Đề Xuất 4/2023 # Ý Nghĩa Và Cách Thỉnh Bài Vị Ông Táo # Top 5 Like | Herodota.com

Đề Xuất 4/2023 # Ý Nghĩa Và Cách Thỉnh Bài Vị Ông Táo # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ý Nghĩa Và Cách Thỉnh Bài Vị Ông Táo mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

5

/

5

(

7

bình chọn

)

Bài vị Ông Táo là gì?

Bài vị thờ Ông Táo hay còn gọi là Bài vị Táo Quân. Ông Táo hay Táo Quân (có khi gọi là Ông Công) là vị thần bếp cai quản việc khói lửa của nhân gian yên hỏa. Theo phong tục người Việt, Táo Quân là vị thần bếp, cai quản họa phúc trong mỗi gia đình.

Bài vị Ông Táo thường được làm bằng những loại gỗ chuyên biệt làm đồ thờ như gỗ Mít hay Vàng Tâm. Trên bài vị Táo Quân viết hoặc khắc chữ Hán “Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân” (Chữ Hán – 東廚司命灶府神君)  hoặc “Bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân thần vị”.

Bài vị ông táo thường được đặt cùng hàng với bài vị thổ địa, Ngũ phương ngũ thổ (thần cai quản trời đất). Có khi, viết hay khắc chung trên cùng một bài vị, gọi chung là bài vị Thần linh bản thổ.

Ý nghĩa bài vị ông táo

Nghĩa

Bài vị thờ Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian của người Việt là sự hiện diện của vị thần bếp, an ngự trong mỗi gia đình. Khi đến ngày 23 tháng chạp, gọi là tết Ông Công ông Táo, các vị thần coi việc thiện ác của từng nhà cuối năm rồi nên tâu Ngọc Hoàng. Trong văn khấn có  thỉnh “Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân” (Chữ Hán) Đông trù (東廚) là chủ căn nhà bếp, tư mệnh (司命) là chủ quản sai kiến, Táo (灶) có nghĩa là bếp.

Truyền thuyết

Truyền thuyết truyền miệng của người Việt kể rằng: Ngày xưa, có hai vợ chồng cuộc sống quá nghèo khó đến nỗi phải bỏ nhau. Sau đó, người vợ lấy được người chồng khác giàu có. Một hôm, vô tình gặp người chồng trước đến ăn xin, hai bên nhận ra nhau. Người vợ động lòng thương cảm nghĩa vợ chồng, đem cơm gạo tiền bạc ra cho.

Chồng sau trở về nhà, sợ chồng bắt gặp thì khó giải thích, nên người vợ dẫn chồng trước ẩn tạm trong đống rơm. Chồng sau về nhà thì ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Chồng trước không dám chui ra nên bị chết thiêu. Người vợ trong nhà chạy ra thấy đống rơm đang cháy, lòng đau xót nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Chồng sau vì thương xót cũng nhảy vào nốt. Cả ba đều chết cháy. Ngọc Hoàng thấy ba người đều có nghĩa, nên phong cho làm Táo Quân.

Ý nghĩa bài vị Ông Táo

Có quan niệm cho rằng:

Ngọc hoàng thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân (定福灶君), nhưng mỗi người giữ một việc:

Người chồng trước Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân (東廚司命灶府神君).

Người Chồng sau làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần (土地龍脈尊神).

Người vợ Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần (五方五土福德正神).

Thật ra, người ta cũng không suy nghĩ gì về thuyết này thuyết kia, mà chỉ biết thành kính thờ phụng, tin tưởng vào thần lực uy quyền. Mỗi khi mua vật nuôi cho đến khi bán thịt, mọi nhà đều cúng Ông Công Ông Táo để được phù hộ.

Trong nhà có lủng củng đau yếu, nhất là đau mắt, là nghĩ đến Ông Công Ông Táo và xem nom giữ gìn cho bếp núc có sạch sẽ không. Như vậy dù là tín ngưỡng cũng thật có ích cho việc vệ sinh nhà cửa.

Cách thỉnh bài vị ông táo

Khi chuyển về ở nhà mới, ngoài việc an vị bàn thờ thì việc lập bài vị thờ cúng gia tiên, thần tài, thổ công,… thì việc thỉnh bài vị ông Táo về nhà mới cũng cực kỳ quan trọng. Người Việt có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, nghĩa là ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai quản ở đó. Cũng như nhà ai cũng có bếp vậy. Cho nên, bếp ở đâu thì có Ông Táo ở đấy. Và việc lập, thỉnh bài vị thờ ông Táo là cũng không thể thiếu được.

Bài vị thần linh thờ Ông Công Ông Táo thường được đặt ở ban thờ nhỏ gian bên tay phải nhìn từ ngoài vào. Ngày nay, với không gian diện tích không còn được rộng như xưa, các gia đình thường khắc thờ ông táo cùng thần linh bản thổ thờ chung với ban thờ gia tiên.

Có những phong tục địa phương, bài vị thần linh đặt trên ban thờ treo bên bức tường thuận trong nhà. Hiện nay, văn phòng công ty thờ Ông Táo, Ông Công cũng đặt bài vị trên bàn treo tường như như vậy. Với những cửa hàng kinh doanh đi thuê,  thì cũng thấy bài vị Ông Táo đặt hay khắc thờ chung với trên ban thờ thần tài.

Bày lễ

Lễ vật cúng ông công Ông Táo thường là trầu rượu, hoa quả xôi gà hay chân giò heo. Mọi nhà cúng cùng gia tiên khi nhậm trạch. Đến ngày cúng chạp Ông Công Ông Táo, các gia đình đều mua cá Chép về thả sống trong chậu nước để bày lên cúng Ông Táo dùng làm ngựa; chẳng ai mua loại cá khác hay con vật khác về cúng.

Bởi vì theo thần thoại thì chỉ có cá Chép vượt Vũ Môn hóa Rồng, mà rồng bay trên mây thì đưa được Ông Táo Ông Công lên chầu Ngọc Hoàng. Ý nói ngựa ở đây là dùng để cưỡi mà bay lên trời.

Văn khấn cúng Ông Táo

—–oOo—–

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần

Con Kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này

Con kính lạy các vị cai quản trong căn bếp này

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………

Hôm nay là ngày…………tháng………………năm…………….tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước an. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

Các vị thần linh

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hóa

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn Thần.

Chúng con xin phép chư vị tôn thần cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

—–oOo—–

Bài vị Ông Táo mua ở đâu?

Xưa kia các gia đình nhờ thợ làm bàn thờ, đồ thờ thường làm luôn bài vị Ông Táo, Thần Linh, và bài vị thờ gia tiên cho đồng bộ cho đúng không gian thờ tự để, không bị cập lệch.

Ngày nay, với sự phát nhanh chóng có rất nhiều gia đình ở riêng, với rất nhiều chất liệu làm bài vị ra đời như: bài vị đồng hay nhựa vì tính dễ làm, có thể đổ dập hàng loạt, mẫu thì y như nhau. Song, không vì vậy mà bài vị thờ Ông Táo bằng gỗ bị lỗi thời. Có lẽ vì sự đa dạng về mẫu mã và sự bền đẹp mà bài vị Ông Táo bằng gỗ mang lại điều đặc biệt là sự linh thiêng theo tín ngưỡng người Việt.

Thế nhưng, với rất nhiều mẫu bài vị thờ Ông Táo đang được bày bán trên thị trường, quý vị sẽ vô cùng khăn khi lựa chọn. Nhất là chọn mẫu nào? Kích thước bao nhiêu? Gỗ gì? Nội dung viết đã chuẩn chưa? Chất lượng ra sao? Màu sắc sao cho hợp nơi thờ. Quả thật rất khó để giải quyết.

Đừng lo, đã có Mỹ Nghệ Sơn Đồng đồng hành cùng quý vị. Chỉ cần liên hệ đến số điện thoại tư vấn (Mr Văn: 0945 71 72 89), hoặc hộp tin nhắn. Quý vị sẽ được tư vấn tận tình về nội dung bài vị Ông Táo, cũng như các mẫu bài vị sao cho phù hợp phong tục và không gian thờ. Với giá thành sản xuất và chất lượng được đảm bảo nhất.

Link Google Maps Mỹ Nghệ Sơn Đồng: https://goo.gl/maps/38cEwYTqxhSAdJi96

Có phải thay bài vị Ông Táo không?

Các bài vị thờ Ông Táo hay thần linh bản thổ trong mỗi gia đình, đều được thờ phụng và gìn giữ từ đời này qua đời khác trong mỗi căn nhà. Trong trường hợp chuyển đi nơi khác ở hoặc con cái ra ở riêng nhà mới, thì bài vị thờ Ông Táo thường được làm mới.

Tuy nhiên, có những bài vị Ông Táo mua về thờ được thời gian bị hỏng do kém chất lượng, hoặc tác động ngoại cảnh không mong muốn.  Hoặc như, những bài vị cũ quá lâu đời mà bị hỏng thì nên sửa chữa lại, nếu bị hỏng quá nhiều không sửa được, thì các gia đình thường thành tâm đặt làm các bài vị mới, bền tốt để đảm bảo việc thờ tự cho được trang nhiêm.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Ý Nghĩa Và Cách Thỉnh Của Tượng Phật Dược Sư

Ý nghĩa của việc thờ cúng Phật Dược Sư

Đức Phật Dược Sư dùng tâm đại bi để phát nguyện 12 đại nguyện nhằm cứu độ chúng sinh, tiêu trừ những thứ bệnh khổ như thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh cho chính sinh do tham, sân, si gây ra.

Với sự Tín-Nguyện-Hạnh của mình, Đức Phật Dược Sư đã dùng để cứu độ chúng sinh thoát khỏi khổ bệnh gây ra bởi Tham – Sân Si. Đây là gốc rễ của khổ đau cần được diệt trừ mới có thể khai sáng trí huệ, giúp tu tâm trừ nghiệp để đến gần hơn với chốn cực lạc an nhiên.

Việc thờ cúng và thỉnh còn tạo thiện duyên để quý Phật tử vừa có phương tiện vừa có môi trường trong việc tu học, giúp cho tâm trí luôn bình an, tiễu trừ những họa bệnh từ thân, từ tâm.

Theo các Kinh điển Phật Giáo thì Phật Dược Sư có 7 tôn tượng, đó là:

Đức Thiện Danh Xưng Kiết Tường Như Lai, ở quốc độ tên là Quang Thắng, cách thế giới Ta-bà 4 hằng hà sa Phật độ;

Đức Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, ở quốc độ tên là Diệu Bảo, cách thế giới Ta-bà 5 hằng hà sa Phật độ;

Đức Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Như Lai, ở quốc độ tên là Viên Mãn Hương Tích, cách thế giới Ta-bà 6 hằng hà sa Phật độ;

Đức Vô Ưu Tối Thắng Kiết Tường Như Lai, ở quốc độ tên là Vô Ưu, cách thế giới Ta-bà 7 hằng hà sa Phật độ;

Đức Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, ở quốc độ tên là Pháp Tràng, cách thế giới Ta-bà 8 hằng hà sa Phật độ;

Đức Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, ở quốc độ tên là Thiện Trụ Bảo Hải, cách thế giới Ta-bà 9 hằng hà sa Phật độ;

Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, ở quốc độ Tịnh Lưu Ly, cách thế giới Ta-bà 10 hằng hà sa Phật độ.

Một số lưu ý khi thỉnh tượng Phật Dược Sư.

Việc thỉnh tượng Phật Dược sư cần phải thật sự có căn lành. Việc phát nguyện nên dựa vào lòng thành sẽ giúp đức Phật chứng minh và gia hộ. Không nên xem đây là vật làm trang trí hay lấy lý do đã thỉnh Phật mà làm những việc sai trái.

Nếu có điều kiện, nên thỉnh các chư Tăng tại các chùa đến làm lễ An vị. Trong trường hợp không có thì gia chủ chỉ cần thành tâm bái lễ kính thỉnh tượng Phật vào an vị vẫn được.

Nên lưu ý tới phương vị thờ cúng. Phật Dược sư là giáo chủ thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông, vậy nên thờ Phật ở hướng Đông ngôi nhà để mang tới hiệu quả tốt nhất.

Bàn thờ không cần quá cầu kỳ to lớn. Tuy vậy phải đủ chỗ để bài trí lư hương, chén nước, bình hoa và dĩa quả.

Nên tôn trí bàn thờ, sắm sửa hương hoa nhang đèn trang nghiêm trước khi bài trí tượng Phật. Sau khi khấn vái và lễ lạy xong thì có thể an vị tượng, ảnh thờ và các đồ thờ cúng khác lên bàn thờ.

Không gian thờ tự cần sự hài hòa và cân đối về thẩm mỹ nhằm giúp khởi tín tâm thuận lợi trong mỗi lần cúng bái.

Ngoài khu vực thờ phụng cần trang nghiêm và lễ bái thành tâm, Quý Phật tử cũng cần làm những việc phước thiện, kiến tạo nghiệp nhân tốt đẹp để gặt hái nhiều quả lành đúng với tinh thần học Phật.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn các cơ sở uy tín cung cấp những mẫu tượng Phật đầy uy nghiêm, thần thái nhằm giúp việc cung thỉnh được trọn vẹn cũng là điều cần lưu ý. BUDDHIST ART là một trong những cơ sở cung cấp các sản phẩm mỹ thuật Phật giáo uy tín trong nhiều năm. Với tâm niệm “muốn tạc tượng Phật, trong lòng phải có Phật “, Trung tâm sáng tác Mỹ thuật Phật giáo BUDDHIST ART tự hào là đơn vị đồng hành cùng nhiều quý Phật tử những năm qua với rất nhiều công trình mỹ thuật Phật giáo như Tượng Phật, Tượng các vị ân sư, Phù Điêu Phật, , các công trình kiến trúc cảnh quan thuận tiện trong việc cung thỉnh, thờ tự. Với mong muốn đồng hành cùng Quý Sư Thầy, Sư Cô, Quý Phật tử trong đời sống tín ngưỡng tâm linh hàng ngày, BUDDHIST ART luôn nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của các quý khách khắp nơi.

Hy vọng qua bài viết đã giúp cho Quý Phật tử hiểu rõ hơn về Đức Phật Dược sư với tấm lòng bi mẫn đã hộ trì cho chúng sinh tránh khỏi những khổ bệnh về thân lẫn tâm, giúp tiêu trừ diệt tham trước, sân hận và si mê.

Để biết thêm chi tiết, Quý Phật tử có thể liên hệ qua hotline 0338 526 733 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ của Trung tâm tại số E5, đường Đa Phước, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh để được BUDDHIST ART tư vấn tốt nhất.

Ý Nghĩa Bài Vị Là Gì,Cách Viết Bài Vị Thờ Tổ Tiên Nguời Khuất

Bài vị thờ gia tiên

Bài vị thờ gia tiên dùng để đề tên người đã khuất tương đồng như di ảnh. Bày bài vị thờ thần sao cho đúng và hợp phong thuỷ, là một việc làm rất hệ trọng.

Bài vị là một cái thẻ làm bằng gỗ hay bằng giấy , ở giữa ghi họ tên, chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, năm tử của người được thờ. Bài vị được làm dựa trên một số nguyên tắc sau đây:

Những nguyên tắc cơ bản khi lập bài vị:

1. Bài vị thường được làm bằng gỗ( Mít) do cây Mít gắng liền với vác yếu tố tâm linh và tín ngưỡng tôn giáo người người Việt hoặc Thị do ngày xưa người ta gọi quê hương là Tử Lý (Tử có nghĩa là cây Thị) dựa theo truyền thuyết Từ Thức sau thời gian gặp tiên trở về quê hương thì thấy mọi sự đã thay đổi nhưng vẫn nhận ra cây Thị trồng tại đất nhà mình.

2. Kích thước bài vị thường là:Trong lòng để viết chữ rộng từ 3 đến 4 cm, cao từ 13 đến 21 cm. trong lòng để viết chữ; Kích thước tổng thể Bài vị : – Cao 38cm cung tốt ( Tài chí, Tiến bảo) X Rộng 17cm cung tốt ( Thêm đinh ,Tài vượng) – Cao 41cm cung tốt ( Tiến bao, Đinh) X Rộng 18cm cung tốt ( lợi ích) – Cao 61cm cung tốt ( Lợi ích, Ttài lộc) X Rộng 21cm cung tốt ( Đại cát, Tiến bảo) – Hoặc một số kích thước khác được chọn theo số đẹp trên thước LOBAN và có kích thước tỉ lệ cân đối

3. Số chữ viết trên bài vị phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính; nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được. 4. Các nội dung phải có trong một bài vị: (viết bằng chữ Hán Nôm chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua trái):+Hàng chính giữa nêu: Vai vế của người được làm bài vị (như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo); tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có). Nếu là bài vị mẹ hoặc bà thì ghi theo tước vị của cha, ông; sau đó ghi họ của ông + nguyên phối (hoặc thứ thất, kế thất, trắc thất…) phu nhơn.+Hàng bên trái (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm sinh.+Hàng bên phải (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm mất.+Cuối cùng là 3 chữ “chi Linh vị”, cũng có khi ghi “Thần chủ” hoặc “Linh vị”. 5. Bài vị được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.

Thực ra hiện nay, khi có một người trong gia đình mất, đã có các sư hoặc các thầy cúng lo giúp việc làm bài vị, và tất nhiên những bài vị này đều viết bằng chữ Hán Nôm. Xin mời xem hai bài vị thí dụ phía dưới .

Cách lập bài vị ông bà tổ tiên cha mẹ dựa theo nguyên tắc trên:

1. Ngày xưa, ông cha ta học chữ Hán Nôm, vì vậy bài vị được viết bằng chữ Hán nôm là đúng. Nhưng ngày nay, con cháu không còn học chữ Hán mà đang học chữ quốc ngữ, vậy phải viết bài vị theo chữ nào?

Trong thực tế hiện nay, hầu hết các gia đình đều nhờ đến các sư hoặc các thầy cúng làm bài vị khi có người mất, từ đó các bài vị cũng được viết bằng chữ Hán Nôm, dù cả người sống và người đã mất đều không biết một tí ti nào về những chữ Hán Nôm ghi trên bài vị này. Đó hình như là một “thói quen”, hình như vẫn còn đâu đó có suy nghĩ nếu bài vị không được viết bằng chữ Hán Nôm là “không nghiêm túc”, “không đẹp”, “không thật sự thương tiếc”; ngoài ra cũng có nơi cho rằng vì đã nhờ cậy nên viết thế nào cũng được, chữ Hán Nôm hay chữ Việt không quan trọng mà quan trọng là ở tấm lòng; từ đó mà hết đời này sang đời khác, hết người này đến người khác đều được viết bài vị bằng chữ Hán Nôm. Quan niệm của ông cha ta xưa khi làm bài vị cho người đã mất là để tưởng nhớ và để thờ cúng, người đã mất sẽ hiện diện ở bài vị mỗi khi có cúng tế, nhà có nhiều bài vị (vì cúng đến 4 đời trên) thì khi cúng tế người nào, bài vị của người đó sẽ được đem đặt vào chính giữa bàn thờ, khi cúng xong mới đưa trở lại vị trí cũ. Quan niệm như thế là phù hợp với lúc bấy giờ, ông cha ta đều học chữ Hán Nôm, người sống cũng như người đã mất nhìn vào bài vị cũng biết được bài vị là của người nào, của tổ tiên nào, khi cúng tế vị nào thì biết mà đưa bài vị vào chính giữa, người đã mất cũng biết đâu là bài vị của mình để về hiện diện đúng chỗ, không phạm vào chỗ của tổ tiên khác.Ngày nay, bài vị nên viết bằng chữ quốc ngữ cho dễ đọc dễ hiễu.

Cũng không nên phân biệt chữ Hán Nôm và chữ thuần Việt, vì có những chữ không có chữ thuần Việt, hoặc nếu có thì nghe không hay, không có ý kính trọng, thí dụ: tằng tổ khảo = ông nội ( ông cố), Ví Dụ: không lẽ trên bài vị viết: “Ông nội (ông cố) Nguyễn quý công húy Trọng Hòa chi linh vị”, vừa Hán Việt vừa thuần Việt đọc nghe lủng củng, trong khi nếu viết: “Tằng tổ khảo Nguyễn quý công húy Trọng Hòa chi linh vị” thì sẽ dễ được chấp thuận hơn.

2. Việc ghi vai vế của người mất làm cho bài vị phải làm mới liên tục khi có một đời khác thay thế làm người chủ cúng, thí dụ A là người chủ cúng thì A thờ cúng 4 đời gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời, nhưng khi A mất, con A là B thay làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất (A), B còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố). Vì vậy ta không nên ghi vai vế vào trong bài vị mới có thể lưu giữ được 4 đời, người chủ cúng tự biết vai vế của bài vị đó.

3. Có người cho rằng số chữ trên bài vị được tính theo lần lượt là Quỷ – Khốc – Linh – Thính là điều mê tín, ngày nay nên bải bỏ. Đây là vấn đề tế nhị phụ thuộc vào tâm linh của từng người, từng nhà thì hãy để cho từng người, từng nhà quyết định. Nói rằng mê tín nên bải bỏ thì còn nhiều việc nữa có nên bải bỏ không, thí dụ coi ngày giờ tẩm liệm, động quan, hạ huyệt, chôn …

: Công Ty CP MỸ NGHỆ SƠN ĐỒNG sẽ tư vấn nội dung Bài vị, thiết kế mẫu mã, kiểu cách phù hợp với đặc trưng, bản sắc văn hóa làng xã, dòng họ hoặc từng cá thể gia đình.

Bảo hành: 20 năm Miễn phí vận chuyển nội thành Hà Hội và tp. HCM t

Liên hệ để được tư vấn và ưu đãi :

Công Ty CP MỸ NGHỆ SƠN ĐỒNG MIỀN BẮC :

– Xưởng sản xuất Hoài Đức: Xóm Xa – Sơn Đồng – Hoài Đức – Tp.Hà Nội – Showroom; Ngã – Sơn Đồng – Hoài Đức – Tp.Hà Nội Hotline: 0945717289 Mr Anh

MỸ NGHỆ SƠN ĐỒNG MIỀN NAM: 315 Đường ống nước Thọ Khu phố Hội Hoá 2 – phường Bình An – Dĩ An – Bình Dương; Hotline: 0919.939.424 Mr Văn – 0916.433.349 Mr Thắng Website:https://mynghesondong.vn/catalog/bai-vi-linh-vi-tho/ Email: info@sondonggroup.com.vn

Ý Nghĩa Bài Vị Cửu Huyền Thất Tổ

Giữa: Cửu Huyền Thất Tổ Phải: Kính Cửu Huyền ngàn năm bất tận Trái: Trọng Thất Tổ nội ngoại tương đồng Cửu huyền: Nghĩa là 9 đời hay 9 thế hệ 1. Cao Tổ: Ông sơ 2. Tằng tổ: Ông cố 3. Tổ phụ: Ông nội 4. Phụ: Cha 5. Bản thân 6. Tử: Con trai 7. Tôn: Cháu nội 8. Tằng tôn: Chắt (cháu cố) 9. Huyền tôn: Chít (cháu sơ) Thất Tổ gồm có: 7. Thỉ Tổ (Tỷ Khảo) : Thất Tổ 6. Viễn Tổ (Tỷ Khảo) : Lục Tổ 5. Tiên Tổ (Tỷ Khảo) : Ngũ Tổ 4. Cao Tổ (Tỷ Khảo) : Tứ Tổ 3. Tằng Tổ (Tỷ Khảo) : Tam Tổ 2. Nội Tổ (Tỷ Khảo) : Nhị Tổ 1. Phụ thân (Tỷ Khảo) : Nhứt Tổ

1. Truyền thống ở gia đình Việt Nam chúng ta thường chỉ thờ cúng Cửu huyền, còn Thất tổ thì chỉ dành cho vua chúa mới được thờ cúng. Nho giáo cho rằng “Cửu huyền Thất Tổ” là một hệ thống, trong đó Cha không liệt vào Thất Tổ và qui định cách thờ Tổ Tiên có thứ bậc từ dân cho đến vua như sau: – Sĩ và thứ dân chỉ được thờ tới Nhất Tổ (祖, Tổ, Ông Nội). – Các quan Ðại Phu được thờ tới Tam Tổ (高祖, Cao tổ, Kị). – Các vua chư Hầu được thờ tới Ngũ Tổ (玄祖, Huyền tổ, Sơ). – Hoàng Ðế (Thiên tử) thì thờ tới Thất Tổ (遠祖, Viễn tổ) Theo đó, thờ Thất tổ chỉ dành chua Vua, dân thường không được thờ. Khi muốn thờ Tổ Tiên cao hơn nữa thì người dân nói là thờ Cửu Huyền, tránh dùng chữ Thất Tổ mà bị tội phạm thượng.

2. Cửu huyền thì tính từ bản thân mình làm mốc, trên chúng ta có 3 thế hệ, bản thân (ta) và dưới có 4 thế hệ. Chúng ta thờ 3 thế hệ ở trên thì không có gì phải suy nghĩ, nhưng tại sao lại phải thờ thêm cả ta và 4 thế hệ ở dưới?

Bởi vì, cuộc sống là một chuỗi mốc xích tương quan với nhau và trùng trùng duyên khởi.

Thờ cúng 3 thế hệ ở trên là thờ cúng những người đã có công sanh, nuôi dưỡng và xây dựng sự nghiệp cho chúng ta nên người, uống nước nhớ nguồn…

Thờ cúng 5 thế hệ sau (có cả ta): là để nhắc nhở cho chúng ta kiếp hiện tại này phải làm những điều phước thiện và tin hiểu luật nhân quả 3 đời: quá khứ – hiện tại – tương lai đều có mối quan hệ với nhau. Dân gian có câu: “Đời cha ăn mặn, đời con uống nước” hoặc câu: “Nhứt nhơn tác phước thiên nhơn hưởng, độc thọ khai hoa vạn thọ hương”… 3. Bàn thờ “Cửu huyền thất tổ”:

Bài vị ở giữa ghi chữ 九玄七祖 (Cửu huyền thất tổ) Đôi liễn hai bên bên trái viết: 崇德九玄恩上重 (âm: Sùng đức Cửu Huyền ân thượng trọng, nghĩa: Kính bái đức độ của Cửu Huyền đó ơn cao trọng) và bên phải viết: 尊功七祖義高深 (âm: Tôn công Thất Tổ nghĩa cao thâm, tức là: Tôn trọng công nghiệp của Thất Tổ là nghĩa cao sâu). Thực tế ít gia đình lập bàn thờ “Cửu huyền thất tổ” riêng mà thường đặt chung một ban thờ, và không hẳn ai cũng có thể hiểu được “ngọn nguồn” mà chỉ hiểu chung là kính nhớ Tổ tiên. Cốt ở tấm lòng !

Nguồn: chúng tôi và các nguồn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ý Nghĩa Và Cách Thỉnh Bài Vị Ông Táo trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!