Đề Xuất 6/2023 # Tục Cúng Gà, Vịt Luộc Ở Miền Tây Nam Bộ # Top 9 Like | Herodota.com

Đề Xuất 6/2023 # Tục Cúng Gà, Vịt Luộc Ở Miền Tây Nam Bộ # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tục Cúng Gà, Vịt Luộc Ở Miền Tây Nam Bộ mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để sắp đồ cúng gà, vịt, người miền Tây thường để nguyên con và chéo cánh lại. Chặt cây chuối ngoài vườn vào xắt ghém, trộn chua rồi đặt lên mâm cúng để mong “ơn trên” phù hộ và tỏ tấm lòng với người thân đã khuất.

Do thiên nhiên ban tặng nên những người dân quê miền Tây Nam bộ có tính tình phóng khoáng, trực tính mà thiết thực. Họ luôn trọng nghĩa khinh tài, sẵn sàng ra tay tiếp giúp người “cô thế”. Nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu đã có lần nhắc tới tính khí khái này: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi; Làm người như thế cũng phi anh hung”.

Ngoài đời sống vật chất phong phú, đa dạng, người miền Tây Nam Bộ cũng tin tưởng vào Trời, Phật và những thần linh khuất mặt khác. Từ ngày đầu khai hoang khẩn hóa, con người luôn đối mặt với nhiều hiểm nguy. Để tăng thêm sức mạnh cho mình, người ta nhờ vào những yếu tố thần kỳ hỗ trợ. Trong cuộc sống gặp điều không may hay bất trắc xảy ra người ta thường van vái Ông Bà phù hộ để được mạnh khỏe, cầu mong tai qua nạn khỏi.

Từ đó, niềm tin của con người tăng lên, may mắn đồng hành rồi mọi điều tốt đẹp đã tới. Đã vái van thì phải cúng trả lễ. Từ một nải chuối chín, đến nồi chè hay con gà, con vịt luộc là những thực phẩm dâng cúng thường gặp trong đời sống dân gian miệt đất này.

Mâm lễ cúng vịt luộc.

Để sắp mâm cơm cúng, người dân chọn bắt con gà, con vịt làm sạch sẽ rồi bắc nồi nước sôi lên luộc. Gà, vịt luộc chín, vo thêm ít gạo cho vào nồi nấu cháo. Tục cúng gà, vịt luộc ở miền Tây thường để nguyên con và chéo cánh lại. Chặt cây chuối ngoài vườn vào xắt ghém, trộn chua để cúng mong “ơn trên” phù hộ, cũng để tỏ lòng với người thân đã khuất.

Nhân đây xin nói thêm, dân gian ở miệt này còn sử dụng hình ảnh chơi chữ rất hay, rằng cúng gà luộc thì sẽ được lên gà, còn cúng vịt luộc thì chuyện làm ăn luôn “nổi” và mọi thứ điều trôi chảy. Đặc biệt, dân thương hồ đi ghe thường cúng vịt luộc với ý nghĩa vừa nói.

Mâm cúng gà, vịt luộc ở miền Tây thật đơn giản, nhưng ý nghĩa của nó thì sâu sắc, gắn liền với tư duy trọng thực tế không lòe loẹt, phô trương của người dân quê. Giống như tính cách chân chất, thật thà mà thẳng thắn của họ vậy.

Theo http://danviet.vn/que-nha/tuc-cung-ga-vit-luoc-o-mien-tay-nam-bo-654017.html

Cúng “Cô Hồn” Miền Tây: Thích Gà Kiêng Vịt

Con gà trống trong mâm cúng “cô hồn”

Đối với người bình dân miền Tây, gà, vịt là 2 loại gia cầm gắn bó với người dân ngay từ thuở mới khai hoang, lập ấp. Hầu như nhà nào cũng nuôi gà, vịt với nhiều mục đích khác nhau. Có thể nuôi vài con gà, con vịt  bằng cơm thừa dùng để làm thịt thết đãi bạn bè, hoặc đàn gà, vịt với số lượng từ vài trăm đến hàng nghìn con để lấy thịt, trứng thu lợi nhuận. Hình ảnh con gà, con vịt quá đỗi thân thuộc và đồng hành với cuộc sống của người dân quê.

Chọn gà trống mào cao, dáng nhanh nhẹn

Con gà, con vịt đi vào mâm cúng của người miền quê vào các dịp lễ, Tết với nhiều dụng ý khác nhau. Con vịt có mặt trong mâm cúng vào ngày 16 hoặc cuối tháng Âm lịch với mục đích là “giải hạn”. Thường gia chủ làm nghề buôn bán hoặc hành nghề tàu ghe thường cúng thịt vịt nấu cháo vào ngày 16. Vịt hiếm khi có trong các mâm cúng lễ, Tết và càng bị cấm kỵ trong mâm cúng “cô hồn”. Các cụ thường nói, con vịt là tượng trưng cho những gì đen đủi, xấu xí, ai cúng vịt sẽ gặp vận hạn. Tuy là món khoái khẩu của nhiều người nhưng gia đình nào ăn thịt vịt trong tháng này có thể bị “tan đàn xẻ nghé”.

Xếp gà hình chầu trước khi luộc

Cũng là loại gia cầm giống vịt nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, gà tượng trưng cho những điều may mắn, một tương lai xán lạn trong hạnh phúc gia đình. Gần như tất cả các mâm cúng của người miền Tây, gà nghiễm nhiên có mặt và dễ trở thành món cúng chính. Ông bà ta quan niệm, các linh hồn rất thích ăn gà, thành thử những gia đình nào cúng gà sẽ không bị quấy phá. Ngược lại nếu gia đình nào không có gà thì “cô hồn” sẽ “thăm” hoài, khi nào có gà mới đi nơi khác.

Con gà trống trong mâm cúng tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành

Gà trong mâm cúng rằm tháng bảy phải là con gà trống thả vườn, hội tụ đầy đủ những yếu tố mới đủ tiêu chuẩn có mặt trong mâm cúng của người miền Tây. Con gà phải có cái mào đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, chân nhỏ, khỏe mạnh và nặng khoảng 1,5kg – 2kg. Mặc khác, con gà trống cúng phải có dáng thủ lĩnh, đi nhìn thẳng và có tiếng gáy lảnh lót.

Gà trống luôn có mặt trong các mâm cùng vào các dịp lễ, Tết

Với một số người, làm thịt gà dễ như trở bàn tay, nhưng hiện nay, dịch vụ làm sạch gà bằng máy đã giảm thiểu thời gian vất vả cho chị em nội trợ. Gà sau khi đã cắt tiết, làm sạch lông,  xát muối đều lên thân để làm sạch lông măng và khử mùi hôi. Sau khi mổ xong, rửa sạch qua nước và cho chân gà quặt vào phía trong bụng gà qua vết mổ moi. Hành tím bóc vỏ, nướng sơ, lột vỏ ngoài cùng rồi thả vào nồi nước để luộc gà với 1 muỗng cà phê muối. Cứ mỗi lít nước cho vào 20g hành. Bạn cũng có thể cho thêm nhánh hành củ, như vậy sẽ làm thơm nước luộc gà cúng.

Khi luộc gà cúng phải luộc trong nồi sâu lòng, cho nước ngập xâm xấp gà rồi đặt lên bếp. Cho gà để cúng vào nồi ngay khi nước còn lạnh, như vậy thịt gà sẽ chín dần từ ngoài vào trong. Khi nước đã sôi, nên vặn nhỏ lửa, vì nếu để sôi sùng sục, phần thịt ở đùi sẽ co tụt lên, rất xấu. Sau khi nước sôi khoảng 5 phút, bạn vặn nhỏ gas hết cỡ, để trong 5 phút nữa rồi tắt và đậy vung kín chừng 20 phút. Bạn có thể dùng đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là đã chín. Sau khi gà chín, vớt gà luộc ra để chuẩn bị cúng gà luộc căng bóng và vàng ươm trong tư thế chầu.

Để gà luộc trông mọng, màu da tươi tắn, sau khi vớt ra nên nhúng ngay vào nồi nước sôi để nguội, nước lạnh càng tốt. Khi bày ra đĩa bạn cho thêm bông hoa hồng vào mỏ gà cho đẹp. Theo kinh nghiệm dân gian, gà luộc xong để nguội rồi bày lên đĩa, đặt sao cho đầu gà hướng lên ngậm thêm bông hoa hồng thể hiện sự cầu mong an lành, đón nhận hạnh phúc. Gà cúng được luộc chín, có màu vàng đẹp mắt, da bóng sẽ giúp mâm cỗ cúng hấp dẫn hơn. Ông bà ta quan niệm, con gà luộc trong mâm cúng thể hiện lòng thành của gia chủ đối với các vong hồn. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị cho mâm cúng “cô hồn” một con gà thật đẹp để cầu mong những điều may mắn trong tháng bảy Âm lịch này.

Hoàng Lê

Tục Cúng Gà Trống Mùng 3 Tiễn Ông Bà Ở Miền Tây

Năm nào cũng thế, cứ sáng sớm mùng 3 tầm 4 giờ, má tôi giục chúng tôi dậy thật sớm để chuẩn bị làm mâm cơm để cúng cho kịp. Chúng tôi đứa nấu cơm, đứa nấu canh, đứa xào thịt … rồi xếp ra 1 cái mâm để đối diện với bàn thờ chính giữa nhà. Xong xuôi, má tôi mang gà trống đã luộc sẵn để ở giữa bàn rồi thắp nhang khấn nguyện.

Theo lời má, mâm lễ ngày mùng 3 phải có đầy đủ các món ăn và đặc biệt là phải có con gà trống. Con gà này phải được chuẩn bị từ trước, tầm 1 kg, không để gà quá to hay quá nhỏ, chỉ tập tọe biết gáy là vừa. Không nên mua gà ở chợ mà phải tự nuôi, tự chăm sóc thì lễ cúng ông bà mới càng thêm ý nghĩa.

Trong lúc đợi má khấn nguyện trước mâm lễ, anh em chúng tôi đứng ra 2 bên và chờ đợi nhang cháy hết để “thưởng thức” chú gà trống choai đang được trưng bày đẹp mắt trên bàn. Khi nén hương tàn, ba tôi tung gạo và muối ra bốn phương tám hướng rồi hóa vàng các loại tiền, vàng, hàng mã để ông bà làm “lộ phí”. Chúng tôi chỉ đợi có thế, mang con gà xuống bếp, chị tôi xé thịt trộn với rau răm, chia cho mỗi đứa 1 phần. Má tôi nói, ăn gà cúng mùng 3 sẽ được ông bà, tổ tiên phù hộ, ban nhiều may mắn trong suốt 1 năm.

Theo thông lệ, ngày mùng 3 người dân quê tôi làm mâm cơm từ sớm, lúc mặt trời chưa ló dạng. Sau lễ cúng tiễn ông bà, con cháu quây quần nhau đông đủ trong bữa cơm “đặc biệt” của gia đình. Món ăn “khoái khẩu” đối với chúng tôi trong ngày ấy không gì khác hơn là gà trống luộc; anh em cứ tranh nhau ăn, ba má tôi thấy thế nên cũng nhường. Điều đọng lại trong tôi về món ăn này là con gà trống nhà tôi, được má tôi chăm sóc cẩn thận chờ đợi đến ngày mùng 3. Đến giờ tôi mới hiểu ra, món gà luộc ấy được làm nên từ chính tấm lòng của má đối với ông bà, nên ăn vào cảm thấy thân thương, nghĩa tình, ấm áp.

Trong thời buổi kinh tế thị trường, đầu óc con người bận rộn với những suy nghĩ lo toan về cuộc sống mưu sinh. Nhưng đối với người dân quê tôi, những tục lệ ý nghĩa về những ngày Tết thì vẫn luôn còn mãi, thử thách với thời gian và không hề phôi pha. Tục cúng ngày mùng 3 tiễn ông bà là 1 tục lệ tốt đẹp ở quê tôi theo hàm nghĩa “có trước có sau chu đáo với người đã khuất.

Top 10 Lễ Hội Văn Hóa Truyền Thống Ở Miền Tây Nam Bộ

Lễ Hội Tống Ôn

Lễ Tống Ôn là một tục lễ có từ rất lâu đời ở vùng đất Nam Bộ tuy ngày nay không còn được phổ biến như trước nữa nhưng vẫn còn nhiều địa phương như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, An Giang,… tổ chức. Mặc dù những ngày lễ này không thống nhất ngày giờ với nhau. Nhưng đều có điểm chung là tổ chức ở những nơi thờ tự như chùa, miễu,… tục lễ này có vào thời còn khai hoang lập địa nên có nhiều dịch bệnh gây hại cho con người. Vì vậy người dân nam bộ khi ấy cứ nghĩ do ma quỷ những người khuất mặt khuất mày gây ra. Vì thế họ làm lễ Tống Ôn có nghĩa tống tiễn, xua đi những tà khí, dịch bệnh gây hại cho con người. Để chuẩn bị làm lễ Tống Ôn họ chuẩn bị các đồ vật cúng thần trước và một chiếc thuyền để các đồ vật vừa cúng thần xong rồi thắp nhang khấn vái đem ra sông thả thuyền trôi theo dòng nước. Với mong muốn đem đi những điều xui xẻo, bệnh tật, được tai qua nạn khỏi, hướng tới một cuộc sống an lành và hạnh phúc.

Lễ hội Tống Ôn

Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi

Lễ đua bò Bảy Núi

Lễ Hội Nghinh Ông

Lễ hội Nghinh Ông hay lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng là lễ hội có truyền thống đâu đời của ngư dân miền duyên hải, và của những người đi biển. Đây là một lễ hội tưởng nhớ công ơn của loài cá voi – vị thần Đại tướng quân Nam Hải đã nhiều lần cứu giúp người dân vượt qua sóng to gió lớn ở ngoài biển khơi. Hằng năm lễ hội được tổ chức trong vòng ba ngày. Nhưng lại không thống nhất về thời gian giữa các địa phương. Ví dụ ở Bình Đại, Bến Tre lễ hội được cử hành vào ngày 16/6 âm lịch, còn ở Thắng Tam thì 16/8 âm lịch. Đi dọc theo miền duyên hải Nam Bộ du khách sẽ bắt gặp nhiều ngôi đền, miếu thờ cá ông, đặc biệt nhất là ở đình thờ cá Ông ở xã Cần Thạnh có bộ xương cá Ông dài đến 12m, ở Vũng Tàu có bộ xương dài tới 25m. Trước ngày lễ hội đã có hàng trăm chiếc tàu đánh cá lớn nhỏ của ngư dân đã được trang trí cờ hoa neo đậu sẵn để thực hiện nghi thức rước Ông ra biển cùng các lễ cúng của ngư dân rất trang trọng. Bên cạnh đó các ngư dân còn mời thỉnh lẫn nhau, kể cả khách từ nơi xa đến đây tham quan cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình với nhau. Phải nói đây là một lễ hội đậm đà, mang bản sắc thuần phong mỹ tục sâu sắc nhất của miền Tây Nam Bộ.

Lễ hội Nghinh Ông

Lễ Hội Bà Chúa Xứ Núi Sam

Lễ hội Bà Chúa Xứ còn gọi là Vía Bà được diễn ra ở miếu bà tọa lạc tại chân Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang. Hằng năm lễ được tổ chức vào ngày 23/4 – 27/4 âm lịch nhưng ngày Vía Bà chính là ngày 25/4 vì đây là ngày phát hiện ra tượng bà. Hằng năm cứ vào mùa lễ thì có hàng trục khách thập phương từ xa đến đây để cúng bái với ý nguyện cầu cho một năm ấm no, mọi tai ương đều qua hết. Lễ được bắt đầu từ ngày 23/4 cho đến 0h đêm hôm đó du khách sẽ được xem nghi thức tắm bà bằng nước mưa pha với nước hoa và thay y phục mới cho bà. Hôm sau du khách sẽ được xem lễ rước bà từ đỉnh núi xuống bằng chín cô gái đồng trinh, đó chỉ là lặp lại cảnh rước bà khi xưa. Bên cạnh những lễ hội đặc sắc đó còn có Văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như: múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén,… Đây là một lễ hội mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc và còn là di tích lịch sử và kiến trúc quan trọng của tỉnh và cả khu vực. Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia.

Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam

Lễ Hội Đôn Ta – Dolta

Lễ Đôn Ta còn được gọi là lễ “Xá tội vong nhân” là ngày lễ của người Khmer tổ chức. Nếu như người kinh mình có lễ Vu Lan thì người Khmer cũng có lễ Đôn Ta là lễ cúng ông bà tổ tiên diễn ra trong 3 ngày từ 29/8 đến 1/9 âm lịch hằng năm. Theo phong tục của dân tộc người Khmer không tổ chức ngày giỗ hằng năm cho người chết vì vậy họ tổ chức lễ nhằm để tưởng nhớ người thân ông bà đã khuất và cầu phước cho những người còn sống. Vào những ngày này trong phum sóc người Khmer cúng ông bà đã quá cố, tiếp theo họ sẽ tặng quà ông bà, cha mẹ còn sống, xong sẽ đến bữa cơm sum họp gia đình. Họ còn lên chùa làm lễ nhưng trước khi đi họ thắp nhang cầu mời ông bà đã khuất cùng lên chùa làm lễ. Trong thời gian diễn ra lễ Đôn Ta, tại các chùa sẽ có nhiều tiết mục văn nghệ, nhạc ngũ âm, nhiều trò chơi vui dân gian, múa Lâm – thol,… góp phần ngày lễ trở nên phấn khởi và vui tươi. Đặc biệt ở An Giang vùng đất Bảy Núi này còn diễn ra lễ hội đua bò truyền thống thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Lễ hội Dolta

Lễ Tết Khmer Chol Chnam Thmay

Lễ Chol Chnam Thmay được gọi là lễ chịu tuổi là lễ tết lớn nhất của người Khmer diễn ra 3 ngày liên tiếp tính theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer tức là vào đầu tháng Chét của người Khmer. Lễ Chol Chnam Thmay còn là những ngày lễ Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Khi du khách đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống như: Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh,… du khách sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con nơi đây chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Cũng khá giống với Phong tục ngày tết nguyên đán của người Kinh ở vùng miền Tây Nam Bộ là dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mọi người đều may cho mình bộ quần áo mới và gói bánh tét, chuẩn bị hoa quả, hương đèn để lễ Phật. Theo truyền thống ngày tết của người Khmer sẽ tổ chức ở các ngôi chùa Khmer, nhưng ngày nay do sống cộng cư với người Việt đã ảnh hưởng phong tục người Việt nên họ còn tổ chức lễ đón giao thừa, và cúng ông bà ở nhà trong những ngày lễ Chol Chnam Thmay. Trong ngày lễ này người Khmer còn tổ chức nhiều trò vui như: đốt đèn trời, đánh quay lửa,… đây cũng là một trong những lễ hội văn hóa đặc trưng của miền Tây, hấp dẫn du khách từ nhiều nơi đến đây.

Lễ hội Chol Chnam Thmay

Lễ Hội Kỳ Yên

Lễ Hội Kỳ Yên còn được gọi là cúng đình, mặc dù các lễ hội không thống nhất với nhau về giờ giắt, ngày tháng, thứ tự và chi tiết nhưng thường được tổ chức vào ngày rằm tháng riêng đến rằm tháng 3 âm lịch và diễn ra xuyên suốt 3 ngày 2 đêm ở các đình làng của mỗi địa phương. Với người dân xưa nay, đình làng là nơi thờ các vị thần Thành hoàng được Thượng đế giao cho trách nhiệm cai quản toàn làng xã để che chở phù hộ cho dân sống bình yên, làm ăn phát đạt. Vào những ngày lễ hội này, đình làng luôn thu hút rất đông người dân đến đây thắp nhang họ cầu mong gia đình mình vạn sự bình an, nông dân được trúng mùa, cuộc sống no đủ,… và cũng là dịp để người dân họp mặt, bàn chuyện, vui chơi, cùng nhau xem lễ rước thần thắt chặt tính cộng đồng. Đặt biệt có các trương trình văn nghệ với nội dung hướng về đạo lý làm người và đây là một lễ hội hoàn toàn không có chuyện ăn nhậu say xỉn như các lễ hội khác. Vì vậy, đây là một lễ hội đang được duy trì và bảo tồn để có điều kiện phát triển trên vùng quê Nam bộ.

Lễ hội Kỳ Yên

Lễ Hội Cúng Trăng Ok Om Bok

Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok là lễ hội của người khmer, hằng năm lễ hội được tổ chức vào rằm tháng 10 Âm lịch (15/10). Thông qua lễ hội này người Khmer được bày tỏ lòng biết ơn đến thần Mặt Trăng là vị thần bảo hộ mùa màng mang đến cho người dân Khmer một vụ mùa tốt tươi. Lễ hội này diễn ra ở khắp các tỉnh miền Tây nhưng quy mô lớn nhất là ở Trà Vinh và Sóc Trăng. Được tổ chức dưới hình thức tại gia đình hoặc ở chùa, riêng ở thành phố Trà Vinh được tổ chức vào ngày 14/10 tại hai bên bờ sông Long Bình du khách được xem đua ghe ngo truyền thống nơi này. Về với khu di tích Ao Bà Om thì được tham gia các trò chơi dân gian như: kéo co, đập nồi, nhảy bao,… hoặc tham quan bảo tàng Văn hoá dân tộc Khmer. Tối đến, mọi người được xem văn nghệ của người Khmer trình diễn hoặc ngồi xem thả đèn nước và ngắm nhìn đèn trôi trên mặt ao trong đêm trăng rằm lung linh huyền ảo này. Lễ hội Ok Om Bok còn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội Ok Om Bok (Cúng Trăng)

Lễ Hội Kathina

Lễ hội Kathina hay còn gọi là lễ dâng bông, dâng y cà sa của người dân Khmer tỉnh Sóc Trăng được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ và theo quy định của Phật giáo Nam tông Khmer, các chùa sẽ chọn 1 ngày cụ thể và thông báo cho các Phật tử trong phum sóc biết để chuẩn bị tiến hành làm lễ Kathina. Vì vậy mà mỗi phum sóc ở các tỉnh sẽ khác nhau về ngày tổ chức nhưng theo truyền thống thì thường diễn ra trong 2 ngày. Vào những ngày này người dân nơi đây lại nô nứt tổ chức lễ hội với mong muốn phum sóc nơi này được bình yên, gia đình hạnh phúc, mùa màng bội thu. Trong lễ hội này người dân sẽ thỉnh chư tăng đến tụng kinh, cầu an cho gia chủ, ngày thứ hai là ngày đông vui nhất vì ngày này toàn bộ cư dân trong phum sóc làm lễ rước Kathina. Người dân sẽ dâng các vật phẩm gồm áo cà sa, bình bát và các lễ vật thiết yếu phục vụ việc sinh hoạt của các nhà sư. Đi kèm đó là đội trống Sa – dăm, đội Rô – băm cùng chục thiếu nữ xếp thành hai hàng để rước về chùa và dâng lên cho các nhà sư. Đây là lễ hội không đơn thuần là chỉ dâng y cà sa mà nó còn góp phần gìn giữ những giá trị tốt đẹp của đạo Phật và tạo nét gần gũi, thân thiện trong cộng đồng người theo đạo Phật ở Việt Nam.

Lễ hội Kathina (Dâng Bông)

Lễ Cúng Dừa – Lễ Hội Tâm Linh

Lễ Cúng Dừa còn được gọi là lễ hội Thác Côn. Là một lễ hội của người Khmer ở An Trạch, thị trấn Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được diễn ra hằng năm tính theo Phật lịch của người Khmer nhưng tương ứng với rằm tháng Ba âm lịch của người Kinh. Lễ hội Thác Côn này đã tồn tại gần trăm năm nay, ai đến đây dự lễ này cũng phải mua một cặp dừa để cúng ông tà Thác Côn với tục lệ cúng những chiếc bình bông làm bằng trái dừa. Vì theo tín ngưỡng dân gian truyền thống cầu cho tấm lòng trong trắng như nước ở trong trái dừa tinh khiết trong lành là biểu thị cho sự may mắn. Đây là lễ hội không chỉ thu hút rất nhiều người dân ở địa phương mà còn thu hút khách từ các tỉnh lân cận như: Kiên Giang, Cần Thơ, An giang,… cả người Campuchia nữa. Du khách Đến đây vào mùa lễ hội cúng dừa ở Sóc Trăng sẽ hiểu được văn hóa tín ngưỡng của người dân Sóc Trăng nói riêng và của miền sông nước nói chung là lễ hội văn hóa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ.

Lễ hội Cúng Dừa (Thác Côn)

Nguồn: Toplist.vn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tục Cúng Gà, Vịt Luộc Ở Miền Tây Nam Bộ trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!