Cập nhật nội dung chi tiết về Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Tây Ninh mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mảnh đất Tây Ninh vốn nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như núi Bà Đen, sông Vàm Cỏ Đông, hồ Dầu Tiếng,… Đây cũng là nơi đánh dấu sự ra đời của đạo Cao Đài với Toà thánh Tây Ninh, một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo và là trung tâm hành chính của Hội thánh Cao Đài Tây Ninh hiện nay.
Theo nguồn sử liệu của đạo Cao Đài, sự tích Hội Yến Diêu Trì Cung bắt nguồn từ buổi cầu tiên vào đêm Trung thu năm Ất Sửu (1925), khi đó chưa khai mở đạo Cao Đài. Đó là một bữa tiệc chay long trọng mà các tín đồ Cao Đài dâng lên Đức Phật Mẫu và cửu vị Tiên Nương. Sự tích này được Hộ pháp Phạm Công Tắc mô tả lại trong một bài thuyết Đạo như sau: “Tuy buổi ban sơ mà dường như khối óc đã thâm nhiễm nhiều rồi, nên Đức Chí Tôn mới ra lịnh biểu làm một cái tiệc. Ngài dạy sắp đặt cái tiệc ấy để đãi 10 đấng vô hình: Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Phần hữu hình có ba người (Thượng sanh, Thượng phẩm và Hộ pháp). Sắp đặt tiệc ấy do tay bà Nữ Chánh Phối sư Hương Hiếu, vâng mạng lịnh tạo thành một cái tiệc, trên là bàn thờ Đức Phật Mẫu, ở dưới sắp chín cái ghế như có người ngồi vậy. Chén đũa, muỗng dĩa, bất kỳ cái gì cũng giống như đãi người hữu hình vậy, duy có ba người xác thịt là Thượng sanh, Thượng phẩm, Hộ pháp.
Bần đạo mới hỏi, tiệc nầy là tiệc gì?
Ngài nói là: Hội Yến Diêu Trì.
Ba người sống đồng ngồi ăn, còn Bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu gắp đồ ăn để vào chén cho chín vị và trên bàn thờ cho Đức Phật Mẫu cũng như người sống vậy”. Sau khi đãi tiệc Hội Yến Diêu Trì xong, Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương giáng cơ cám ơn 3 ông: Tắc (Đức Hộ pháp), Cư (Đức Thượng phẩm), Sang (Đức Thượng sanh) và sau đó mỗi vị cho một bài thi 4 câu để làm kỷ niệm buổi Hội Yến đầu tiên ấy.
Người đạo Cao Đài quan niệm Hội Yến Diêu Trì Cung là ngày Đức Phật Mẫu đem bí pháp giải thoát chúng sanh, tận độ toàn vạn linh sanh chúng. Đây cũng là ngày tạo thành hình tướng hữu vi của đạo Cao Đài. Vì vậy, Rằm tháng Tám hàng năm, Hội thánh Cao Đài Tây Ninh đều long trọng tổ chức Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung để tỏ lòng tôn kính đấng Đại Từ Mẫu, thể hiện tấm lòng biết ơn công lao trời biển của đấng sinh thành, có ý nghĩa trong việc phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hoá của người Việt Nam. Ngày 15 tháng 8 Âm lịch cũng được chọn là ngày lễ hội của phụ nữ Cao Đài, nên trong những ngày này Hội thánh tổ chức hội thi về nữ công gia chánh cho các tín nữ Cao Đài. Ngày 15 tháng 8 Âm lịch cũng là ngày Tết nhi đồng theo truyền thống của dân tộc, nên Hội thánh cũng tổ chức cho nhi đồng dâng đèn hoa vào lúc chiều tối ngày 14 và ngày 15, gọi là Dâng Cộ Đèn, sau đó phát quà cho các nhi đồng vào sáng ngày 16. Do đó, ngày Rằm tháng Tám Âm lịch được xem là ngày đại lễ lớn nhất trong năm của Đạo Cao Đài, bao gồm: Đại lễ cúng Đức Phật Mẫu, Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, Lễ hội phụ nữ Cao Đài và Tết nhi đồng.
Trung thu năm nào cũng vậy, toàn thể tín đồ Cao Đài lại được tụ họp cùng nhau dưới mái nhà chung Đại Đạo để báo hiếu Đức Phật Mẫu vì công sinh thành dưỡng dục và phổ độ vào đường đạo với một tấm lòng thành kính. Đây cũng là dịp để họ bày tỏ lòng mình, chia sẻ niềm tôn kính với đấng siêu việt chung và niềm vui được sống bên nhau, quây quần bên bữa cỗ chay cùng chuyện trò thân mật. Hội Yến Diêu Trì Cung trở thành lễ hội truyền thống của đạo Cao đài, có sức lan toả trong cộng đồng, thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân tham dự.
Khoảng một tuần trước ngày Rằm tháng Tám, nội ô Toà thánh Tây Ninh đã rộn ràng không khí khẩn trương chuẩn bị cho một mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Hội thánh cho sửa sang lại các con đường, vườn hoa, cây cảnh, trang hoàng lại các cổng tam quan và dựng các dãy nhà rạp xung quanh Điện Thờ Phật Mẫu. Có một điều đáng quý là vào những ngày này, rất nhiều tín đồ Cao Đài đã tự nguyện về Tòa thánh để làm công quả. Người đạo Cao Đài quan niệm Rằm tháng Tám là dịp làm phúc đức nên người đạo ai nấy đều chẳng quản khó khăn, vất vả đều phấn khởi, hăng say làm các công việc trong Tòa thánh. Cơm nhà, việc đạo, ai ở xa hoặc khó khăn hơn thì đến bữa dùng cơm chay tại trai đường của Tòa thánh.
Phần lễ theo truyền thống của đạo, cúng vào đêm mười lăm, kéo dài từ chiều đến mười hai giờ đêm, có rước cộ bông Đức Phật Mẫu và cửu vị Tiên Nương, có múa rồng nhang, ngọc kỳ lân, quy, phụng, đội múa phụng và đội nhạc sắc tộc diễu hành trước Báo Ân Từ và Đền Thánh cực kỳ hoành tráng, đặc sắc. Đoàn rước cộ bông Đức Phật Mẫu rất hùng hậu: Dẫn đầu là đoàn vũ công múa Long Mã, tiếp đến là cờ Đạo có hình Thiên Nhãn được một vị chức sắc giương cao dẫn đầu đoàn múa Tứ lính. Sau đó là một chiếc xe hoa trên đó có hình Phật Mẫu và chín cô Tiên. .Đoàn hộ tống theo sau là đội nhạc, đội trống của tín đồ Xtiêng và Khmer, kế đó là các vũ công múa Tứ Linh và cuối cùng là đội múa lân. Tiếng trống kèn rộn rã hài hòa vào các điệu múa của Long Mã, Ngọc Kỳ Lân, Rồng nhang, Qui, Phụng đặc sắc, mang nét độc đáo của đạo Cao Đài mà không có ở bất cứ nơi nào khác. Đặc biệt, múa Rồng nhang là một nét đặc trưng chỉ có ở Tây Ninh. Con Rồng dài đến gần 20 mét, do một đội vũ công khoảng 30 người điều khiển, khi múa từ đằng xa đã thấy một vùng trời sáng rực. Sự chuyển động của khói nhang nghi ngút làm toát lên vẻ uy nghi, thần thánh của con vật linh thiêng trong tín ngưỡng dân gian cũng như trong đạo Cao Đài đang uốn lượn chuyển mình hướng về Tòa thánh.
Ngoài hội thi trái cây và đám rước Cộ Tiên, du khách còn được thăm quan, chiêm ngưỡng những gian hàng trình bày hình ảnh sinh hoạt tôn giáo của các Họ đạo thuộc Hội thánh Cao đài Tây Ninh, đặc biệt hơn là các gian trưng bày các tích sử như: Hai Bà Trưng, Âu Cơ – Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Hưng Đạo Vương,… Bên cạnh đó, du khách sẽ được xem và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí mang đậm chất dân gian, giàu bản sắc văn hóa như biểu diễn võ thuật, đánh cờ tướng, hòa nhạc cổ điển, làm thơ, ngâm thơ, diễn kịch, thi làm cộ đèn, cộ hoa, thi cắm hoa, thi làm bánh,…
Lời kết:
Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Cao đài Tây Ninh đã bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tục thờ Trời, thờ Mẫu, các nghi thức cúng tế, nhạc lễ vô cùng đặc sắc. Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung chứa đựng nhiều giá trị đạo đức không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống, đó là sự trân trọng, giữ gìn và mong muốn cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Thông qua lễ hội, người ta thấy được sức mạnh đoàn kết của cộng đồng tôn giáo Cao Đài Tây Ninh. Đó cũng là biểu tượng tốt đẹp trong việc giáo dục đạo đức nhân cách của con người, phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới cần được giữ gìn và phát huy.
Năm nào cũng vậy, Rằm Trung thu ở Tây Ninh thường có mưa to, nhưng du khách thập phương cũng như người dân mộ đạo không quản ngại mưa dầm vẫn háo hức đón chờ đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung như một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá, trở thành đời sống tinh thần không thể thiếu được của đồng bào theo đạo Cao Đài./.
(Nguồn: Ban Tôn Giáo Chính Phủ)
Tour Du Lịch Miền Tây Châu Đốc
LỊCH TRÌNH TOUR MIỀN TÂY – CHÂU ĐỐC – LONG XUYÊN – CHÙA BÀ CHÚA XỨ (02 NGÀY 01 ĐÊM):
xe khởi hành từ Cung Văn Hóa Lao Động TP.Hồ Chí Minh , đưa du khách đi theo lộ trình Nguyễn Thị Minh Khai, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Văn Linh, nơi có những công trình kiến trúc văn hóa kết nối những thành tựu kinh tế của Sài Gòn xưa và nay như… dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, nhà hát Thành Phố, chợ Bến Thành, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.
theo tỉnh lộ 945, đoàn đi huyện Tri Tôn, đến với những danh thắng ở An Giang… Buổi chiều: Cô Tô, Thủy Đài Sơn, Thiên Cấm Sơn, Anh Vũ Sơn… nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ.
Qua huyện Tri Tôn, đoàn tiếp tục hành hương lên núi Cấm, ngọn núi cao 716m, được mệnh danh là nóc nhà của miền tây, trên núi có hồ Thủy Liêm, miếu sơn thần, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc cao 32m luôn mĩm cười với khách thập phương.
du khách đi viếng Buổi tối: Tây An Cổ Tự; Lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh là trung tâm hành hương lớn nhất miền tây Nam Bộ.
đoàn đi đò tham quan Buổi sáng: làng nghề nuôi cá bè ở ngã ba sông Châu Đốc, qua làng Chăm, tìm hiểu đời sống văn hóa tín ngưỡng của người chăm, đang sống chan hòa trong cộng đồng người Kinh, Hoa, Khơ Me ở An Giang.
Xe tiếp tục đưa du khách đi chợ Châu Đốc, còn gọi là “vương quốc mắm” của miền tây, bán nhiều đặc sản nổi tiếng như mắm thái, khô cá tra phồng, tung lò mò…
đoàn về Sa Đéc, xe dừng cho du khách mua Buổi chiều: đặc sản Sa Đéc như nem lai vung, bánh phồng tôm Sa Giang, quýt hồng…đoàn qua cầu treo Mỹ Thuận (tỉnh Vĩnh Long) theo quốc lộ 1A
Khách sạn tiêu chuẩn 2 sao đến 3 sao: Phòng 2 khách, có máy lạnh, tivi, tủ lạnh, điện thoại, nước nóng, vệ sinh riêng.
GIÁ VÉ KHÔNG BAO GỒM: Các khoản phụ thu. Ăn uống ngoài chương trình, và các chi phí vui chơi giải trí cá nhân.
Trẻ em từ 05 tuổi trở xuống: Không tính vé, gia đình tự lo cho bé. Nhưng 02 người lớn chỉ
được kèm 01 trẻ em, nếu trẻ em đi kèm nhiều hơn thì từ em thứ 02 trở lên phải mua 1/2 vé.
(Tiêu chuẩn 1/2 vé: được 01 suất ăn + 01 ghế ngồi và ngủ ghép chung phòng với gia đình).
Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Ngọa Vân Quảng Ninh Hành Hương Lễ Phật 2022
1. Tại sao nên đến chùa Ngọa Vân?
2. Nên đến chùa Ngọa Vân vào dịp nào? Các lễ hội đặc biệt của Ngọa Vân
Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Ngọa Vân là từ mùng 9 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Vì đây là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội sôi nổi và độc đáo của chùa. Bên cạnh đó với tiết trời trong lành, chiều lòng người, du khách sẽ có một chuyến hành hương trọn vẹn và ý nghĩa nhất.
Ngoài dịp xuân thì các bạn cũng có thể chùa vào các dịp chùa tổ chức lễ hội trong năm. Lễ hội chùa Ngọa Vân nổi bật không thể bỏ qua đó là:
3. Chùa Ngọa Vân ở đâu? Hướng dẫn cách đi, giá vé di chuyển?
Địa chỉ: Thuộc địa phận 2 xã An Sinh và Bình Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh
Nhận chỉ đường đến chùa Ngọa Vân
Tọa lạc tại vị trí trung tâm sườn phía Nam trên núi Bảo Đài, thuộc thị xã Đông Triều, ở độ cao trung bình từ 588 – 644m so với mực nước biển trên núi Yên Tử. Chùa là một trong những chùa lớn trong khu du lịch Yên Tử. Để đến được chùa, bạn có thể di chuyển đến Yên tử trước. Tham khảo hướng dẫn chi tiết trong bài viết:
Hướng dẫn cách di chuyển đến Ngọa Vân:
Dịch vụMức giáĐường bộ
Du khách có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển như xe khách, xe ô tô riêng hoặc xe máy. Đường sá khá thuận lợi nên du khách có thể an tâm.
Di chuyển bằng cáp treo là cách để bạn cảm nhận trọn vẹn nhất vẻ đẹp của Ngọa Vân.
Từ chỗ gửi xe đến ga cáp treo dài khoảng 1km, bạn có thể lựa chọn đi bộ để tăng cường sức khỏe hoặc sử dụng xe điện cho khỏe. Giá xe điện chỉ dao động từ 15.000 vnđ/ lượt và 20.000 vnđ/ khứ hồi.
Tuyến cáp treo lên Ngọa Vân sẽ đưa du khách lên tận chùa một cách nhanh chóng. Giá chỉ 100.000 vnđ/ lượt và 180.000 vnđ/ khứ hồi.
4. Hướng dẫn tham quan chùa Ngọa Vân
Du khách đến lễ, có thể đi theo chiều sau: từ đền An Sinh, qua khu vực lăng tẩm nhà Trần, men theo suối Phủ Am Trà qua khu Tàn Lọng đến Phủ Am Trà đến dốc Đô Kiệu qua Thông Đàn, đến chùa, am Ngọa Vân rồi vòng tiếp về phía Đông, đến Ngọa Vân 1, Ngọa Vân 2 ra Đá Chồng. Khi bạn đến khu Ba Bậc là chính là điểm cuối cùng của toàn bộ quần thể di tích Ngọa Vân.
5. Đến chùa Ngọa Vân cầu gì? Văn khấn tại chùa?
Đi chùa, hành hương là tâm niệm của mỗi người. Với người này có thể có đơn giản là đi du lịch cho biết, với người kia có thể là vì “nghe đồn” mà đến. Hay những người Phật tử hàng năm lại đến chùa đình để dâng hương, tìm sự bình an trong tâm hồn hay đơn giản là cầu xin một cuộc đời hạnh phúc.
Dù ý định đến chùa Ngọa Vân là gì thì khi đến nơi người ta đều cầu một năm mới mạnh khỏe, nhiều may mắn, sức khỏe gia đạo, tìm được một nửa hoàn chỉnh, công việc thăng tiến, học hành thuận lợi, cuộc sống vui vẻ, bình bình an an….
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy) Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ Pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ. Hôm nay là ngày …. tháng …. năm … Tín chủ con là …… Ngụ tại ……. Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên Mười phương Thường trụ Tam Bảo. Chúng con xin dốc lòng kính lễ: – Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây Phương – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà – Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương – Đức Thiên Thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát – Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an …). Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng. Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sư tốt lành, sở cầu Như Ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
6. Đồ lễ, một số vật dụng cần chuẩn bị khi hành hương chùa Ngọa Vân
6.1 Các vật dụng cần chuẩn bị nếu bạn đi lễ, hành hương
Khi đến chùa Ngọa Vân vào dịp lễ tết nguyên đán, ngày lễ Phật giáo, rằm mồng một, lễ Vu Lan,… cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật cũng như kết hợp với văn khấn. Đây là những quy định căn bản khi hành hương, chiêm bái cũng như để lời khấn thành hiện thực.
Khi dâng lễ tại chùa chỉ sắm các lễ chay, gồm: hương, hoa tươi, quả chín, xôi chè. Tuyệt đối không dâng đặt lễ vật mặn tại chùa.
Riêng những khu vực thờ Thánh, Mẫu hay các vị vua Trần thì mới dâng lễ mặn. Gồm: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,.. và chỉ được đặt tại bàn thờ hay điện thờ riêng. Tuyệt đối không mang vào khu vực Phật điện – Nơi chính điện thờ tự chính của chùa.
Đặc biệt không sắm vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Hoa tươi dâng lễ Phật nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,… còn lại không dùng bất kỳ một loài hoa nào khác.
6.2 Nếu là khách thăm quan vãn cảnh
Nếu đơn giản chỉ là khách vãn cảnh, đến tham quan,… thì chỉ cần thắp hương và lạy là được. Không cần khấn cũng không cần lễ vật. Nếu được có thể cho tiền vào hòm công đức.
7. Tour du lịch Ngọa Vân 1 ngày
Hầu hết các du khách sẽ lựa chọn hành trình tự túc khi du lịch Ngọa Vân. Tất nhiên nếu bạn “ngại” quá trình di chuyển, đi lại,.. thì có thể chọn các tour có sẵn để có một chuyến hành trình khám phá trọn vẹn.
TourThông tin
Giá tour: 620.000 vnđ/ người lớn
Khuyến mãi: Bảo hiểm du lịch 20.000.000 vnđ/người/vụ
Loại tour: lễ hội kết hợp với tham quan
Giá tour: 690.000 vnđ
Khuyến mãi: Liên hệ
Loại tour: Tham quan du lịch kết hợp với hành hương
Giá tour: 495.000 vnđ (đối với khách ghép) và 450.000 vnđ – 589.000 vnđ (đối với khách đoàn)
Khuyến mãi: Bảo hiểm du lịch 10.000.000 vnđ/người/vụ
Loại tour: Du lịch kết hợp với tham quan, hành hương
8. Một số lưu ý khác khi du lịch chùa Ngọa Vân
Lễ vật là thứ cần quan tâm khi du khách đến chùa với tâm thế cầu nguyện. Chỉ chọn lễ vật chay.
Không sắm vàng mã, tiền âm phủ khi cúng Phật tại chùa.
Trang phục hành hương, chiêm bái, vãn cảnh,… cần đảm bảo sự lịch sự, kín đáo.
Nên chọn những đôi giày leo núi nếu bạn có ý định đi bộ lên chùa. Và dù chọn loại hình cáp treo thì bạn cũng phải di chuyển nhiều nên tốt nhất chọn giày thoải mái.
Nhớ dọn dẹp sạch sẽ rác mà bạn xả, đảm bảo quan cảnh chùa sạch đẹp.
Không cười đùa, giỡn, chụp hình ở nơi cấm,.. và chấp hành nội quy của chùa.
Thánh Sở Cao Đài Tỉnh Tây Ninh
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/11/2010
Lại viết tiếp về năm năm đi tìm Thánh sở Cao Đài với Đạt Linh
Trong Xuân Tri Ân,([1]) chúng tôi có kể lại những chuyến đi ấn tượng nhứt, dài nhứt, những chuyến đi sợ hãi khó quên… Trong những chuyến đi đó chúng tôi đã được đồng đạo thương mến, tín nhiệm. Chúng tôi nhớ mãi tình cảm của các bạn đạo trên đảo Lý Sơn, trên núi Bình Thuận. Chúng tôi cũng nói về những lần đi chụp ảnh tưởng dễ mà khó, hai lần bị người địa phương giữ lại. Chúng tôi đã nhắc tới thánh thất ở bên kia biên giới Việt-Campuchia, thánh sở có người đạo để râu tóc, ngủ ngồi và chôn ngồi. Nay xin kể tiếp một số thánh sở có đặc thù khác. Ngồi cúng, ngồi lạy trong Đền Thánh Tây Ninh Ở thánh địa Châu Thành nói riêng, toàn tỉnh Tây Ninh nói chung, có rất nhiều di tích lịch sử đạo Cao Đài, nhiều thánh sở đặc trưng. Rất nhiều thánh sở Cao Đài ở gần sát nhau, tạo nên một quần thể. Hai chúng tôi nhiều lần đi Tây Ninh chụp hình, thu thập tài liệu, tham dự các buổi cúng thời hoặc cúng tiểu, đại đàn ở Đền Thánh (Tòa Thánh Tây Ninh). Đền Thánh nằm trong nội ô Tòa Thánh với hơn 30 dinh thự và nhà nội thuộc, trên diện tích 96 mẫu tây. Đền Thánh do Tiền bối Phạm Hộ Pháp cùng 500 thợ góp tay xây dựng. Suốt thời gian gần năm năm làm công quả, tất cả những người này đều giữ giới trường trai, thủ trinh. Việc tạo tác không có bản đồ án chi tiết nào vẽ ra giấy, không có kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng tham gia, và các Tiền bối cũng không xin phép chính quyền khi xây dựng. Đền Thánh (được Ơn Trên dạy là Bạch Ngọc Kinh tại thế) xây dựng từ ngày 01-11-Bính Tý (14-02-1936) đến ngày 28-6-1941 là ngày Tiền bối Phạm Hộ Pháp bị thực dân Pháp bắt và đày đi đảo Madagascar (châu Phi). Tiếp tục trang trí thêm từ ngày 04-8 Bính Tuất (30-8-1946) đến ngày 03-01 năm Đinh Hợi (24-01-1947) thì hoàn thành. Mặt tiền Đền Thánh quay về hướng tây. Bên dưới, trong lòng đất sâu 300 thước có 6 nguồn nước tụ lại gọi là Lục Long Phò Ẩn. Từ xa nhìn vào, Đền Thánh tượng hình con Long Mã quỳ mang hai chữ Nhơn Nghĩa. Đền Thánh gồm ba đài (Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài), dài 97,50 mét, ngang 22 mét, cao 28,20 mét. Hiệp Thiên Đài có hai tháp sáu từng không đều nhau, với mái ngắn bao quanh phân chia các từng. Hai lầu chuông (Bạch Ngọc Chung Đài) và trống (Lôi Âm Cổ Đài) cao 28,20 mét. Bên trong Cửu Trùng Đài có hai hàng cột rồng xanh. Mỗi hàng có chín cột rồng xanh tương ứng với chín cấp bực của Cửu Trùng Đài, đặt trên nền xây nhiều bực từ thấp lên cao dần về phía Bát Quái Đài. Cấp thứ nhứt có phần dành cho các chức sắc Hiệp Thiên Đài đứng chầu lễ ở giữa, hai bên dành cho tín đồ nam nữ chầu lễ. Từ cấp hai đến cấp chín lần lượt dành cho chức việc, Lễ sanh, Giáo hữu, Giáo sư, Phối sư, Đầu sư, Chưởng pháp và Giáo tông. Bên trong Bát Quái Đài có mười hai bực hình bát giác đều, xếp chồng lên nhau từ thấp lên cao, từ lớn tới nhỏ. Trung tâm Bát Quái Đài có một cột hình trụ, trên đặt có quả Càn Khôn là một khối cầu đường kính 3,30 mét sơn màu xanh da trời, trên đó vẽ 3072 ngôi sao. Phần hình cầu hướng về Cửu Trùng Đài vẽ một Thiên Nhãn tỏa hào quang, hiện ra giữa đám mây, ngay phía trên chòm sao Bắc Đẩu. Dưới quả Càn Khôn có nhiều long vị chữ Nho ghi hồng danh Tam Giáo Đạo Tổ, Tam Trấn Oai Nghiêm. Dưới tầng hầm ở Bát Quái Đài có di cốt của sáu vị: Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, Thượng Chưởng Pháp Lê Bá Trang, Bảo Đạo Ca Minh Chương (sau khi được thiêu ở Đại Đồng Xã năm 1955). Hằng năm vào ngày 26 tháng Chạp, Lễ Vụ xuống hầm nầy làm vệ sinh một lần. Con cái Đức Chí Tôn kỳ vọng Tổ Đình Tòa Thánh ngày sau sẽ được xây dựng thiệt thọ nơi nền móng Bát Quái Đài đã xây xong và đã lấp lại trong sân Đại Đồng Xã, phần đất từ trụ phướn đến cội bồ đề với kích thước to lớn hơn hiện nay (dài 135 mét, ngang 27 mét, cao 36 mét, đúng theo như họa đồ đầu tiên do Đức Lý Giáo Tông vẽ). Người tín hữu Cao Đài được dạy khi cúng đều phải thành tâm, tư thế nghiêm chỉnh, quỳ thẳng lưng trong suốt thời cúng. Thời gian cúng đại đàn tại Đền Thánh dài 2 giờ 45 phút, tiểu dàn dài 1 giờ 30 phút, cúng thời 30 phút. Ở Tòa Thánh các vị chức sắc phẩm cao thường đã lớn tuổi, không đủ sức quỳ cúng lâu, vì vậy Tiền bối Phạm Hộ Pháp cho phép tất cả được ngồi khi cúng lạy trong Đền Thánh. Đền Thánh Tây Ninh tuy to rộng nhưng vẫn không đủ chỗ cúng cho đông đảo tín đồ, chức việc và Lễ sanh. Có lần vì muốn dự cúng trung đàn vào giờ Ngọ ngày rằm tháng 8, sau khi cúng xong giờ Mẹo, nhiều người liền đứng xếp hàng trước hai bên cửa vào Đền Thánh. Hiền huynh Đạt Linh và tôi cũng đứng xếp hàng như thế trong bốn giờ liền. Nhiều lần hiền huynh Đạt Linh nhớ Tòa Thánh, đề nghị tuần sau hai anh em cùng đi Tây Ninh, chỉ lên cúng rồi về. Thường chúng tôi chạy xe suốt một mạch tới Tây Ninh ăn sáng rồi ghé tìm kinh sách đạo, sau đó chờ đến giờ vào Đền Thánh cúng thời Ngọ, có khi cùng tham gia cúng cửu cho các đạo hữu vừa tạ thế. Những chức sắc phẩm cao thì vào trước đứng đúng vào bậc của mình. Tín đồ thì quá đông, hai chúng tôi muốn chọn chỗ càng gần Thiên bàn càng tốt nên thay vì đứng ở bậc chót dành cho tín đồ, chúng tôi vào xếp hàng ở hành lang, nơi bậc có phẩm cao hơn. Sau tiếng chuông lệnh ngồi cúng, tất cả mọi người đều ngồi bán già hoặc kiết già. Sau mỗi bài kinh, nghe chuông lệnh thì tất cả mọi người đều đồng ngồi lạy.. Cúng thời xong, đến lượt cúng cửu, tiểu tường, hay đại tường. Những vị không muốn dự thì có thể ra về. Các khay đựng bài vị và đèn nhang được đặt trên bàn có thể di chuyển. Người tạ thế thuộc phẩm nào thì bàn vong được đặt ở bậc phẩm ấy. Kinh cúng tuần cửu được đọc thứ tự từ cửu một đến cửu chín. Bàn vong được đặt ở bậc tương ứng từng tuần cửu. Sau rốt được đặt trở về bậc thứ sáu. Sau khi đọc xong các bài kinh cúng cửu hoặc tiểu, đại tường, đồng nhi từ trên bao lơn Thanh Đẳng xuống quỳ ở bậc thứ sáu tụng Di Lạc Chơn Kinh. Hai đồng nhi đánh chuông, gõ mõ làm lệnh, Các đồng nhi khác vừa quỳ trên nền gạch (không có gối) vừa đọc kinh và lạy 53 lạy (mỗi lần niệm danh một vị Phật hay Bồ Tát thì lạy một lạy). Thánh thất không có tam đài Hội Thánh Tây Ninh có quy định cất các thánh thất theo mẫu từ số 6 đến số 2. Mẫu số 6 và số 5 nhỏ, không có đủ tam đài (Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát quái Đài) dành cho các thánh thất đất hẹp hoặc họ đạo nghèo. Riêng ở thánh địa Châu Thành, các Thánh thất nội thành cất không theo mẫu số 6 hoặc 5 và cũng không có tam đài do đó các tín đồ nội thành thường xuyên về Đền Thánh cúng tứ thời. Các Thánh thất nầy được đặt tên từ Đệ Nhứt đến Đệ Nhị Thập chứ không lấy theo tên địa phương. Sau năm 1975, các Thánh thất nầy đổi tên theo tên của ấp hoặc xã. Hiện có một số Thánh thất mới cất lại đủ tam đài. Thánh thất gần Đền Thánh nhất Chung quanh Đền Thánh Tây Ninh có 20 thánh thất nội thành. Nhưng Thánh thất Thái Bình Thánh Địa thuộc Ban Chỉnh Đạo là Thánh thất gần Đền Thánh nhất, chỉ cách cửa số 12 Toà Thánh chưa đầy 200 mét, người dân Tây Ninh thường gọi là nhà nhóm. Đầu tiên khi về Tây Ninh, các Tiền bối Lê Bá Trang, Nguyễn Ngọc Tương, Ngọc Lịch Nguyệt cất Thánh thất nơi đây để thờ cúng Đức Chí Tôn, sau để hội họp và nghỉ ngơi. Tại đây hiện còn giữ bộ bàn ghế, tủ thờ của Tiền bối Lê Bá Trang, còn nhà do Tiền bối Lê Văn Lịch cất. Trong lúc Pháp chiếm Tòa Thánh thì bảy cái ngai và bộ tàn lọng trong Đền Thánh được đưa về cất giữ ở nhà nhóm. Cách Thánh thất Thái Bình Thánh Địa hơn 300 mét lại có Minh Cảnh Thánh Đức Đàn (Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi). Thánh thất trên đảo Ở ven biển miền Nam, có nhiều thánh thất Cao Đài. Người Cao Đài đi biển đi sông có lòng tin tưởng đặc biệt nơi Đức Cao Đài Thượng Đế hằng cứu độ nhân sanh tu tiến và cứu giúp thoát khỏi tai nạn sông nước. Ở đảo khơi ngoài biển cả và trên các cù lao ở sông lớn có nhiều thánh thất Cao Đài được xây cất để những người sinh sống ở biển và miền sông nước tiện thờ cúng và cầu nguyện. Ba huyện đảo ngoài biển khơi có thánh sở Cao Đài là Phú Quốc, Kiên Hải và Lý Sơn. Trước kia ở Côn Đảo đã từng có thánh sở Cao Đài (thời kỳ 1943 đến tháng 8-1945) trong thời gian chánh quyền Pháp lưu đày các Thiên phong chức sắc Cao Đài như Nguyễn Bửu Tài, Lê Kim Tỵ, Ngọc Lịch Nguyệt, Nguyễn Văn Tòng, Trần Quang Nghiêm, Trần Văn Tồn, Trần Thảnh Thơi, Trần Văn Quế, Lê Minh Tòng, Nguyễn Thế Hiển, v.v.. Ở huyện Cần Giờ (TpHCM) có xã đão Thạnh An, cách Cần Giờ khoảng 15km, có Thánh thất Thạnh An (Hội Tòa Thánh Tây Ninh) ở ấp Thạnh Hòa. Xã đảo Thạnh An nằm ngoài biển, án trước cửa sông Cái Mép trong vịnh Gành Rái. Xã đảo Thạnh An có 1096 hộ dân với dân số trên 4.100 người chuyên sống nghề biển. Hiền huynh Đạt Linh quen biết khá nhiều người có ghe tàu đi đánh bắt hải sản ở xã đảo nầy vì những năm sau 1975 họ từng nhờ huynh Đạt Linh (Nguyễn Văn Tài) tiện cốt máy, sửa chữa máy tàu… Ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, có Thánh thất Nam Hoa (Hội Thánh Bạch Y) ở ấp Bãi Nam, xã đảo Hòn Nghệ. Đảo nầy có chu vi 7,5km, có 295 hộ với 2.114 người. Trên đảo có núi cao 338 mét, cách bờ biển Kiên Lương khoảng 20 km. Đảo Phú Quốc còn gọi đảo Ngọc, là đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đảo rộng 574km2 dài, 50km, chỗ rộng nhất 25km, dân số 79.000 người. Đảo Phú Quốc có ba thánh sở Cao Đài. – Cao Đài Thượng Đế là di tích lịch sử, nằm trên đồi cao tại ngã năm thị trấn Dương Đông. Trước kia đây là nền chùa Quan Âm bị hư phế. Để kỷ niệm nơi Tiền bối Ngô Văn Chiêu được Đức Cao Đài nhận làm vị đệ tử đầu tiên, một số đệ tử Cao Đài Chiếu Minh thuộc đàn Long Hoa gồm các ông Nguyễn Văn Truyện, Bùi Thiện Hùng, Trần Minh Trí… hiệp nhau xây cất lên Cao Đài Hội Thánh năm 1961. – Thánh thất Linh Tiêu Cực (Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo) tại ấp 3, Suối Đá, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc. – Thánh thất Dương Đông (Hội Thánh Tây Ninh) vừa mới xây lại và khánh thành năm 2008, ở khu phố 2, đường Nguyễn Trãi, thị xã Dương Đông. Huyện đảo Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang có diện tích 30km2, dân số 25.000 người, có bốn xã là Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và quần đảo Nam Du. Trên xã đảo Lại Sơn có Thánh thất Lại Sơn (Hội Thánh Bạch Y) ở ấp Bãi Nhà. Đảo Lại Sơn (còn gọi là Hòn Rái hay Hòn Sơn Rái) có khoảng 1.600 hộ dân, cách Rạch Giá 65km, rộng 11,7km, trên có bảy ngọn núi. Ngọn cao nhứt (450 mét) cùng tên với núi Ma Thiên Lãnh ở Côn Đảo. Huyện đảo Lý Sơn cách bờ biển Quảng Ngãi 24km. Huyện có hai đảo chính là đảo Lớn và đảo Bé. Huyện lỵ Lý Sơn đặt tại đảo Lớn. Đảo Lớn có hai xã Lý Vĩnh và Lý Hải đều chuyên trồng tỏi. Đảo Lý Sơn (còn gọi là cù lao Ré) được tách ra năm 1992 từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Đảo có diện tích 9,97km2, dân số 20.000 người. Thánh thất Lý Sơn (thuộc Hội Thánh Tây Ninh) ở tại xã Lý Vĩnh, và Thánh thất Lý Sơn (thuộc Hội Thánh Truyền Giáo) ở tại đội 6, thôn Tây, xã Lý Vĩnh. Đầu tiên họ đạo Lý Sơn (Hội Thánh Truyền Giáo) thờ Thánh tượng Thiên Nhãn tại nhà mẹ ông Lễ sanh Trần Thiệt từ năm 1940. Năm 1960 Thánh thất mới được xây cấp 4, và từ đó đến nay được trùng tu nhiều lần. Thánh thất trên cù lao Sông Mê Kông dài 4.500km bắt nguồn từ Tây Tạng. Sông Tiền và sông Hậu là đoạn hạ lưu của sông Mê Kông chảy qua miền Nam Việt Nam, được tách ra khi đến Phnom Penh và cuối cùng chảy ra biển Nam Hải chia làm chín cửa (nên gọi sông Cửu Long). Giữa hai sông Tiền và sông Hậu có rất nhiều cù lao lớn nhỏ. Riêng giữa sông Tiền cũng có nhiều cù lao lớn nhỏ khác nhau. Ở hạ lưu trước khi đổ ra biển có ba cù lao lớn (cù lao Minh, cù lao Bảo, cù lao An Hóa) tạo thành tỉnh Bến Tre với trên 100 thánh sở Cao Đài. Các cù lao nhỏ trên sông Tiền cũng có nhiều thánh sở Cao Đài như cù lao Long Khánh với dân số 1090 người, ở ấp Long Châu, xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự, có điện thờ Phật mẫu Long Khánh. Cù lao Tân Phong rộng 10km2 ở ấp Tân Bường, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy có thánh thất Tân Phong (Hội Thánh Tây Ninh). Cù lao Tiên Lợi có thánh tịnh An Long Hóa Tự ở ấp Tiên Lợi, xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cù lao Tân Thới có Thánh tịnh Thanh Huệ Long ở ấp Tân Lợi và Thánh tịnh Vĩnh Thanh Quang ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Cù lao Hòa Minh, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh ở ấp Long Hưng có Thánh thất Hòa Minh (Hội Thánh Tây Ninh), và ở ấp Giồng Gíá có Thánh thất Hòa Minh (Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo). Cù lao Phố của sông Đồng Nai có Thánh thất Bửu Cảnh Nhứt Hòa ở ấp Nhứt Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là Thánh thất đơn lập có quả Càn Khôn nơi Bát Quái Đài, được xây dựng do lịnh Ơn Trên dạy. Thánh thất ngay tại thủ đô Hà Nội Thánh thất Thủ Đô Hà Nội (Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo) từ năm 1939 đến 1948 đã qua sáu lần dời chỗ: số 12 ngõ Mai Hương, phố Bạch Mai; số 61 phố Mã Mây; số 25 phố Hàn Thuyên; số 34 phố Dumoutier; số 96-98 phố Duvigneau; và sau cùng về số 48 phố Hòa Mã. Thánh thất nguyên là một biệt thự cũ và nhỏ, do Giáo Sư Phùng Văn Thới thuê của Hội Ái Hữu Bưu Điện Hà Nội năm 1945. Thánh thất Hòa Mã trong suốt thời gian từ 1949 đến 1998 được tiền bối Tô Văn Pho (Thượng Pho Thanh) làm sáng danh Cao Đài trong trách nhiệm lãnh đạo Thánh thất và đại diện Cao Đài ở miền Bắc. Do công sức của Nữ Phối Sư Hương Bình, Thánh thất được xây kiên cố năm 2000 có đủ tam đài và Thiên phong đường, có phòng lưu trú riêng cho khách nam và nữ. Thánh thất có tinh thần hòa hợp, không phân chia chi phái, đúng như tinh thần thống nhất chi phái do Anh Cả Cao Triều Phát đề ra từ năm 1955. Mặc dù thuộc Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo, nhưng trên bảng tên Thánh thất Thủ Đô Hà Nội không ghi thuộc Hội thánh nào. Thánh thất có mối quan hệ rất tốt đẹp và rộng rãi với tất cả các chi phái, các thánh sở đơn lập ở ba miền Nam, Trung, Bắc.
ĐẠT TRUYỀN
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Tây Ninh trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!