Đề Xuất 3/2023 # Trong Trường Hợp Nào Phải Xin Giấy Phép Khi Sửa Nhà # Top 8 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Trong Trường Hợp Nào Phải Xin Giấy Phép Khi Sửa Nhà # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trong Trường Hợp Nào Phải Xin Giấy Phép Khi Sửa Nhà mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong trường hợp nào phải xin giấy phép sửa nhà?

Nhưng giấy phép sửa nhà này chỉ cần xin ở phường. Bởi việc sửa nhà ở khi chưa xin phép sẽ gặp rắc rối khi quản lý đô thị kiểm tra.

Đơn xin sửa chữa nhà trên không tốn chi phí và thủ tục làm đơn giản.

Trong trường hợp bạn muốn xây thêm tầng thì việc xin giấy phép sửa nhà là điều cần thiết. Giấy phép xây dựng này sẽ do UBND cấp quận nơi nhà bạn đang chuẩn bị sửa chữa cấp phép.

Thủ tục sửa nhà nâng tầng thường phức tạp hơn giấy phép xây dựng mới bởi khi bạn sửa nhà nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình thì nhà bạn phải có hồ sơ kiểm định móng và giấy phép xây dựng nhà.

Hồ sơ này do Quận cấp phép.

Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng sửa chữa, cải tạo gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 16;

Giấy tờ về quyền sử dụng đất; (

sổ hồng hoặc sổ đỏ

)

Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.

Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Thời gian theo quy định là 21 ngày từ ngày nộp hồ sơ.

Chi phí nộp ngân sách Nhà nước khoảng 200.000 VND – 500.000 VND. (Chưa tính chi phí bản vẽ)

Quy trình xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở ?

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ sở xây dựng của quận nơi bạn sinh sống.

Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng sẽ kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.

Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3:Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc).

Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.

Bước 4: Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng. 1 số mức phạt đối với hành vi không xin phép xây dựng

Tại Khoản 1 Điều 12 và Khoản 3 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ – CP có quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình và cơ quan cấp giấy phép xây dựng theo quy định;

b) Không gửi văn bản phê duyệt biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng và công trình lân cận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước khi khởi công xây dựng công trình;

c) Không phê duyệt biện pháp tổ chức thi công theo quy định.

3. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: Điện thoại: 0775 496 496 – 0366 829 829 Email: xaydungtruongtuyen@gmail.com

Theo Gia đình Việt Nam

Xin Giấy Phép Sửa Chữa Nhà Ở Đâu

Trước khi thực hiện công việc sửa chữa hay xây dựng nhà ở thì việc đầu tiên chúng ta cần làm đó chính là thông báo với cơ quan chức năng và xin giấy phép sửa chữa, xây dựng. Trong nhiều năm liền cung cấp dịch vụ sửa nhà trọn gói, chúng tôi đã nhận ra rằng đa số quý khách hàng thường lúng túng trong việc xin giấy phép sửa chữa và không biết phải nộp đơn và làm thủ tục ở cơ quan nào. Do đó chúng tôi biên soạn bài viết này để giúp quý khách hàng dễ dàng hơn trong việc xin cấp giấy phép sửa chữa nhà ở để có thể thực hiện một cách nhanh chóng.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Giấy phép xây dựng

Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng;

b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình;

đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy trường hợp bạn hỏi cần phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công việc sửa chữa, vì việc sửa chữa của bạn có làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, công năng sử dụng và an toàn công trình.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở.

2. Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

3. Hai bộ các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10×15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo;

Bạn nộp bộ hồ sơ này tại UBND quận/huyện để được giải quyết.

Trình tự thực hiện

Bước 1 – Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2 – Nộp hồ sơ tại UBND quận/ huyện

Khi đó bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

* Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.

* Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3 – Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc). Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.

Bước 4 – Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận/ huyện.

Trường hợp không cần xin phép

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng và Điều 19 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Đối với các trường hợp sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình thì chủ đầu tư không cần phải có giấy phép xây dựng trúc khi xây dựng công trình.

Trường hợp việc sửa chữa, lắp đặt của anh không làm thay đổi kiến trúc hay kết cấu chịu lực và an toàn của căn hộ thì anh không cần làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, theo điều 9 Thông tư số 03/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 26 tháng 03 năm 2009 “Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP”, trước khi khởi công xây dựng anh phải gửi văn bản thông báo ngày khởi công kèm theo các bản vẽ mặt bằng xây dựng, mặt bằng móng, mặt đứng chính công trình cho UBND quận Hai Bà Trưng và UBND phường Minh Khai biết, để theo dõi và quản lý theo quy định.

Ngược lại, nếu việc sửa chữa, cải tạo công trình làm thay đổi kết cấu chịu lực và sự an toàn của công trình thì trước khi xây dựng, anh cần phải có Giấy phép xây dựng công trình.

Theo quy định tại điều 20 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và mục 5 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2009 Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP thì Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị bao gồm:

1. Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.

2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng; mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng, mặt cắt móng công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình (đối với công trình theo tuyến); sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải; ảnh chụp hiện trạng công trình.

Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Giấy Phép Sửa Chữa Nhà, Cải Tạo Nhà

Hiện nay, tôi đang có nhu cầu sửa chữa lại ngôi nhà mình đang sinh sống: xây thêm 1 tầng, sơn và sửa lại toàn bộ căn nhà. Vậy tôi muốn hỏi, tôi không đập hoàn toàn nhà cũ đi mà chỉ xây thêm và sửa chữa như vậy thì có cần xin giấy phép xây dựng hay không? Và nếu phải xin thì làm thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà, cải tạo sửa chữa nhà như thế nào và xin ở đâu?

Tư vấn thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà

TRẢ LỜI:

Trường hợp như trên gia đình bạn muốn nâng thêm 1 tầng. Điều này chắc chắn là phải xin giấy phép sửa nhà. Giấy phép xây dựng sửa nhà này do ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP QUẬN nơi nhà bạn đang chuẩn bị sửa nhà và cấp phép.

Sửa nhà nâng tầng thường thủ tục xin phép phức tạp hơn thủ tục xin giấy phép xây dựng mới . Tại sao lại như vậy?

Khi bạn sửa nhà nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình thì nhà bạn phải có hồ sơ kiểm định móng + giấy phép xây dựng nhà. Hồ sơ này do QUẬN cấp phép.

Hồ sơ thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà

I. Điều kiện yêu cầu công trình nhà ở cần sửa chữa, cải tạo:

1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố;

2. Bảo đảm quy định về độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý theo quy định tại Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ;

3. Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; độ cao tĩnh không; thiết kế đô thị (tại những khu vực đã có thiết kế đô thị); yêu cầu về phạm vi an toàn đối với công trình xung quanh; hành lang bảo vệ các công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật; hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật;

4. Các công trình xây dựng trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường;

5. Công trình sửa chữa, cải tạo không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông thoáng, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ;

6. Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh;

7. Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân thủ theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị;

8. Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.

9. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước), việc lấy ý kiến về thiết kế cơ sở do người quyết định đầu tư quyết định khi thấy cần thiết.

Điều kiện để được làm thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà

II. Quy trình xin phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà ở

Bước 1 – Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2 – Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa tiếp nhận Xin phép xây dựng và Quản lý đô thi

Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Đơn vị hành chính kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định: – Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp. – Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3 – Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc). Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.

Bước 4 – Trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận

* Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo nhà

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở (theo mẫu);

2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất;

4. Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp;

* Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

5. Hồ sơ kiểm định móng và kết cấu cũ, đảm bảo khả năng chịu lực của kết cấu do tổ chức tư vấn có đủ năng lực thực hiện6. Bản vẽ hiện trạng và cải tạo kiến trúc, kết cấu của công trình (02 bộ)7. Bản cam kết (an toàn thi công và tự chịu trách nhiệm khi xảy ra sựu cố và xử lý sự cố)8. Sổ hộ khẩu (bản sao)9. Chứng minh thư (bản sao)10. Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

– Thời gian theo quy định là 21 ngày từ ngày nộp hồ sơ.

– Chi phí nộp ngân sách nhà nước theo quy định về việc thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo từng địa bàn của Thành phố. Nếu bạn còn băn khoăn hay chưa rõ về thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà, cải tạo nhà tại khu vực quận, huyện mình ở hoặc bạn “ngại” những thủ tục rườm rà, rắc rối khi sửa chữa nhà cũ và muốn làm hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà mới – Hãy liên hệ trực tiếp đến số 096.699.1088 dịch vụ xin giấy phép xây dựng trọn gói của Công ty – Đội ngũ nhân viên, kỹ sư và kiến trúc sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn phương án tốt nhất.

Văn Khấn Khi Chuyển Nhà, Khi Phải Sửa Chữa Lớn Trong Gia Đình

Với việc động thổ, bắt đầu một công trình xây dựng của gia đình thì sử dụng bài văn khấn động thổ sẽ hợp lí hơn. Nhưng với những việc như chuyển nhà mới, khi phải sửa chữa lớn trong gia đình như xây cổng, khi cất nóc, xây thêm tầng trên hay nên dùng bài văn khấn nào. Đây cũng không phải một việc quá lớn, trọng đại như động thổ nhưng cũng không phải là một việc nhỏ, vì việc xây cổng hay xây thêm tầng cũng ảnh hưởng nhiều tới đất đai, ảnh hưởng tới phong thủy của ngôi nhà và chính những người đang ở trong ngôi nhà đó.

Lễ vật cần chuẩn bị: Chuẩn bị hương vàng, rượu trà, hoa quả và một đĩa xôi gà hoặc xôi thịt, có thêm đèn hoa.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Quan Đương nhiên.

Con kính lạy Các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ chúng con là:……………………………………………………………………………….

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày …………..tháng……………………..năm…………………….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo………………………( cất nóc, làm nhà, làm cổng, lên tầng,…….) căn nhà tại địa chỉ………………………………….. ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ ( cất nóc, làm cổng, lên tầng, làm việc gì nói việc đó).

Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sợ nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn thảo phụ mộc, quanh khất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trong Trường Hợp Nào Phải Xin Giấy Phép Khi Sửa Nhà trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!