Đề Xuất 3/2023 # Viếng Miếu Bà Thiên Hậu Ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng # Top 8 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Viếng Miếu Bà Thiên Hậu Ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Viếng Miếu Bà Thiên Hậu Ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Viếng Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng

Miếu Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu là ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Đây là nơi thờ tự theo tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của bà con người Hoa Vĩnh Châu luôn sùng kính hướng về bà Thiên Hậu mong nhận được chở che, ban phước lành đến mọi người, mọi nhà. Nơi đây rất linh thiêng đối với dân địa phương, nếu có cơ hội du lịch Sóc Trăng bạn hãy một lần đến đây để tham quan, và cầu nguyện.

Bước chân qua cổng tường rào khang trang ta bắt gặp ngay một cặp Lân đá cao khoảng 1m ngồi trên bệ xi măng nhìn thẳng ra đường, chân trước mỗi con đặt trên một quả cầu trong tư thế đang ngồi canh giữ miếu.

Miếu được xây phân bố theo hình chữ tam, ba gian song song mái lợp ngói âm dương. Muốn vào trong điện ta phải qua một mái hiên trước có đôi cột đắp rồng uốn quanh thân, trên thanh xà dọc nối qua đầu cột các thợ người Hoa gắn hình tượng những động vật thủy sản cá tôm bằng gỗ thật khéo léo và sinh động.

Cửa điện gồm 3 ô theo dạng cổng tam quan, cửa chính giữa rộng gồm 2 cánh gỗ dày trên vẽ hình hai nhân vật Uất Trì Cung và Kính Đức. Hai cửa bên mỗi khung một cánh cũng là gỗ dày trên vẽ hình hai nhân vật điển tích mỗi bên.

Bước vào bên trong điện, từ gian trước qua gian giữa cách một khoảng trống gọi là giếng trời có tác dụng lấy ánh sáng và làm thoáng mát không gian bên trong điện thờ.

Chánh điện Miếu bà Thiên Hậu thờ “bà Thiên Hậu”, bên phải thờ “Quan Thánh Đế quân”, bên trái thờ “Tiên Thánh Hiền Triết”. Đây là những vị thần được cộng đồng người Hoa tôn kính thờ phụng.

 Trên viềm mỗi khám thờ nghệ nhân lắp phần cửa vòng trang trí hình hoa dây các loại, được thếp vàng lộng lẫy. Ngăn cách ở giữa ba khám thờ là hai bộ bát bửu bằng đồng vừa trang trí, vừa tạo lối đi riêng cho khách thập phương khi vào làm lễ.

Lễ hội vía Bà được tổ chức hàng năm vào ngày 23 tháng 3 âm lịch (ngày vía Bà), đây là một lễ hội lớn đối với đồng bào Hoa ở Vĩnh Châu. Trong ba ngày (22,23, 24/4 âm lịch) mọi người dâng lễ vật, khói hương để tưởng nhớ đến công ơn của Bà. Ngoài ra, trong lễ hội còn có những hoạt động khác như biểu diễn nghệ thuật hát Tiều của Đoàn Nghệ thuật Châu Quang, lễ Hội đấu đèn lồng…

Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác, đó là thể hiện được bản sắc văn hóa cội nguồn của dân tộc Hoa, vừa làm phong phú thêm đời sống tâm linh của bà con người Việt gốc Hoa. Vì vậy, Miếu Bà Thiên Hậu đã được UBND tỉnh Sóc Trăng ra Quyết định công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào ngày 03/6/2004.

Châu Đốc, Núi Cấm, Viếng Miếu Bà Chúa Xứ

Lịch trình

(Thời gian: 01 ngày 01 đêm & Phương tiện: Ô tô)

Tourhành hương 7 cảnh chùa miền Tây dành cho 1 người được tổ chức bởi Công ty TNHH MTV Du Lịch Khám Phá Mới là cơ hội để quý khách có dịp cầu an lành, hạnh phúc cho gia đình, người thân dịp đầu năm Tết Bính Thân.

Dukhách sẽ được viếng cảnh, hành hương, lễ Phật tại các ngôi chùa nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ: Chùa Hoàng Đạo, chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn,miếu Bà Chúa Xứ, chùa Bà Chúa Xứ Bàu Mướp, miếu Bà Nước Hẹ, lăng Thoại Ngọc Hầu…

Xe du lịch, loại 16 – 29 – 45 chỗ, hiệu Universe chấtlượng cao, máy lạnh, ghế ngả đời 2015 – 2016 vận chuyển đưa đón tham quan theo chương trình, hướng dẫn viên (HDV) nhiệt tình phục vụ suốt tuyến.

Đêm 1: chúng tôi – TP.Châu Đốc

21h00: Xe và HDV Công ty Du Lịch Khám Phá Mới đón quý khách tại điểm hẹn.

Khởihành đi An Giang. Đoàn sẽ đi qua các địa danh nổi tiếng của miền sông nước Nam Bộ như: cầu Mỹ Thuận, phà Vàm Cống, ngã ba Lộ Tẽ… Quý khách cùng HDV tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người của vùng đất phương Nam. (Nghỉ đêm trên xe du lịch đời mới với ghế ngả chất lượng cao của Công ty Du Lịch Khám Phá Mới).

Ngày 1: Hành hương thất tự – Miếu Bà Chúa Xứ – Núi Cấm – chúng tôi

Sáng 05h00:Đến TP.Châu Đốc. Quý khách tự do vệ sinh cá nhân, dùng điểm tâm sáng, sau đó viếng miếu Bà Chúa Xứ – nổi tiếng hiển linh. Tây An Cổ Tự, chùa Huỳnh Đạo, lăng Thoại Ngọc Hầu – người có công khai mở đất An Giang, cầutài lộc, may mắn, bình an cho gia đình và người thân. Mua sắm đặc sản nổi tiếng tại Châu Đốc như: đường thốt nốt, khô, mắm các loại… (chi phí tự túc).

– Miếu Bà Chúa Xứ: Thắp hương cầu an lành, hạnh phúc, tài lộc đầu năm mới.

– Lăng Thoại Ngọc Hầu: Một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời phong kiến và là Di tích Lịch sử cấp quốc gia Việt Nam.

-Chùa Huỳnh Đạo: Được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa với nhiều công trình gác chuông, tượng Quan Âm, điện thờ Phật Di Lạc hoành tráng và đẹp mắt.

– Chùa Bà Chúa Xứ Bàu Mướp: Được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX. Phía trước ngôi miếu có một bàu lớn. Đây là một loại đầm nhỏ(hay ao lớn) chứa nước ngọt thiên nhiên. Nhiều người cho rằng vì mặt bàu có nhiều dây mướp rừng chằng chịt, nên gọi là “bàu Mướp”.

– Viếng Thiên Hậu Thánh Mẫu (hay miếu Bà Nước Hẹ) một trong những công trình Phật giáo nổi tiếng ở Tịnh Biên – An Giang.

-Chùa Vạn Linh: Nằm trên một sườn núi thoai thoải, có hoa kiểng tươi tốtquanh năm, tạo nên một phong cảnh vừa thơ vừa thiền. Công trình được thiết kế theo lối kiến trúc cổ truyền của chùa chiền phương Đông. Phía trước tiền đường là ba ngôi tháp uy nghi.

– Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên một khoảng đất rộng bên triền, gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển). Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8 m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng. Và gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông, cũng trên núi này.

-Chinh phục cáp treo núi Cấm – đây là hệ thống cáp treo đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long. Tuyến cáp treo có chiều dài 3.500 m (chi phí tựtúc) để tham quan chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, hồ Thủy Liêm, tượng Phật Di Lạc… Dùng cơm trưa tự túc.

Chiều: Trở về TP.Hồ Chí Minh. Trên đường về, dừng chân nghỉ ngơi, mua sắm đặc sản nem Lai Vung, trái cây Cái Bè.

Tối: Về đến TP.Hồ Chí Minh, HDV thay mặt công ty gửi lời cám ơn quý khách. Kết thúc chương trình chia tay và hẹn gặp lại!

Thông tin nhà cung cấp dịch vụ

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông (Sóc Trăng): Di Tích Lịch Sử Cấp Quốc Gia

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông (Sóc Trăng): Di tích lịch sử cấp quốc gia

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông hay còn được gọi là Miếu Bà Mỹ Đông, toạ lạc tại ấp Mỹ Đông 1, xã Mỹ Qưới, huyện Ngã Năm, là một trong tám di tích cấp quốc gia của tỉnh, cách thành Phố Sóc Trăng 60 km về hướng Đông – Bắc, cách thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị khoảng 20km.

Ngôi miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông là nơi lưu dấu sự ra đời Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên tỉnh Sóc Trăng – Chi bộ Mỹ Quới vào tháng 6/1930. Nơi đây được chọn làm điểm để chi bộ sinh hoạt, do có địa thế cách trở, đảm bảo được bí mật. Từ ngày thành lập chi bộ, đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Chi bộ Đảng của Mỹ Qưới luôn đi đầu trong phong trào cách mạng.

Khi đất nước hòa bình, bà con ở đây đã cùng nhau dựng lại ngôi miếu bằng tre gỗ và lợp lá để thờ cúng. Sau đó, tỉnh được Trung ương đầu tư kinh phí khôi phục lại ngôi miếu và xây thêm một số hạng mục khác. Hiện nay, nhà trưng bày hiện vật, cổng chính, hàng rào đã xây dựng hoàn thiện, đưa vào phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người dân, cũng như tìm về với lịch sử của tỉnh Sóc Trăng của du khách gần xa. Cách ngôi miếu khoảng 200m về hướng Bắc là khu mộ của đồng chí Trần Văn Bảy-người đảng viên kiên cường, cũng là người lãnh đạo của Chi bộ Mỹ Quới (di hài được cải táng từ Côn Đảo về năm 1998) và song thân của Ông.

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông mang ý nghĩa lịch sử cách mạng vô cùng to lớn. Những Đảng viên của chi bộ hoạt động nơi đây đã góp phần đưa ánh sáng cách mạng và đường lối chính sách của Đảng đến với mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên chọn nơi đây làm địa điểm tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng hàng năm, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng và động viên giáo dục tinh thần cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Lễ vía Bà được tổ chức long trọng hằng năm vào ngày 16/2âl, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách các nơi về tham dự. Năm 2003, Bộ Văn hoá Thông tin, nay là Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 62 công nhận Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông là di tích lịch sử cấp quốc gia .

Kinh Nghiệm Viếng Chùa Bà (Châu Đốc)

– Lễ vật: Lễ vật cúng bà được đông đảo người đi hành hương là heo quay, từ đó xảy ra dịch vụ cho thuê heo quay mướn. Du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng Kg, sau khi cúng vái xong thì chú heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo…liệu như thế bạn chứng tỏ lòng thành của mình hay chỉ là góp phần cho nạn cò heo quay lộng hành??. Do vậy, nếu bạn không thể mang heo quay từ nhà thì tốt nhất là không mua hoặc thuê heo quay tại chùa.

Nếu không mua trên đường đi thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kỹ giá cả trước khi mua. Không nên mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc vì ngoài giá đắt hơn. Sau khi mua bạn còn phải tiếp tục “chịu đựng” những người đi theo chèo kéo mua vé số, xin tiền, gửi lộc…

– Ăn xin: Tình trạng ăn xin diễn ra rầm rộ khi ngày lễ diễn ra, đừng nên cho tiền ăn xin vào ngày này nếu như bạn muốn bị hàng chục người ăn xin khác vây bạn như thể bạn là một “ngôi sao”. Mặc khác, tình trạng giả bệnh, giả cụt chân, tay…được biến hóa một cách rất tài tình…lợi dụng tình trạng này mà móc túi, giật đồ diễn ra mà bạn không hay biết.

– Lộc “trời cho”: Bạn đang thẩn thần thành tâm viếng chùa, bỗng một người lạ đến đưa bạn một túi nhỏ trong đó đủ thứ những vật cúng hoặc một tờ giấy 500 đồng được xếp theo đủ kiểu dúi vào tay, túi áo…cho bạn, ngay lập tức hãy trả lại hoặc bỏ mà đi vào chùa nếu như bạn không muốn bị dính vào cảnh người dúi túi lộc đó cho bạn đi theo xin tiền “trả lễ”. Tuy là nói tùy hỷ, nhưng nếu bạn trả lộc ít thì bạn sẽ nhận lại ngay những lời lẽ thô tục.

– Giữ chặt ví tiền: Tháng giêng, miếu Bà Chúa Xứ lúc nào cũng đông khách hành hương. Khi vào khu vực chính điện của miếu, bạn phải hết sức cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, không nên mang theo nhiều tiền mặt, nếu để trong túi xách thì phải cài chặt và quay túi xách ra phía trước để tránh bị mất cắp.

– Chen lấn: Không thể tránh khỏi khi mà hàng trăm ngàn người đổ về chùa bà cùng lúc. Đây là cơ hội của bọn móc túi rinh tiền, điện thoại, nữ trang của bạn, do đó khi đã viếng bà những ngày này tuyệt đối không nên mang nữ trang trên người, điện thoại và ví tiền nên bỏ vào tùi quần có dây kéo cẩn thận và khó luồng tay vào được.

***

Bạn đang đọc nội dung bài viết Viếng Miếu Bà Thiên Hậu Ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!