, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột uống nhiều lần trong ngày, tác dụng kích thích sự tăng trưởng màng nhầy trong dạ dày. Quả chuối xanh non còn được dùng để chữa hắc lào mới phát.

Chị Nhàn 38 tuổi, là một người Sài Gòn. Người dân miền Nam lại bày biện mâm ngũ quả với mong muốn là “cầu sung vừa đủ xài” để bước sang năm mới đủ đầy, sung túc. Vì thế, mâm ngũ quả ngày Tết chị Nhàn có 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài.

Lương y Sáng cho biết, đây đều là những loại quả mang giá trị dinh dưỡng cao. Mẵng cầu chứa nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa… giúp ổn định đường huyết, ngăn chặn bệnh tim. Dừa nhiều magie, canxi, kali… giúp ngăn ngừa sỏi thận, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, bổ sung chất điện giải. Đu đủ nhiều vitamin, khoáng chất, vị ngọt, tác dụng nhuận tràng, tiêu thực, thông đại tiện. Đu đủ xanh tác dụng làm mềm thịt dai, dễ tiêu. Xoài có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hỗ trợ phát triển thị lực, ngăn ngừa ung thư…

Gia đình chị Nhàn còn bày thêm dưa hấu, dứa. “Dưa hấu căng tròn, mát lành thể hiện sự ngọt ngào, sung túc. Quả thơm (dứa) màu vàng để cầu ước cho một năm con cháu đầy nhà, cầu ước nhiều may mắn hơn”, chị nói.

Dưa hấu có 90% thành phần là nước, bổ sung độ ẩm, thanh lọc cơ thể và cải thiện làn da, rất thích hợp cho những ngày Tết. Theo Live Lovef Fruit, dưa hấu còn chứa các chất chống oxy hóa, vitamin, hợp chất lycopene chống ung thư và nhiều chất khác giúp tăng cường hệ miễn dịch. Lycopene trong dưa hấu đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và hiện được công nhận là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe của xương. Ăn nhiều dưa hấu cũng giúp cải thiện chức năng tim mạch vì nó cải thiện lưu lượng máu. Dưa hấu cũng rất giàu kali, giúp giữ canxi trong cơ thể, giúp xương và khớp mạnh hơn.

Nếu mâm ngũ quả 2 miền Nam – Bắc có sự khác biệt thì mâm ngũ quả miền Trung lại có sự giao thoa. Cách bày đơn giản theo hình thức quả to, nặng đặt ở dưới làm đế, tiếp đó là những quả có trọng lượng nhỏ chèn bên trên hoặc xen kẽ vào chỗ trống.

Theo kinh nghiệm, khi chọn hoa quả bày ngày Tết, không nên chọn quả chín quá mà nên chọn quả mới chín tới để vẫn có màu sắc tươi và bày được lâu. Chọn quả chắc tay, không bị dập nát, trầy xước, còn cuống và lá. Không nên rửa quả trước khi đặt bàn thờ sẽ làm quả nhanh bị héo hoặc hỏng. Những loại quả vừa mang ý nghĩ tâm linh, vừa có nhiều dinh dưỡng như quả Phật thủ.

Thúy Quỳnh

Ý Nghĩa Quả Phật Thủ Trên Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Nhiều người cho rằng, vào ngày Tết trên mâm ngũ quả hay bàn thờ nên đặt một quả phật thủ vì loại quả này ngoài hương thơm dịu còn có ý nghĩa rất sâu sắc. Những ngày giáp Tết, khi đi mua sắm các thứ đồ để bầy biện lên bàn thờ tổ tiên hay trên mâm ngũ quả, các chị, các mẹ thường chọn một quả phật thủ thật đẹp để trưng. Việc làm này không đơn thuần chỉ vì loại quả này có hương thơm dịu mát, thoang thoảng mà quả phật thủ còn có một ý nghĩa tốt đẹp.

Theo phân tích của TS.Nguyễn Văn Vịnh Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục – Liên hiệp hội KHKT Việt Nam (VNUSTA), từ lúc bắt đầu xuất hiện phật giáo đã có những vật phẩm cúng tế kèm theo.

Phật giáo tiếp thu trực tiếp từ Ấn Độ giáo, ví dụ như hoa sen là biểu tượng của sự khai thông cho hành trình tâm linh từ cõi tăm tối đến cõi trong sáng, đi từ địa quyển đến thủy quyển đến thạch quyển qua 3 quyển và biểu tượng cho hành trình tâm linh.

Còn với quả phật thủ, giống như phật nghìn tay, nghìn mắt mà con người nghĩ ra những ngón tay đưa ra, cong vào để biểu tượng ôm ấp thì quả phật thủ biểu thị như thế. Chính vì vậy, tùy vào nhu cầu của từng gia đình có thể lựa chọn phật thủ để trưng Tết.

Theo tìm hiểu, quả phật thủ còn tượng trưng cho bàn tay Đức Phật ngự trị trong đời sống tâm linh mỗi người với hình tượng cao quý mang lại phước lành, bình yên, an lạc chính vì thế nhiều người dùng loại quả này để trưng Tết với ý nghĩa mong một năm mới nhiều an lành, vui vẻ, no ấm.

Quan niệm xưa phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.

TS. Vịnh cũng cho biết thêm, phật thủ còn có tính riêng biệt, trong hệ quả có múi thì quả này có cùi dày nhất, có tương đối nhiều dầu và giữ được lâu nhất, quan trọng là nó có hương dịu, thanh tao nên nhiều người ưa chuộng.

Quả phật thủ thường được bày trên mâm ngũ quả hặc đặt trên bàn thờ để thắp hương cho tổ tiên. Nếu bày trên mâm ngũ quả, người Việt Nam thường đặt loại quả này ở trung tâm, nơi cao nhất trong mâm ngũ quả.

Hiện nay, mỗi quả phật thủ được bán với giá từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng. Nhiều người còn đặt mua cả cây, giá một cây phật thủ dao động từ 5 triệu đến 15 triệu đồng. Nhưng để tìm ra được một quả phật thủ với vẻ đẹp thể hiện đầy đủ ý nghĩa ở trên phố không phải dễ.

Thông thường người ta thường căn cứ vào hình dáng của quả, ngoài yêu cầu quả to, tay dài, mập, có nhiều ngón đều thì quả phải già, trơn cật, màu vàng. Nếu không may mua phải quả non sẽ không để được lâu.

Bí quyết giữ được quả phật thủ tươi lâu, màu đẹp người ta thường dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả. Nếu đặt trên bàn thờ có thể đặt thêm bát nước và một vài viên B1, đặt đoạn cành quả phật thủ xuống bát nước đó, một thời gian sau cành sẽ ra rễ và có tác dụng hút nước nuôi quả.

(Theo eva.vn)

Ý Nghĩa Các Loại Quả Trên Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

BNEWS Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam, trong đo mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng.

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm loại quả khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt.

Dù là loại quả gì, mâm ngũ quả ngày Tết vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự.

Khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.

Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau: xanh (hành mộc), màu vàng (hành thổ), màu đỏ (hành hỏa), màu trắng (hành kim), màu đen (hành thủy).

Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà còn chứa đựng ước vọng của con người.

Ý nghĩa của một vài loại hoa quả thường được bày trên mâm ngũ quả

– Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.

– Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ

– Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống

– Đào thể hiện sự thăng tiến

– Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn

– Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người

– Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý

– Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt

– Thanh long – ý rồng mây gặp hội

– Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn

– Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc

– Quả trứng gà có hình trái đào tiên – lộc trời

– Dừa có âm tương tự như là “vừa,” có nghĩa là không thiếu

– Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc

– Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng

– Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.