Top 8 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Trung Thu Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Trung Thu

Tết trung thu hay còn gọi là tết đoàn viên, là dịp để mọi người quây quần bên nhau, chia sẻ và yêu thương nhau nhiều hơn. Trong ngày tết đặc biệt này không thể thiếu đi bánh dẻo, bánh nướng, hạt dưa, hạt bí, và tất nhiên, quan trọng nhất là phải có mâm ngũ quả.

Nguồn gốc của mâm ngũ quả Mâm ngũ quả đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc của mâm quả đặc biệt này. Thực ra, mâm ngũ quả ra đời là dựa theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có năm loại quả là tượng trưng cho sự đủ đầy, yên ấm.Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, số năm của mâm ngũ quả là con số chỉ sự trung tâm, là con số của sự sống. “Quả” được cho là biểu tượng của sự sung túc, là biểu thị của tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Chính vì vậy mà mâm ngũ quả đã ra đời để thể hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt Nam ta.Ý nghĩa mâm ngũ quả trong ngày tết trung thu Mang ý nghĩa chung là thế nhưng mâm ngũ quả ở từng vùng miền lại không giống nhau và mỗi vùng lại mang một ý nghĩa khác.Ở miền Bắc Mâm ngũ quả bao gồm chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Người miền Bắc sẽ đặt nải chuối ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác và chuối thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Tiếp theo, chính giữa nải chuối là quả bưởi và đào, hồng, quýt đặt ở xung quanh. Có thể thay thế bưởi bằng quả phật thủ cũng được. Còn lại những chỗ khuyết thì đặt xen kẽ quýt vàng, táo xanh hoặc ớt đỏ. Ngày nay thì nhiều người thường chọn những loại trái cây có nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên tất cả đều nhằm để cầu tiền tài, sung túc và ấm no.

Ở miền Trung Mâm ngũ quả của người miền Trung thì thường không quá cầu kì, có gì cúng nấy vì đặc điểm của mảnh đất miền Trung là thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi và còn ít hoa trái, thường có nhiều nhất là: đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, chuối… Cách sắp xếp mâm ngũ quả cũng tùy thuộc vào sự sáng tạo của mỗi người và thành kính dâng lên tổ tiên để cầu được bình an, may mắn trong cuộc sống.Ở miền Nam Người miền Nam rất coi trọng phong tục thờ cúng và mâm ngũ quả vì thế cũng được chuẩn bị khá cầu kì. Trên mâm ngũ quả của người dân miền này thường có đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung, được hiểu là “Cầu sung vừa đủ xài”. Đặc biệt, mâm ngũ quả phải có chân đế là 3 trái dứa thể hiện sự vững vàng và một cặp dưa hấu tượng trưng cho lòng trung nghĩa của người phương Nam.Mặc dù ở mỗi vùng miền lại có sự khác nhau về các loại quả và cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết trung thu nhưng hàng trăm năm nay, mâm ngũ quả đã trở thành một nét đặc trưng trong phong tục của người Việt Nam. Mâm ngũ quả là cách để người Việt thể hiện tấm lòng, sự tôn kính của mình đối với tổ tiên và cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình và dòng họ mình.

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trung Thu &Amp; Cách Trang Trí Đẹp Mắt

Trong dịp tết trung thu, ngoài những hoạt động chính như múa lân, các trò chơi dân gian, rước đèn ông sao. Thì mâm ngũ quả trung thu không thể thiếu giúp mọi người tận hưởng ngày tết trung thu đầy đủ và trọn vẹn nhất. Mâm ngũ quả có ý nghĩa quan trọng trong những ngày này. Và trang trí mâm ngũ quả trung thu sao cho đẹp mắt cũng vô cùng quan trọng.

Mâm ngủ quả ra đời từ rất lâu đời. Xuất phát từ yếu tố tâm linh và tư duy của người Á Đông. Tất cả mọi vật chất đều tạo nên từ 5 yếu tố Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Một mâm quả phải đầy đủ 5 yếu tố này mới gọi là đủ đầy.

Số 5 vừa tượng trưng cho 5 yếu tố trên, ngoài ra nó còn là con số trung tâm, con số sự sống. Quả tượng trưng cho sự tròn đầy, sinh sôi, duy trì nòi giống.

Mâm ngũ quả trung thu tượng trưng cho Ngũ Hành hợp nhất, thể hiện sự gắn kết, đủ đầy, yên ấm, đem lại may mắn cho gia đình. Là sự lòng thành dâng lên tổ tiên, trời đất mong cho mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi.

Sau khi cúng ông bà tổ tiên, cầu trời đất. Tổ chức vui trung thu cho các em nhỏ như múa lân sư rồng thường sẽ tổ chức cho quy mô và hoành tráng. Sau đó rước đèn ông sao, múa hát…thì mang mâm ngũ quả trung thu ra phá cỗ và cùng ngắm trăng.

Mỗi vùng miền có cách bày trí và chuẩn bị cho mâm ngũ quả khác nhau. Bằng những hoa quả đặc trưng theo mùa của từng miền đó.

Mâm ngũ quả miền bắc thường bao gồm chuối, bưởi, đào, hồng, na. Đây là những loại quả đặc trưng cho vùng miền tại miền bắc. Trong đó nải chuối được đặt chính giữa và đỡ lấy toàn bộ các hoa quả khác. Chính giữa nải chuối là quả bưởi và đào, hồng, na đặt ở xung quanh. Những chỗ khuyết thì đặt xen kẽ quýt vàng, táo xanh hoặc ớt đỏ. Mỗi loại trái cây thường có các màu đặc trưng, mâm ngũ quả thường có đủ 5 màu tượng trưng cho 5 hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Mỗi vùng miền có những mâm ngũ quả với những đặc trưng khác nhau. Nhưng đều thể hiện tấm lòng, sự tôn kính của mình đối với tổ tiên và cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình và dòng họ mình.

Hoa quả được chọn bày mâm ngũ quả nên chọn những quả còn tươi cuống, không bị bầm dập. Đối với chuối nên chọn những nải còn tươi xanh, vỏ bóng mượt. Với hình dáng hơi cong, nên chọn số lượng quả là số lẻ, 15 hoặc 17 quả là đẹp.

Nên đặt những quả nặng và vỏ dày xuống dưới, những quả chín, dễ bẹp lên trên. Để tránh trường hợp những quả nặng sẽ đè làm hỏng những quả chín sẽ làm cho mâm ngũ quả không đẹp mắt. Và nhanh hỏng. Ngoài ra, nên chọn hoa quả với nhiều màu sắc cho mâm ngũ quả thêm đẹp mắt.

Trái cây: Nải chuối hoặc quả dưa hấu thay thế, quả hồng (ý nghĩa no đủ). Quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (may mắn). Hoặc có thể chọn hoa quả đặc trưng cho từng vùng miền.

Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ. Đồng thời, nên chọn các loại quả làm mâm ngũ quả cúng Trung thu có cả quả xanh có chín mang ý nghĩa âm – dương hòa hợp, cân bằng theo quan niệm người xưa.

Ngoài ra không thể thiểu bánh Trung thu: Gồm bánh nướng và bánh dẻo. Để bày mâm ngũ quả trung thu đẹp và hiện đại nên trang trí thêm đèn lồng, đồ chơi trung thu. Làm những con vật bằng hoa quả để trang trí cho mâm ngũ quả thêm phần sinh động, thú vị và hấp dẫn từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Những hình ảnh về mâm ngũ quả trung thu đẹp và sinh động

Những hình ảnh mâm ngũ quả trung thu đẹp và sinh động. Với những tạo hình con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng.

Mâm Ngũ Quả Trung Thu: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Về Sự Sung Túc

Trung thu là dịp đặc biệt để các thành viên trong gia đình có thời gian quây quần bên nhau để cùng trò chuyện, chia sẻ yêu thương sau những ngày mải miết vì công việc, học tập. Cũng bởi lẽ đó mà người ta còn gọi Trung thu là Tết đoàn viên. Trong ngày đặc biệt này, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của đèn ông sao, bánh dẻo, bánh nướng,… và nhất là mâm ngũ quả Trung thu.

I. Nguồn gốc ý nghĩa và nguyên nhân vì sao cần có mâm ngũ quả ngày Tết Trung thu

Từ rất lâu, mâm ngũ quả Trung thu đã xuất hiện và trở thành văn hóa của người Việt vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Theo một số tài liệu nghiên cứu, hình ảnh mâm cỗ tết Trung thu dựa theo duy vật cổ đại, tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Bên cạnh đó, số 5 trong mâm ngũ quả là con số đại diện cho sự sống, biểu tượng của sự trung tâm. Chữ quả là biểu thị của sự sung túc, thể hiện cho ý nguyện sinh sôi, nảy nở.

Chính vì nguồn gốc và ý nghĩa như vậy mà mâm ngũ quả Trung thu là một trong ba yếu tố không thể thiếu để tạo nên một cỗ trung thu vẹn tròn, đủ đầy.

II. Ý tưởng bày mâm ngũ quả đẹp cho Trung thu theo từng vùng miền

Tuy có chung nguồn gốc song mỗi vùng miền lại có cách trình bày mâm ngũ quảrằm tháng 8 khác nhau. Bạn có biết miền Bắc, miền Trung, miền Nam bày mâm ngũ quả như nào trong rằm tháng 8 không?

1. Bày mâm ngũ quả Trung thu ở miền Bắc

Phong tục bày mâm ngũ quả ở miền Bắc thường có chuối, bưởi, đào, hồng, cam hoặc quýt. Cách bày mâm ngũ quả sẽ theo thứ tự như: nải chuối đặt ở dưới cùng và ở giữa nhằm đỡ lấy toàn bộ loại quả khác phía trên. Hơn nữa, chuối cũng là quả thể hiện sự che chở của thiên địa dành cho con người.

Tiếp theo chuối là quả bưởi to tròn, căng mọng, xung quanh là đào, hồng, cam.

Ngày nay, để mâm ngũ quả thêm ấn tượng, nhiều gia đình đã lựa chọn nhiều thêm các loại quả khác thay thế với màu sắc phong phú. Tuy nhiên tất cả đều cầu mong ấm no, sung túc, hạnh phúc.

2. Bày mâm cỗ Trung thu ở miền Trung

Người miền Trung vốn đơn giản nên mâm ngũ quả của họ không quá cầu kỳ trong cách lựa chọn các loại quả. Bên cạnh đó, thời tiết của miền Trung khá khắc nghiệt nên có ít loại quả để bày biện hơn.

Đa phần mâm ngũ quả của người miền Trung gồm đu đủ, xoài, sung, chuối, mãng cầu. Cách bày mâm ngũ quả cũng dựa theo sở thích mỗi người nhưng chung lại vẫn là lòng thành kính dâng lên tổ tiên.

3. Bày mâm cỗ bánh Trung thu ở miền Nam

Trong ba miền, miền Nam là khu vực cầu kỳ nhất trong việc bài trí và thờ cúng mâm ngũ quả. Đối với mâm ngũ quả của người miền Nam, mãng cầu, dừa, sung, xoài, đu đủ là 5 loại quả phổ biến nhất. Những loại quả này hợp thành một câu nói: “Cầu sung vừa đủ xài”, ý chỉ con người không nên có ý muốn tham lam.

Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam phải có 3 chân đế là 3 quả thơm (quả dứa) để thể hiện sự vững chắc, và một quả dưa hấu biểu trưng của lòng trung nghĩa.

Như vậy mâm cỗ Trung thu ở mỗi vùng miền sẽ có cách bài trí khác nhau. Tùy khu vực bạn đang sinh sống mà có thể chọn chủ đề mâm cỗ Trung thu phù hợp.

III. Các loại quả bày trong mâm cỗ Tết Trung Thu

Bưởi là loại quả không thể thiếu để bày trong mâm ngũ quả dịp Tết Trung Thu. Đây là loại quả biểu trưng của sự tròn đầy, sung túc và may mắn. Màu xanh mát là sự thanh khiết, dáng căng tròn là sự đủ đầy.

Hình dạng tròn của quả bưởi cũng khiến liên tưởng tới ông trăng. Ngoài ra, bưởi còn loại quả thân thuộc, gần gũi với người Việt, có thể tìm thấy ở bất cứ vùng quê dân dã nào.

Chuối cũng là loại quả trưng bày phổ biến trên mâm cỗ hoặc để cúng riêng. Ý nghĩa của loại quả này là sự trân trọng và thành kính với tinh hoa của trời đất. Dáng chuối giống như đôi bàn tay hứng đỡ quà tặng từ thiên nhiên, hay là dâng lên lòng biết ơn với tổ tiên, thần linh.

Quả na với nhiều hạt là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở. Đó là sự sống, kế tục của con người qua các thế hệ nối tiếp nhau.

Quả quýt thường nhỏ nhắn, người ta hay trưng bày theo chùm nhỏ hoặc để quanh nải chuối. Ý nghĩa của cam, quýt là sự ấm no, hạnh phúc.

Tháng 8, tháng 9 âm lịch thường là mùa hồng chín. Người ta chọn hồng giòn để bày chủ yếu là vì vẻ ngoài bóng nhẵn, sắc cam đỏ căng tràn, biểu trưng sức sống của con nười.

IV. Một số mẫu mâm cỗ Trung thu đẹp

1. Mâm ngũ quả trung thu đơn giản

2. Mâm cỗ trung thu đẹp nhất

Như vậy là Nhà Đất Mới vừa cùng các bạn tìm hiểu lý do vì sao cần có mâm ngũ quả Trung thu và các mẫu mâm cỗ đẹp nhất. Hi vọng, với các thông tin trong bài, các bạn sẽ có được mâm ngũ quả ấn tượng cho gia đình mình.

Lưu Ý Khi Bày Mâm Ngũ Quả Cúng Trung Thu

(NTD) – Mâm ngũ quả ngày Tết trung thu đa dạng hơn bởi có bánh nướng, bánh dẻo với những hình thù ngộ nghĩnh mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an.

Cách trang trí trên mâm ngũ quả cũng tùy vào từng vùng miền khác nhau, người miền Bắc khác với người miền Nam. Mâm ngũ quả ngày tết trung thu của người miền Bắc thường có các quả như: Chuối, Bưởi, Đào, Hồng, Cam hoặc Chuối, Ớt, Bưởi, Quất, Lê và cũng có thể thay thế một số quả khác nhưng có ý nghĩ và màu sắc tương tự. Người miền Nam lại có phong cách độc đáo hơn, mâm ngũ quả thường có: Mãng cầu, Dừa, Đu Đủ, Xoài, Sung (cầu mong gia đình sung túc) hoặc thêm trái Dứa họ đặc biệt kiêng một số loại quả như: Chuối vì cho rằng chuối là “chúi nhủi”, Cam “cam chịu”, Lê “lê lết”, Lựu “lựu đạn”, Sầu riêng, các loại quả chua, cay…

Mâm ngũ quả ngày tết trung thu là thể hiện nét cân bằng âm dương gồm kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Đặc biệt, không thể thiếu món bánh nướng, bánh dẻo vì hai loại bánh này tượng trưng cho Thiên – Địa. Màu sắc của mâm ngũ quả càng tươi thì may mắn càng nhiều vậy nên ngày nay mâm ngũ quả không chỉ là 5 loại quả mà có rất nhiều các loại quả khác nhau với đủ màu sắc rất bắt mắt để dâng lên bàn thờ gia tiên. Ngoài mâm ngũ quả cúng tổ tiên, mỗi gia đình lại chuẩn bị thêm một mâm ngũ quả nữa để cả gia đình quây quần ngồi ngắm trăng và phá cỗ đêm rằm.

Muốn mâm cỗ Trung thu đẹp mắt nhất, phải chú ý màu sắc của các loại quả. Cho dù muốn bày loại quả gì thì cũng nên có quả xanh, quả chín. Bởi màu xanh mang tính âm, quả chín mang tính dương, tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

Ngoài việc dùng trang trí mâm ngũ quả mang tính truyền thống, bạn cũng có thể trang trí thêm những con vật làm bằng rau củ quả để mâm ngũ quả nhà mình thêm phần sinh động.

Một chút biến tấu với chú chó kết từ bưởi đạp xích lô

Để làm chú chó bưởi, bạn cần chọn nguyên liệu là những trái bưởi to tròn , múi bưởi đều , tép bưởi khô và mọng . Công đoạn tách bưởi cũng cần khéo léo để tép bưởi không bị rơi khỏi vỏ, xòe đều. Bạn hãy nhớ, múi bưởi càng to, tép càng đều thì chú chó bưởi của bạn càng “xù lông” xinh xắn.

Đàn ếch mắt tròn xoe ngộ nghĩnh

Mới thoáng nhìn qua, khó ai tưởng tượng đàn ếch xanh tinh nghịch này lại được tạo ra từ những trái su su, đôi mắt tròn xoe đen láy là những hạt nhãn “biến hình” . Chắc hẳn bạn không ngờ rằng chỉ cần một chút sáng tạo đơn giản là những trái su su đã được mang diện mạo khác hoàn toàn rồi.

Cá “đỏ” bơi lội tung tăng

Cá vàng bạn đã gặp nhiều rồi, nhưng một chú cá màu đỏ hồng, miệng cười hết cỡ cực đáng yêu được làm từ trái thanh long này chắc hẳn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thú.. Tết Trung thu, có những chú cá này bơi lội trong mâm ngủ quả sẽ khiến các bé cảm thấy rất hứng thú.

Huyền Thương