Cập nhật nội dung chi tiết về Vì Sao Hầu Hết Sao Việt Đều Để Mặt Mộc Khi Cúng Tổ Nghề? mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Điểm lại những khoảnh khắc các nghệ sĩ Việt tại ngày giỗ Tổ nghề sân khấu truyền thống hằng năm mới phát hiện hầu như mọi người đều giản dị để mặt mộc để đi lễ bái.
Không khó bắt gặp những hình ảnh nghệ sĩ tề tựu tại những sân khấu lớn, những ngôi đền thờ hoặc tự tổ chức khấn vái, lễ bái để tỏ lòng biết ơn với Tổ nghiệp. Một điều đặc biệt là hầu hết các nghệ sĩ đều để mặt mộc khi cúng viếng.
Nhiều nghệ sĩ không giấu nổi niềm vui khi được gặp gỡ các bạn bè đồng nghiệp trong một dịp đặt biệt thế này. Vì thế, giỗ Tổ nghiệp không chỉ là cơ hội để tỏ lòng biết ơn với bề trên mà còn tạo điều kiện cho giới nghệ sĩ kết nối với nhau trong một năm hoạt động vì công chúng.
Ngoài việc lễ bái tưởng nhớ, các nghệ sĩ còn lưu lại những bức ảnh kỷ niệm với những người trong giới. Thỉnh thoảng còn chia sẻ về những dự án, những lời mời đóng phim . Khó có cơ hội đặc biệt nào mà thấy được giới nghệ sĩ Việt đồng lòng và vui vẻ với nhau đến thế.
Ngắm lại những bức ảnh cũ và mới vào dịp giỗ Tổ, mới thấy nghệ sĩ Việt thích để mặt mộc đến lễ bái vì muốn bản thân giản dị nhất đứng trước Tổ nghề tỏ lòng thành kính, phù trợ cho con đường sự nghiệp được “xuôi chèo mát mái”.
Những hình ảnh đẹp này chứng tỏ cho tấm lòng thành kính và sự biết ơn về cội nguồn của giới nghệ sĩ Việt. Dù bận rộn hay tất bật quanh năm đến Giỗ lại quay quần tụ hội, đền đáp lại cho những thành công và cầu mong cho những khó khăn được đẩy lùi.
Theo Nguyễn Phước Xuyên/Saostar.vn
Đều lừng danh ‘soái ca showbiz’, dung nhan mỹ nam nào mới là đỉnh nhất sau khi gột sạch son phấn?
Noo Phước Thịnh, Sơn Tùng MTP… có vẻ nhợt nhạt hơn khi thiếu đi son phấn. Tuy nhiên, Vĩnh Thụy hay Isaac lại sở hữu mặt mộc đẹp đến “phát hờn”.
Noo Phước Thịnh là một trong những “soái ca” hot nhất showbiz Việt hiện nay. Nam ca sĩ sở hữu gương mặt điển trai khiến nhiều fan girl mê mệt. Tuy nhiên khi trút bỏ hoàn toàn son phấn, anh để lộ làn da khá nhiều khuyết điểm và bọng mắt to, thâm.
Dù làn da có nhợt nhạt đi đôi chút khi thiếu son phấn nhưng không thể phủ nhận Sơn Tùng vẫn vô cùng điển trai. Mặt mộc nói không với mụn, sống mũi thẳng tắp, đôi mắt dài cá tính, khung hàm Vline… Đây quả là gương mặt khiến phái nữ mê mệt, còn phái nam thì… “phát hờn”.
“Soái ca” Isaac không có sự khác biệt quá nhiều giữa trước và sau trang điểm. Thế mạnh của nam ca sĩ 30 tuổi chính là ánh mắt toát lên vẻ phong lưu khiến bao cô gái trúng phải “độc dược ái tình”.
Trước khi vướng nghi án phẫu thuật thẩm mỹ, Soobin Hoàng Sơn vốn đã sở hữu dung mạo “nam thần”. Gương mặt vừa điển trai lại pha nét “baby” của anh không lẫn với ai trong showbiz Việt. Ngay cả khi để mặt mộc thì nhan sắc Soobin vẫn được cho điểm rất cao.
Khác với nhiều mỹ nam, gương mặt của Ngô Kiến Huy không mang vẻ nam tính, thay vì đó là đường nét dễ thương và tinh nghịch giúp anh trẻ hơn so với tuổi thật 30. Mặt mộc của ngôi sao sinh năm 1988 cũng xứng đáng xếp vào top cao trong bất cứ bảng xếp hạng mỹ nam nào.
Diễn viên Bình An nổi tiếng với gương mặt điển trai. Ngay cả khi không trang điểm thì người tình tin đồn của Á hậu Bùi Phương Nga vẫn… đẹp trai như thường.
Tuy nhiên, tất cả mỹ nam phía trên đều phải “kiêng dè” Vĩnh Thụy vài phần. Dù có make-up hay không thì Vĩnh Thụy vẫn hoàn hảo như một. Vẻ đẹp lai hiếm có của chàng siêu mẫu được xem là “của hiếm” trong showbiz Việt nhiều năm qua.
Diễn viên Kim Lý sở hữu ngoại hình phong độ dù đã bước sang tuổi 35. Dù có make-up hay không thì gương mặt Kim Lý vẫn gai góc, nam tính.
Mặc dù dấu hiệu tuổi tác đã phảng phất trên gương mặt nhưng không thể phủ nhận Đan Trường vẫn quá trẻ trung so với độ tuổi 42. Mặt mộc điển trai của “Anh Bo” đủ sức cạnh tranh với lớp “soái ca” đàn em trong showbiz Việt.
Nét mặt Bình Minh không có gì khác biệt giữa trước và sau make-up, có điều son phấn sẽ giúp anh che đi những khuyết điểm li ti trên da mặt.
Mặt mộc của “soái ca” Hứa Vĩ Văn có phần kém sắc hơn so với khi được “phù thủy make-up” chăm chút. Tuy nhiên, gương mặt này vẫn mang nét điển trai lôi cuốn người hâm mộ.
Theo Vietnamnet
Giản dị dự lễ giỗ Tổ, xúc động với điều ước của Mai Phương Nữ diễn viên Mai Phương đã xuất hiện tại lễ giỗ Tổ ở sân khấu kịch Phú Nhuận của bà bầu Hồng Vân. Bên cạnh nhà thờ Tổ của NSƯT Hoài Linh ở Quận 9, nhiều nghệ sĩ cũng đến lễ giỗ Tổ ở những sân khấu khác…
Vì Sao Có Ngày Giỗ Tổ Nghề Sân Khấu?
Nhiều nghệ sĩ thừa nhận không biết rõ nguồn gốc của ngày giỗ Tổ nghề. Nhưng mỗi năm, cứ dịp 12/8 Âm lịch, dù bận đến mấy, họ cũng sắp xếp công việc để dâng hương cúng Tổ.
Có mặt tại đền thờ Tâm linh Việt do Hoài Linh xây dựng vào dịp giỗ Tổ ngành sân khấu năm nay, Zing.vn đã đặt thắc mắc với một số người dân tham dự về ý nghĩa của ngày 12/8 Âm lịch. Phần lớn những người được hỏi thành thật rằng họ không thực sự hiểu nguồn gốc của ngày sân khấu, cũng không rõ vị thánh được thờ trong đền là ai.
Thực tế, không chỉ số đông người dân mà nhiều nghệ sĩ, kể cả nghệ sĩ gạo cội trong nghề cũng thẳng thắn cho biết họ không nắm rõ lịch sử của ngày giỗ Tổ. “Tôi cũng không tường tận được hết về các giai thoại, nguồn gốc của ngày 12/8. Các vị tiền bối đi trước truyền lại, chúng tôi làm theo, uống nước nhớ nguồn. Nhưng ngày giỗ Tổ rất linh thiêng với các nghệ sĩ”, Minh Nhí chia sẻ với Zing.vn.
Nhiều giai thoại khác nhau về ngày giỗ Tổ
PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái, người có nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực sân khấu cho biết có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu.
“Có giai thoại chính và có cả các giai thoại bổ sung vẫn được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Nhưng dù giai thoại nào, có thể chưa thống nhất thì vẫn phải khẳng định đó là một ngày truyền thống, ý nghĩa của giới sân khấu”, bà Thái nhấn mạnh.
Một trong những giai thoại được nhiều người tin nhất là chuyện về một vị vua lên ngôi đã lâu nhưng mãi vẫn không có con. Vua tìm mọi cách cúng tế cầu mong trời Phật, mỗi lần làm lễ lại cho người đóng vai thần tiên múa hát. Lòng thành được chứng giám, hoàng hậu mang thai và hạ sinh hai cậu con trai.
Hai hoàng tử lớn lên ham mê ca hát đến nỗi quên ăn quên ngủ, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, vua cha vì vậy mà cấm con xem hát. Trong một lần vì quá mê xem hát nên hai hoàng tử quyết định chui vào bộng cây vông để trốn theo gánh hát nhưng không may xảy ra hỏa hoạn, hai hoàng tử chết cháy bên trong cây vông nam. Đó là ngày 12/8 Âm lịch.
Theo NSND Đinh Bằng Phi, người có nhiều năm nghiên cứu về hát bội, tuy đã về suối vàng nhưng hoàng tử vẫn hay hiện về để xem đào kép ca diễn. Do vậy, giới nghệ sĩ quyết định lập bàn thờ phụng kính là Tổ nghiệp. Từ đó người ta lấy gỗ vông khắc thành những tượng nhỏ như búp bê để làm tượng Tổ.
Nhưng như chúng tôi Nguyễn Thị Minh Thái chia sẻ, đó không phải giai thoại duy nhất. Bởi lẽ, còn nhiều giai thoại khác. Nhiều nghệ sĩ tin rằng Tổ của ngành sân khấu gồm ba vị là Tiên sư, Tổ sư và Thánh sư, gọi chung là Tam vị Thánh Tổ. Tiên sư là vị khai sáng ra nghề, Tổ sư là người tiếp nối, lưu truyền nghề và Thánh sư là vị soạn giả có tài văn chương.
Nhưng cũng lại có giai thoại khác cho rằng Tổ nghề sân khấu bao gồm ba ông: ông vua, ông ăn mày và ông ăn cướp. Đó là lý do thời xưa, có nghệ sĩ kỵ cho tiền người ăn mày, và cũng có người tin kẻ cướp sẽ không cướp của các đoàn hát.
Một nghệ sĩ chia sẻ: “Kể cả giai thoại đó là thật cũng không có ảnh hưởng gì. Nghề sân khấu xét cho cùng phải học từ nhiều ngành, nhiều nghề, phải quan sát, học hỏi, kể cả học hỏi từ ăn mày, ăn cướp. Nghệ sĩ là tôn trọng và biết ơn mọi người”.
Một trong những địa điểm hiếm hoi hiện nay mô tả giai thoại dân gian về Tổ nghiệp ngành sân khấu thông qua kiến trúc và cách bày trí tượng là đền thờ Tâm linh Việt của Hoài Linh. Đền thờ Tâm linh Việt có kiến trúc hình chữ Đinh, gồm bái đường 5 gian và chính điện.
Trong chính điện, có tôn tượng của Tam vị Thánh Tổ. Bên dưới Tam vị Thánh Tổ có tôn tượng nhỏ đặt trong tủ kính được cho là tôn tượng của hai hoàng tử trong giai thoại về tổ nghiệp của ngành sân khấu.
Một trong những điểm nhấn ở đền thờ Tâm linh Việt là Hoài Linh còn thờ bách gia trăm họ, khán giả ân nhân với ý nghĩa khán giả, người dân chính là ân nhân, những người yêu thương và nuôi sống các nghệ sĩ.
Lễ giỗ Tổ xưa và nay thay đổi như thế nào?
Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam.
Từ đó đến nay, ngày giỗ Tổ sân khấu được tổ chức hoành tráng trên khắp cả nước và đặc biệt sôi động ở chúng tôi Cách thức tổ chức cũng đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời đại nhưng vẫn giữ được sự thiêng liêng của ngày Tổ và tinh thần của nghệ thuật.
Nhiều chuyên gia, học giả từng khẳng định ngày 12/8 vốn chỉ là ngày giỗ Tổ nghề của tuồng (hát bội), cải lương và một số loại hình nghệ thuật truyền thống khác. Nhưng cùng với sự phát triển của ngành sân khấu, từ lâu kịch nói, vốn du nhập từ phương Tây cũng đã chọn ngày 12/8 Âm lịch là ngày tưởng nhớ Tổ nghiệp.
Hiện nay, giới âm nhạc (ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc), thậm chí cả MC, người mẫu,… cũng lấy ngày này để tôn vinh nghề. 12/8 Âm lịch trở thành ngày chung của giới sân khấu, tức của toàn thể những người hoạt động biểu diễn.
Ngày giỗ Tổ nghiệp, các nghệ sĩ thường trở về những nhà hát, sân khấu, đoàn thể mình đã trưởng thành. Ở Hà Nội, giới sân khấu quy tụ về Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam…
Ở chúng tôi giới kịch nói quy tụ về các sân khấu như Sân khấu Hồng Vân, Sân khấu Trịnh Kim Chi, 5B Võ Văn Tần. Các nghệ sĩ cải lương gạo cội như Minh Vương, Thanh Tuấn, Kim Cương,… lại có chương trình riêng. Trong khi các nghệ sĩ tự do, ca sĩ, nhạc sĩ, người mẫu thường dâng hương, cúng tổ tại đền thờ Tâm linh Việt của Hoài Linh.
Ở các sân khấu, ngày giỗ Tổ thường chỉ có phần dâng hương, làm lễ. Người đóng vai trò chủ tế thường là các nghệ sĩ tên tuổi hoặc trưởng đoàn, giám đốc như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi.
Riêng ở đền thờ của Hoài Linh, lễ giỗ Tổ được tổ chức nghiêm trang, cầu kỳ và hoành tráng, bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ có rước kiệu và dâng hương, NSƯT Thoại Mỹ làm chủ tế. Phần hội, tức hát cúng tổ được tổ chức sau dâng hương với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ trẻ. Trước đó, vào ngày 11/8 Âm lịch, Hoài Linh có lễ dâng hương.
Trong khi nhiều sân khấu kịch nói kết thúc sau phần lễ, đền thờ của Hoài Linh có lẽ là nơi hiếm hoi vẫn còn giữ được lệ hát cúng tổ. Theo truyền thống đây là thời điểm để các nghệ sĩ hát hầu, tri ân khán giả, đồng thời cũng là cơ hội để các đào kép chưa nổi tiếng thể hiện sự tiến bộ.
Trong ngày 12/8 Âm lịch vừa qua, nhiều nghệ sĩ trẻ, còn chưa quen mặt với số đông đã đến với đền thờ do Hoài Linh xây dựng. Họ không ngại khoe khả năng, giọng hát và nhận được sự tán thưởng từ người thưởng thức. Hoài Linh ra song ca với con nuôi, sau khi khán giả đề nghị hát thêm, anh chia sẻ thật lòng: “Xin dành thời gian cho các nghệ sĩ khác vì còn nhiều nghệ sĩ đang chờ”.
Nói về sự thay đổi cũng không thể không nhắc đến trang phục. NSND Kim Cương, người được mệnh danh là “kỳ nữ” của làng cải lương, chia sẻ ngày xưa trong lễ giỗ Tổ, chủ tế thường mặc áo dài đỏ uy nghiêm, các đào kép trong đoàn cũng mặc áo dài, nam một hàng, nữ một hàng.
Ngày nay, các nghệ sĩ thoải mái hơn trong ăn mặc. Nhiều nghệ sĩ diện trang phục giản dị, đời thường khi đến dâng hương. Không cầu kỳ trong ăn mặc nhưng cũng không diện trang phục truyền thống, nghiêm trang để đi lễ. Tại đền thờ Tâm linh Việt ngày chính lễ, nhiều nghệ sĩ đến dâng hương với áo phông. Trừ Hoài Linh và dàn quan viên giai tế, Thanh Hằng là nghệ sĩ hiếm hoi mặc áo dài truyền thống.
Đại diện của một ca sĩ đến dâng hương tại đền thờ của Hoài Linh cho biết: “Tôi nghĩ mặc sao cho lịch sự là được. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành”.
“Ngày giỗ Tổ vừa linh thiêng vừa là dịp sum vầy”
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng việc lễ giỗ Tổ ngành sân khấu ngày càng được giới nghệ sĩ coi trọng là một “tín hiệu mừng”, thể hiện sự trân trọng, say mê với nghề nghiệp của mình.
“Trong bối cảnh khó khăn của sân khấu truyền thống và kịch nói, ngày giỗ Tổ càng trở nên quan trọng về mặt tinh thần”, nhà phê bình nêu quan điểm.
Bày tỏ với chúng tôi , nghệ sĩ Minh Nhí cảm thấy việc cúng Tổ nghề đem lại niềm tin và may mắn mỗi khi bước ra sân khấu, nhận vai diễn mới. Nam danh hài tiết lộ anh đã lập bàn thờ Tổ nghề ở nhà từ năm 25 tuổi.
“Lúc đó, nhiều người khuyên tôi không được làm điều đó vì còn quá trẻ. Tôi có niềm tin lớn vào Tổ nghề. Nhờ niềm tin ấy, sự cố gắng nên tôi sớm được khán giả yêu mến”, Minh Nhí kể.
Trong khi đó, nữ diễn viên hài Thúy Nga chia sẻ: “Trước bàn thờ Tổ, người nổi tiếng hay chưa nổi tiếng đều cùng một tâm nguyện xin được Tổ yêu thương cho theo đuổi nghề”.
Nghệ sĩ Tấn Beo nhấn mạnh ngày giỗ Tổ không chỉ linh thiêng mà còn là dịp thắt chặt tình cảm nghệ sĩ. “Mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng, hỏi thăm, chia sẻ với nhau công việc, cuộc sống. Tôi mừng khi thế hệ đàn em ngày càng thành công, năng động và hết mình với nghề”, nam diễn viên cho hay.
Nhiều nghệ sĩ có mặt tại nhà thờ của Hoài Linh trong ngày giỗ Tổ nghề Hồ Ngọc Hà, Tú Vi, Văn Anh, Ngô Kiến Huy và nhiều nghệ sĩ khác đến dâng hương ngày giỗ Tổ tại nhà thờ của danh hài Hoài Linh.
Văn Khấn Để Cúng Sao Giải Hạn Sao Mộc Đức
Khi đang ở cát vận: may mắn trong công việc, có bạn bè mới, thăng quan tiến chức. Quý nhân trợ mệnh, hôn nhân hòa hợp. Tốt về mặt cưới hỏi, công việc bình an sinh tài sinh lợi. Người mệnh Kim hoặc mệnh Mộc gặp Mộc Đức Tinh thì sẽ gặp trở ngại ở tiền vận nhưng cuối năm lại thuận lợi, an toàn.
Khi ở hung vận: Đề phòng thương tật ở mắt. Gia trạch gặp bất hòa nhưng mọi người trong nhà đều bình an, không có gì đáng ngại.
Đặc tính của sao chiếu mệnh Mộc Đức có ghi trong đoạn thơ sau:
Mộc Đức tọa mệnh trong năm Tháng Mười, tháng Chạp tin mừng tới thăm Được người trợ giúp không ngừng Tiền bạc vay mượn, đem cho nhẹ nhàng Thanh Long chiếu mệnh vững vàng Có người chỉ bảo vượng đường làm ăn Ví như trời tối gặp trăng Cá kia vào nước làm ăn rõ đường Sao tốt Mộc Đức Thái Dương Nếu gặp hạn nặng chớ khinh thường, tất an
NĂM TUỔI SAO MỘC ĐỨC CHIẾU MẠNH
CÁCH CÚNG SAO GIẢI HẠN SAO MỘC ĐỨC Gặp sao này vào ngày 25 hóa giải bằng cách vừa cung sao giai han vừa đeo trang sức đá quý màu đỏ, tím như mã não đỏ, hồng ngọc, ngọc hồng lựu…
Vào tối 25 âm lịch hàng tháng đặt bàn thờ về hướng chính Đông, trên bàn thờ đặt 20 ngọn đèn (nến) bố trí theo các vị trí hướng sao hiện.
Bài vị: Dùng sớ viết trên giấy màu xanh: Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân Vị Tiền.
LỄ VẬT CÚNG SAO GIẢI HẠN SAO MỘC ĐỨC 20 ngọn đèn hoặc nến Bài vị màu xanh của sao Mộc Đức Mũ xanh Đinh tiền vàng Gạo, muối Trầu cau Hương hoa, trái cây, phẩm oản Nước Lưu ý: Tất cả đều màu xanh, nếu thứ gì khác màu dùng giấy xanh gói vào hoặc lót giấy xanh xuống dưới mâm rồi bày lễ lên trên.
Hướng về chính Đông để làm lễ cúng sao giải hạn.
VĂN KHẤN NGHINH SAO GIẢI HẠN SAO MỘC ĐỨC
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Nam mô Hữu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế.
– Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại Đế.
– Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh Quân.
– Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh Quân .
– Con kính kính lạy Đức Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân.
– Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân Quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………..
Hôm nay là ngày …. Tháng …. Năm …. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ) …………………… để làm lễ nghinh sao giải hạn sao Mộc Đức chiếu mệnh.
Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ đồ trì giải trừ vận hạn; ban phúc lộc, thọ, cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Tín chú con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Xem tu vi nam 2017 để biết thêm về sao hạn trong năm nay của bạn !
VĂN KHẤN CÚNG SAO GIẢI HẠN SAO MỘC ĐỨC
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Nam mô Hữu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng Đế.
– Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại Đế.
– Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh Quân.
– Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh Quân .
– Con kính kính lạy Đức Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân.
– Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân Quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………..
Hôm nay là ngày …. Tháng …. Năm …. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ) …………………… để làm lễ cúng sao giải hạn Mộc Đức chiếu mệnh.
Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ đồ trì giải trừ vận hạn; ban phúc lộc, thọ, cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Tín chú con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Lễ xong chờ hết tuần hương thì hoá sớ, bài vị và tiền vàng rồi vẩy rượu lên. Sau đó lấy muối gạo rắc bốn phương tám hướng.
Cùng Danh Mục:
Liên Quan Khác
Lễ Lại Mặt Không Nên Qua Loa Vì Sao? Xem Ngay
Lễ lại mặt được hiểu chính là tấm màn kết trọn vẹn cho một đám cưới, ngoài ra được biết đến với tên gọi là lễ nhị hỷ.
Đối với các cặp đôi sau khi cưới sẽ cùng nhau về nhà gái để thăm hỏi các bậc phụ huynh trong nhà, khi đó mẹ chú rể sẽ chuẩn bị sẵn mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà cô gái. Đó được gọi là “lại mặt”.
Còn với nhà gái, bố mẹ vỡ sẽ chuẩn bị sẵn một mâm cơm thân mật trong nhà để mời con rể mới về ăn cơm.
Lễ lại mặt không chỉ mang ý nghĩa là dịp để cặp đôi trẻ thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn dưỡng dục và sinh thành của cha mẹ vợ. Đây cũng chính là cơ hội để cô dâu được quay lại ngôi nhà mình từng sống sau những lo lắng và bỡ ngỡ trước sự thay đổi lớn của cuộc đời, đó là về nhà chồng.
Chính vì thấu hiểu lẽ đó, lễ lại mặt chính là thực hiện để đôi vợ chồng mới cưới bày tỏ lòng hiếu lễ với bố mẹ vợ, cũng là đẻ cô dâu mới xa nhà vơi đi những nhớ thương muộn phiền khi nhớ cha mẹ.
Mặt khác, nghi lễ này chính là lời nhắc nhở về chữ nghĩa và nhiệm vụ chu toàn không chỉ riêng về nhà chồng, mà còn phải có hiếu và chu đáo với nhà vợ.
Đồng thời cũng là sợi chỉ kết nối gắn bó, khăng khít của hai bên nhà thông gia với nhau.
Theo quan điểm và văn hóa từng vùng miền, có nơi tiến hành lễ lại mặt nhanh chóng ngay sau đêm tân hôn. Cũng có nơi làm lễ lại mặt sau khoảng 2 đến 3 ngày khi đám cưới vừa kết thúc.
Cũng ở một vài nơi chọn ngày thứ hai và thứ 4 để tiến hành làm lễ lại mặt cho hai vợ chồng trẻ.
Đối với khoảng cách xa về địa lý giữa hai nhà thì lễ lại mặt sẽ được làm trong khoảng 1 tuần sau khi đón cô dâu mới về.
Đặc biệt đối với một số ít quá bận rộn và có khoảng cách xa như Nam- Bắc, Việt Nam và nước ngoài thì có thể lược bỏ đi nghi lễ này.
Theo phong tục và văn hóa từ xưa, quà lễ chuẩn bị cho lễ lại mặt khá cầu kỳ và rắc rối. Điển hình như nhà trai bắt buộc phải có chuẩn bị đủ các mâm cỗ như sau: mâm trầu cau, mâm rượu, xôi, mâm thịt gà hoặc thịt heo quay để dâng lên thắp hương trên ban thờ nhà gái.
Tuy nhiên đến thời buổi hiện đại ngày nay đã khác, các gia đình không còn quá quan trọng về sự chuẩn bị trong nghi thức trong lễ lại mặt sau đám cưới.
Khác với những nghi lễ khác trong quá trình làm đám cưới và so với ngày xưa, lễ vật trong lễ lại mặt được tối giản và đơn giản hóa đi khá nhiều. Lễ vật hầu hết chỉ là những món quà nhỏ mang giá trị tinh thần để biếu cha mẹ vợ.
Con rể tới nhà lại mặt bố mẹ vợ chỉ cần chuẩn bị những phần hoa quả, bánh kẹo,…để ra mắt với bố mẹ cô dâu.
Đối với cặp đôi vợ chồng mới cưới có điều kiện cũng có thể chuẩn bị phong bì nhỏ để thắp hương trên ban thờ tổ tiên. Cũng như đã nói nếu như có thể có điều kiện kinh tế hơn, chú rể cũng có thể chuẩn bị lễ vật như trầu cau, xôi, thịt gà, chai rượu, bao thuốc lá,…mang đến nhà gái.
Đặc biệt lưu ý lễ lại mặt là bữa cơm thân mật diễn ra trong phạm vi gia đình, không cần chú trọng và mời thêm họ hàng hay bạn bè lối xóm.
Nếu có thêm thời gian và điều kiện, hai vợ chồng có thể ghé sang thăm hỏi các cô bác họ hàng bên nhà gái.
Nếu đã tiến hành tổ chức lễ lại mặt thì bắt buộc phải có sự xuất hiện của cả cô dâu và chú rể, không chỉ thể hiện sự tôn trọng với bên gia đình nhà vợ mà còn chính là làm tròn đạo hiếu- đạo làm con với bố mẹ vợ.
Vì ngoài đám cưới, lễ lại mặt chính là thời điểm quan trọng nhất để chú rể có cơ hội nói lời cảm ơn đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của mình tới cha mẹ cô dâu.
Trong văn hóa của người Việt, đôi vợ chồng trẻ nên đến nhà bố mẹ vợ vào buổi sáng sớm, không nên đến vào lúc tối muộn, điều đó không tốt đẻ gặp gỡ lại mặt. Loại trừ với những trường hợp xem theo giờ Hoàng đạo có những tiêu chuẩn khắt khe nên mới bắt buộc phải nghe theo.
Có thể thấy rằng, lễ lại mặt là một phong tục văn hóa ý nghĩa và đẹp đẽ trong đám cưới của người Việt. Tuy nhiên đối với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, những văn hóa cổ truyền dễ bị lãng quên. Ngoài những trường hợp cô dâu đi lấy chồng xa, có thể miễn nghi thức này. Mọi người vẫn nên cố gắng lưu giữ và bảo vệ văn hóa truyền thống này trong đời sống tinh thần của người Việt.
Để có thêm những lời tư vấn về cưới hỏi cũng như những thắc mắc khác, anh chị vui lòng để lại Họ tên và Số điện thoại để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vì Sao Hầu Hết Sao Việt Đều Để Mặt Mộc Khi Cúng Tổ Nghề? trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!