Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Khấn Liệt Sỹ Tại Nhà Hoặc Nghĩa Trang Nhân Ngày 27/7 mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vào tháng 7 hàng năm, ngày 27/7 cả nước hướng tới ngày kỉ niệm thương binh liệt sĩ – những anh hùng đã có công lớn trong việc gìn giữ hòa bình , mang lại màu xanh yên ả cho quê hương , cho đất nước, nhưng người hùng có công ơn với nhân dân quê mình đã hi sinh mà vẫn là nhưng ngôi mộ vô danh. Bài viết này chúng tôi hướng dẫn bạn đọc văn khấn liệt si tại nhà hoặc khấn ngoài nghĩa trang ý nghĩa nhất , có thể nói lên được tâm tư tình cảm của chính bản thân mình trước ngày lễ trọng đại này của dân tộc.
1.Lễ vật cần chuẩn bị
2. Văn khấn liệt sĩ trong nhân kỉ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7
Nguồn: chúng tôi
Khi bạn ra nghĩa trang liệt sĩ hoặc bạn cúng hương hồn các liệt sĩ tại nhà thì bài văn khấn này hoàn toàn được sử dụng tốt
Văn cúng các chiêu hồn Liệt sỹ Nam mô A Di Đà Phật. (3 lần) Hôm nay, ngày … tháng … năm … Triệu thỉnh chư chân linh liệt sĩ thôn (xã, phường) Hỡi! Hỡi các chư hồn liệt sĩ thôn (xã, phường) ơi! Nhớ thuở xưa non sông gian khó, Bao kẻ thù dòm ngó sợi tóc ngõ hầu tang thương.
Có hồn mất khi khu còn cháy, Hồn Điện Biên rừng núi tại Sơn Nam, Đắc Tô, Tân Cảnh, Khu Năm,
Đồng Xoài, Quảng Trị, Mậu Thân, Núi Thành. Có hồn đánh Tây Ninh, Huế cổ, Dọc Trường Sơn đến ngõ Sài Gòn, Quảng Nam, Bến Cát, Vĩnh Long, Biên cương ngoài Bắc, phía trong tung hoành.
Hỡi! Các liệt sĩ bấy lâu xa vắng, Mau về Chùa … lễ Phật nghe Kinh. Về với xóm, làng (đường phố) gia đình. Độ trì phù hộ xóm, làng (đường phố) gia đình, chư hồn ơi! Hỡi! Hỡi! Chư hồn liệt sĩ thôn (xã, phường) … ơi!
Thôi các linh hồn đừng lên suy nghĩ, Chí làm trai đã để lại dấu thiêng, Độ cho dân ta nước thịnh nhà yên,
Linh hồn các liệt sĩ có trong lễ đàn. Thì xin mời theo làn khói hương, Vào Chùa… nghe Kinh niệm Phật, Chắc các linh hồn đã về chùa nhỉ, Dưới suối vàng đang hoan hỷ đàn ca.
Mỗi năm vào ngày này , mỗi gia đình hay nhà trường hoặc cơ quan đoàn thể nên có một buổi tổ chức tới các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ công ơn to lớn của các vị anh hùng dân tộc.Có nhưng liệt sĩ tuổi đời còn rất trẻ, có những liệt sĩ để lại vợ và con thơ hi sinh cho tổ quốc…Do đó hành động này rất có ý nghĩa , là nếp văn hóa đẹp nên được gìn giữ qua nhiều thế hệ để hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi con người.
Bài Lễ Văn Tri Ân Các Anh Hùng Liệt Sỹ Tại Nghĩa Trang Trường Sơn
(VINASME) – Ngày 23/7/2015, Đoàn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã tổ chức làm Lễ cầu siêu, cầu mong quốc thái dân an tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.
Tại buổi lễ, đồng chí Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã có bài Lễ văn quan trọng, VINASME xin trích dẫn gửi đến bạn đọc bài Lễ văn quan trọng này. …… “Kính thưa hương linh các Anh hùng liệt sỹ Trường Sơn!
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, thưa các ông bà, các anh chị!
Hôm nay, ngày 23 tháng 7 năm 2015 (tức ngày 8 tháng 6 năm Ất Mùi), nhân Kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh liệt sỹ Việt Nam; tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, chúng tôi gồm 300 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo, các cựu Chiến binh, các doanh nhân và các đoàn viên thanh niên ưu tú, đại diện cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, Đoàn thanh niên tỉnh và các ngành trong tỉnh, đại diện Quỹ Mãi mãi Tuổi 20 và Ban quản lý Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.
Với sự trân trọng và tấm lòng thành kính thiêng liêng, kính cáo với hương linh các Anh hùng liệt sỹ Trường Sơn, xin phép thực hiện Lễ Cầu siêu cho hương linh các Anh hùng liệt sỹ và vận động quyên góp xây dựng Nhà khách miễn phí Trường Sơn, Tượng đài “Mãi mãi Tuổi 20”, để phục vụ cho thân nhân các gia đình liệt sỹ, các cựu Chiến binh và bà con nhân dân khi tới thăm viếng Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.
Hôm nay, tại vùng đất thiêng liêng đã có hàng vạn người con ưu tú xã thân vi cuộc sống hòa bình, vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Trước anh linh các Anh hùng liệt sỹ và lá cờ tổ quốc thiêng liêng được rước từ đền thờ Bác Hồ kính yêu tại Ba Đình, Hà Nội, chúng tôi xin được kính cẩn nghiêng mình dâng lên vòng hoa tươi thắm, thắm hơn 10 ngàn nén hương thơm, hơn 10 ngàn ngọn nến…để bày tỏ lòng thành kính của các doanh nhân, của cộng đồng xã hội đối với các anh, các chị đã không tiếc máu xương hiến dâng cả tuổi thanh xuân và xương máu của đời mình cho nền độc lập, tự do của dân tộc; làm trọn trách nhiệm vinh quang mà Tổ quốc giao phó, đem lại hạnh phúc muôn đời cho đất mẹ Việt Nam. Máu đào của các anh, các chị đổ xuống đã nhuộm đỏ thêm màu cờ Tổ quốc, làm xanh thêm những mãnh đất quê hương.
Trong giờ phút thiêng liêng và xúc động này, chúng tôi nguyện phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của thế hệ cha anh, nguyện ra sức thi đua học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và bản lĩnh trí tuệ của những người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần công sức của mình xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp và văn minh.
Trước hương linh các Anh hùng liệt sỹ, chúng tôi đồng lòng xin hứa, sẽ cố gắng hết sức mình để cho những mơ ước sớm trở thành hiện thực”… …. “Để tưởng nhớ tới hương linh các Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, đề nghị chúng ta để một phút tưởng niệm”.
Ý Nghĩa Nhân Văn Của Rằm Tháng 7
Cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ ý nghĩa nhân văn của Rằm tháng 7 .
Từ lâu, tháng 7 âm lịch gắn với lễ Vu lan báo hiếu ân đức của bậc sinh thành và tín ngưỡng tâm linh trong dân gian là ngày “xá tội vong nhân” vào dịp rằm tháng 7. Hai nét văn hóa này tuy được tổ chức cùng một ngày nhưng mang hai ý nghĩa khác nhau. Một là sự báo hiếu của những người làm con đối với công ơn sinh thành của cha mẹ; còn ngày xá tội vong nhân là tục cúng, cầu siêu, độ vong cho những cô hồn không nơi tựa nương.
Từ lâu, dân gian quan niệm rằng, Rằm tháng 7, âm phủ mở cửa ngục, các linh hồn được ra ngoài, trở về nhà. Vì thế, nhà nhà làm lễ cúng, mời linh hồn người thân đã khuất trở về nhà hưởng thụ cơm canh, nhận quần áo mới, tiền bạc…Nhìn chung, trong những năm gần đây, hai nét văn hóa tuy khác nhau về tính chất nhưng đã được dân gian thực hành và gắn với sự báo hiếu, tri ân, biết ơn đấng sinh thành, dưỡng dục, nhớ về tiên tổ, những người đã khuất.
Hằng năm, cứ đến tháng 7 âm lịch, từ việc nhận thức và hiểu không rõ ý nghĩa của những phong tục, nét văn hóa của dân gian từ xa xưa đến nay diễn ra vào ngày rằm tháng 7, nên nhiều người đã sử dụng khá nhiều những thuật ngữ mang tính duy tâm, mê tín, dị đoan và từ đó, có những lời nói và hành động không đúng về giá trị tâm linh của những nét đẹp văn hóa trong tháng 7.
Cùng với việc sử dụng ngôn ngữ, nhiều người còn khuyên nhau nên kiêng kị này nọ khi bước vào mùng 1 âm lịch của tháng 7. Kiêng không nên ăn món này, món nọ. Kiêng không nên làm những việc lớn, việc nhỏ, kiêng cưới hỏi, làm nhà, kiêng xuất hành vào những giờ không đẹp, làm việc gì cũng sợ không thành…Từ đó, nhiều người nghĩ đến sự rủi ro, đen đủi sẽ đến với mình, gia đình mình trong tháng 7. Khi làm việc gì đó không thành, khi bị tai nạn, họ sẽ đổ lỗi cho “tháng cô hồn”.
Từ sự nhận thức không đầy đủ ý nghĩa, nguồn gốc và nét đẹp nhân văn của ngày Rằm tháng 7 cùng với “sự sáng tạo” ra kiểu giao tiếp, phát ngôn gắn với “cô hồn” đã ít nhiều tạo nên một tâm lý nặng nề của một bộ phận người dân trong đời sống xã hội, đó là sự lo lắng, kiêng dè, sợ sệt khiến nhiều người trở nên mê tín quá mức. Hơn nữa, vì lo lắng, kiêng không làm việc lớn trong tháng 7 nên nhiều người, nhiều gia đình sẽ bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống, ảnh hưởng không tốt tới tương lai với bao dự định. Việc sử dụng ngôn ngữ “cô hồn” của giới trẻ đã mang đến không gian sống một sự chết chóc vô hình nào đó, ít nhiều làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Trong khi đó, giá trị nhân văn của lễ Vu lan báo hiếu và tục cúng chúng sinh, cúng tổ tiên vào ngày Rằm tháng 7 lại được rất ít người nhắc đến. Chủ yếu những người cao tuổi, những phật tử quan tâm đến việc chuẩn bị cho hoạt động văn hóa này, còn một bộ phận giới trẻ thì không thấy nhắc nhiều đến Vu lan, báo hiếu và dự định cho mình một việc làm thật ý nghĩa để đền đáp ơn nghĩa đấng sinh thành.
Sư thầy Thích An Ninh, Trụ trì chùa Trúc Lâm (xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ) cho biết: “Ngày rằm tháng 7 mang nét đẹp văn hóa cổ truyền của người dân Việt Nam. Nét đẹp đó ảnh hưởng rất rõ nét trong cuộc sống hôm nay. Đó là dịp để những người con báo hiếu cha mẹ, tưởng nhớ đến những người thân đã khuất, cứu độ chúng sinh, chung tay giúp đỡ những người cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Không nên hiểu đây là tháng đen đủi và tai ương”.
Thiết nghĩ, mọi sự may – rủi, thành – bại, được – mất là những điều thường trực diễn ra trong cuộc sống hằng ngày và đều do chính bản thân mỗi người làm nên.Chúng ta không nên vận những điều may rủi hay tai ương vào tháng 7, không nên gắn tháng này với hồn ma, chết chóc. Mỗi người cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ ý nghĩa nhân văn của Rằm tháng 7 để có những việc làm, những hành động cụ thể, thiết thực báo hiếu cha mẹ, các đấng sinh thành. Cần loại bỏ các thuật ngữ, khẩu ngữ “cô hồn” tự tạo để tránh việc làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt./.
Văn Khấn Tiết Thanh Minh Tại Mộ, Nghĩa Trang Chuẩn Nhất
Những điều cần biết về Tiết thanh minh và tảo mộ
Theo quan niệm dân gian, một năm có 24 tiết khí, trong đó tiết Thanh Minh (hay còn gọi là Tết Thanh Minh) là tiết khí thứ 5. Thanh Minh theo tiếng Hán Việt có nghĩa là trời trong sáng, quang quẻ, vì thế tiết Thanh Minh là khoảng thời gian thời tiết chuyển dần từ nồm ẩm sang mát mẻ, sạch sẽ, không còn những cơn mưa phùn ẩm ướt.
Tết Thanh Minh năm 2018 vào ngày nào?
Sắm lễ Tết Thanh Minh, tảo mộ như thế nào?
Sắm lễ tảo mộ Thanh Minh thường có: hương đèn, trầu cau, tiền vàng, rượu thịt (chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc độ vài lạng), hoa quả. Ngoài ra tùy theo điều kiện từng gia đình có thể chuẩn bị thêm những thứ khác theo sở thích.
Khi đến nghĩa trang, gia chủ chớ vội làm lễ ở phần mộ tổ tiên gia đình mình mà phải đặt lễ vào chỗ thờ chung và thắp nhang khấn các vị thần linh, thổ địa cai quản khu vực có mộ phần trước. Tuy nhiên, Tiết Thanh Minh là ngày lễ mang tính nhân văn, nhân đạo và chủ yếu mang tính chất tưởng niệm. Không nên quá hình thức hay mâm cao cỗ đầy lãng phí, tránh đốt giấy tiền vàng bạc gây ô nhiễm môi trường.
Ý nghĩa của việc Tảo Mộ trong tiết Thanh Minh
Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ.Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.
Đối với người dân Việt, Tiết Thanh minh là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.
Ngoài sửa sang các ngôi mộ, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại thì một trong những nghi lễ thường được thực hiện trong ngày tiết thanh minh đó chính là cúng lễ. Với mâm cơm đơn giản dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên trong ngày thanh minh, cùng với đó là những bài văn khấn thanh minh, cầu xin cho gia đình được an yên, khỏe mạnh, công việc thuận buồm xuôi gió. ‘
Có một vài điều cần lưu ý trước khi đi tảo mộ:
– Trước khi ra mộ, bạn cần phải bày cỗ, thắp hương xin phép gia tiên trước khi đi tảo mộ.
– Không thuê người xách đồ cúng, mà hãy để con cháu trong nhà xách.
– Người con trưởng, cháu đích tôn, hoặc là người kế thừa việc thờ tục trong dòng họ là người làm lễ.
– Thắp hương ở nơi thờ thổ công, thổ địa tại nơi chôn cất trước khi làm lễ.
– Sau khi làm lễ xong mới tiến hành dọn dẹp xung quanh mộ.
– Chỉ nên dọn dẹp cỏ, trồng hoa, lau chùi, nhẹ nhàng …không nên làm sụt lở ảnh hưởng đến ngôi mộ.
– Không đốt vàng mã gây ảnh hưởng tới âm khí của mộ.
– Trong quá trình làm lễ cầ thể hiện sự nghiêm tục, trang nghiêm, tôn trọng với người đã khuất.
Văn khấn Thanh Minh tại mộ chuẩn nhất
Trong lễ tảo mộ, các gia đình không chỉ sửa sang, quét dọn, dâng lễ lên phần mộ của ông bà tổ tiên mà còn cần kính cẩn làm lễ báo cáo với các vị thổ địa, thần linh cai quản nghĩa trang. Vậy nên có hai bài văn khấn gia chủ cần lưu ý, một là bài văn khấn Âm phần long mạch, kính cáo với thần linh cai quản khu vực đặt phần mộ tổ tiền và một bài khấn vong linh tiên tổ của gia đình mình.
Văn khấn Âm phần long mạch, sơn thần thổ phủ
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày… tháng… năm Đinh Dậu (đọc ngày tháng âm lịch)
Tín chủ chúng con là:… (đọc tên của bạn)
Ngụ tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ của nhà bạn)
Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè, 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, cứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn vong linh tiên tổ tại mộ phần
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Hương linh………(Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ Khảo…)
Hôm nay là ngày. . ………….
Nhân tiết:……………………..
Tín chủ (chúng) con ……….
Ngụ tại:………………………
Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của………….. chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh……. . lai lâm hiến hưởng.
Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Con cháu chúng con xin vì chân linh…….. Phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc cúng dâng Tin Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về Tiên Tổ.
Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hờ tươi tốt, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương thì đi lễ tạ các nơi, hóa vàng, xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.
XEM THÊM
Bạn đang đọc nội dung bài viết Văn Khấn Liệt Sỹ Tại Nhà Hoặc Nghĩa Trang Nhân Ngày 27/7 trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!