Cập nhật nội dung chi tiết về Vãn Cảnh Chùa Tết: Đền Bà Chúa Kho Cầu Gì? Văn Khấn Để Cả Năm Rủng Rỉnh Tiền Tài mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đền Bà Chúa Kho là một trong những đền, chùa nổi tiếng không chỉ ở Bắc Ninh mà còn được nhiều người cho là linh thiêng bậc nhất ở miền Bắc. Mỗi năm có đến hàng vạn lượt người kéo về đây để thực hiện nghi thức “vay vốn – trả vốn” tâm linh.
Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh). (Ảnh: Wikipedia).
Đền Bà Chúa Kho cầu gì?
Đền Bà Chúa Kho là một trong những khu di tích lịch sử nằm ở núi Kho, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài mang danh là một di tích lịch sử, nơi đây được khách thập phương biết đến nhiều hơn với vai trò là địa điểm hành hương lý tưởng trong năm, đặc biệt trong những ngày cuối năm và Tết Nguyên đán.
Nhiều người đến đây cho rằng, đền Bà Chúa Kho cầu tài lộc rất linh thiêng, nhất là với giới thương nhân, kinh doanh buôn bán. Với quan niệm ‘Đầu năm vay Bà, cuối năm trả nợ’ nên cứ đầu năm người dân khắp nơi đến đền Bà Chúa Kho rất đông.
Đầu năm, người ta đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho với mong muốn có một năm vốn liếng dồi dào, tiền bạc dư dả, làm ăn phát đạt. Cuối năm, họ lại mang trả số “vốn” bằng niềm tin ấy để cảm ơn “thần linh” phù hộ. Họ quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”, muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt.
Theo quan niệm dân gian, dù nghi lễ “vay vốn” chỉ là tâm linh nhưng người lễ bái phải thành tâm và giữa đúng lời hứa của mình. Người đến vay cần ghi trong sớ rõ ràng là vay bao nhiêu, vay để làm gì và ghi rõ thời gian sẽ trả vốn (trả lễ) là 1 năm, 2 năm hay 5 năm đồng thời phải thực hiện đúng lời hứa của mình.
Cách sắm lễ đi đền Bà Chúa Kho
Người dân đi lễ đền Bà Chúa Kho. (Ảnh: Người đưa tin).
Cách sắm lễ đi đền Bà Chúa Kho rất quan trọng, vừa thể hiện được sự kính trọng của người hành lễ với thần linh lại vừa đề đạt được nguyện vọng của mình. Tuy nhiên nghi lễ này nên được thực hiện một cách khoa học, văn minh, không nên sa đà vào việc sắm lễ quá lớn, vừa tốn kém tiền bạc lại vừa gây mất mỹ quan khi đốt vàng mã quá nhiều.
Đền này gồm 4 ban chính cũng là những ban phải lễ đầu tiên: Tiền Tế, Tứ Phủ Công Đồng, Đệ Nhị Cung, Đệ Nhất Cung (Tam tòa Thánh Mẫu). Trong đó ban Tứ Phủ Công Đồng là sử dụng đồ lễ mặn, còn các ban khác dùng đồ chay.
Sau đó, bạn sẽ tiến hành làm lễ ở các ban khác như ban Cô, Cậu, ban Sơn Trang.
Hướng dẫn cách sắm lễ cụ thể ở các ban như sau:
Lễ chay: hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
Lễ mặn: nếu muốn dùng lễ mặn thì nên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả. Hoặc có thể dùng đồ mặn là thịt lợn, thịt gà…
Lễ đồ sống: tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Tứ Phủ Công Đồng.
Cỗ Sơn Trang: gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam. Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược…
Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: dùng cỗ chay.
Văn khấn đi lễ để cả năm rủng rỉnh tài lộc
Khi lễ đền Bà Chúa Kho, bạn khấn theo mẫu văn khấn như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết thánh chúng
Con kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh
Con kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên thánh mẫu, Thủy tiên Thánh mẫu
Con kính lạy Tứ phủ chầu bà, Ngũ vị Thánh ông, tả hữu quan Hoàng
Con kính lạy Nhị vị Thánh cô, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị Tiên nàng
Con kính lạy Đương niên hành khiển chí đức tôn thần
Con kính lạy Đương cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương
Con kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh Bạch xà thần linh
Con kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh cảm thông các sự, chấp lễ, chấp bái, chứng minh công đức phù hộ độ trì cho:
Hương tử con là ….
Ngụ tại …..
Hôm nay là ngày…
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng, thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin cho con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý, vạn sự cát tường.
Chúng con cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa kho Thánh mẫu.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Dịp Tết Nguyên đán hay những ngày cuối năm, đền Bà Chúa Kho thường rất đông người. Do đó bạn nên chuẩn bị lễ sẵn từ nhà để thể hiện được sự chu đáo và thành tâm của mình. Ngoài ra, trong khi hành lễ ở đây bạn cũng nên chú ý mặc đồ kín đáo, tránh phản cảm chốn chùa chiền. Hạn chế đeo trang sức đắt tiền để không bị mất cắp tài sản.
Vãn cảnh chùa Tết: Phủ Tây Hồ cầu gì? Cách sắm lễ để “cầu gì được nấy”
Phủ Tây Hồ (phường Quảng An – quận Tây Hồ) là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất của thủ đô Hà Nội. Vào …
Vãn cảnh chùa Tết: Chùa Hà cầu gì? Cách sắm lễ đi chùa cho chuẩn
Chùa Hà là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội được đông đảo người dân biết đến. Không chỉ vào dịp Tết …
Văn khấn cúng Giao thừa, ngày 30 Tết năm 2020 trong nhà và ngoài trời đầy đủ, chuẩn nhất
Theo quan niệm dân gian, vào ngày 30 Tết theo tục lệ của người Việt, gia đình nào cũng làm lễ cúng Giao thừa. Dưới …
Vãn Cảnh Chùa Tết: Đầu Năm Đi Chùa Hương Cầu Gì Để Không Bất Kính?
Được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” của trời Nam, chùa Hương – động Hương Tích không chỉ có phong cảnh hữu tình mà còn là chốn hành hương thu hút hàng triệu con nhang, phật tử. Đặc biệt dịp Tết Nguyên đán năm nào nơi đây cũng trở thành “biển người”.
Lễ hội chùa Hương đầu năm. (Ảnh: Wikipedia).
Chùa Hương cầu gì?
Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70km về phía Tây Nam, chùa Hương được mệnh danh là một trong những ngôi chùa không chỉ linh thiêng mà còn có cảnh sắc thiên nhiên hữu tình bậc nhất của chốn kinh kỳ.
Xưa kia, chúa Trịnh Sâm khi vi hành đến đây, thấy cảnh sông núi, thiên nhiên mang vẻ đẹp hiếm có khó tìm nên đã đặt bút, xếp động Hương Tích – đường vào chùa là “Nam thiên đệ nhất động”.
Theo quan niệm dân gian, chùa Hương cầu tự là nổi tiếng linh ứng nhất. Các cặp vợ chồng hiếm muộn con cái thường đến đây để cầu xin trời phật ban cho một mụn con để khỏi cô quạnh khi tuổi già. Việc này đã có từ xa xưa và đã tạo thành nếp được học giả Phan Kế Bính chép vào sách “Việt Nam phong tục”.
Chính hội chùa bắt đầu diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng. Bởi vậy, dịp đầu năm ở khu vực này luôn nô nức người đến hành hương, cúng bái vừa du xuân thưởng ngoạn khung cảnh non nước hữu tình.
Khi đi chùa Hương, các bạn nên mặc đồ phù hợp để dễ dàng cho việc di chuyển. Trang phục khuyến khích mặc cần phải lịch sự, kín đáo. Những bộ quần áo đơn giản, quần dài, áo dài tay, không nên mặc trang phục màu sắc lòe loẹt, nhiều chi tiết phản cảm. Các loại váy ngắn, quần bó, áo xuyên thấu hay trễ cổ… không nên sử dụng bởi đây là nơi linh thiêng, thanh tịnh.
Người dân hành lễ tại chùa. (Ảnh: Wikipedia).
Cách sắm lễ cầu tự ở chùa Hương
Chùa Hương có nhiều lầu/ban để cầu tự phù hợp với nhu cầu của từng gia đình khác nhau. Theo quan niệm dân gian, nhà nào muốn cầu con gái thì cúng ở Lầu Cô, muốn con trai thì cúng ở Lầu Cậu.
Cách sắm lễ cầu tự: Bạn cần chuẩn bị sẵn 5 loại quả (mỗi loại 1 quả); 7 (hoặc 9 – nếu cầu con gái) thứ bánh, quả, đồ chơi mà trẻ em thường thích (Bìm bìm, kẹo mút, đồ chơi…); 7 (hoặc 9) đồng tiền.
Cách hành lễ: Đặt lễ lên Lầu Cô, Lầu Cậu để khấn bái, xin đài âm dương, sau đó mang những đồng tiền đó về để ở nhà 7 (hoặc 9) ngày rồi mang đi sử dụng để mua 1 thứ gì đó trẻ con thích; lễ vật thì mang về nhà phân phát cho trẻ con thụ lộc.
Nhiều người đi lễ chùa Hương về truyền tai nhau, sau khi làm lễ, trên đường về nhớ trả thêm phí đò, xe, nhà nghỉ để dẫn con về nhà. Đồng thời, trong vòng 7 (hoặc 9) ngày, trong mỗi bữa ăn hãy để thêm 1 bát cơm, thìa trong mâm cơm mời con ăn.
Thưởng ngoạn cụm di tích kiến trúc đẹp mắt tại chùa Hương (Nguồn: travel.com.vn)
Văn khấn lễ cầu tự chùa Hương đầu năm
Bài văn khấn trong quy trình đi cầu con ở chùa Hương như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chỉn phương trời, lạy mười chư phương Phật, chư Phật mười phương.
Con lạy Thiên Quan – Linh thần nơì bản địa ở khu vực này.
Đệ tử con là:……………………………………………………sinh ngày………………………
Cùng chồng/vợ……………………………………………….sinh ngày………………………..
Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………….
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, khi tiết năm………………bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành.
Vợ chồng con thành tâm thiết lễ cùng dâng sớ trạng kính lạy Trung thiên mệnh chủ, Bắc cự tử vi, Ngọc đế Thiên quân bệ hạ, giáng trần soi xét cho hạnh phúc gia đình con được có con trai/con gái. Hạnh phúc sum vầy truyền vào hậu thế.
Con lạy Nhật cung thái dương, Nguyệt cung thái âm – Đông phương thanh đế, Bắc phương hắc đế, Tây phương bạch đế kính cáo tôn thần, chư vị các thần linh giáng trần soi xét chữ cương thường đạo lý vợ chồng cho vợ chồng con được cửa rộng nhà cao tiền của dồi dào, có con trai/con gái thông minh học hành chăn chắn một niềm kính thiện.
Con lạy quan Nam tào Bắc đẩu, Thái bạch Thái tuế, Văn xương, Văn khúc, Nhị thập bát tú Ngũ hành tinh quân. Trước án liệt vị linh quân tôn thần Tản viên đại thánh, Trần triều Hưng đạo Quốc Toản đại vương cùng Tiên Phật Thánh Thần Quan Âm Bồ Tát chỉ đức tôn linh hiển thánh thần thông tiết độ cho con được có con trai/con gái để trọn vẹn hiếu sinh hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm để ông bà, chồng vợ chân tình thương yêu chăm sóc. Làm điều thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước án liệt vị các linh quân tôn thần xa thôi lại theo gần xin giải trừ vận hạn tiêu trừ yêu ma tai ách làm muộn đường con trai/con gái.
Trăm lay các tôn linh. Củi nhờ ơn đức.
Sở nguyên thành tâm. Con xin cảm tạ.
Vạn vọng bách bái Thần Phật mười phương. Ban ơn phúc dày cho chúng con được toại nguyện đường con cái.
Tạ lễ 3 lễ – 5 lạy”.
Vãn cảnh chùa Tết: Chùa Yên Tử cầu gì? Nên đi lễ vào ngày nào?
Nằm trên đỉnh núi Yên Tử thuộc TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, chùa Yên Tử từ lâu đã trở thành địa điểm hành hương …
Vãn cảnh chùa Tết: Đền Bà Chúa Kho cầu gì? Văn khấn để cả năm rủng rỉnh tiền tài
Đền Bà Chúa Kho là một trong những đền, chùa nổi tiếng không chỉ ở Bắc Ninh mà còn được nhiều người cho là linh …
Vãn cảnh chùa Tết: Phủ Tây Hồ cầu gì? Cách sắm lễ để “cầu gì được nấy”
Phủ Tây Hồ (phường Quảng An – quận Tây Hồ) là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất của thủ đô Hà Nội. Vào …
Cách Cúng Thần Tài Để Rủng Rỉnh Tài Lộc, May Mắn Cả Năm
Trong ngày vía Thần Tài mọi người thường mua: bình hoa, con con , con , miếng , 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
Cá lóc nướng không thể thiếu trong mâm tam sên!
Cua sốt trứng muối cho mâm cúng thần tài thêm ngon!
Đồ lễ cúng thần Tài
Đồ lễ cúng Thần tài đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ lãng phí mới được thần tài chú ý. Đa phần chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng mâm cúng tất niên là không cần thiết. Bạn cần chuẩn bị hương, nước, hoa quả, đèn, nến… cụ thể như sau:
Hương: Có nơi cho rằng nên thắp vào buổi sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn.
Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.
Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ… đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.
Quả: Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt… Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.
Đèn, nến: Đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện… vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
Trước khi cúng vía Thần Tài, nên lau dọn ban thờ cẩn thận. Bàn thờ Thần Tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị Thần Tài. Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Mua vàng là việc rất quan trọng trong ngày vía Thần Tài. Vì theo quan niệm dân gian, việc mua vàng, món kim loại quý có giá trị rất cao và thường được xem là vật “để dành” của đa số người dân Việt Nam vào ngày này cũng đồng nghĩa với việc mang của cải vào nhà trong một ngày đặc biệt có sự phù hộ của vị thần quản lý tài sản.
Những điều lưu ý khi cúng Thần Tài
– Thường ngày nên đốt hương mỗi sáng từ 6 – 7 giờ và chiều tối từ 18 – 19 giờ. Thay nước uống khi đốt hương, thay nước trong lọ hoa và thờ nải chuối chín vàng.
– Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.
– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài.
– Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
– Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
– Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
Người kinh doanh nên cúng ở địa điểm kinh doanh. Lễ ở nhà riêng không nên đặt mâm cúng ngoài cửa, ở sân. Đồ lễ đơn giản mới được Thần Tài chú ý.
– Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
– Khi thỉnh tượng Thần Tài ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài.
– Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.
Văn Khấn Bà Chúa Kho Và Cách Sắm Lễ Đi Đền Bà Chúa Kho
I. Sự tích đền Bà chúa Kho
Tương truyền vào thời nhà Lý: Theo chân đến làng Quả Cảm Bắc Ninh, Nơi được mệnh danh có người con gái với nhan sắc tuyệt trần. Tuy xuất thân từ một gia đình nông thôn nghèo nhưng Bà đa trí đa tài từ cầm kỳ thi họa cái nào cũng giỏi.
Bà lọt vào mắt nhà vua và được đưa vào cung làm vợ vua Lý. Sau khi trở thành vợ vua, Bà nhận thấy vùng đất quê nhà còn hoang sơ: đất đai sâu rộng mà không ai khai hoang, sản xuất. Chính vì vậy Bà xin nhà vua cho được về làng, chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tăng gia sản xuất. Vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077) quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Tống. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa. Bà tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia phục vụ cho trận chiến Như Nguyệt. Bà cũng “thác ” trong cuộc chiến này.
Nhà vua biết chuyện vô cùng thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần . Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cổ Mễ có từ đời lý thế kỷ XI. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu
II. Sắm lễ đền Bà chúa Kho
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cao lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.
Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.
Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.
Thứ tự thắp hương khi đi lễ
Thắp từ trong ra ngoài:
Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.
Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.
Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén
Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.
Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.
Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.
IV. Bài văn khấn đền Bà Chúa Kho
Nội dung bài văn khấn cúng đền bà Chúa Kho như sau: Hương tử con là …. Hôm nay là ngày…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vãn Cảnh Chùa Tết: Đền Bà Chúa Kho Cầu Gì? Văn Khấn Để Cả Năm Rủng Rỉnh Tiền Tài trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!