Đề Xuất 3/2023 # Ý Nghĩa Và Tác Dụng Của Lễ Bái # Top 12 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Ý Nghĩa Và Tác Dụng Của Lễ Bái # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ý Nghĩa Và Tác Dụng Của Lễ Bái mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là lễ ? Thế nào là lễ bái ?

Lễ, theo Tự điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học Việt Nam, là phép tắc phải tuân theo khi thờ cúng tổ tiên, quỷ thần, hoặc giao tế trong xã hội. Nói một cách rộng rãi dễ hiểu hơn, đây là những quy tắc nhất định của cung cách, đi đứng, nói năng trong Quan, Hôn, Tang, Tế, nhằm thể hiện sự cung kính và bao gồm cả những phép lịch sự chào hỏi nhau để biểu lộ sự thân thiện quen biết. Nó còn là một phương tiện đặc biệt để gây tình cảm. Người dưới gặp người trên mà không biết chào hỏi là thiếu lễ độ. Người trên không biết đáp lại lời chào của người dưới, thường bị mang tiếng là hách dịch, khinh người.

Bái là sự cung kính biểu hiện ở thân tướng, nghĩa là quỳ lạy, bằng cách hạ mình xuống trước những bậc Hiền đức mà mình tôn kính. Lễ bái tiếng Phạn là Vandana, Tàu dịch âm là Ban-đàm, còn gọi là Hòa nam, hoặc gọi là Na-mô Tất-yết-la. Có nghĩa là ý tôn kính biểu hiện ra ở thân tướng, là lễ nghi cung cách với hình thức cúi đầu quỳ lạy trước những bậc tiền nhân, Thánh đức mà mình đã đặt trọn niềm tin quy ngưỡng hướng về, như lạy chư Phật, chư Hiền Thánh, như lạy tổ tiên, cha mẹ, thầy tổ v.v…

Lễ bái là một đạo nghĩa nhằm tiêu biểu cho ý chí tôn kính, để tỏ lòng tri ân và báo ân ngõ hầu trở thành những con người hữu ích trong xã hội, để làm tròn bổn phận của con cháu tông môn và để xứng đáng là đệ tử các bậc Thánh đức. Lễ bái còn là một phương pháp tu để diệt trừ lòng ngã mạn cống cao, diệt trừ những phiền não, nghiệp chướng.

Lễ bái là một nghi thức tín ngưỡng thường thấy ở một số tín ngưỡng tôn giáo phương Đông. Khởi nguyên, lễ bái biểu thị sự phục tùng, tôn kính tuyệt đối với các uy lực siêu nhiên, đấng thần linh mà con người tôn thờ. Dần dần, tùy theo sự phát triển của mỗi tôn giáo mà có những ý nghĩa khác nhau trong cách thức lễ bái. Ở đây, chúng tôi không thể so sánh hết tất cả các hình thái nghi lễ mà chỉ giới hạn tìm hiểu cách thức lễ bái của Khổng giáo và Phật giáo mà thôi.

Theo truyền thống Việt Nam, dân tộc ta phần đông chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Khổng giáo và Phật giáo. Do đó, mỗi người dân đều chịu ảnh hưởng không ít cách lễ bái của hai tôn giáo này. Thời xưa vua chúa đã quy định rõ ràng, mỗi người dân khi lễ bái vua, quan, hiền thần, đình miếu thì phải áp dụng theo cung cách của Khổng giáo và khi lễ bái Phật trời, Hiền thánh, Tổ tiên, ông bà v.v… thì phải áp dụng theo cung cách của Phật giáo.

Cách lạy của Khổng giáo, trước hết con người phải đứng thẳng là tiêu biểu cho cái uy của kẻ sĩ. Hai tay cung thủ là tiêu biểu cho cái dũng của Thánh nhân. Trước khi lạy, hai tay cung thủ đưa lên trán, kế đưa sang phải, rồi đưa phía trái là tiêu biểu cho Tam tài (Trời, Đất và Người). Khi lạy, hai tay cung thủ chống lên đầu gối chân mặt và quỳ chân trái xuống trước là tiêu biểu cho sự tôn kính mà không mất tư thế cái uy dũng của kẻ sĩ. Cúi đầu xuống đất là tiêu biểu cho sự cung kính những bậc mà mình đảnh lễ. Đó là cung cách và ý nghĩa tổng quát lễ bái theo quan niệm của Khổng giáo.

Lễ bái theo quan niệm của Phật giáo có phần khác biệt về cung cách cũng như về ý nghĩa so với Khổng giáo. Riêng về ý nghĩa và giá trị lễ bái được rất nhiều kinh luận đề cập đến. Phật giáo quan niệm, vì sự sùng kính ân đức vô lượng, trí tuệ vô biên của chư Phật mà hàng Phật tử đã biểu lộ sự thành kính ấy qua hình thức lễ bái và noi theo gương sáng của chư Phật, chư Hiền thánh để phát triển hạnh lành, tiến tu đạo nghiệp đạt được trí tuệ giải thoát như các Ngài. Trong nhân quả của sự tôn kính thì “kính thầy sẽ được làm thầy”.

Sự lễ bái cũng là phương pháp tu để diệt trừ sự cống cao, ngã mạn – bản chất con người chúng ta lúc nào cũng luôn tự cao tự đắc, vênh váo nghênh ngang, xem “cái tôi” của mình là trung tâm vũ trụ. Đó là tánh xấu khiến mọi người chán, xa lánh làm tiêu mòn công đức. Chúng ta ý thức được điều này, vì tự mình thấy mình không sánh kịp các Ngài, biết mình thấp kém tài đức nên phải kính lạy Phật, Bồ-tát và các bậc tôn túc để diệt trừ tâm ngã mạn thì tự nhiên tánh ngạo mạn từ từ biến mất. Ngoài ra, lễ bái còn là pháp hành căn bản mà người con Phật phải hành trì tinh tấn để giải thoát các nghiệp chướng mà chúng ta đã gây tạo từ nhiều đời nhiều kiếp. Trong Phật giáo, có nhiều cách lễ bái.

Theo sách Đại Đường Tây Vực Ký, quyển 2, ghi rằng : Ấn Độ có chín cách lễ bái được gọi là “Tây Trúc cửu nghi”. Chín cách lễ bái đó như sau :

1. Phát ngôn úy vấn lễ : Mở lời thưa hỏi. 2. Phủ thủ thi kính lễ : Cúi đầu biểu thị sự cung kính. 3. Cử thủ cao ấp lễ : Đưa tay cao vái chào. 4. Hiệp chưởng bình cung lễ : Chắp tay ngang vái chào. 5. Khuất tất lễ : Cúi gập đầu gối. 6. Trường quỳ lễ : Quỳ nằm dài ra. 7. Thủ tất cứ địa lễ : Tay và gối quỳ sát. 8. Ngũ luân câu khuất lễ : Năm vóc co lại. 9. Ngũ thể đầu địa lễ : Năm vóc gieo xuống đất.

Trong Kinh Pháp Hoa, chúng ta thấy có một đoạn miêu tả về những cách lễ trên :

“Hoặc có người lễ bái Có người chỉ chấp tay Cho đến giơ một tay Có người lại cúi đầu Để cúng dường tượng Phật Sẽ thấy Phật vô lượng Tự thành đạo Vô thượng”.

Phật giáo cho rằng, người Phật tử ngoài sự lễ bái chư Phật, chư Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng ra còn phải tưởng niệm ân đức cao dày của các Ngài và phát nguyện suốt đời hướng về các Ngài để tiến tu đạo nghiệp, nên được gọi là quy mạng lễ.

Trong kinh Tăng Nhất A Hàm, đức Phật dạy :

“Thiện Nghiệp đã lễ trước Đầu tiên không lỗi lầm Cửa giải thoát trống không Đây là nghĩa lễ Phật Nếu người muốn lễ Phật Vị lai và quá khứ Nên quán pháp trống không Đây là nghĩa lễ Phật.”

Nhân thừa Phật giáo chia lễ bái ra làm 7 cách lạy. Bảy cách lạy này do ngài Tam tạng Pháp sư Lặc Na phân chia ra, trong sách Pháp Uyển Châu Lâm có nói rõ về nguyên nhân và hoàn cảnh vì sao phải chia ra 7 cách lạy này :

1. Ngã mạn lễ : Nghĩa là lạy với tâm ngã mạn, tâm kiêu căng. Người lạy Phật hoặc lạy ông bà, tổ tiên vì hoàn cảnh bắt buộc phải hành lễ, nhưng thâm tâm của họ không muốn lạy, do đó họ lạy với cử chỉ ngạo nghễ, thái độ kiêu căng, không chút nào lễ độ cung kính cả. Hoặc có người cậy thế ỷ quyền cao chức trọng, thẹn khi chào hỏi người kém hơn mình, tâm không dựa vào phép tắc lễ nghi. Tuy có lễ bái nhưng tâm chạy theo ngoại cảnh. Đầu họ lạy không sát đất và họ đứng lên cẩu thả cho qua chuyện. Họ sợ mất thể diện với bạn bè và sợ dơ bẩn quần, nên buộc lòng phải lễ bái theo kiểu Ngã mạn để bạn bè khỏi chê trách mình là kẻ bất hiếu, bất nghĩa, bất trung, bất tín. Cách lạy đó gọi là Ngã mạn lễ.

(Hai cách lạy vừa trình bày trên là hành động dối trá, không thể có nơi người đạo đức chân chánh. Sở dĩ Pháp sư Lặc Na nêu ra là nhằm mục đích ngăn ngừa chúng ta).

3. Thân tâm cung kính lễ : Nghĩa là người lễ lạy phải thể hiện thân và tâm đều cung kính. Do thân tâm cung kính không nghĩ đến việc khác, kính cẩn cúng dường tình không chán đủ. Lễ lạy bằng sự tha thiết chí thành cả thân và tâm vì họ có đức tin trong sự lễ lạy nên sự cảm ứng của họ rất dễ dàng giao cảm với chư Phật, với Thánh hiền, với ông bà Tổ tiên. Thân tâm cung kính là cách lạy cơ bản trong Phật giáo về mặt sự tướng, hay nói cách khác về mặt hình thức mà người xuất gia và tại gia phải hành trì nghiêm túc.

Thân tâm cung kính lễ, công đức tuy lớn nhưng thật sự chưa phải là mục đích cứu cánh trong lễ bái. Thân tâm cung kính lễ chỉ là phương tiện nhờ đó mà hành giả tiếp tục tiến đến lãnh vực Thánh giáo lễ của các bậc Thánh chúng về mặt lý tánh không cảm thấy trở ngại.

4. Phát trí thanh tịnh lễ : Lạy phát trí thanh tịnh, nghĩa là hành giả tu tập thiền quán cho đến khi trí tuệ thanh tịnh phát sanh từ nơi chơn tâm là Thánh trí, chứ không phải trí tuệ phát sanh từ thức tâm. Trí tuệ phát sanh từ thức tâm thuộc về nơi mà phàm trí còn bị giới hạn bởi căn và trần. Trái lại, Thánh trí đã thoát ra vòng cương tỏa của cả hai. Trong phép lạy này, hành giả phải thấu suốt rằng: cảnh giới của chư Phật đều hiện bày từ nơi chân tâm và trí tuệ thanh tịnh của mình cũng phát sanh từ bản tâm thanh tịnh. Cho nên người lễ bái một đức Phật tức là lạy tất cả chư Phật trong mười phương không ngăn ngại. Lạy một lạy tức là lạy tất cả pháp giới, vì Pháp thân của Phật dung thông.

5. Biến nhập pháp giới lễ : Lạy khắp vào pháp giới. Nghĩa là trong phép lạy này, hành giả phải tận dụng trí tuệ tự quán thân, tâm cùng tất cả pháp giới, từ hồi nào đến giờ không rời pháp giới. Pháp giới tánh tức là thể tánh của vạn pháp biến mãn khắp thế giới và thường trụ bất diệt. Pháp giới tánh là nơi chư Phật thường an trụ để hiện thân hóa độ chúng sanh. Hành giả thực hiện phép lạy này là quán chiếu thân và tâm nơi chính mình biến nhập vào pháp giới tánh của vạn pháp một cách dung thông, giống như bác sĩ sử dụng quang tuyến X (X-ray) rất lớn chiếu vào thân thể con người và năng lượng quang tuyến X thấu suốt xuyên qua thân thể người không chút ngăn ngại. Đó mới là lạy theo phương pháp Biến nhập pháp giới lễ.

6. Chánh quán lễ : Lạy chánh quán nghĩa là quán chiếu Phật tự tâm của chính mình không duyên cảnh khác. Trong phép quán này, hành giả lễ lạy đức Phật ngay nơi tự tâm của mình, chứ không duyên đức Phật nào khác, vì tất cả chúng sanh từ xưa đến nay, đều sẵn có Phật tánh viên mãn, bình đẳng, chân giác.

7. Thật tướng bình đẳng lễ : Lạy thật tướng bình đẳng nghĩa là trong phép lễ này, hành giả dùng trí tuệ quán chiếu thật tướng của vạn pháp đều thể hiện một cách bình đẳng, không sai biệt. Không có nhân ngã bỉ thử, tức là người lễ bái không thấy mình lạy và người để cho mình lạy. Nói một cách khác, người thực hành phép lễ này là dùng trí tuệ quán chiếu thật tướng vạn pháp để nhận thấy rằng: mình và người, thể và dụng, phàm và thánh thảy đều vắng lặng không hai (đều nhất như). Bồ-tát Văn Thù dạy rằng : “Năng lễ sở lễ tánh không tịch”, nghĩa là thể tánh của mình đang lạy và thể tánh của người để mình lạy thảy đều vắng lặng và bình đẳng.

(Bốn cách lạy: Phát trí thanh tịnh, Biến nhập pháp giới, Chánh quán và Thật tướng bình đẳng là những pháp môn thuộc về lý lễ bái của các bậc Đại thừa Bồ-tát thường tu tập để thể nhập vào pháp giới tánh của chư Phật).

Tác dụng và lợi ích của sự lễ lạy xét về phương diện y học : Khi khấu đầu làm lễ, toàn bộ các chi trong cơ thể đều vận động, lại thêm vào sự chuyên chú về tinh thần tình cảm, động tác khoan thai, không những có thể giải tỏa sự căng thẳng tinh thần mà còn có thể làm cho gân cốt thả lỏng, máu huyết lưu thông. Trong khi làm lễ, tâm ý chân thành, ý thức và động tác đều theo chỉ dẫn của tâm linh, tất cả những cái đó đều có lợi cho sức khỏe và có tác dụng phòng trừ tật bệnh.

Tác dụng và lợi ích của sự lễ bái trong kinh điển : Đức Phật đã chỉ giáo rất rõ ràng. Kinh Tăng Nhất A Hàm, quyển 24 có ghi : Cung kính lễ Phật sẽ được 5 phần công đức :

1. Đoan chánh : Nghĩa là người lễ bái, thường chiêm ngưỡng dung nhan và tướng hảo của đức Phật liền khởi niệm hoan hỉ và phát tâm mơ ước mong cầu. Nhờ nhân duyên đó, họ qua kiếp sau có thể hưởng được tướng mạo đoan trang tốt đẹp (Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu, đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân).

2. Hảo thinh : Nghĩa là người lễ bái xưng tụng hồng danh của chư Phật. Nhờ nhân duyên đó đời sau họ sẽ được tiếng nói lảnh lót trong trẻo tốt đẹp (Niệm Phật nhứt thanh, phước tăng vô lượng. Lễ Phật nhứt bái tội diệt hà sa).

3. Đa tài bảo : Nghĩa là người lễ bái thường dâng hoa, đốt đèn v.v… để cúng dường các đức Như Lai. Nhờ nhân duyên đó đời sau hưởng nhiều tiền của vật báu.

4. Sanh Trưởng giả gia : Người lễ bái đem tâm không chấp trước, chắp tay, quỳ gối, chí thành lễ Phật. Nhờ nhân duyên đó, đời sau họ được sanh vào nhà giàu sang, quý tộc.

5. Sanh Thiện xứ thiên thượng : Nghĩa là nhờ công đức lễ bái các đức Như Lai, người lễ bái sẽ được sanh vào các cõi lành, hoặc các cõi Trời.

Tóm lại, lễ bái không phải là hành động thấp hèn làm mất phẩm cách con người, gợi lên dấu ấn phong kiến. Trái lại, lễ bái chính là một đạo nghĩa, một nghĩa cử rất cao đẹp của những người sống có văn hóa. Đối với tổ tiên, người hiếu hạnh cần phải lễ bái để tỏ lòng cung kính. Đối với Thánh hiền, tín đồ chân chánh cần phải lễ bái để thể hiện đức tính khiêm cung trong tu tập đạo lý Giác ngộ. Lễ bái nhằm giao cảm với bề trên và tạo nên chất liệu để xóa bỏ mọi dị biệt ngăn cách chia rẽ trong đoàn thể. Lễ bái tạo ra sự lễ phép và thân thiện không chia rẽ nhằm thêm bạn bớt thù tạo ra một xã hội thanh bình an lạc.

Trong xu thế hướng về cội nguồn văn hóa dân tộc, chúng ta nên phát huy truyền thống lễ bái vì đây là những thuần phong mỹ tục. Lễ bái là tinh hoa, là nét đẹp trong đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh. Khi xa quê, khi tuổi cao tác lớn, khi có người thân qua đời chừng ấy chúng ta sẽ thấy việc lễ bái với những động tác quỳ xuống, đứng thẳng lưng, rồi quỳ xuống là cần thiết biết dường nào ! Nó thay cho những lời nói, những lời phát biểu, những cảm tưởng dông dài, đây gọi là tấm lòng thành của mình.

Lễ bái có ý nghĩa là báo ơn, tạ ơn với cung cách quy ngưỡng hướng về, cũng như noi gương đức hạnh cao quý và ý chí siêu thoát của các bậc tôn kính để tu tập. Người lễ bái mong cầu sau này kế thừa xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân trên con đường giác ngộ khổ đau sanh tử. Lễ bái là một nét đẹp văn hóa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, cho nên trong mỗi người Phật tử không thể thiếu nghĩa vụ với nghi cách lễ bái cao đẹp này.

Thích Thánh Minh

Tác Dụng Chữa Bệnh Của Mâm Xôi

Mâm xôi – Phúc bồn tử

Tên khác:

Tên thường gọi: Mâm xôi, Phúc bồn tử, Ðùm đùm, Cơm xôi, Chúc xôi, Mắc hủ (dân tộc Tày), Co hủ (dân tộc Thái), Ghìm búa (dân tộc Dao).

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. (R.moluccanus L)

Họ khoa học: thuộc họ Hoa hồng – Rosaceae.

Cây Mâm xôi

(Mô tả, hình ảnh Cây Mâm xôi, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Cây nhỡ mọc trườn, thân, cành, cuống lá, cuống hoa đều có gai nhỏ. Lá đơn có cuống dài, mọc so le, phiến lá chia 5 thuỳ không đều, gân chân vịt, mép có răng không đều nhau, mặt trên phủ nhiều lông lởm chởm, mặt dưới có lông mềm màu xám. Cụm hoa thành đầu hay chùm ở nách lá, màu hồng. Quả hình cầu, gồm nhiều quả hạch tụ họp lại như dáng mâm xôi, khi chín màu đỏ tươi.

Hoa tháng 2-3, quả tháng 5-7.

Bộ phận dùng:

Quả, cành lá – Fructus, Ramulus Rubi Alceaefolii.

Quả mâm xôi hay còn gọi là phúc bồn tử

Nơi sống và thu hái:

Cây mọc hoang ở vùng đồi núi, ven đường đi, trong rừng thưa khắp nước ta.

Quả hái lúc chín, cành lá thu hái quanh năm, thái ngắn, phơi khô.

Cành lá già phơi khô, nấu nước uống thay chè làm dễ tiêu hóa. 

Lá sắc uống dùng trị viêm nhiễm ở miệng và cổ họng, hoạt chất có thể là tanin.

Thành phần hoá học:

Quả chứa Vitamin C, pectin, fructoz, acid ellagic và acid hữu cơ khác. Lá chứa tanin.

Tác dụng dược lý:

Chống oxy hóa: quả Mâm xôi có vitamin C, flavonoid, acid ellagic, là những chất chống oxy hóa. Acid ellagic có khả năng chống oxy hóa tương đương vitamin E, vì vậy nên ăn quả Mâm xôi để chống lão hóa, ngừa bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư.

Bệnh tiết niệu: xưa kia người ta dùng quả Mâm xôi để trị nhiễm trùng đường tiểu, tuy nhiên những thử nghiệm khác không thấy tính kháng khuẩn của dịch quả Mâm xôi. Có báo cáo cho rằng nước sắc rễ và lá trị được nhiễm trùng đường tiểu do E. coli.

Tăng khả năng tình dục: nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy cơ quan sinh dục suy yếu có hàm lượng kẽm thấp. Các nhà khoa học phát hiện trong hạt quả Mâm xôi có hàm lượng kẽm rất cao, được cơ thể hấp thụ tốt. Kẽm là chất dinh dưỡng quan trọng cho tình dục, nó có thể kiểm soát hàm lượng testosteron, giúp nam giới nhanh chóng hưng phấn và tăng cường sức mạnh của tinh trùng. Các nhà khoa học còn khuyên trước khi quan hệ tình dục nên ăn mấy quả Mâm xôi vì trong quả Mâm xôi còn có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, giúp máu lưu thông tốt hơn tới cơ quan sinh dục.

Vị thuốc phúc bồn tử – quả mâm xôi

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị:

Quả Vị ngọt nhạt, tính bình, không độc.

Cành, lá và rễ có vị the, tính bình.

Quy kinh

Vào kinh Vị, Can.

Tác dụng

Quả có tác dụng bổ can thận, giữ tinh khí, làm cường dương mạnh sức.

Lá có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm, tán ứ.

Ứng dụng lâm sàng của Mâm xôi

Chữa viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú,

Dùng 30-40g cành lá cây mâm xôi, với cây Ô rô, Mộc thông, mỗi vị 15-20g, sắc uống.

Trị viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng: 

Cành lá cây mâm xôi 30g, ba kích, kim anh, mỗi vị 10 – 15g, sắc uống.

Trị sạn thận:

Mâm xôi làm giảm lượng lớn canxi trong nước tiểu, vì vậy có khả năng chống sạn thận.

Trị đái tháo đường: 

Đông y quan niệm đái tháo đường thuộc chứng tiêu khát do chân âm hao tổn. Phế khát gây thích uống nhiều, vị khát gây ăn nhiều không biết no, thận khát sinh ra tiểu nhiều. Quả mâm xôi thanh nhiệt, giải khát, giúp hỗ trợ thanh nhiệt ở các tạng phủ bệnh. Vị ngọt trong quả mâm xôi là fructose, một loại “đường chậm” vì thế người bị đái tháo đường không phải kiêng dùng. Briggs C.J. công bố rằng mâm xôi làm giảm đáng kể glucose huyết ở vật thí nghiệm (Can Pharmaceutical 1997).

Tham khảo

Chỉ định và phối hợp

Quả thường được dùng ăn. Cành lá già phơi khô, nấu nước uống thay chè làm dễ tiêu hoá. Quả chữa đau thận hư, tinh ứ, liệt dương, đái són, vãi đái, hoạt tinh, Di tinh. Liều dùng: 20-30g sắc uống hoặc phối hợp với các vị Ba kích, Kim anh, mỗi vị 10-15g. Cành lá (và rễ) dùng chữa viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng, dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống làm thông máu, tiêu cơm. Cây dùng làm trà uống mát, lợi tiểu tiện. Liều dùng 10-15g hãm hoặc sắc uống.

Lá có vị se, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ tiêu viêm. Ở Ấn Ðộ người ta dùng quả làm thuốc chữa bệnh đái dầm của trẻ em. Lá được dùng làm thuốc điều kinh, gây sẩy thai.

Nơi mua bán vị thuốc Mâm xôi đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Mâm xôi ở đâu?

Mâm xôi là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc Mâm xôi được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc Mâm xôi tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.

Tag: cay Man xoi , vi thuoc Man xoi , cong dung Man xoi , Hinh anh cay Man xoi , Tac dung Man xoi , Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Quả Mâm Xôi Tác Dụng Bất Ngờ Và Lưu Ý Khi Dùng

Phúc bồn tử hay có tên gọi là quả mâm xôi được nhiều người ưa chuộng không chỉ ngon miệng mà còn nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Với hàm lượng vitamin K, C dồi dào, các khoáng chất mangan, magie… cũng có nhiều công dụng lớn trong việc nâng cao sức đề kháng, bảo vệ tim mạch, phòng chống các bệnh về thần kinh như Parkinson,…

Phúc bồn tử là gì? Là một loại cây bụi cao khoảng 1.2m, có rìa lá hình răng cưa. Bông hoa 5 cánh màu trắng có đường kính 11cm, quả có đường kính khoảng 1cm. Loài này mọc ở rìa rừng và sườn núi, ở những khu vực có đất ẩm và thoát nước tốt.

Quả mâm xôi đỏ

Chất dinh dưỡng trong quả mâm xôi

Quả mâm xôi thô là 86% nước, 12% carbohydrate và có khoảng 1% mỗi loại protein và chất béo (bảng). Với lượng 100 gram, Quả mâm xôi cung cấp 53 calo và 6,5 gram chất xơ.

Quả mâm xôi là một nguồn phong phú vitamin C, mangan và chất xơ. Là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, với tổng lượng đường chỉ 4% và không có tinh bột

Một số tác dụng của quả mâm xôi

Hỗ trợ sức khỏe sinh sản của phụ nữ: Truyền thuyết cho thấy rằng phụ nữ mang thai sử dụng trà lá Phúc bồn tử, đặc biệt là hỗ trợ trong việc sinh nở. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rất ít hoặc không có bằng chứng để hỗ trợ cho tuyên bố này. Hầu hết các bằng chứng có sẵn là giai thoại, và một bài báo đánh giá năm 2009 nhấn mạnh mối lo ngại về việc thiếu bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả và gọi các khuyến nghị về việc sử dụng nó là “nghi vấn”

Sử dụng làm hương vị: Mâm xôi xanh là một hương vị phổ biến cho kẹo, thực phẩm ăn nhẹ, sirô và nước ngọt.

Sử dụng chưng cất rượu mâm xôi: Tại Bỉ người ta sử dụng quả mâm xôi để sản xuất ra loại bia lambic .Đây là một trong nhiều loại bia trái cây hiện đại được lấy cảm hứng từ bia kriek truyền thống hơn , được làm bằng anh đào chua

Nước ép quả mâm xôi: Là một chất lỏng được tạo ra từ quả mâm xôi thường được sử dụng như một phần của thức uống hỗn hợp , được thêm vào với các chất lỏng khác như nước cam, hoặc tự tiêu thụ. Nước ép quả mâm xôi cũng có thể được sử dụng để làm sinh tố.

Quả mâm xôi làm nước ép

Sử dụng làm bánh mâm xôi: Các thành phần chính của bánh mâm xôi bao gồm quả mâm xôi, đường, nước chanh, muối và bơ. Một biến thể phổ biến của bánh mâm xôi là bánh kem mâm xôi, đó là bánh mâm xôi có thêm kem. Bánh mâm xôi được ăn trên khắp thế giới.

Sử dụng làm mứt phúc bồn tử: 30% quả phúc bồn tử (mâm xôi đỏ) tươi được nghiền đặc, kết hợp với đường, nước và các hương vị tự nhiên, tạo thành một hỗn hợp mứt sệt trái cây

Một số lưu ý khi sử dụng quả mâm xôi

Tương tác thuốc: Nếu bạn đang sử dụng kháng sinh (đặc biệt là Linezolid) thì không nên dùng phúc bồn tử hay các sản phẩm có thành phần của nó. Điều này là do loại trái cây có chứa hợp chất tyramine có thể gây ra sự gia tăng đột ngột và nguy hiểm với huyết áp của bạn.

Ảnh hưởng đến bà mẹ mang thai và cho con bú: Quả mâm xôi có thể kích thích sự co bóp trong tử cung của phụ nữ mang thai. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng. Và đối với các bà mẹ cho con bú hiện vẫn chưa có khẳng định loại quả này có ảnh hưởng tiêu cực vì chưa thống nhất quan điểm.

Tiêu chảy: Phúc bồn tử (đặc biệt là phần lá) có công năng như thuốc nhuận tràng và lợi tiểu. Do đó, người dùng các loại thuốc khác có tác dụng nhuận tràng hoặc lợi tiểu cần hạn chế sử dụng quả mâm xôi. Nếu ngược lại sẽ dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.

Phản ứng dị ứng: Một số người mẫn cảm có thể phát triển cảm giác ngứa ran hoặc ngứa trong miệng ngay sau khi ăn quả mâm xôi. Biểu hiện rõ ràng hơn có thể dẫn đến ngứa trên da. Mặt, môi và lưỡi có thể bị sưng, dẫn đến thở khò khè hoặc nghẹt mũi. Số khác có thể bị buồn nôn, đau bụng, chóng mặt và chóng mặt do dị ứng với phúc bồn tử.

11 Tác Dụng Của Phúc Bồn Tử Với Sắc Đẹp Và Sinh Lý Nữ

Phúc bồn tử còn hay gọi là quả mâm xôi, thành phần chứa chất chống oxy hóa cao tác dụng đẹp da, đen tóc, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp, tiền mãn kinh, bệnh thiếu máu não.

Phúc bồn tử là cây gì?

Cây phúc bồn tử (raspberry) có tên khoa học là Rubus idaeus, tên thường gọi là mâm xôi đỏ hoặc mâm xôi châu Âu, là loài thực vật có hoa trong họ hoa hồng. Được ghi nhận trong sách dược thảo ở Anh từ năm 1548, sau đó được trồng phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ 19. Tại Việt Nam, phúc bồn tử được trồng nhiều ở những vùng có khí hậu lạnh như miền núi phía Bắc và đặc biệt là Đà Lạt.

Viên uống dhc việt quất của Nhật mẫu mới 2020 hot

Phúc bồn tử chứa một chất rất có ích cho sức khoẻ là axit ellagic (một dạng tannin), được xem là chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật (phyto-nutrients) chống oxy hoá hiệu quả nhất. Nó giúp bảo vệ màng tế bào và các cấu trúc cơ thể bằng cách trung hoà các gốc tự do. Ngoài ra phúc bồn tử còn chứa nhiều hợp chất flavonoid như kaempferol, quercetin, anthocyanin. Phúc bồn tử có hàm lượng cao vitamin C (53,7%), mangan (41%), Mg, Cu, Zn, K, acid folic, omega-3, vitamin K, vitamin E, chất xơ (31%).

Ellagitannin trong phúc bồn tử được chứng minh có tác dụng chống lão hoá 50% mạnh hơn dâu tây, gấp 3 lần trái kiwi, gấp 10 lần cà chua. Với tác dụng hiệp lực của vitamin C và anthocyanin, khả năng chống oxy hoá và ngăn ngừa ung thư của phúc bồn tử được gia tăng gấp đôi, loại trừ được các gốc tự do làm thay đổi cấu trúc ADN của tế bào. Vitamin C và flavonoid còn góp phần kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, và tác dụng này không bị giảm đi khi sử dụng phúc bồn tử đã được đông lạnh.

5 tác dụng của phúc bồn tử với sắc đẹp và sinh lý nữ

Giúp đẹp da, đen tóc

Vitamin E, carotenoid và các chất flavonoid trong phúc bồn tử có tác dụng giải dị ứng, tiêu viêm, thải độc, bảo vệ da chống lại các tia cực tím làm giảm các vết thâm nám trên da, giúp da đàn hồi, tăng cường tuần hoàn ở các mao mạch ngoại vi, thúc đẩy sự tái tạo các tế bào collagen mới giúp da sáng đẹp. Các hoạt chất này còn ngăn cản sự rụng tóc, chậm bạc tóc.

Rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Có thể nói phúc bồn tử được xếp hàng thượng phẩm trong biểu đồ đánh giá thực phẩm, nhiều lợi ích hơn dâu tây, việt quất (blueberry), nho đen (black grape), anh đào (cherry)… vì ngoài các vitamin, khoáng tố, nó còn là nguồn chất xơ giúp ổn định đường huyết nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Chống lão hoá, ung thư, tiểu đường, kháng khuẩn

Ellagitannin trong phúc bồn tử được chứng minh có tác dụng chống lão hoá 50% mạnh hơn dâu tây, gấp ba lần trái kiwi, gấp mười lần cà chua. Với tác dụng hiệp lực của vitamin C và anthocyanin, khả năng chống ôxy hoá và ngăn ngừa ung thư của phúc bồn tử được gia tăng gấp đôi, loại trừ được các gốc tự do làm thay đổi cấu trúc ADN của tế bào. Vitamin C và flavonoid còn góp phần kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, và tác dụng này không bị giảm đi khi sử dụng phúc bồn tử đã được đông lạnh.

Bảo vệ thị lực

Theo các số liệu được công bố trong Archives of Ophthalmology thì 36% người lớn sau 50 tuổi thường bị chứng thoái hoá điểm vàng mà nguyên nhân chính là ăn không đủ lượng trái cây cần thiết mỗi ngày. Nghiên cứu đánh giá trên 110.000 phụ nữ và nam giới cho thấy một nhóm cần phải ăn ba khẩu phần gồm rau củ và trái cây mỗi ngày mới đủ chất bảo vệ thị lực, và một nhóm chỉ cần ăn một muỗng bột phúc bồn tử thì đã đầy đủ các carotenoid, vitamin A, C, E và các khoáng tố vi lượng như Cu, Zn, là những thành phần giúp loại trừ các gốc tự do gây hại cho võng mạc.

Chống rối loạn cương dương, chữa liệt dương

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ chứng minh rằng phúc bồn tử giúp cải thiện vi tuần hoàn ở dương vật, giúp thần kinh hưng phấn làm dương vật mềm yếu sẽ cương trở lại. Y học cổ truyền cũng sử dụng thảo dược này để làm thuốc bổ can minh mục, ích thận trợ dương, bổ huyết, chữa liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, mắt mờ, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thận suy, tiểu tiện nhiều.

Cải thiện tuần hoàn não, chống rối loạn tiền mãn kinh

Nghiên cứu của một số nhà khoa học Mỹ còn cho thấy chất chống ôxy hoá trong phúc bồn tử có tác dụng phòng ngừa các gốc tự do gây tổn hại đến não, đồng thời tăng lưu lượng máu và ôxy đến não, từ đó nâng cao khả năng phán đoán, tăng trí nhớ, sức sáng tạo. Đối với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh hoặc rối loạn tiền mãn kinh, nó giúp giảm stress, giảm các cơn bốc hoả và chính những chất sinh học này đóng vai trò hormon thay thế góp phần điều hoà lượng estrogen bị thiếu hụt trong giai đoạn này.

từ khóa

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ý Nghĩa Và Tác Dụng Của Lễ Bái trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!