Top 7 # Xem Nhiều Nhất Y Nghia Mam Ngu Qua Ngay Tet Nguyen Dan Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Ý Nghĩa Về Mâm Ngũ Quả Trong Ngày Tết Âm Lịch Y Nghia Ve Mam Ngu Qua Ngay Tet Doc

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày TếtPNO – Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có năm loại trái cây khác nhau, thường được trưng bày trên bàn thờ trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt. Các loại trái cây của mâm ngũ quả thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp.

Ngày xưa, mâm ngũ quả thường có các loại trái cây: mận, hạnh, đào, táo và lý (hay điều). Nhưng do điều kiện của các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt, người ta không thể lúc nào cũng kiếm được đủ năm loại trái cây này, vì thế mà cách trình bày mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt giữa các miền. Thông thường, các loại trái cây sau thường dùng để bày mâm ngũ quả: lê, lựu, đào, táo, hồng, thanh long, bưởi, dưa hấu, chuối, trứng gà (lê ki ma), dừa, sung, đu đủ, xoài, mãng cầu…Ngũ (năm): Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Số 5 là biểu hiện chung của sự sống và tượng trưng một tập thành được coi là đầy đủ.Quả: là biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là vũ trụ, ý nghĩa của quả là sự sinh sôi trường tồn, tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cầu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên:Hình dáng, cấu tạo, hương vịThường là cách hình dáng/cấu tạo có tính chất gợi tả điều tốt lành. Ví dụ: lựu có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, bưởi và dưa hấu căng tròn, mát lạnh, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống…Màu sắc

Các loại quả thường có sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: đỏ (may mắn phú quý), vàng (sung túc)…Cách đọc tênCách đọc tên thường được hiểu theo kiểu gần âm: ví dụ: “dừa” gần âm với “vừa”; đu đủ là “đủ”, xoài gần âm với “xài”, mãng cầu là “cầu”, sung là “sung”. Một mâm quả có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung thường được người Việt đọc thành “cầu vừa đủ xài sung”. Cũng vì cách đọc này mà ngày nay nhiều gia đình người Việt gần như loại hẳn quả chuối khỏi mâm ngũ quả ngày Tết vì âm “chuối: dẫn đến liên tưởng “chúi mũi chúi lái”, làm ăn thất bại…Bày biện mâm ngũ quả ngày Tết

Thông thường mâm ngủ quả được bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Được bày dưới cùng là một nải chuối to còn xanh, đều trái, sau đó đến các loại trái cây khác. Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Tiếp đến là lê, táo, hồng xen kẽ nhau, tạo thành bức tranh màu sắc trong những ngày xuân.Từ Linh Hương (tổng hợp)

Người Việt Nam luôn luôn trọng lễ nghĩa. Bất kỳ lễ lạt nào đều có những nghi thức đề cáo tổ tông. Ngày Tết cũng vậy, nhà nào cũng có tục lệ bày soạn mâm quả để dâng cúng tổ tiên ông bà. Ngũ là năm (5) vì vũ trụ được tạo bởi Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả mà tên gọi có ý cầu mong đạt được một điều gì đó.

Đi xa hơn về căn nguyên thì “ngũ”, tức con số 5 là con số chỉ trung tâm. Người ta tìm thấy nó tọa ở ngăn giữa Lạc thư. Tự dạng chữ “ngũ” nguyên thể có hình chữ thập của bốn nguyên tố, cộng với điểm trung tâm. Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy, tức trời và đất mà giữa chúng, âm và dương tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành của vũ trụ. Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5.Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ quát vì chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), hay ngũ sắc, rồi ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây “ngũ quả” tự nó biểu trưng một tập thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng

Các Bài Cúng Tết Nguyên Đán Van Khan Tet Nguyen Dan Doc

Văn khấn lễ giao thừa Thời điểm giao thừa người ta thường hay cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà. Tại sao lại có tục dâng hương cúng lễ ngoài trời vào thời điểm giao thừa ? Tục xưa tin rằng “Mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần này bàn giao công việc cho vị thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa Thần cũ, đón rước Thần mới”. Thời điểm bàn giao công việc giữa hai vị Hành khiển cùng các Phán quan (giúp việc cho quan Hành khiển) diễn ra hết sức khẩn trương, hơn nữa các vị này là các vị thần cai quản không phải riêng cho một gia đình nào đó mà là mọi công việc dưới trần gian, nên làm việc lễ “Tống cựu nghênh tân” các vị hành khiển và Phán quan giữa năm cũ và năm mới phải được tiến hành không phải ở trong nhà mà ở ngoài trời (sân, cửa).

Có 12 vị Hành khiển – hay còn gọi là các vị thần Thời gian. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. Năm Tý: Chu Vương Hành khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành khiển, Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hỏa Tinh chi thần, Biểu Tào phán quan.

Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.

Năm Ngọ : Tần Vương Hành khiển, Thiên Hao chi thần, Nhân Tào phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển , Ngũ Đạo chi thần, Lâm Tào phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngụ Miếu chi thần, Tống Tào phán quan.

Năm Dậu : Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan.

Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá chi thần, Thành Tào phán quan.

Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn Tào phán quan.

Trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan Hành khiển cùng các vị Phán quan nói trên. Năm nào thì khấn danh vị của vị ấy.

Văn khấn lễ giao thừa trong nhà

Na mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy: – Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật – Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. – Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần – Các cụ tổ tiên nội, ngoại chư vị tiên linh.

Nay là phút giao thừa năm ……..

Chúng con là: ………………………………………….. ………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………….. ………………………………………….. …..

Phút thiêng giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giời Tý đầu xuân, đón mừng nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con xin kính mời: Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ tiên linh Cao Tằng Tổ khảo, cao Tằng Tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại tộc chư vị hương linh cúi xin giáng thế về linh sàng hâm hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này.

Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

Văn khấn ngày Tết nguyên đán

a. Khấn thần linh trong nhà

Na mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy: – Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật – Phật Trời, Hoàng Thiên, Hậu Thổ – Chư vị Tôn thần.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là: ………………………………………….. ………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………….. ………………………………………….. …..

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh, lễ vật bầy ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn thần. Thiết nghĩ Tôn thần hào khí sáng lòa, án đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người hoan hi3vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

b. Văn khấn tổ tiên ngày mồng 1 Tết

Na mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy: – Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật – Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần nguyên đán, mồng Một đầu xuân mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tất cỏ báo ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng lên trước án.

Kính mời các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thu1ac huynh đệ, Cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại. Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách nào xám, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời: các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

c. Văn khấn lễ tạ năm mới.

(Tức là kết thúc Tết – tập quán thường gọi là lễ hóa vàng vào ngày mồng 3 hoặc ngày khai hạ mồng 7 âm lịch)

Na mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy: – Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần – Ngài Đương niên, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch, Tôn thần. – Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm …………… Tín chủ con là: ………………………………………….. ………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………….. ………………………………………….. …..

Thành tâm sửa biện hương hoa, phẩm vật, phù tửu lễ ghi, cung trần trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn tiên linh trở về âm giới. Kính xin: Lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét xoi, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

Nguyên Phi Ỷ Lan Nguyen Phi Y Lan Doc

NGUYÊN PHI Ỷ LAN

Nói đến triều Lý không thể không nói về Ỷ Lan, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc. Tên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Vì mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện cổ. Sử ghi, Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ Ỷ Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế. Năm ấy, vua Lý Thánh Tông 40 tuổi chưa có con trai nối dõi nên về chùa Dâu cầu tự. Vua và quần thần vãn xem phong cảnh trong vùng, chợt thấy trong ngày hội vui, mà trên nương vẫn có một người con gái vừa hái dâu vừa hát, vua vời xuống hỏi sự tình. Thấy Lê Thị Yến bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, vua cảm mến đưa về triều, rồi phong làm Nguyên phi, cho xây một cung riêng, đặt tên là cung Ỷ Lan để nhớ lại sự tích cô gái tựa gốc cây lan buổi đầu gặp gỡ. Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan. Triều thần khâm phục Ỷ Lan là người có tài. Một lần vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước. Ỷ Lan tâu: – Muốn nước giàu dân mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hoá dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch. Nghe Ỷ Lan tâu, vua phục lắm. Bởi thế, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan âm nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. Vua đánh giặc lâu không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Dương) hay tin Ỷ Lan đã vững vàng đưa đất nước vượt qua muôn trùng khó khăn, giữ cảnh thái bình, thịnh trị, vua hổ thẹn quay ra trận quyết đánh cho kỳ thắng mới về. Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm quyền Tể tướng thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Ỷ Lan đã thi hành những biện pháp dựng nước yên dân, khiến cho thế nước và sức dân đã mạnh hẳn lên. Năm Đinh Tị (1077), Tống triều phát đại binh sang xâm lược. Để Lý Thường Kiệt rảnh tay lo việc trận mạc, Thái hậu Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao chức Thái sư như cũ, để cùng mình điều khiển triều đình, huy động sức người sức của vào trận. Nhờ vậy, nước Đại Việt đã làm nên chiến thắng hiển hách. Quân giặc hùng hổ toan làm cỏ nước Đại Việt đã phải cam chịu thất bại, lủi thủi rút quân về nước. Làm nên chiến thắng này, công Thái hậu Ỷ Lan thực lớn. Nhưng trong đời Ỷ Lan không phải không có tì vết. Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan mới trở lại nắm quyền nhiếp chính. Bà đã bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói cho đến chết. Vì tội trạng ấy, sử sách phong kiến đã xóa sạch mọi công lao của bà đối với dân nước, mà quên mất rằng, trong sự nghiệp làm chính trị, đó là chuyện thường thấy.

Văn Khấn Lễ Tế Ngu ( Lễ Vào 3 Ngày Đầu: L1Ngay Sau Khi Đưa Đám Về

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

– Con kính lạy chư gia tiên Cào Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

Hôm nay là ngày…. Tháng ……. Năm ………..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Này nhân ngày lễ Tế Ngu theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của:Hiển……………..chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng.

Than ôi! Trên tòa Nam cực, lác đác sao thưa; (nếu khóc cha hoặc đổi là Bắc vụ nếu khóc mẹ).

Trước chốn Giao trì, tờ mờ mây khóa.

Cơ tạo hóa làm chi ngang ngửa thế, bóng khích câu,

khen khéo trêu người.

Chữ cương thường nghĩ lại ngậm ngùi thay,

tình hiếu đễ chưa yên thỏa dạ.

Ơn nuôi nấng áo dày cơm nặng, biển trời khôn xiết

biết công lao;

Nghĩ sớm hôm ấp lạnh quạt nồng, tơ tóc những

hiềm chưa báo quả;

Ngờ đâu! Nhà Thung (nếu là cha hoặc Nhà Huyên nếu là mẹ) khuất núi, trời mây cách trở muôn trùng;

Chồi Tử mờ sương, âm dương xa vời đôi ngả.

Trông xe hạc lờ mờ ẩn bóng, cám cảnh cuộc phù sinh chưa mấy, gót tiên du đã lánh cõi trần ai.

Rồi khúc tằm. áy náy trong lòng, thương thay hồn bất tử về đâu, cửa Phật độ biết nhờ ai hiện hóa.

Suối vàng thăm thẳm, sáng phụ thân (hoặc mẫu thân) một mình lìa khơi,

Giọt ngọc đầm đìa, đàn con cháu, hai hàng lã chã.

Lễ Sơ Ngu (hoặc Tái Ngu, Tam Ngu) theo tục cổ, trình bày:

Nhà đơn bạc, biết lấy gì để dóng dả.

Đành đã biết: đất nghĩa trời kinh, nào chỉ ba tuần nghi tiết,

đủ lễ báo đền

Cũng gọi là: lưng cơm chén nước, họa may chín suối anh linh,

được về yên thỏa

Ôi! Thương ôi!

Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Kính cáo!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!