Cập nhật nội dung chi tiết về Tụng Kinh, Lạy Phật, Sám Hối – Chùa Phổ Hiền mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tụng kinh, lạy Phật, Sám hối và Thiền quán
Trong quá trình tiến tu, Thái tử Sĩ Ðạt Ta ngồi thiền định dưới cội bồ đề trong 21 ngày là đạt quả vị Vô thượng Ðẳng giác. Còn chúng ta đầy phiền não, nên ngồi yên thì trần lao hiện ra. Chẳng những không thành Phật, mà tu một lúc chúng ta trở thành hung ác, phiền muộn. Ðó là vì chúng ta chất chứa toàn nghiệp trần lao, nên khi tu, tâm phiền não này có sẵn và tự động bộc phát. Trái lại tâm đức Phật có toàn hột giống thanh tịnh, nó tự nảy mầm, kết thành quả Bồ đề khi Ngài tư duy, thâm nhập thiền định. Có thể ví tâm nhơ bẩn của chúng sinh như đất có sẵn hột cỏ, gặp phân, nước, cỏ lên nhanh. Chúng ta tự xác định mình là chúng sanh với đầy đủ chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não, nên không thể nào làm như Phật. Từ thân phận chúng sanh phàm phu ấy khởi tu, chúng ta cần nỗ lực chuyển nghiệp trước. Ðức Phật dạy rằng quá trình tu tập để chuyển nghiệp không đơn giản, phải trải qua 3 a-tăng-kỳ kiếp mới chuyển được tất cả nghiệp ác của chúng ta.
Mỗi a-tăng-kỳ kiếp là thời gian vô định, tùy thộc vào năng lực tu hành của từng người khác nhau. A-tăng-kỳ thứ nhất, chúng ta làm sao cho sạch nghiệp, đắc được quả vị A La Hán, mới coi như hoàn tất giai đoạn một. Bước qua a-tăng-kỳ thứ hai, chúng ta tu quán nhân duyên và phát sanh được trí huệ vô lậu, thấy được quá khứ cùng mối tương quan của ta và người. Và ở a-tăng-kỳ thứ ba, chúng ta phải tu Bồ Tát đạo cho viên mãn. Như vậy, một đời người không thể nào thực hiện trọn vẹn 3 việc: thanh tịnh hóa thân tâm, phát sanh trí tuệ và thực hiện đầy đủ công đức. Thành tựu 3 việc này rồi, mới ngồi Bồ Ðề đạo tràng 21 ngày, phá ma quân, thành Vô thượng Ðẳng giác.
Ý thức tinh thần Phật dạy như thế, chúng ta tự biết không thể tu chân thật môn để tiếp cận được chân lý. Từ đó, chúng ta phải trở lại tu phương tiện của đức Phật, tức tạo điều kiện để chúng ta thâm nhập Phật đạo. Phương tiện mà chúng ta thường tu là đọc tụng kinh điển, kết hợp với tu thiền quán. Vì có đọc kinh điển chúng ta mới tâm đắc và suy nghĩ về lời Phật dạy. Chúng ta đọc tụng và quán sát 12 bộ kinh là 12 vấn đề lớn của đức Phật dạy, đó là bước đầu quán sát giáo pháp Pháp thân. Vì chúng ta không thể thấy trực tiếp Pháp thân Phật, nên coi lời dạy của Phật là Pháp thân Ngài.
Trong thời gian này, chúng ta siêng năng đọc tụng kinh điển và ngồi yên quán sát lời dạy đó để ứng dụng trong cuộc sống. Lúc ấy chúng ta chỉ mới tu trong tâm. Phương tiện này giúp tâm ta thanh tịnh dễ dàng. Thật vậy trên bước đường tu, chúng ta tự làm cho tâm thanh tịnh không đơn giản. Ðiển hình như Kiều Trần Như hay Xá lợi Phất tu trải qua 60 kiếp cũng không đắc được A La Hán. Nhưng có đức Phật đắc đạo rồi, giống như có người phát minh ra chân lý, chúng ta chỉ cần nghiên cứu chân lý thì dễ hơn, còn tự tìm ra không nỗi. Chúng ta dễ đắc đạo nhờ nương theo giáo pháp Phật có sẵn, suy nghĩ, chứng nghiệm trong cuộc sống. Tu theo pháp Phật, quán sát pháp, phiền não chúng ta tự lắng yên.
Tôi tâm đắc pháp tu này, vì khi đọc tụng lời Phật, tôi tự cảm thấy an lành, tức lấy hình ảnh đẹp để xóa hình ảnh xấu trong lòng. Tu đúng pháp như vậy, mỗi niệm tâm, ta cảm thấy thăng hoa cuộc sống tâm linh, dần dần đẹp, khỏe, giàu, được kính trọng thêm; vì đã lấy Phật đức trang nghiêm thân tâm. Cách tu này có kết quả nhanh nhất. Thật vậy, ta là phàm phu, nhưng khoác áo Phật vào thân, đưa pháp Phật vào lời nói, lấy tâm Phật gắn vào tâm chúng ta, thì chúng ta trở thành biểu tượng của Phật.
Như vậy, chỉ mới quán pháp Phật, có giáo pháp Pháp thân thôi, mà chúng ta biến thành thường trú pháp thân Phật, vì lời nói, suy nghĩ, việc làm của chúng ta giống Phật, khiến người liên tưởng đến Phật. Không làm được như vậy, mà chúng ta tu mang hình thức tu, là phạm tội phá pháp. Suy nghĩ lời Phật dạy là Thiền và đọc tụng kinh điển là Giáo; kết hợp hai pháp phương tiện này lại để tu mới có kết quả tốt. Vì đọc kinh suông, không suy nghĩ, không hiểu nghĩa, cũng chẵng có tác dụng gì. Và không thiền thì làm sao phát sanh trí tuệ.
Trong quá trình tu đọc tụng kinh điển và thiền quán, mỗi ngày phiền não chúng ta lắng yên và tâm trí trở nên sáng suốt. Còn để nguyên phiền não mà đọc tụng kinh thì chúng ta quên lời Phật dạy, không áp dụng được trong cuộc sống lẫn lộn Phật và ma, tất nhiên đầu óc cũng u mê. Ngoài việc sử dụng pháp tụng kinh kèm với thiền quán, chúng ta còn có pháp phương tiện thứ hai là lạy Phật và thiền quán.
Người đọc tụng kinh điển, nhưng không đạt được kết quả tốt vì không kết hợp pháp đọc tụng kinh với thiền quán, tức miệng đọc mà tâm nghĩ sai trái, nên phước không sanh. Trong lúc đọc tụng kinh và nghĩ đến Phật thì phải hiện tướng bên ngoài tốt, dễ thương; vì Phật dạy tướng tùy tâm hiện. Căn cứ vào lời dạy ấy, nên chưa hiện hảo tướng là biết tâm chúng ta chưa tốt. Ngài Thiên Thai dạy chúng ta phải lạy Phật, sám hối cho đến thấy hảo tướng Phật và hảo tướng ta hiện ra. Thấy hảo tướng Phật, là Phật đã vào tâm ta và sẽ thể hiện ra hình tướng của ta, nên lúc ấy tâm ta mới là thiền, thân mới làm giống Phật. Tu ở giai đoạn hai, chúng ta vừa lạy Phật vừa quán tưởng với tất cả tâm thành. Lạy mà không quán tưởng thì lạy một cách máy móc, lạy hư không hay lạy khối xi măng, làm sao có phước được. Tệ hơn nữa, thân lạy Phật mà tâm khởi niệm ác, chắc chắn đọa.
Trên tinh thần quán tưởng mới là quan trọng, chúng ta phải thiền quán trước thì mới thấy thân ta ở trước Phật và có Phật để chúng ta lạy. Quán được một Phật hay nhiều Phật, hay nói khác nương được lực Phổ Hiền để “nhứt thân phục hiện sát trần thân”, tức đảnh lễ không sót một vị Phật nào, thể hiện tâm thành đạt đến đỉnh cao nhất. Lạy Phật suông không có thiền quán chẳng khác gì chúng ta làm một động tác thể thao, không đạt được lợi lạc nào cho đời sống tâm linh. Lạy kèm theo thiền quán thì lạy xong nét mặt chúng ta sáng ra, vui tươi, không mệt. Mỗi lần tu, chúng ta kiểm chứng việc lạy Phật đúng hay sai bằng cách căn cứ vào kết quả sau khi lạy. Lạy nhẹ nhàng, không tháo mồ hôi, không thấy mệt, tâm hồn thanh thản, an lạc là biết chúng đã nhập tâm, cảm được mười phương Phật, nên hành lễ đạt đến siêu tự nhiên, không biết nóng lạnh, vượt được sự chi phối của ngoại duyên, thâm nhập đạo. Còn lạy Phật đổ mồ hôi đầm đìa, thở không ra hơi, tim đập dồn dập, đến mức sợ không dám lạy nữa là chúng ta đã tu sai pháp.
Người tu đúng phải có kết quả tốt. Chúng ta nỗ lực huân tu Phật pháp, càng đem giáo pháp nhiều vào tâm càng tốt. Riêng tôi, nhờ siêng năng đọc tụng kinh điển, suy gẫm những việc làm cao quý của Phật và Bồ Tát càng thấy thích tu. Và sử dụng phương tiện lạy Phật song hành với thiền quán, nên thấy Phật, mới lạy được Phật, công đức mới sanh, được những điều bất tư nghì như sức khỏe lại tăng theo tuổi đời, tâm hồn an vui theo nghịch cảnh. Tu a-tăng-kỳ kiếp thứ nhất cho đến sạch nghiệp, tức đạt đến vị trí của Bồ Tát đệ bát địa, chuyển A lại da thức thành Bạch tịnh thức thì tâm không còn móng khởi điều gì nữa.
Ðến phương tiện thứ ba, chúng ta sám hối, nhưng cũng phải kèm thea gia công thiền quán. Chúng ta thường chọn ngày 15 và 30 làm lễ sám hối, Phật gọi là ngày trưởng tịnh. Ngày 15 trăng tỏ và 30 không có trăng là thời gian mà mặt trăng ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta, tạo thành nhiều chuyển đổI, kể cả tâm lý cũng đổi theo. Ngày ấy chúng ta không tu thì nghiệp ác dễ sanh trưởng. Vì vậy, đức Phật chọn ngày này để tu, không cho làm, sợ sanh phiền não, không phải chọn đó là ngày tốt.
Chúng ta ngồi yên để kiểm điểm lại là vừa sám hối vừa tu tập thiền quán mới thực là sám hối. Có người nghĩ lạy Phật sẽ hết tội, nhưng Phật không bắt tội cũng không tha tội cho ta được. Ngài không đẩy ta vào địa ngục, cũng không đưa ta lên thiên đàng. Chúng ta không cầu xin Phật. Nhưng tại sao chúng ta lạy Phật? Lạy Phật và sám hối chính là mượn hình ảnh thánh thiện trọn lành của Phật để thay thế hình ảnh xấu ác, tội lỗi. Vì thế, tu sám hối, chúng ta phải quán được 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Ngài, 3.000 oai nghi, 80.000 tế hạnh, đem đức tướng ấy của Phật so với thân ô uế, tội lỗi, dễ ghét của chúng ta, để thấy rõ chúng ta phạm những sai lầm gì mà ra nông nỗi này và đức Phật tạo phước đức gì mà Ngài cao sang như vậy. Muốn biết tội đời trước, chúng ta nhìn thành quả đời này của mình. Ðời trước sát sanh hại mạng, gian tham nên đời này bệnh hoạn, yếu đuối, nghèo khó.
Chúng ta sám tiền khiên, hối hậu quá, nghĩa là nhận ra sai lầm quá khứ và ăn năn, không tái phạm. Chúng ta theo Phật, hiện tại cứ lo làm việc tốt thì hạt giống tốt tự lên, lâu ngày điều tốt này thay cho sai lầm xấu của quá khứ. Còn chúng ta cứ sống với xấu ác quá khứ thì một thời gian sau, xấu ấy sẽ bộc phát thành hiện tại. Nếu ác nghiệp cũ không khởi hiện hành thì nó cũng bị hư hoại luôn. Kiểm chứng kết quả tu thấy chúng ta không còn giận, không còn buồn là biết chúng ta đã tiêu hủy được hạt giống xấu. Muốn hạt giống ác mất, phải trồng hạt giống tốt, là trồng căn lành bằng cách lạy Phật, sám hối. Nghĩ về Phật, về Thánh hiền, tán thán công đức các Ngài thì những điều cao quý ấy trang nghiêm tâm ta, tội lần tiêu, lòng chúng ta tự thanh thản.
Tóm lại, tụng kinh, lạy Phật, sám hối song hành với thiền quán, chúng ta quan sát xem Phật, Bồ Tát, Thánh hiền làm gì, chúng ta tập làm theo, để điều chỉnh thân tâm chúng ta lần cho giống các Ngài. Chuyển hóa được tâm thành thánh thiện, chắc chắn hoàn cảnh cũng tự chuyển đổi tốt đẹp theo ; vì Phật dạy y báo tùy thuộc chánh báo. Nương theo những chiếc phao phương tiện mà đức Phật để lại, chúng ta hành xử lợi lạc cho mình và người để Phật pháp còn mãi trên thế gian lợi lạc chúng hữu tình.
(Hòa Thượng Thích Trí Quảng)
Lễ Phật Đản – Chùa Phổ Hiền
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN – PL 2559 – 2015
Dưới sự chứng minh của Hoà-Thượng Thích Như-Điển,
TT Thích Thị Qủa, TT Thích Đồng Văn
_(())_
Từ vườn Lâm Tỳ Ni Đức Thế Tôn Đản sinh
Đóa Vô Ưu tươi nở ngát hương thơm mười phương
Thành Ca Tỳ La Vệ gió reo vui trời bừng sáng
Người người hân hoan loan tin vui Tất Đạt Đa thái tử ra đời
Ánh sáng Như Lai diệt tham sân si sáng soi Đạo Vàng
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
_(())_
Trân trọng kính mời quý Phật tử đồng hương đến tham dự đông đủ.
Thứ bảy, ngày 16/05/2015
09 giờ 00 : Phật tử tề tựu
09 giờ 15 : Khai thị và Truyền Giới Bát Quan Trai
10 giờ 45 : Tịnh Tu
11 giờ 45 : Quá Đường và Kinh Hành
13 giờ 00 : Chỉ Tịnh
14 giờ 00 : Tịnh Tu+Thính Pháp
17 giờ 00 : Mông Sơn Thí Thực
18 giờ 00 : Dược Thực
19 giờ 00 : Tịnh Độ
20 giờ 00 : Tịnh Tu+Pháp Đàm
22 giờ 00 : Chỉ Tịnh
Chủ nhật, ngày 17/05/2015 :
06 giờ 00 : Công Phu Khuya
07 giờ 30: Điểm tâm
09 giờ 30 : Lễ Xả Giới + Lễ Quy-y Tam Bảo+ Lễ Tạ Pháp
10 giờ 15 : Đại Lễ Phật Đản:
* Cung thỉnh Chư Tôn Đức Quang Lâm Chánh Điện (hát bài Kính Mến Thầy)
* Cung Thỉnh Chư Tôn Đức an toạ
* Lời nói đầu
* Lễ Dâng Hoa (Oanh vũ GĐPT)
* Diễn Văn Phật Đản (Sư Cô)
* Lời Đạo Từ của Hoà Thượng Phương Trượng
* Chư Tôn Đức Niệm Hương Bạch Phật
(hát bài Trầm Hương Đốt)
– Tụng Kinh Mừng Khánh Đản
– Lễ Tắm Phật (Đồng tụng bài kệ tắm Phật)
11 giờ 45: Cúng Dường Trai Tăng và Thời Ngọ Trai
Cúng Chư Tiên Linh Trí Tự
13 giờ 30: Văn Nghệ Cúng Dường Phật Đản
14 giờ 15: Họp BCH nhân Mùa Phật Đản, dưới sự chứng minh của HT
17 giờ 00: Mông Sơn Thí Thực và hoàn mãn
(Chương trình có thể tùy nghi thay đổi)
Album hình ảnh ngày Đại Lễ Phật Đản 2015-PL 2559: https://plus.google.com/…/102928…/albums/6159482403899111857
_o0o_
LÁ THƯ PHẬT ĐẢN
HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI STRASBOURG-PHÁP QUỐC Association Bouddhique Phổ-Hiền de Strasbourg CHÙA PHỔ-HIỀN 7, Rue de Guebwiller – 67 100 STRASBOURG Tél. 03 88 84 58 31 E-mail : phohientu2550@yahoo.fr – Website : www. chúng tôi ***************************
PL. 2559-Réf. PH16, 30/04/2015
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Lá thư Phật Đản 2559
Kính thưa quý Phật tử cùng quý đồng hương!
Từ sau ngày đặt viên đá đầu tiên đến nay, chúng ta ai nấy đều nôn nóng muốn biết chi tiết về ngôi Chùa Phổ-Hiền mới… Nhân trong thư mời dự lễ mừng ngày Đức Từ Phụ Đản Sanh, chúng tôi xin trình bày đôi điều cho quý chư liệt vị tường.
Thưa quý vị, sự việc xây dựng đang diễn tiến tốt đẹp như ý muốn của chúng ta, mọi thủ tục giấy tờ và thầu khoán cũng như những vấn đề khác đang tiến hành trong sự cân nhắc rất cẩn thận trước khi khởi công. Tuần nào cũng vậy, vào tối thư năm, dưới sự chứng minh của Sư Bà, Sư Cô cùng Ông Kiến trúc sư và kỹ sư về bê-tông, về hệ thống điện nước, sưởi, những đường thông rãnh nước, đường nước vào v.v…cùng ban kiến thiết mà chúng ta tạm gọi là Groupe de Travail, chứ thực ra những buổi họp đó đều mở rộng cho tất cả bà con Phật tử, ai nấy đều có thể tham gia, đóng góp ý kiến…, những ý kiến hợp lý đều được xem xét và thông qua theo như nhu cầu và điều kiện của công trình xây cất.
Thật vậy, Chùa xây lên cũng vì Phật tử, vì sự hoằng pháp độ sanh, nếu không vì lợi ích chung thì chắc chắn không thể nào thành tựu được.
Tất cả chi tiết về sơ đồ xây dựng và làm việc có dán tại Chùa, xin mời quý vị đến tham khảo, vì chỉ trong vài trang giấy rất hạn hẹp, chúng tôi không thể nào trình bày đầy đủ được. Chúng tôi cũng như quý Phật tử đều rất lo lắng, đó là: Tài Chánh. Thật đúng vậy! Thưa chư liệt vị, vì kinh tế đương thời, vì cuộc sống… Chùa không biết làm sao để mở lời kêu gọi hổ trợ. Hiện tại các ban, nhất là ban ngoại vụ lo chạy khắp nơi để được sự trợ giúp của chính quyền điạ phương, hoặc xin TVA, mọi việc cũng có rất nhiều khả quan, nhưng họ không chiụ giải ngân liền cho mình được… Vì vậy, mượn tiền nhà băng là là điều không tránh khỏi.
Lãi xuất và đìều kiện cũng không thể bỏ qua được. Còn các ban Nội vụ và quý cô, quý bác ở Chùa thì lo từng cái bánh để phát hành, gây quỹ. Như vậy làm sao để tránh mượn tiền nhà băng? Chỉ có Hội thiện… Theo sự tính toán về ngân quỹ hiện tại thì: nếu có 50 người cho mượn 10000 thì Chùa khỏi cần vay muợn, hoặc 100 người / mỗi người cho muợn 5000 hoặc 200 người/mỗi người 2500 hoặc 334 người / mỗi người 1500€ (giá trị của 1m²) thì chắc là không cần mượn nhà băng. Đó là số tiền cần mượn, nhưng thật ra, chỉ cần một góp sức nhỏ của quý Phật tử và quý đồng hương nhưng với một tấm lòng to lớn góp sức xây dựng, cầu nguyện cho sự thành tựu của ngôi Chùa… thì nhất định sẽ thành công.
Theo kinh nghiệm của quý Chư Tôn Đức đã từng xây Chùa cho biết, thì sự xây Chùa nhất là trong điều kiện khó khăn như vậy không thể lường được. Tuy nhiên luôn có sự mầu nhiệm đưa đến và từ những phát tâm của chư liệt vị là công đức không thể nghĩ bàn. Vì vậy, quý vị phải vững niềm tin cho ngôi Chùa Phổ Hiền Strasbourg trong tương lai nhất định sẽ thành tựu viên mãn.
Về giấy chứng nhận Hội Thiện, những tháng Sư Cô kiết đông không ai kiểm soát, nên một số người nóng lòng và bị trễ nải… mong quý vị thông cảm cho, thủ quỹ Chùa đang liên lạc với nhà băng để có thể kiểm tra trực tiếp lúc nào cũng được, không cần phải chờ đầu tháng mới có giấy nhà băng gởi về.
Nhân mùa Phật Đản, chúng tôi kính chúc Chư Liệt vị thân tâm thường lạc, trí tánh thường minh và tâm bồ đề hằng kiên cố.
Thay mặt Hội Phật Giáo và Chùa Phổ Hiền
Tỳ Kheo Ni, TN Như Quang
(đã ký )
Quý Phật tử phát tâm xây dựng chùa Phổ Hiền mới với mọi hình thức (Hội Thiện, cúng dường, hộ trì Tam Bảo…).
Xin mời vào mục Cúng Dường này để biết rõ về cách thức gởi tiền.
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát
Bài Khấn Nguyện Sám Hối Tụng Hàng Ngày
Với những người đã theo Phật, học Phật thì việc niệm Phật rất đơn giản. Nhưng với người bình thường, việc niệm Phật sẽ khó. Tuy nhiên hãy chọn phương pháp đơn giản nhất và tùy duyên thực hiện chỉ cần cầu nguyện, niệm Phật, lạy Phật với tâm thành kính, tâm bình an đều mang lại hiệu quả.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Việc sám hối đúng pháp như trong bài Kinh Tàm và Đức Phật đã dạy rất rõ. Ảnh: Internet
Dâng hương và cắm hương xong, quỳ đọc:
Con xin cung kính lễ lạy:
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Chư Phật Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Tam Bảo khắp mười phương. (3 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát.
Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho, và được chư vị giúp đỡ mà con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân. (1 lạy)
Con xin thành tâm thành kính cầu nguyện sự an lành, an lạc, thanh bình, hạnh phúc cho cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng khắp các chúng sanh hữu tình, vô tình.
Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ, giúp đỡ để chúng con đồng được sự an lành, an lạc, tu hành đến Tri Kiến Giải Thoát, thoát khỏi sanh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc. (1 lạy)
Sám hối đúng pháp sẽ hết nghiệp nhân xấu và sẽ làm tiêu và nhẹ nghiệp quả xấu rất nhiều. Nghĩa là khi nhận rõ được các lỗi lầm đã tạo ra nhờ trí tuệ Phật pháp soi rọi mà nguyện từ bỏ việc ác mãi mãi thì từ đây tội lỗi không còn bị chồng chất lên nữa và những tội lỗi xưa nhờ đó mà nó được nhẹ bớt. Ảnh: Internet
Con cũng thành tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.
Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con,
Những vong linh, sinh vật có thể con vô tình đã lỡ gây hại, sát hại trong quá khứ, trong nhiều kiếp trước,
Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, tật bệnh,và vì mọi lý do chưa được vãng sanh.
Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, cùng chư vị giúp đỡ để các vong linh được tiếp dẫn về nơi an lạc, siêu sanh Tịnh Độ. ( 1 lạy)
Nay con xin chí thành sám hối mọi tội lỗi con đã vô tình hay cố ý tạo từ nhiều kiếp cho đến nay, những tội con gây trong kiếp sống hiện tại. Những tội do vô minh, do Tham Sân Si, do bởi ngã mạn vô minh che lấp.
Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, tư tưởng để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.
(Ghi chú: Nhớ và ghi ra những điều, dù nhỏ, dù lớn mà mình đã gây ra trong kiếp này và thành tâm sám hối)
Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con. (1 lạy)
(Ghi chú: Nếu quý vị làm lễ Sám Hối riêng, hãy đọc lại câu”Hết thảy các tội con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng Sám Hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát và Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con. (54 hoặc 108 lạy.)
Lưu ý: Sau khi suy nghiệm về lỗi lầm của mình và đọc bài Sám Hối xong, bạn phải phát tâm thực hành tu học, giữ tâm ý của mình trong Tình thương, Bình đẳng và Trí tuệ, chứ không nên để tâm của mình trong ý niệm mặc cảm tội lỗi.
Hồi hướng/Phát nguyện:
Rất mong các hành giả đọc tụng qua ít nhất một lần để nhờ vào ánh sáng Phật pháp mà biết được tội lỗi của mình mà biết cách sám hối và tu tập để luôn được an lạc giải thoát. Ảnh: Internet
Sám hối rồi, nay con xin nguyện tiếp tục tu học, tu hành, hướng tâm tu để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Làm việc lợi mình lợi người.
Con xin hồi hướng, chia xẻ Công Đức đến cha mẹ, thân nhân…(tên…) Đến chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ Pháp và chư vị đã giúp đỡ cho con.
Đến những vong linh mà con đã lỡ gây hại, sát hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãng sanh và pháp giới chúng sanh.
Con nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật , Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ để con và chúng sanh đồng được duyên lành tu học thoát khỏi sanh tử luân hồi, trên tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sanh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (3 lạy)
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Tổng hợp
Bài Khấn Nguyện Sám Hối (Tụng Đọc Mỗi Ngày)
Với những người đã theo Phật, học Phật thì việc niệm Phật rất đơn giản.
Nhưng với người bình thường, việc niệm Phật sẽ khó. Tuy nhiên hãy chọn phương pháp đơn giản nhất và tùy duyên thực hiện.
Không nhất thiết phải theo đúng một trật tự, bài bản nào… chỉ cần cầu nguyện, niệm Phật, lạy Phật với tâm thành kính, tâm bình an đều mang lại hiệu quả.
Dâng hương và cắm hương xong, quỳ đọc:
Con xin cung kính lễ lạy:
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Chư Phật Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Tam Bảo khắp mười phương. (3 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát.
Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho, và được chư vị giúp đỡ mà con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân. (1 lạy)
Con xin thành tâm thành kính cầu nguyện sự an lành, an lạc, thanh bình, hạnh phúc cho cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng khắp các chúng sanh hữu tình, vô tình.
Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ, giúp đỡ để chúng con đồng được sự an lành, an lạc, tu hành đến Tri Kiến Giải Thoát, thoát khỏi sanh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (1 lạy)
Con cũng thành tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.
Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con,
Những vong linh, sinh vật có thể con vô tình đã lỡ gây hại, sát hại trong quá khứ, trong nhiều kiếp trước
Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, tật bệnh,và vì mọi lý do chưa được vãng sanh.
Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, cùng chư vị giúp đỡ để các vong linh được tiếp dẫn về nơi an lạc, siêu sanh Tịnh Độ ( 1 lạy)
Nay con xin chí thành sám hối mọi tội lỗi con đã vô tình hay cố ý tạo từ nhiều kiếp cho đến nay, những tội con gây trong kiếp sống hiện tại. Những tội do vô minh, do Tham Sân Si, do bởi ngã mạn vô minh che lấp.
Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, tư tưởng để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.
(Ghi chú: Nhớ và ghi ra những điều, dù nhỏ, dù lớn mà mình đã gây ra trong kiếp này và thành tâm sám hối)
Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con. (1 lạy)
(Ghi chú:Nếu quý vị làm lễ Sám Hối riêng, hãy đọc lại câu”Hết thảy các tội con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng Sám Hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát và Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con. (54 hoặc 108 lạy.)
Lưu ý: Sau khi suy nghiệm về lỗi lầm của mình và đọc bài Sám Hối xong, bạn phải phát tâm thực hành tu học, giữ tâm ý của mình trong Tình thương, Bình đẳng và Trí tuệ, chứ không nên để tâm của mình trong ý niệm mặc cảm tội lỗi.
Hồi Hướng/Phát Nguyện:
Sám hối rồi, nay con xin nguyện tiếp tục tu học, tu hành, hướng tâm tu để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Làm việc lợi mình lợi người.
Con xin hồi hướng, chia xẻ Công Đức đến cha mẹ, thân nhân…(tên…) Đến chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ Pháp và chư vị đã giúp đỡ cho con.
Đến những vong linh mà con đã lỡ gây hại, sát hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãng sanh và pháp giới chúng sanh.
Con nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật , Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ để con và chúng sanh đồng được duyên lành tu học thoát khỏi sanh tử luân hồi, trên tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sanh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (3 lạy)
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tụng Kinh, Lạy Phật, Sám Hối – Chùa Phổ Hiền trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!