Đề Xuất 6/2023 # Văn Khấn Thần Linh (Ngoài Mộ) Vào Tiết Thanh Minh # Top 11 Like | Herodota.com

Đề Xuất 6/2023 # Văn Khấn Thần Linh (Ngoài Mộ) Vào Tiết Thanh Minh # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Khấn Thần Linh (Ngoài Mộ) Vào Tiết Thanh Minh mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. LỄ ÂM PHẦN LONG MẠCH, SƠN THẦN THỔ PHỦ

Văn khấn lễ âm phần Long Mạch, Sơn thần thổ phủ nơi mộ

                                            

VĂN KHẤN THẦN LINH (NGOÀI MỘ)

(VÀO TIẾT THANH MINH)

                                                                                                                   

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần:

– Con kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày: …………………………………………………

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Nhân tiết Thanh minh (hoặc là nhân tiết thu, tiết đông, hoặc nhân ngày lành tháng tốt.. .) tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị Tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của…………………..

Táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp (hoặc tảo mộ, bốc mộ…) vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng Thần linh, Thổ công, Thổ phủ Long Mạch, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ và Chư vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư Thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.

Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

                                                                                                                    

2. LỄ VONG LINH NGOÀI MỘ

Nếu viết văn khấn ra giấy thì đọc, xong hoá ngay cùng tiền vàng. Trong khi đợi tuần nhang thổ địa thì mọi người trong gia đình đi viếng thăm các ngôi mộ của gia đình mình, thắp lên mộ mấy nén. Đứng trước ngôi mộ và khấn:

                                           

VĂN KHẤN THẦN LINH (NGOÀI MỘ)

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

-Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

-Con Kính lạy Hương linh………………(Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ Khảo)

Hôm nay là ngày. ………………………..………….

Nhân tiết:…………………………………………….

Tín chủ (chúng) con ……………………………

Ngụ tại:……………………………………………….

Chúng con và toàn thể gia đình con cháu,

nhờ công ơn võng cực,

nền đức cao dầy,

gây dựng cơ nghiệp của…………..,

chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng,

Tín chủ con thành tâm sắm lễ,

quả cau lá trầu,

hương hoa trà quả,

thắp nén tâm hương

kính dâng trước mộ,

kính mời chân linh……. . .. …….. . …. . . .lai lâm hiến hưởng.

Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc.

Nhờ ơn Phật Thánh phù trì,

đội đức trời che đất chở,

cảm niệm Thần linh phù độ,

khiến cho được chữ bình an,

âm siêu dương thái.

Con cháu chúng con xin vì chân linh …..…..

Phát nguyện tích đức tu nhân,

làm duyên, làm phúc

cúng dâng Tin Bảo,

giúp đỡ cô nhi quả phụ,

tế bần cứu nạn,

hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về Tiên Tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám,

thụ hưởng lễ vật,

phù hộ độ trì con cháu,

qua lại soi xét cửa nhà.

Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc,

điều lành mang đến,

điều dữ xua đi.

Độ cho gia đạo hưng long,

quế hờ tươi tốt,

cháu con vinh hưởng lộc trời,

già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Ý nghĩa: Tết Thanh minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc chúng ta không quên hướng về quê cha đất tổ. Người dân nhiều nơi kết hợp Tết Thanh minh với Tết Hàn thực, tức ngày bánh trôi bánh chay, được tổ chức vào ngày 3 tháng Ba âm lịch.

Tuy nhiên, trên thực tế Tết Thanh minh đi theo quy luật vận hành của mặt trời – lịch dương, chứ không theo lịch mặt trăng – lịch âm, thường rơi vào ngày 4 hoặc ngày 5 của tháng Tư dương lịch.

Phong tục làm cỏ các phần mộ (lễ tảo mộ), sửa sang, thắp hương, đặt hoa quả thành kính tưởng nhớ ông bà tổ tiên là những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng này.

Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3.3 đến mồng 5.3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3.3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi – bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi – bánh chay.

                                                                                                                     Sưu tầm ./.

Văn Khấn Vong Linh Tại Mộ Tiết Thanh Minh

Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang Tiết Thanh Minh.

Bài này dùng cho con cháu ra thăm viếng mộ, thắp hương hoặc tảo mộ, đắp mộ, xây mộ hay các ngày thanh minh nguyên đán để xin phép các vị thần linh ở khu mộ, sau đó mới tiến hành làm. Thường tiến hành vào chiều ngày mùng 2 tháng 3 âm lịch.

Văn khấn vong linh tại mộ Tiết Thanh minh

Nội dung bài Văn khấn vong linh tại mộ Tiết Thanh minh

Na mô A Di Đà Phật!

Na mô A Di Đà Phật!

Na mô A Di Đà Phật!

Kính lạy hương linh……………(Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ khảo)

Hôm nay là ngày……………tháng……………năm……………

Tín chủ con là:……………

Cùng gia quyến ngụ tại:……………

Nhân tiết……………

Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của……………chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng, cáo yết tôn thần, hiến cúng hương linh……………

Lại xin sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Cầu Tiên Tổ phách thể bình yên, mộ vững bền tựa núi non hùng vĩ. Con cháu chúng con xin vì hương linh……………phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc, cúng dâng Tam Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về tiên tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điềm lành mang đến, điềm dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hòe tươi tốt, cháu con vui hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Cẩn cáo

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn rồi lễ tạ.

Bài Văn Khấn Tiết Thanh Minh Ngoài Mộ Và Tại Nhà

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hương linh: (tên người dưới phần mộ, nếu là các cụ tổ tiên đã xa đời thì có thể gọi là cụ Tam Đại, Tứ Đại…).

Hôm nay là ngày (đọc ngày âm lịch), nhân tiết Thanh minh. Tín chủ chúng con là (tên người khấn hoặc đọc tên những người cùng đi tảo mộ). Ngụ tại (địa chỉ của gia chủ).

Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dày, gây dựng cơ nghiệp của… (người dưới phần mộ), chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh (cụ, cha, ông tùy theo vai của người dưới mộ so với người cúng) lai lâm hiến hưởng. Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc.

Nhờ ơn Phật, Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Con cháu chúng con xin vì chân linh… phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên làm phúc cúng dâng Tam Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu khổ, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về tiên tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hòe tươi tốt, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật, Thánh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Bài văn khấn Tết Thanh minh cúng gia tiên tại nhà (Bài khấn cúng gia tiên dịp Tết Thanh Minh tham khảo mẫu văn khấn gia tiên, sách Phong tục thờ cúng của người Việt, NXB Văn hóa thông tin) Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, … tuổi, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc, trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp…. Kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Theo lịch âm dương, tiết Thanh minh năm Mậu Tuất 2018 bắt đầu từ ngày 5/4 dương lịch (20/2 âm lịch) và kết thúc vào ngày 20/4 (5/3 âm lịch) khi tiết Cốc vũ bắt đầu.

Văn Khấn Tạ Mộ Tiết Thanh Minh Và Cách Sắm Đồ Cúng Lễ Thanh Minh Ở Mộ

Văn khấn tạ mộ tiết Thanh Minh và cách sắm đồ cúng lễ Thanh Minh ở mộ. Chia sẻ bài văn khấn tạ mộ dịp Thanh Minh và cách sắm lễ, làm lễ cúng tạ mộ cuối năm chuẩn nhất.

Lễ tạ mộ là gì?

Lễ tạ mộ là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt ý nghĩa nuôi dưỡng truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân các bậc tiền nhân, các vị thần linh để mang lại sự bình yên, thịnh vượng cho người nơi dương thế.

Lễ tạ mộ có thể thực hiện tại gia, tạ mộ ngoài đồng, tạ mộ tại khu lăng mộ dòng họ, tạ mộ tại ban phật và có nghi lễ, văn khấn tạ mộ và sắm lễ tạ mộ khác nhau tùy theo lễ tạ mộ.

Các loại lễ cúng tạ mộ theo phong tục Việt

Phong tục của người Việt có nhiều lễ cúng tạ mộ bao gồm:

Lễ tạ mộ cuối năm

Lễ tạ mộ đầu năm (lễ tạ mộ thanh minh)

Lễ tạ mộ khánh thành mới xây xong

Lễ tạ mộ kết phát: lễ cúng tạ mộ phát theo phong thủy tâm linh dành cho những ngôi mộ có các đặc trưng.

Lễ tạ mộ kết mối (mối đùn): mộ có một lớp keo kiên cố như xi măng bảo vệ hài cốt.

Lễ tạ mộ phát kết thủy (thủy tụ)

Lễ tạ mộ tam đại: lễ tạ cúng tổ tiên 3 đời của gia chủ

Lễ, văn khấn tạ mộ 3 ngày, lễ tạ mộ ngày giỗ

Lễ tạ mộ cúng rằm tháng 7

Lễ tạ mộ của dòng họ, tộc

Cách sắm lễ cúng tạ mộ dịp Thanh Minh cuối năm

Phần sắm lễ tạ mộ tùy theo điều kiện, lòng thành của gia chủ. Vậy lễ tạ mộ thanh minh cần những gì?

Những đồ chuẩn bị để ra cúng tại phần mộ:

Hương thơm

Hoa tươi (hoa hồng đỏ):10 bông

Trầu: 3 lá, Cau: 3 quả cành dài đẹp

Trái cây: 1 mâm to

Xôi trắng: 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con (Thường chọn giò hoặc là trống thiến)

Rượu trắng: 0,5 lít + Chén đựng rượu: 5 cái

10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè (1 lạng/gói)

2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ

Phần mã thì có:

1 cây vàng hoa đỏ

5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi.

Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại..)

Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau:

1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền

1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền

1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền

1 đĩa có 1 đinh xu tiền

Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp. Ngoài ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá…. mỗi thứ ít nhiều.

Bài văn khấn tạ mộ tiết Thanh Minh

Khi cúng lễ tạ mộ tiết thanh minh, thường dùng các bài văn khấn như: văn khấn lễ tạ mộ tiết thanh minh hoặc văn khấn vong linh tại mộ tiết thanh minh.

Nội dung văn khấn lễ tạ mộ tiết thanh minh

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.

Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.

Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.

Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Con là: …..

Địa chỉ: …..

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần,

Kính viếng vong linh là:(Tên của Ông, bà, cha mẹ v.v…):…..

Tạ thế ngày ….. tháng ….. năm …..

Phần mộ ký táng tại …..

Nay nhân ngày….. (Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Văn Khấn Thần Linh (Ngoài Mộ) Vào Tiết Thanh Minh trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!