Xem 16,236
Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Khấn Bia Bà Ở La Khê mới nhất ngày 30/06/2022 trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 16,236 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền về sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện tới đấng siêu nhân, siêu trần có thể bù đắp cho những hạn chế trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Niềm tin ấy, tâm linh ấy một khi được giải tỏa nó sẽ có những tác dụng không nhỏ trong cuộc sống, nhiều khi còn có tác dụng làm thúc giục cả một cộng đồng người phát triển đi lên.
Xưa Đức Khổng Tử từng dạy bảo rằng, đối với quỷ thần thì phải “Kính quỷ thần nhi viễn chi” nghĩa là tôn kính quỷ thần nhưng cũng nên giữ một khoảng cách nhất định, không được suồng sã. Có lẽ quá gần quỷ thần thì dễ sinh ra mê tín quỷ thần, phó thác mình cho số phận an bài chăng, xem ra lời dạy của Đức Khổng Tử cũng không phải là không cần thiết đối với người thực hành tín ngưỡng tại những nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ hiện nay. Người thi hành tín ngưỡng phải là những người có “tâm thành” “tâm động” để quỷ “thần tri” và cũng phải là người trong sạch từ bên trong đến hình thức bên ngoài. Nghiên cứu các bài khấn nôm truyền thống chúng tôi thấy nét nổi bật và được lặp đi lặp lại ở tất cả các bài khấn dù ở bất kỳ Đình, Đền, Miếu, Phủ nào đều là những lời cầu khấn mong cho bản thân, bố mẹ, gia đình, xã hội, đất nước… được “an khang thịnh vượng”, “biến hung thành cát”, “anh em, con cháu thuận hòa”, “được giải trừ tội lỗi”… Và các bài khấn đều thể hiện sự thành kính ngưỡng mộ những tôn thần có công với đất nước. Ấy cũng là nét rất đẹp của con người Việt Nam thể hiện qua các bài văn khấn tại nơi Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Đình La Khê hay là Đình Bia Bà là ngôi đình được cho là xây dựng vào đầu thế kỷ 17 và được tu bổ lớn trong thế kỷ 18. Theo truyền thuyết, Đình thờ 2 vị thành hoàng là Hắc Diện Đại Vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa (gọi là nhị vị đại vương), được kể là đã giúp dân trừ ác và có nước để cày cấy, chăn nuôi và giúp vùng đất này trở nên trù phú.
Trong khu di tích đình Bia Bà có Bia Bà và Bia Thánh Sư, và trong đình còn lưu giữ được 28 sắc phong của các triều đại Quân chủ Việt Nam.
Bia Bà thờ Bà Trần Thị Hiền – Hoàng phi đời Vua Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh). Bà sinh năm 1511 và mất ngày 16 tháng 11 năm 1538 (năm Mậu Tuất). Bà là người hiền đức có công với triều đình nhà Mạc và nhân dân địa phương. Trong đình có văn ghi bia bài điếu của vua Mạc Thái Tông năm 1539.
Bài này dùng để lễ Bia Bà ở La Khê.
Nội dung bài Văn khấn Bia Bà ở La Khê
Na mô A Di Đà Phật!
Na mô A Di Đà Phật!
Na mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
- Đức Hạo thiên chí tôn Kim quyết ngọc hoàng Thượng đế.
- Đức Đương cảnh Thành hoàng bản thổ Đại Vương.
- Đức Đương niên Hành khiển Tôn thần.
- Đức Mạc triều Đệ nhị đế Trần quỷ phi Thánh nương.
Hôm nay là ngày……………tháng……………năm……………
Hương tử con là……………
Ngụ tại:……………
Chắp tay kính lễ, khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha. Kính dâng lên chút lễ bạc, xin Thánh nương cùng chư vị chính thần, rủ lòng thương xót, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được thịnh vượng khang thái. Tài như nước đến, lộc tựa mây về. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có phúc lành thường đến.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang đọc nội dung bài viết Văn Khấn Bia Bà Ở La Khê trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!