Cập nhật nội dung chi tiết về Về Nơi Bà Triệu Được Suy Tôn Thành Hoàng Làng mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Về nơi Bà Triệu được suy tôn Thành Hoàng làng
Thành Hoàng làng được thờ ở đình Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc chính là Bà Triệu, một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Đình làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) vốn là một trong những ngôi đình cổ mang nhiều nét độc đáo, hiếm có của Việt Nam. Đặc biệt, Thành Hoàng làng được thờ trong đình chính là Bà Triệu, một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt.
Nhắc đến Bà Triệu, hậu thế nhớ đến hình ảnh vị nữ tướng anh hùng trong cuộc chiến chống giặc Ngô xâm lược đầu thế kỷ thứ 3 ở đất Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay).
Bà Triệu (tên là Triệu Thị Trinh, còn gọi là Trinh Nương, hay Triệu Ẩu), sinh năm 226, người huyện Quân Yên (Quan Yên), quận Cửu Chân. Bà có dung mạo hơn người, võ nghệ cao cường, có hoài bão lớn thể hiện qua câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người!”.
Năm 248, Bà Triệu cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập hợp trai tráng trong vùng tụ nghĩa chống lại ách đô hộ nhà Ngô. Một thời gian ngắn sau, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời, Bà được tướng sĩ tôn làm Chủ tướng. Trước sức mạnh của quân ta, các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị đánh hạ. Cuộc khởi nghĩa phát triển, lan rộng ra các vùng Giao Chỉ, kéo dài vào tận Nhật Nam. Trước tình hình đó, Ngô vương Tôn Quyền đã phải cử viên tướng Lục Dận làm Thứ sử đem quân sang đàn áp.
Theo đó, từ núi Ngàn Nưa, nữ tướng Triệu Trinh Nương đã lãnh đạo nghĩa quân tiến xuống đồng bằng, chiến đấu với quân xâm lược. Tuy nhiên, do kẻ thù gian xảo, cùng với tương quan lực lượng chênh lệch khiến cho cuộc khởi nghĩa rơi vào khó khăn, bế tắc. Không chấp nhận khuất phục, Triệu Ấu đã một mình lên đỉnh Tùng Sơn (xã Triệu Lộc ngày nay) tuẫn tiết khi mới tròn 23 tuổi.
Cảm thương cho vị nữ tướng anh hùng, quân sĩ và người dân làng đã cùng nhau đắp mộ cho bà ngay trên đỉnh núi Tùng, để muôn đời tưởng nhớ.
Di tích đình Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc hiện vẫn còn lưu giữ 64 sắc phong cổ có ấn chỉ qua các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
Cụ Phan Văn Tào (86 tuổi), làng Phú Điền, xã Triệu Lộc bộc bạch: “Bà Triệu không chỉ là vị nữ tướng anh hùng của dân tộc, với Nhân dân Phú Điền suốt cả nghìn năm qua, bà chính là vị thần đã giúp đỡ, phù trợ cho sự phát triển, no đủ và yên lành của người dân chúng tôi”.
Người dân Phú Điền xưa nay vẫn tin rằng, sau khi tuẫn tiết trên đỉnh núi Tùng (xã Triệu Lộc) thì Bà Triệu vẫn luôn dõi theo và phù trợ cho đất nước, Nhân dân. Khi đất nước gặp nguy nan trước họa ngoại xâm, bà hiển ứng giúp đấng quân vương đánh tan kẻ thù. Khi làng quê thanh bình trở lại, Bà lại “giúp đỡ” cho mùa màng được tốt tươi, cuộc sống no đủ, trù phú.
Có lẽ, cái tên Phú Điền cũng bắt đầu từ ước vọng giàu có của người dân. Chính vì niềm tin ấy, từ thế kỷ thứ 7, dân làng Phú Điền đã cùng nhau lập nên ngôi đền nhỏ ngay giữa làng để thờ vị vua Bà.
Đến khoảng thế kỷ 18, một ngôi đình làng bằng gỗ khang trang, bề thế ngay bên ngoài ngôi đền nhỏ đã được khởi dựng và Bà Triệu chính thức được suy tôn là Thành Hoàng làng, vị thần bảo trợ cho dân làng Phú Điền. Niềm tin tâm linh ấy được truyền tiếp, đời nối đời, là mạch nguồn văn hóa, góp phần làm nên niềm tự hào của một vùng đất.
Truyền thuyết địa phương vẫn còn lưu truyền câu chuyện Bà Triệu phù trợ cho vua Lý đánh thắng giặc Ai Lao. Theo đó, trên đường hành quân về phương Nam, qua vùng đất này, đêm xuống nằm nghỉ ngơi, nhà vua đã nằm mộng thấy điều kỳ lạ, dù mộng nhưng lại rất thực. Tỉnh dậy hỏi dân làng thì được biết đây là vùng đất mà vị vua Bà đã yên giấc ngàn thu. Ngay hôm sau, nhà vua đã cho sắm sửa lễ vật cùng lời khẩn nguyện xin Bà Triệu giúp đỡ. Sau khi thắng trận khải hoàn trở về, không quên ơn phù trợ của thần linh, đấng quân vương đã phong cho Bà là “Thượng đẳng Đại vương”, đó là vào năm 1037. Nhân dân trong làng cũng được miễn phu thuế ba năm.
Đã từng nhiều năm làm thủ từ, ông Đặng Văn Cường tự hào chia sẻ: Việc xây dựng đình làng Phú Điền cũng hết sức đặc biệt. Hai đội thợ Đạt Tài và Đông Hưng được mời đến, mỗi đội đảm trách thực hiện một phần công trình và khi hoàn thiện thì được dân làng “chấm điểm”. Vậy nên ngày nay, đến thăm đình Phú Điền, người tinh ý có thể nhận ra sự khác nhau giữa những chạm khắc hoa văn còn lưu giữ tại đình. Đây là một ngôi đình cổ mang đậm kiến trúc độc đáo, hiếm có của đồng bằng Bắc bộ.
Trải qua hàng trăm năm, di tích đình Phú Điền vẫn được xem là công trình kiến trúc cổ điển hình với nhiều giá trị về niên đại thời gian, ý nghĩa tâm linh và kiến trúc nghệ thuật. Đặc biệt, đến nay tại di tích đình Phú Điền hiện vẫn còn lưu giữ 64 sắc phong cổ có ấn chỉ qua các triều đại phong kiến trong lịch sử. Và đó được xem như báu vật của làng.
Ông Lê Ngọc Doãn, Chủ tịch UBND xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, cho biết: Hằng năm, từ ngày 19 đến 24-2 âm lịch, Nhân dân và du khách thập phương lại đổ về dự hội với dân để tưởng nhớ Bà Triệu. Vào dịp này đình làng Phú Điền có tổ chức nghi thức hội với trò diễn “Ngô, Triệu giao quân” khá hấp dẫn. Nhưng có lẽ, nghi thức rước bóng (rước kiệu quay) mang nhiều yếu tố tâm linh vẫn được nhiều du khách đặc biệt chú ý.
Theo đó, sau khi kết thúc phần tế lễ, dân làng Phú Điền sẽ rước kiệu từ đền Bà Triệu dưới chân núi Gai về đình Phú Điền, lên đền Eo, đến khu lăng mộ Bà ở đỉnh núi Tùng xin chân nhang rồi rước về đình làng thờ một ngày đêm. Đến ngày hôm sau thì rước kiệu trở về đền Bà Triệu (núi Gai). Và đến ngày 24-2 (âm lịch) thì dân làng cùng tập trung ở đình Phú Điền để làm lễ “giỗ” vua Bà.
“Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, người dân làng Phú Điền vẫn xem đây là một nghi thức tâm linh, nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần. Cứ thế, từ đời này sang đời khác, người dân nơi đây vẫn luôn gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp của muôn đời để lại”, ông Lê Ngọc Doãn nói.
Hoài Thu
Bài Văn Khấn Thành Hoàng Làng Tại Đình, Đền, Miếu Chuẩn Nhất 2022
Văn khấn Thành Hoàng làng sử dụng tại đình, đền, miếu thường được sử dụng khi nào? Và cần đọc sao cho đúng, cho chuẩn xác để tỏ lòng tôn tính với bề trên. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Đình, đền, miếu thờ phụng ai?
Từ bao đời nay, đình làng đã là nơi gắn bó với tâm hồn của bao người con đất Việt. Đình là là nơi chứng kiến bao nhiêu hình ảnh sinh hoạt, lề thói và đổi thay trong đời sống xã hội của mỗi miền quê Việt Nam. Nhưng có một điều mãi không thay đổi – đó là những giá trị mà ngôi đình bao đời thờ cúng.
Đình
Đình là công trình kiến trúc cổ truyền gắn liền với làng quê Việt Nam. Đình là chốn tụ họp, hội hè của người dân cũng là nơi thờ cúng đức thánh Thành Hoàng của ngôi làng.
Về xuất phát ban đầu, đình là nơi dừng trạm để nghỉ của các làng mạc Việt Nam. Đến thời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông cho đắp các tượng Phật ở các đình quán. Sau đó, vào thời Lê sơ – khoảng thế kỉ XV, các đình làng bắt đầu là nơi thờ Thành Hoàng làng và là nơi hội họp của dân chúng.
Đình làng thường được bố trí ở mảnh đất cao nhất trong làng, là trung tâm làng xã, địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Trong tiềm thức văn hóa người Việt, đình làng gắn liền với hình ảnh cây đa, giếng nước, là địa điểm sinh hoạt chung và hồn vía của làng xã.
Đền
Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Ở Việt Nam, các đền thờ thường được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng lên theo truyền thuyết dân gian (ví dụ như ông Tổ của các làng nghề).
Thông thường, đền và đình của một ngôi làng cùng dùng để thờ cúng một vị hoặc cả vợ chồng vị thánh bảo hộ ngôi làng. Theo quan niệm dân gian, đền là nơi ở, nghỉ của đức thánh vào ngày thường, còn đình là nơi đức ngài làm việc, ghi nhận đức tin của người dân trong làng.
Miếu
Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền. Miếu thường được đặt ở xa làng xã, là nơi yên tĩnh, thiêng liêng và thờ các vị thánh thần. Khi miếu phối hợp với thờ Phật thì được gọi là Am, ở Nam Bộ còn gọi là Miễu.
Miếu và đền về kiểu mẫu thì giống nhau, chỉ khác nhau về quy mô. Các miếu thường thờ các tiểu thần như miếu thổ thần, thủy thần, sơn thần, miếu cô, miếu cậu…
Tham khảo đồ thờ đá sử dụng trong các công trình kiến trúc tâm linh.
Khi làm lễ cúng bái tại đình, đền, miếu cần chuẩn bị những gì?
Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước.
Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
Việc chuẩn bị đồ lễ kĩ càng một phần tỏ tường lòng thành kính của người đi lễ với bậc thánh thần. Có như vậy mới mong điều ước sớm tới tai bề trên, được ngài soi xét, phù trợ
Tham khảo cách sắm lễ cầu may khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Bài văn khấn Thành Hoàng làng tại đình, đền, miếu
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là …………………………………………………… Tuổi ………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..( âm lịch)
Hương tử con đến nơi ………………………………………….. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!
Trên đây là ý nghĩa sử dụng của các công trình đình, đền, miếu và bài văn khấn Thành Hoàng làng dùng khi dâng lễ tại những nơi này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn và người thân mỗi dịp sửa lễ dâng lên đức Thành Hoàng. Xin cảm ơn!
Đĩa Hoa Ngày Rằm Tiền Triệu, Dân Hà Thành Kính Ông Bà Mùi Hương Cổ Tích
Những mẹt hoa, mâm hoa xếp đầy thị, hoa nhài, hoàng lan, mẫu đơn, ngọc lan,… có giá từ vài trăm đến tiền triệu được người dân Hà thành “xếp hàng” đặt mua về cúng rằm tháng 7. Nhiều cửa hàng còn từ chối khách vì quá tải.
Chị Hoàng Thị Hạnh ở Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội) vừa nhận được hai mâm hoa thị đặt mua hôm trước, chị liền khoe: “Hết 2 triệu đồng cho 2 mâm này. Nhưng đặt được vẫn còn may đấy, chứ mấy người bạn tôi đặt muộn cửa hàng không nhận đơn vì quá tải”.
Chỉ vào mâm hoa gồm có mấy quả thị được xếp cùng hoa nhài, hoàng lan, mẫu đơn, ngọc lan, hoa cau,… chị chia sẻ, Rằm tháng 7 năm nào nhà chị cũng làm cỗ chay nên chị rất thích đặt mấy mâm hoa hay mẹt hoa thị kiểu này về cúng vì toàn hoa thơm trái thơm. Cúng xong để những loại hoa quả này trong phòng, chúng tỏa hương thơm rất dễ chịu.
Theo chị Hạnh, ngày mùng một hay Rằm trong năm thường chị đặt mua khá dễ, nhưng vào dịp Rằm tháng 7 tương đối khó, chị phải đặt trước vài ngày vì hoa hiếm, cửa hàng không có nhiều.
Mẹt hoa hay mâm hoa là những mặt hàng hút khách dịp rằm tháng 7 dù giá tiền triệu
Cũng vừa đặt mua được một đĩa hoa với giá 500.000 đồng, chị Đào Thị Bích Liên ở Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, các loại hoa được bày hầu hết trước kia được trồng ở sân nhà. Thời đó, ở quê chị cứ đến mùa những loại hoa này hay mùa thị thì đi đâu cũng ngửi thấy mùi hương dễ chịu, tinh khiết. Giờ sống ở Hà Nội đất chật người đông, không còn chỗ trồng nữa chị đành chịu.
“Dịp này mùa thị chín, lại thấy có bán kèm với các loại hoa ngọc lan, cau, mẫu đơn, hoàng lan nên tôi đặt mua về cúng Rằm”, chị Liên nói.
Ghi nhận trên thị trường, các loại mẹt hoa thị, mân hoa hay đĩa hoa,… đang là mặt hàng cực kỳ đắt khách dịp Rằm tháng 7. Theo đó, loại mẹt gồm hoa nhài, hoa ngọc lan và thị sáp với đường kính từ 20-30 cm giá dao động từ 120.000-150.000 đồng/mẹt; mâm hoa có các loại hoa ngọc lan, hoàng lan, móng rồng, hoa cau, mẫu đơn,… có giá từ vài trăm ngàn cho tới 1,5 triệu đồng tuỳ kích cỡ và tuỳ số lượng hoa.
Trao đổi với PV. VietNamNet, chị Nguyễn Thị Vân – chủ một cửa hàng trái cây ở Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội), thừa nhận, dịp Rằm tháng 7 năm nay mặt hàng mẹt hoa thị đang được khách xếp hàng đặt mua.
Những mẹt hoa quả thơm ngát được nhiều người mua về cúng Rằm
Những ngày Rằm, mùng một trong năm khách đặt mẹt hoa thị khá nhiều, nhưng dịp tháng 7 âm lịch này mọi người có nhu cầu mua đi lễ, mua về cúng rằm nhiều hơn cả nên suốt từ đầu tháng đến giờ ngày nào chị cũng quá tải đơn hàng. Nhiều hôm chị phải báo hết hàng từ sớm.
Với những mẹt thị hoa có giá từ 150.000-200.000 đồng chỉ có hoa nhài, mẫu đơn, thị cùng vài bông ngọc lan điểm vào thì mỗi ngày cửa hàng cung cấp khoảng 60-70 mẹt. Bởi, những loại hoa, quả này tương đối dễ mua. Song, những ngày cận Rằm, nhu cầu của khách rất lớn, khách đặt sớm thì có hàng, đặt muộn thường sẽ phải chờ.
Riêng với những mâm hoa lớn, đường kính từ 35-40cm có nhiều loại hoa như móng rồng, hoàng lan, ngọc lan, mẫu đơn, hoa cau và quả thị thì giá tầm 1-2 triệu đồng tuỳ vào lượng hoa được xếp vào mâm ít hay nhiều.
“Những loại hoa này không nhiều, tôi phải gom mua tương đối vất vả, trong khi nhu cầu của khách mua cực lớn. Do đó, từ mùng 10 tháng 7 âm lịch cửa hàng đã dừng không nhận đơn của khách đặt nữa”, chị Vân cho hay.
Văn Khấn Thành Hoàng Ở Đình, Đền, Miếu
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền về sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện tới đấng siêu nhân, siêu trần có thể bù đắp cho những hạn chế trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Niềm tin ấy, tâm linh ấy một khi được giải tỏa nó sẽ có những tác dụng không nhỏ trong cuộc sống, nhiều khi còn có tác dụng làm thúc giục cả một cộng đồng người phát triển đi lên.
Xưa Đức Khổng Tử từng dạy bảo rằng, đối với quỷ thần thì phải “Kính quỷ thần nhi viễn chi” nghĩa là tôn kính quỷ thần nhưng cũng nên giữ một khoảng cách nhất định, không được suồng sã. Có lẽ quá gần quỷ thần thì dễ sinh ra mê tín quỷ thần, phó thác mình cho số phận an bài chăng, xem ra lời dạy của Đức Khổng Tử cũng không phải là không cần thiết đối với người thực hành tín ngưỡng tại những nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ hiện nay. Người thi hành tín ngưỡng phải là những người có “tâm thành” “tâm động” để quỷ “thần tri” và cũng phải là người trong sạch từ bên trong đến hình thức bên ngoài. Nghiên cứu các bài khấn nôm truyền thống chúng tôi thấy nét nổi bật và được lặp đi lặp lại ở tất cả các bài khấn dù ở bất kỳ Đình, Đền, Miếu, Phủ nào đều là những lời cầu khấn mong cho bản thân, bố mẹ, gia đình, xã hội, đất nước… được “an khang thịnh vượng”, “biến hung thành cát”, “anh em, con cháu thuận hòa”, “được giải trừ tội lỗi”… Và các bài khấn đều thể hiện sự thành kính ngưỡng mộ những tôn thần có công với đất nước. Ấy cũng là nét rất đẹp của con người Việt Nam thể hiện qua các bài văn khấn tại nơi Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Thành hoàng làng (Thành hoàng) là danh từ chung để chỉ vị thần được thờ trong một làng xã Việt Nam. Giống như Táo công và Thổ công, Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng và thường được thờ ở đình làng. Do vậy hầu hết ở mỗi làng quê hay phố nghề (nơi thị thành) đều lập đình (hoặc đền, miếu) thờ vị Thành hoàng của làng hay phường hội. Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề).
Bài này dùng để lễ Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu.
Nội dung bài Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
Na mô A Di Đà Phật!
Na mô A Di Đà Phật!
Na mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
Hoàng thiên hậu thổ chư vị Tôn thần
Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Hôm nay là ngày:……………
Hương tử con là……………
Ngụ tại:……………
Kính nghĩ:
Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản.
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, mong được che chở.
Cẩn tấu
Bạn đang đọc nội dung bài viết Về Nơi Bà Triệu Được Suy Tôn Thành Hoàng Làng trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!