Đề Xuất 4/2023 # Tour Rừng Tràm Trà Sư # Top 6 Like | Herodota.com

Đề Xuất 4/2023 # Tour Rừng Tràm Trà Sư # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tour Rừng Tràm Trà Sư mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kính gửi : quý khách                                             Người gửi : ms diễm – 07678 29268

RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – NÚI CẤM – THỊ XÃ CHÂU ĐỐC – MIẾU BÀ CHÚA XỨ  – CHÙA CỔ TÂY AN – NÚI SAM – CHỢ CHÂU ĐỐC

Thời gian: 2 ngày 2 đêm

tối thứ 6 hàng tuần

Lưu Ý: Mỗi đợt khởi hành tối thiểu 10 khách.

Nằm ở miền Tây Nam bộ, vừa có sông nước mênh mang, vừa có núi non kỳ vĩ, lại giáp biên giới Campuchia, An Giang là điểm đến thú vị với rất nhiều cảnh quan đẹp và ẩm thực độc đáo. Mùa nước nổi (từ khoảng tháng 9 đến tháng 11) là thời điểm thích hợp để du khách khám phá An Giang, miền đất Bảy Núi, nơi có rừng tràm Trà Sư với muôn loài chim nước quý hiếm, có hồ nước trời Búng Bình Thiên mênh mông sắc vàng điên điển, có chợ nổi Long Xuyên náo nhiệt đông vui, có hồ Tà Pạ trong vắt với muôn sắc nước…

LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

BUỔI TỐI:

22H00: Xe và HDV công ty du lịch SÀI GÒN VIP TOUR đón đoàn tại điểm hẹn, khởi hành đi An Giang.

NGÀY 01: KDL NÚI CẤM -  RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – THỊ XÃ CHÂU ĐỐC

(Ăn Sáng, Trưa)

06H30: Đoàn đến Núi Cấm, làm vệ sinh cá nhân và dùng điểm tâm sáng tại nhà hàng Lâm Viên. Sáu đó đoàn tham quan Núi Cấm - hay còn gọi là núi Ông Cấm có tên chữ là Thiên Cấm Sơn (nghĩa là một ngọn núi đẹp), nằm trong khu tam giác Tịnh Biên – Nhà Bàng – Tri Tôn, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngọn núi cao nhất (cao 716m) và hùng vĩ nhất trong dãy Thất Sơn.

Theo truyền thuyết, trước kia, nơi đây rất âm u, hiểm trở và có nhiều thú dữ ăn thịt, do vậy mà người dân trong vùng không dám lên núi săn bắn, hái lượm

Một truyền thuyết khác cho rằng, Nguyễn Ánh đã từng trú ẩn ở đây và truyền lệnh cấm dân chúng không được đi lại trong khu vực này. Hai lý do này lý giải tại sao ngọn núi này lại có tên là núi Cấm. Ngày nay, núi Cấm đã trở thành một điểm du lịch sinh thái lý tưởng nhờ có địa thế và các điểm du lịch đẹp.

10H00: Đoàn di chuyển đến “ KDL Rừng tràm Trà Sư ” dùng cơm trưa với thực đơn phong phú và mang đậm hương vị quê hương như:

Gà nướng mật ong

Cá lóc nướng trui

Cá rô kho tộ + thịt ba rọi

Lẩu chua cá hú

Rau luộc + Cơm Trắng + Trà Đá

Sau khi dùng cơm trưa và nghỉ ngơi, đoàn tiếp tục tham quan Rừng Trà Sư, du khách đến rừng tràm Trà Sư, mỗi lúc lại thêm ngỡ ngàng và thích thú, vì được nhận ra bao điều kỳ diệu của thiên nhiên mà cây rừng đang gìn giữ trong sắc lá và hương tràm ngào ngạt. Với diện tích gần 850ha, rừng Trà Sư là nơi trú ngụ của 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam

Chính sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Mùa nước nổi là quãng thời gian thích hợp nhất để đến với rừng tràm. Du khách đi thuyền xuyên rừng sẽ được ngắm cánh rừng biếc xanh bạt ngàn mênh mông, nở đầy những bông hoa tràm trắng tinh khiết trong nắng sớm, hương tràm thoảng đưa nhẹ nhàng khiến tinh thần trở nên thư thái, lâng lâng.

Tưởng như tất cả những sắc màu tụ tập về đây, sóng sánh trong sắc nước. Những cây thủy liễu uốn mình mềm mại trong làn nước trong, vài ba chú cá bơi lội tung tăng và ánh mặt trời không ngừng nhảy múa trên mặt nước phản chiếu những sắc màu kì lạ. Lúc thì màu xanh ve chai, khi thì bạc lấp lánh, có nơi lại ửng vàng màu hổ phách.

16H00: Đoàn rời Trà Sư di chuyển về thị xã Châu Đốc, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

19h30: Đoàn tự túc dùng cơm tối sau đó đoàn tự do nghỉ ngơi khám phá thị xã Châu Đốc về đêm.

NGÀY 02: CHỢ CHÂU ĐỐC -  MIẾU BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM – TÂY AN CỔ TỰ – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Ăn Sáng, Trưa)

07H00: Đoàn dùng điểm tâm sáng, làm thủ tục trả phòng.

Xe đưa đoàn tham quan ” chợ Châu Đốc “ - Chợ Châu Đốc chia thành nhiều khu tách biệt nhưng nổi bật là khu bán mắm bởi mùi thơm quyến rũ của cả trăm vị mắm khác nhau cùng màu sắc bắt mắt của các sạp hàng. Chợ dành một nửa cho mắm. Các sạp hàng được sắp xếp trên cao, sạch sẽ và bài trí gọn gàng. Có khoảng 30 loại mắm được bày trên quầy, những chậu mắm có ngọn với những sắc màu óng ánh.

Vùng Châu Đốc nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc về mắm. Dường như có bao nhiêu loại cá trên dòng sông Hậu dồi dào thì có bấy nhiêu loại mắm được bày bán trong chợ. Đủ cả các loại mắm thái, mắm sặt, mắm trê, mắm lóc, mắm rô, mắm trèn, mắm cá linh, mắm phi lê, dưa mắm… cùng các loại cá khô như khô cá tra, khô các lóc, khô cá sặt… Mỗi loại mắm được đặt tên theo loại cá làm mắm cho dễ nhớ. Mắm Châu Đốc đa dạng và phong phú về chủng loại, hương vị thơm ngon.

Tiếp tục đoàn di chuyển đến tham quan núi Sam cùng HDV viếng miếu Bà Chúa Xứ – Theo truyền thuyết, miếu Bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của Bà. Lại có truyền thuyết cho rằng, Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây dựng theo lời trăn trối của vợ (bà Châu Vĩnh Tế).

Tiếp tục đoàn viếng chùa cổ Tây An.

Đoàn khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh, trên dường về đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng và dừng chân tham quan mua sắm các loại đặc sản miền đồng bằng sông cửu long làm quà cho người thân bạn bè.

19H00: Kết thúc chương trình tham quan, chia tay và hẹn gặp lại!

GIÁ TOUR BAO GỒM

Vận chuyển:

Xe du lịch đời mới, máy lạnh suốt tuyến, mic, âm thanh hiện đại, Tài Xế phục vụ ân cần lịch sự.

 Lưu trú:

Khách sạn tiêu chuẩn 2 sao, gần trung tâm, tiện nghi, sạch sẽ. Tiêu chuẩn 04 khách/phòng. Phụ thu phòng ba 100.000đ/phòng. Phụ thu phòng đôi 200.000đ/phòng. Phụ thu phòng đơn 300.000đ/phòng

Tiêu chuẩn 4 sao: khách sạn River Hà Tiên, tiêu chuẩn 02-03 khách/phòng.

Ăn uống:

Ăn sáng:

 02 thực đơn phong phú + Nước giải khát.

Ăn chính:

 02 bữa thực đơn phong phú với các món mang mang đậm hương vị miền tây sông nước.

Tham quan:

Núi Cấm

Rừng tràm Trà Sư

Miếu Bà Chúa Xứ

Hướng Dẫn Viên:

Có kinh nghiệm trên 04 năm đi tour, kiến thức rộng.

Có ngoại hình, thân thiện với khách.

Bảo hiểm:

Tất cả quý khách khi tham gia tour du lịch của 

SÀI GÒN VIP TOUR

 đều được đăng ký bảo hiểm theo luật định. Mức bồi thường tối đa 20.000.000đ/khách/vụ

.

GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM

Chi phí cá nhân:

Chi phí giặt ủi, ăn uống ngoài chương trình.

01 bữa tối tự túc ngày 01.

01 bữa tối tự túc ngày về.

Thuế VAT.

QUI ĐỊNH VỀ TRẺ EM

Dưới 06 tuổi:

Gia đình tự lo cho bé, mỗi gia đình chỉ được kèm một trẻ em miễn phí, từ bé thứ 02 trở lên sẽ tính 7

5

% giá vé người lớn bao gồm bảo hiểm du lịch).

Từ 06 – 10 tuổi:

Bé phải mua 7

5

% giá vé người lớn hiện hành (bao gồm 01 chỗ ngồi trên xe, và suất ăn như người lớn, không gồm suất ngủ).

Từ 11 tuổi trở lên:

Mua 01 suất như người lớn.

Du Lịch Châu Đốc Đến Thăm Miếu Bà Chúa Xứ, Chùa Hang, Rừng Tràm Trà Sư Và Nhiều Địa Điểm Tuyệt Đẹp Nữa

Thành phố Châu Đốc nằm trên bờ sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 210 km về phía tây, cách thành phố Cần Thơ khoảng 115 km và thành phố Long Xuyên khoảng 55 km về phía tây bắc theo Quốc lộ 91.

Thời điểm nào lý tưởng nhất khi du lịch Châu Đốc?

Cũng như nhiều nơi khác ở miền Tây, Châu Đốc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa, mùa mưa và mùa nắng. Thời tiết khí hậu ở Châu Đốc nói chung thích hợp để du khách đến tham quan quanh năm.

Vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, Châu Đốc thường có mưa nhiều và khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 ở đây vào mùa nước nổi. Nếu bạn đi du lịch vào mùa này sẽ cảm nhận rõ nét cuộc sống của người dân miền sông nước Châu Đốc, tuy nhiên bạn cũng phải chú ý cẩn thận nếu như không quen với mưa lũ. Thời gian còn lại, ở Châu Đốc thường nắng và nóng, nhưng nhiệt độ không quá cao, không cản trở đến việc tham quan du lịch.

10 địa điểm tại Châu Đốc bạn nên ghé qua?

Núi Sam là một trong những ngọn núi của vùng Bảy Núi nổi tiếng ở An Giang. Tọa lạc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nên xung quanh Núi Sam có rất nhiều đồng lúa và kênh rạch chằng chịt. Đứng từ trên cao nhìn xuống, sẽ là một khung cảnh thiên nhiên không thể tuyệt vời hơn!

Có đến gần 200 ngôi đền, chùa, am, miếu rải rác xung quanh Núi Sam từ chân núi, sườn núi cho đến đỉnh núi. Tuy nhiên, với độ cao khoảng 284m, đường mòn lên núi chỉ dốc thoai thoải và có rất nhiều bóng cây. Do đó, bạn không phải tốn quá nhiều sức để leo núi. Và nhớ cầm theo máy ảnh, điện thoại để chụp hình. Khung cảnh hai bên triền núi rất thơ mộng và nên thơ đấy!

Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những di tích lịch sử – kiến trúc tâm linh quan trọng của tỉnh An Giang. Và đây cũng là đích đến chính của các khách du lịch hành hương, cầu an, cầu may mắn, cầu phúc lộc.

Năm 2012, Miếu Bà Chúa Xứ được Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc Gia. Cùng với đó lễ hội Bà Chúa Xứ (lễ Vía Bà) cũng được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia.

Được xây dựng từ những năm 1847, chùa Tây An tọa lạc ở ngã ba Núi Sam. Được thiết kế theo cấu trúc chữ “tam” và là sự kết hợp của phong cách nghệ thuật Ấn Độ, nghệ thuật Hồi Giáo và kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Bạn thể kết hợp tham quan chùa Tây An và cầu an cho gia đình mình.

Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, rất có giá trị về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Nếu dự định du lịch đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.

5. Chùa Hang (Chùa Phước Điền)

Chùa Hang được gắn liền với sự tích thuần phục rắn của Bà Thợ. Tương truyền, bà Thợ vì muốn từ bỏ cuộc sống đời thường nhiều trái ngang, nhiều bất công nên đã lập am tu hành tại một hang sâu yên tĩnh ở khu vực núi Sam. Nhờ vào công đức tu hành của mình mà bà đã thuần phục được cặp rắn lớn sống trong hang sâu đó.

Mến mộ công đức của bà, người dân đã quyên góp xây dựng và mở rộng ngôi chùa lớn hơn và từ đó được đặt tên là Chùa Phước Điền (hay còn được gọi là chùa Hang).

Ngày nay, di tích hang sâu ở khu vực chùa phước điền vẫn còn tồn tại nhưng vì để đảm bảo an toàn cho người dân và khách thập phương nên chính quyền đã cho lấp đi.

Rừng Tràm Trà Sư là một trong những hệ sinh thái rừng tràm ngập nước đa dạng ở khu vực Miền Tây. Những cảnh đẹp thiên nhiên thơ mông, đậm chất thơ sẽ giúp bạn quên đi hết mọi khó khăn, buồn phiền của cuộc sống thường ngày.

Làng nổi Châu Đốc trải dài dọc hai bên bờ sông Hậu. Người dân ở đây dùng bè neo đậu ở dưới cửa sông để làm nhà. Họ chủ yếu dùng các phương tiện như ghe, xuồng, canô để di chuyển. Mọi hoạt động sinh hoạt, buôn bán đều được thực hiện trên sông.

Đến với Làng Nổi Châu Đốc, bạn sẽ được trải nghiệm những cảm giác đi trên tắc ráng, vỏ lãi hay xuồng gắn máy đuôi tôm để di chuyển từ nơi này qua nơi khác. Ngoài ra tham quan và thưởng thức các món cá ngay tại bè cũng là một điều tuyệt vời không thể bỏ qua.

Nằm trong số những điểm tham quan Châu Đốc khá độc đáo, Tượng đài cá Basa là tượng đài sinh vật đầu tiên của An Giang. Đây cũng là biểu tượng bằng đá đầu tiên của loài cá basa trên thế giới. Tượng đài thể hiện tầm quan trọng của cá basa trong kinh tế, ẩm thực và tôn vinh nghề đánh bắt, sản xuất cá basa tại khu vực miền tây sông nước. Tượng đài cao 14 mét, thiết kế độc đáo và sống động, nằm ngay bên bờ ngã ba sông Châu Đốc, khiến nhiều du khách trong và ngoài nước thích thú chiêm ngưỡng.

Làng người Chăm Châu Giang là ngôi làng nổi tiếng của cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang, không chỉ lôi cuốn bởi nét dân tộc mà còn bởi nét đẹp văn hóa của miền đất trời địa linh nhân kiệt này. Với những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, con người đồng bào Chăm thì đây hẳn là điểm đến không thể bỏ qua.

Làng người Chăm Châu Giang nổi bật lên khung cảnh những ngôi nhà sàn gỗ với kiến trúc độc và lạ. Những ngôi nhà sàn ở đây thường nhỏ nhắn, kiến trúc khá đặc biệt và được làm từ các loại gỗ quý có độ bền rất cao.Trước nhà, có một cái thang gỗ, cửa cái ra vào thấp hơn đầu người có hàm ý, khách vào nhà phải cúi chào nhà và chủ nhà.

Đình thần Châu Phú (phường Châu Phú A, TP. Châu Đốc) là công trình còn lưu lại nhiều dấu ấn văn hóa đặc sắc, phản ánh nét đẹp tín ngưỡng của người dân địa phương.

Đình thần Châu Phú có quá trình hình thành khá đặc biệt, gắn liền với gia tộc Lê Công (còn gọi là Cửu Long Nhà Lớn). Vốn được xây dựng với mục đích tỏ lòng biết ơn với danh thần Nguyễn Hữu Cảnh, người có công rất lớn trong quá trình “mang gươm mở cõi” đất phương Nam, gia tộc Lê Công đã đứng ra vận động người dân và đóng góp tiền của, công sức cất ngôi miếu bằng gỗ lợp lá (tại vị trí Bệnh viện Đa khoa Khu vực Châu Đốc cũ) để thờ phụng ông. Tuy nhiên, dưới thời Pháp thuộc, vì mục đích xây dựng bệnh viện mà ngôi đình bị di dời và xây mới lại ở vị tri hiện tại.

Đình thần Châu Phú vừa có giá trị lịch sử lại vừa mang nét đẹp kiến trúc độc đáo. Đình được xây dựng theo kiểu ba gian hai chái đúng phong cách Nam Bộ. Nóc đình có lầu mái tam cấp, trên nóc gắn biểu tượng nhiều linh vật, như: Lưỡng long chầu nguyệt, công, phụng, sư tử…tất cả đều thể hiện nét khỏe khoắn, uy nghi. Đình có khá nhiều cửa sổ được tạo hình theo lối kiến trúc Pháp. Bên trong có 40 cột cái bằng gỗ quý. Trên cột có nhiều đôi liễn sơn son thiếp vàng với nội dung ca ngợi công đức Chánh thần Nguyễn Hữu Cảnh.

Bánh bò thốt nốt là món ăn ưa thích của người miền Tây đồng thời cũng là đặc sản An Giang nổi tiếng. Vị thơm ngon, ngọt béo của đường thốt nốt khiến du khách dù chỉ một lần nếm thử thôi cũng phải gật gù khen ngợi. Bánh tuy là món ăn dân dã nhưng lại được xem là đặc sản của vùng đất Châu Đốc, được làm từ những nguyên liệu gần gũi, giản dị có tại địa phương, do chính bàn tay của những người “thợ” là những người nông dân chân chất thật thà vùng Bảy Núi làm nên.

Khi về Châu Đốc, bạn nên tới thăm khu chợ nổi tiếng với các loại mắm, khô cá, bánh, hoa quả… đặc trưng của miền Tây. Đặc sản nổi tiếng nhất của chợ Châu Đốc là mắm. Chợ có một khu dành riêng bán các loại mắm, từ mắm chốt, mắm sặt, mắm trèn, tới mắm thái, mắm rô… Các thùng mắm tỏa mùi đặc trưng, được đặt trên các kệ cao sạch sẽ, đề giá rõ.

Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi – An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím. Gỏi sầu đâu được biết đến như đặc sản đặc trưng nhất khi nhắc đến cây sầu đâu, từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo.

Khô cá lóc sau khi nướng chín, xé ra từng miếng nhỏ rồi trộn chung với đọt sầu đâu, đem chấm chung với nước mắm me đậm đặc, cay, chua nhưng vừa ăn, không mặn, nhằm làm tăng thêm hương vị đậm đà. Vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá quyện với nhau càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng, lạ miệng, hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào.

Bò bảy món núi Sam gồm lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo bò, bò khía bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc và bò bít tết. Nguyên liệu chính để làm nên các món này là thịt bò vùng Bảy Núi, mềm, ngọt mà vô cùng thơm ngon. Điểm đặc trưng khi làm bò bảy món là người ta ít mua thịt làm sẵn ở chợ mà mua nguyên con bò còn sống và phải là bò tơ (hay là bê, bò con, chỉ một con bò còn non hoặc sắp trưởng thành). Sau khi làm bò xong thì dùng rơm thui cho da bò săn lại gọi là bê thui, miếng thịt còn cả da ăn mới ngọt và bùi.

Ai từng đi du lịch Châu Đốc hẳn không lạ gì với loài hoa đặc trưng nổi tiếng của sông nước miền Tây này. Tháng 8 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, mùa nước nổi là lúc bông điên điển có nhiều nhất, đặc biệt là ở rừng tràm Trà Sư. Bông điên điển Châu Đốc cánh cũng dày hơn những vùng khác một chút, được xem như một loại rau đặc biệt, là nguồn nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon mang đậm hương vị xứ sở như dưa chua điên điển, canh điên điển, gỏi điên điển và phổ biến nhất là dùng kèm các loại ra khác trong các món lẩu cá đậm hương vị miền Tây.

Châu Đốc An Giang được xem là xứ sở của thốt nốt, nên có rất nhiều món ăn chế biến từ thốt nốt làm cho ẩm thực Châu Đốc thêm phần phong phú hơn rất nhiều.

Món đơn giản nhất từ thốt nốt mà du khách có thể gặp bất cứ đâu là nước thốt nốt ngọt thanh, với ít cùi thốt nốt dẻo dẻo trong trong ngon đến lạ lùng. Thốt nốt tươi là một món giải khát tự nhiên thơm ngon chẳng thua kém gì nước dừa. Thốt nốt không chỉ được dùng tươi như thế, mà còn được dùng để nấu chè và đường thốt nốt thơm ngọt dùng như các loại đường phổ biến khác. Đường thốt nốt Châu Đốc có màu vàng nhạt, thơm và còn có vị béo được sử dụng rất nhiều trong nấu ăn, làm cho các món ăn có vị thơm đặc biệt ngọt thanh rất đặc trưng.

Tung lò mò, từ cái tên đã gây nhiều tò mò cho du khách thập phương, là món ăn đặc trưng đậm chất truyền thống của dân tộc Chăm xứ An Giang, hay còn được biết đến là lạp xưởng bò. Người Chăm theo đạo hồi và kiêng thịt lợn nên món Tung lò mò họ làm chỉ dùng nguyên liệu từ bò.

Vào đến khu vực người Chăm sinh sống ở Châu Đốc, du khách sẽ thấy trước sân nhà phơi đầy dây cuộn dài trên những cây sào hay sạp gỗ tre màu đỏ sẫm. Đó chính là món tung lò mò nổi tiếng của người Chăm.

Tung lò mò có hai loại, loại chua và không chua. Loại chua được bỏ thêm cơm để tạo hèm cho vị chua nhẹ nên có mùi và vị rất lạ miệng. Loại không chua dành cho những du khách không quen khẩu vị.

Đem miếng tung lò mò nướng trên bếp, khi vừa chín tới, đem xuống cắt nhỏ rồi gắp một miếng đang nóng hổi chấm với nước tương, ta sẽ cảm nhận được đủ dư vị lạ trong miệng. Từ mùi thơm của thịt bò nướng, vị béo bùi của mỡ bò, vị chua nhẹ của lạp xưởng đến vị ngọt, mặn, cay của nước tương hòa cùng mùi thơm của rau quế, hơi cay xé của hạt tiêu sọ, tất cả tạo nên hương vị độc đáo và thú vị.

Món Cơm nị – cà púa cũng là món ăn truyền thống nổi tiếng của làng Chăm Châu Giang. Hai món ăn này là sự kết hợp hài hòa, bổ sung cho nhau, cách nấu tương đối cầu kì, độc đáo và khá lạ đối với cả du khách Việt và du khách quốc tế. Cơm nị thì nấu gạo chung với sữa, còn cho thêm trái nho khô tùy theo sở thích riêng biệt của mỗi người, còn món cà púa thì dùng thịt bò để chế biến, chế biến theo một cách tẩm ướp gia vị rất riêng, sử dụng nhiều nguyên liệu như rượu, gừng, nước cốt dừa, cà ri, hành,…tạo nên nét độc đáo cho món ăn dân tộc.

Đã đi du lịch thì hẳn ai cũng muốn mang về chút quà mang đậm dấu ấn, bản sắc của nơi mà mình đến. Đi Châu Đốc về mà không mang theo chút mắm khô hay vài dây tung lò mò thì quả là điều thiếu sót.​

Đối với việc mua sắm đặc sản địa phương, bạn nên tìm đến chợ Châu Đốc, khu chợ tấp nập với bạt ngàn các loại mắm cho bạn lựa chọn.

Trong hành trình du lịch miền Tây có ghé Châu Đốc, du khách chẳng khi nào quên mang về những khoanh đường thốt nốt Châu Đốc rất thơm ngon để làm quà, như một món quà đặc sản vùng miền rất quý mà ai cũng trân trọng.

Du lịch Châu Đốc, du khách dễ bị “mê hoặc” bởi những trái me Thái chín ngọt lịm, thơm lừng bày bán khắp nơi. Thỉnh thoảng, du khách cũng sẽ bắt gặp những sạp hàng bán quả mây gai (hay còn gọi là mây Thái, mây sa lắc), một loại quả hiếm và chỉ phổ biến ở An Giang. Dọc theo các tuyến đường về Châu Đốc có rất nhiều sạp hàng bày bán quả mây gai.

Du khách có thể đến Châu Đốc bằng xe khách ( có nhiều hãng xe để lựa chọn như : Phương Trang, Mai Linh…giá dao động từ 100k – 150k, tùy vào chổ khách xuống ), ngoài ra, du khách cũng có thể đi bằng thuê xe du lịch trọn gói đi Châu Đốc, An Giang với giá rẻ từ Sài Gòn

Một vài homestay giá rẻ ở Châu Đốc

Khi đi du lịch nhiều du khách thích lựa chọn cho mình những nơi nghỉ ngơi vừa rẻ lại vừa thoải mái nhưng bên cạnh đó một vài du khách lại thích chỗ sang trọng, tiện nghi, sau đây là một vài chổ nghỉ khá lý tưởng cho du khách chọn lựa như : Châu Đốc Homestay An Giang, Homestay An Giang Núi Cầm, Thoại Châu 3 guesthouse, Homestay Khoachaudoc, Hoa Lý Guesthouse….

Để thoải mái hơn, du khách cũng có thể liên hệ với saomaifly qua tổng đài 1900.59.99.97 để book được những khách sạn giá rẻ, tiết kiệm hơn cho chuyến đi của mình.

Tour An Giang 1 Ngày: Châu Đốc

Nếu bạn muốn đi du lịch tâm linh để cầu bình an, sức khỏe kết hợp nghỉ dưỡng thì Tour An Giang 1 ngày: Châu Đốc – Miếu Bà Chúa Xứ – Rừng Tràm Trà Sư là sự lựa chọn lý tưởng. Tour Du Lịch Miền Tây 1 ngày từ Cần Thơ đưa quý khách đến Trung Tâm Hành Hương lớn nhất Miền Nam – Châu Đốc viếng nổi tiếng linh thiêng và ứng nghiệm. Tham quan Lăng Thoại Ngọc Hầu là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Vãn cảnh Chùa Tây An biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Tham gia Tour An Giang 1 ngày quý khách còn được tận hưởng những phút giây thư giản tuyệt vời, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ tại Rừng Tràm Trà Sư, ngắm nhìn vô số loài chim, đi thuyền len lõi trong rừng tràm. Ngoài ra du khách còn có cơ hội tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm, Khmer Nam Bộ… và thưởng thức các món ăn ngon đặc sản của xứ sở thốt nốt chắc chắn sẽ để lại những ấn tượng khó quên trong mỗi người.

Liên lạc để được tư vấn và hỗ trợ:

Hành trình & Giới thiệu

Sáng

Lăng Thoại Ngọc Hầu: còn gọi là Sơn Lăng nằm dưới chân núi Sam nơi thờ Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, một vị quan triều Nguyễn, được triều đình cử vào khai phá và trấn giữ An Giang. Đây là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, kiến trúc cao.

Viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam: nơi thờ cúng tín ngưỡng nổi tiếng linh thiêng của người dân Nam Bộ, đón hàng ngàn lượt người từ thập phương đến cúng vái mỗi năm. Du khách không chỉ được ngắm tượng bà khổng lồ bằng sa thạch uy nghi ngự giữa chính điện, mà còn có cơ hội cầu nguyện may mắn.

Viếng chùa Tây An: ngôi chùa nằm dưới chân núi Sam, chùa Tây An mang dáng dấp kiến trúc của những ngôi chùa Ẩn Độ, hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy. Vãn cảnh chùa sẽ giúp bạn thư thái, tâm được tịnh yên hơn và những ước cầu chân chính sẽ sẽ được Phật phù hộ.

Đi mua sắm đặc sản Châu Đốc và khám phá vương quốc Mắm tại Miền Tây.

Trưa

Đoàn dùng cơm trưa với các món ăn dân giã.

Chiều

Tiếp tục hành trình quý khách lên thuyền tham quan Rừng Tràm Trà Sư.

Đến rừng tràm Trà Sư bạn có thể đi thuyền trên đồng nước rộng lớn, hòa mình vào không gian tĩnh lặng mát rượi của khu rừng, lắng nghe tiếng chim chóc, tiếng mái chèo khua mạn thuyện, ngắm vẻ đẹp của những bông hoa điền điền soi bóng trên mặt nước.

Khởi hành về Cần Thơ. Trên đường đoàn ghé:

Chợ Tịnh Biên là khu chợ nằm tiếp giáp biên giới Việt Nam và Campuchia. Quý khách tự do mua sắm hay thử ăn các món chế biến từ côn trùng như: mối chúa, rắn trun, rắn mối, rết, bò cạp, tắc kè, nhện hùm, bìm bịp, bọ rầy…. uống nước thốt nốt thơm mát…

Tiếp tục hành trình về Cần Thơ.Đến Cần Thơ Chia tay – Kết thúc chương trình tour.

Nhóm từ 12 khách trở lên vui lòng liên hệ về 0961.73.68.68 để có giá tốt hơn !

Xe tham quan du lịch đời mới, máy lạnh suốt chương trình.

Hướng dẫn viên Tiếng Việt chuyên tour suốt tuyến.

Thuyền tham quan rừng tràm Trà Sư.

Vé tham quan các điểm trong chương trình.

Các bữa ăn trong chương trình:

01 bữa chính: 120.000 đồng/ khách/ bữa

Nước suối: 01 chai/ 01 khách/ 01 ngày.

Khăn lạnh: 01 cái/ 01 khách/ 01 ngày.

Bảo hiểm du lịch, mức bồi thường tối đa: 20.000.000 vnđ/ khách/ vụ.

Hóa đơn GTGT

Chi phí ăn uống ngoài chương trình: bia, rượu, nước ngọt…

Chi phí cá nhân, chi phí tham quan các điểm ngoài chương trình.

Trẻ em dưới 5 tuổi: miễn phí.

Trẻ em từ 06 tuổi đến 10 tuổi: 50% giá tour.

Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: 100% giá tour.

Nên mang theo gì?

Kính mát, kem chống nắng

Máy quay phim, chụp hình

TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY CÙNG THỔ ĐỊA

CÔNG TY TNHH DU LỊCH THÁM HIỂM VÀ SỰ KIỆN ĐỒNG BẰNG MEKONG Trụ sở: Số 58, Đường Trần Bình Trọng, chúng tôi Phú, chúng tôi Kiều, Tp.Cần Thơ. Điện thoại: 0292 3 819 219 – Fax: 0292 3 819 219 – Hotline: 0919 44 45 45 Email: contact@mekongdeltaexplorer.vn/thamhiemmekong@gmail.com Website: www.thamhiemmekong.com

Du lịch Châu Đốc Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Rừng Tràm Trà Sư Tour An Giang Tour An Giang 1 ngày Tour Châu Đốc Tour Du Lịch An Giang 1 ngày Tour du lịch Châu Đốc Tour Rừng Tràm Trà Sư

Huyền Bí Nghi Lễ “Cúng Binh Rừng” Trong Mùa Khai Thác Cây Rừng

“Nếu cúng binh, mỗi khi vào rừng, người đó sẽ luôn được “binh rừng” che chở, ít khi gặp tai nạn hoặc có tai nạn thì mức độ cũng nhẹ, trầy xước thôi. Còn xem thường “binh rừng” thì nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bị thương nặng là rất cao”, một người dân nói.

Đi rừng, mang theo cả… bó nhang

Đối với người dân lao động đang sinh sống ở khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, mùa khai thác cây rừng là thời điểm được nhiều người trông chờ nhất. Bởi vào thời gian này, một số cửa rừng được mở để phục vụ cho việc khai thác cây gỗ. Vì thế, người lao động địa phương có công ăn việc làm với mức thu nhập tương đối cao. Tuy nhiên, vào mùa khai thác cây gỗ, mọi người cũng truyền tai những những câu chuyện đậm tính tâm linh, huyền bí. Trong đó, không thể không kể đến chuyện cúng “binh rừng”.

Những người dân chuyên làm công việc khai thác cây gỗ cho biết, mỗi khi đi rừng, hành lý của họ đều có 1 bó nhang nhỏ, dĩa trái cây và bánh kẹo… Những thứ này họ mang theo không phải để ăn, mà là để cúng “binh rừng”. Theo lời của họ, “binh rừng” được hiểu nôm na là “lính” giữ rừng. Nếu ai vào rừng chặt cây mà không khấn vái, xin phép và cúng kiếng thì sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng.

Đã có rất nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra vào mùa khai thác cây rừng mà nguyên nhân xuất phát từ việc quên cúng vái “binh rừng” khi bắt đầu chặt cây. Nếu ai bị nhẹ thì bị đứt tay, đứt chân hoặc bị thương ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, còn nặng thì phải nhập viện nhiều ngày mới bình phục.

Theo người dân địa phương, nghi thức cúng “binh rừng” không quá cầu kỳ, chỉ cần người đi rừng trước khi bắt đầu đốn cây, đội khai thác bày biện các loại trái cây, bánh kẹo… ra cánh rừng. Sau đó, bắt đầu thắp hương và chia đều nhang cho từng thành viên trong đội khai thác. Tất cả mọi người đứng ngay ngắn, đưa cây nhang đã đốt cao ngang mặt của mình để khấn vái, mong “binh rừng” phù trợ, bảo vệ, chở che trong suốt mùa khai thác không gặp tai nạn.

Sau khi khấn vái, tất cả các thành viên trong đội khai thác đồng loạt cắm nhang xuống đất rừng ngay giữa đĩa trái cây và bánh kẹo. Chờ đến khi nhang cháy quá nửa cây thì lại khấn vái xin lấy đĩa bánh, trái cây vứt ra cánh rừng – nơi bắt đầu khai thác cây. Việc này ngụ ý là để phân phát quà bánh cho binh sĩ canh giữ khu rừng.

Ông P.Q.T., người chuyên khai thác gỗ vào mùa khai thác rừng ở huyện Ngọc Hiển, cho hay hầu như những người làm công việc này đều có đức tin vào “binh rừng” và đều thực hiện nghi thức “cúng binh”. “Bản thân tôi cũng vậy, trước mỗi vụ khai thác, tôi đều cúng “binh rừng” với mong muốn công việc suôn sẻ, thuận lợi. Từ trước tới giờ, tôi chưa gặp sự cố lần nào. Binh rừng rất linh!”, ông nói.

PV TT&ĐS hỏi nếu đi rừng mà không cúng thì có gặp vấn đề gì không? Ông T. nói: “Thà tin còn hơn là không tin. Hầu như những người cúng binh đều không gặp nạn lao động. Còn những người không cúng thì có trường hợp gặp nạn, cũng có trường hợp không bị gì”.

Một người dân sống ở khu vực Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng (BQLRPH Kiến Vàng) huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau cho biết: “Với các vụ tai nạn lao động khi khai thác cây rừng, những người không tin chuyện tâm linh cứ nghĩ rằng đó là do bất cẩn, sơ suất và thường khuyên bảo đi làm trong rừng nên có ý thức một chút. Nhưng đối với người dân chúng tôi – những người trực tiếp vào rừng khai thác gỗ thì luôn hiểu rằng, ý thức là một chuyện, còn việc cúng “binh rừng” cũng không được xem nhẹ. Vì nếu không cúng, binh sẽ xui khiến làm cho mình mất tập trung dẫn đến tai nạn lao động”.

Theo người này, hằng năm khi vào vụ khai thác rừng luôn xảy ra những vụ tai nạn lao động, phần đông trong số ấy rơi vào những người không cúng “binh rừng”. “Bất cứ nghề nghiệp nào cũng có yếu tố tâm linh riêng, buộc những người hành nghề phải tin theo. Với những người làm nghề khai thác gỗ thì phải xem trọng việc cúng “binh rừng”.

Nếu cúng binh, mỗi khi vào rừng, người đó sẽ luôn được “binh rừng” che chở, ít khi gặp tai nạn hoặc có tai nạn thì mức độ cũng nhẹ, trầy xước thôi. Còn xem thường “binh rừng” thì nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bị thương nặng là rất cao. Người đi rừng chúng tôi rất tâm linh yếu tố này”, một người dân nói.

Hai lần suýt chết vì quên cúng “binh rừng”

Ông P.T.S. ngụ huyện Ngọc Hiển cho biết, ông làm nghề khai thác cây rừng ở địa phương đến nay đã trên 20 năm. Trong suốt thời gian ấy, ông S. 2 lần gặp tai nạn lao động suýt mất mạng. Đó là những ngày đầu ông tham gia công việc này và chưa biết đến chuyện cúng “binh rừng”.

Ông kể: “Hằng năm, cứ đến đợt khai thác rừng là tôi nhận việc từ chủ thầu để làm thuê. Tôi bị tai nạn ít nhất 2 lần rồi, tưởng chết ấy. Đó là những lần tôi sơ suất quên cúng binh nhưng cố làm vì đã vào rừng rồi mà bỏ về thì nghĩ tiếc, uổng mất ngày công”.

Ông S. chỉ cho PV xem những vết thương mà ông từng gặp phải trong quá trình tham gia đốn cây rừng. Đó những vết sẹo sâu rất to ở bàn tay và ở hàm. Rồi ông kể tiếp: “Lần đó, trong lúc tôi đốn cây thì bị máy cưa cắt trúng gần như rụng bàn tay. Lần sau, cưa cây chưa đứt thì tôi rút máy ra, không may bị cây đổ ngã làm rách miệng, nếu đứng gần hơn chút nữa có lẽ tôi đã chết rồi. “Binh rừng” rất linh nên từ đó về sau khi đi khai thác cây rừng là tôi đều mang bánh kẹo theo cúng”.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Tiểu khu trưởng Liên tiểu khu 121 – 122 (thuộc BQLRPH Kiến Vàng) cho hay: “Cúng “binh rừng” là yếu tố tâm linh của những người đi rừng. Khi cúng binh, họ cầu mong trong lúc đốn hạ cây rừng không bị va trúng người hoặc gặp một số tai nạn khác. Họ cúng vậy cũng là một giải pháp tâm lý để an tâm làm việc vì nghĩ rằng mình đang được thần rừng bảo vệ”.

Theo ông Toàn, vào mùa khai thác ông đi kiểm tra rừng cũng rất sợ nếu bị cây va đập trúng. “Tai nạn lao động trong rừng không biết đâu mà nói vì nó có thể đến bất cứ lúc nào. Chẳng hạn như việc người ta đang hạ cây, mình không biết hoặc sơ ý đi ngay vào đó, thì cây ngã đổ đập lên đầu mình chết như chơi. Vào mùa khai thác, lúc tôi đi kiểm tra rừng, tôi cũng cúng “binh rừng”. Việc tin hay không tin còn tùy vào mỗi người. Nhưng nhờ tin tưởng “binh rừng”, nhiều người biết tôn trọng sản vật của rừng, khai thác có ý thức, không phá phách vô ý thức…”, ông Toàn cho biết thêm.

Trần Khải

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tour Rừng Tràm Trà Sư trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!